xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng

17 3.1K 9
xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC o0O0o TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH Đề tài: Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng Giảng viên: Lê Thái Thị Băng Tâm Họ tên sinh viên: Vi Thị Hiền Mã sinh viên: 10030240 Lớp: K55 _ Xã Hội Học Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 1 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình Đề tài: “Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng”. Bài làm 1. Dẫn nhập Ở hầu hết mọi nền văn hóa, mọi quốc gia, gia đình được coi là tổ ấm, là nơi nương tựa về mặt vật chất và tinh thần của con người. Nhưng gia đình cũng là nơi hội tụ những mâu thuẫn và đấu tranh do sự khác biệt về học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, quan niệm và lối sống, do sự xung đột giữa thái độ đề cao giá trị của đồng tiền với đạo lí tôn trọng tình nghĩa, do sự biến đổi giữa các thế hệ cùng chung sống, do tình trạng bất bình đẳng giới chưa được cải thiện một cách triệt để, … Đối với người Việt Nam, gia đình mang một giá trị cao cả, thiêng liêng. Hôn nhân và gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội. Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thử thách mới khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng không tương xứng với sự phát triển văn hóa – xã hội đã làm khủng hoảng nhiều hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt ở khu vực thành phố đang có xu hướng tăng lên kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Cuộc điều tra do bộ VH- TT&DL, phối hợp với tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51,361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65,929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7-2%, thấp hơn tỷ lệ 4-6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18-60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: xung đột gia đình (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). Như vậy, xung đột gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến li hôn. Vậy nguồn gốc của các xung đột trong gia đình như thế nào? Những nhân tố nào tác động đến li hôn trong gia đình? Các cặp vợ chồng giải quyết xung đột như thế nào? Tìm hiểu xung đột gia đình và những yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp chũng ta hiểu được độ bền vững của hôn nhân cũng như các nhân tố tác động tới sự bền vững này. Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 2 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phạm Thị Mai Hương với đề tài nghiên cứu về “Thực trạng bạo lực giới trong gia đình”, cho rằng: Việt Nam không phải là một xã hội bạo lực nhưng bạo lực giới trong gia đình vẫn len lỏi trong cộng đồng và là một vấn đề để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thân thể, tâm lí xã hội cho người phụ nữ. Kết quả của đề tài nghiên cứu đã thể hiện được bức tranh về phụ nữ bị bạo lực qua hoạt động tư vấn. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều dạng bạo lực khác nhau, cả về thân thể, tinh thần, tình dục. Bạo lực thân thể luôn đi đôi với bạo lực về tinh thần. Đánh đập luôn đi kèm với đe dọa và lăng nhục. Các loại bạo lực khác nhau đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và xã hội của người phụ nữ và con cái của họ. Đề tài “Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay”của Ngô Thị Mai Diên. Đã cung cấp một bức tranh tương đối chi tiết về tác động của bạo lực gia đình đối với đời sống của người phụ nữ, thể hiện qua ba nội dung nghiên cứu cụ thể: phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình, các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu, và hệ quả của từng phản ứng đối với sức khỏe của người phụ nữ… Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hà cho thấy nhiều vấn đề xung đột vợ chồng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình. Đưa ra nhiều ngyên nhân như: qua vấn đề chi tiêu và ứng xử giữa vợ và chồng với nhau, cách ứng xử trong gia đình, vấn đề phân công lao động trong gia đình, việc chăm sóc con cái,… qua đề tài nghiên cứu “Một số nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ tại Hà Nội”, 2003. Các nghiên cứu đều đưa ra thực trạng của bạo lực trong gia đình, tác động, những nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình. Vậy ở ở đề tài này, tôi đi tìm hiểu về xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ và những yếu tố ảnh hưởng của nó trên cơ sở tham khảo những kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trên và trướcđó. 3. Lí thuyết áp dụng Với đề tài “Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng” tôi sử dụng “lí thuyết xung đột” để biện luận, giải thích về vấn đề. Các nhà lí thuyết xung đột đặt trọng tâm nghiên cứu về cấu trúc và thể chế xã hội.Những quan điểm của họ về vấn đề này lại đối lập với các nhà chức năng luận.Các nhà xung đột nhìn nhận thấy sự bất đồng và xung đột ở bất kì một thời điểm nào trong hệ thống xã hội còn các nhà chức năng lại đề cao tính trật tự của xã hội. Xu hướng của các nhà chức năng coi xã hội được duy trì và liên kết nhờ các giá trị và nền tảng đạo đức chung, còn các nhà xung đột luôn chỉ ra tính trật tự của xã hội là sự áp đặt của một số người có vị trí ở trên cùng. Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 3 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình Hay nói cách khác, các nhà chức năng nhấn mạnh tới vai trò của giá trị trong sự cố kết xã hội thì các nhà xung đột lại nhấn mạnh vai trò của quyền lực trong việc duy trì trật tự xã hội. Các luận điệm chính của lý thuyết xung đột theo xã hội học: Các chức năng và các hành động xã hội góp phần vào sự phát triển của tập đoàn và của xã hội, chúng hòa hợp vào nhau, hoặc một cách tự phát, hoặc do ý chí của quyền lực xã hội. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng cũng xung đột với nhau. Nếu hiểu xung đột theo nghĩa rộng nhất của nó, thì xung đột là một trong những mặt thường xuyên của cuộc sống con người. Nó tồn tại ở tất cả các trình độ trong gia đình, tập đoàn, xã hội – chính trị, cộng đồng thế giới. Sự xung đột quy định cả một loạt những hành động đặc thù nhằm giải quyết nó và đi từ sự thảo luận để sửa chữa lại và tìm kiếm sự thỏa hiệp cho cuộc đấu tranh. Người ta phân biệt hai kiểu xung đột lớn: những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của tập đoàn và những xung đột xét cho cùng chỉ là biểu hiện sức sống của tập đoàn đó. Tuy nhiên, một sự tích lũy quá lớn những xung đột nhỏ có thể đưa đến một sự thay đổi về chất, được thể hiện thành một cuộc xung đột lớn và không sao có thể hàn gắn được. Tiêu chuẩn nặng hay nhẹ của một cuộc xung đột chính yếu không gây nên sự đoạn tuyệt của những mốiliên hệ xã hội, mà chỉ xác nhận sự đoạn tuyệt ấy. Sự đoạn tuyệt đã có trong thực tế và tập đoàn chỉ tiếp tục sống về bên ngoài. Nguồn gốc của những xung đột thật khác nhau, tùy theo sự khác nhau của bản thân những xung đột. Nhưng mọi cuộc xung đột đều được giải thích bởi sự kiện là những hành động xã hội và mục đích mà chúng tìm kiếm tất yếu sẽ gặp nhau, đúng như là tự do của mỗi người gặp gỡ tự do của người khác. Việc gặp gỡ này hạn chế lẫn nhau. Nếu nó được chấp nhận và thừa nhận ngay tức khắc, thì tình hình xung đột không nảy sinh. Trong trường hợp ngược lại, sự xung đột không thể tránh khỏi. Tóm lại, nguồn gốc của những xung đột là ở trong vô số những quyền lợi xã hội đặc thù. Nếu nhiều cuộc xung đột không nảy sinh, đó là vì xã hội bằng các quyền lực và các luật lệ của nó đã quy định từ trước những giới hạn mà mọi người đều biết và được chấp nhận như qui luật của trò chơi. Một số xung đột rất hiện thực và được thể hiện thành một cuộc thử sức mạnh, cũng diễn ra trong khuôn khổ của xã hội, điều này cũng duy trì chúng trong một giới hạn nào đó. Người ta muốn coi ganh đua như là một xung đột. Thực tế, nó là hình thức bình thường của những cuộc xung đột bình thường của một xã hội. Đôi khi, việc ganh đua dẫn đến sự loại bỏ một đối thủ. Ganh đua và xung đột cũng có qui tắc mà trong cả hai trường Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 4 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình hợp, đôi khi cũng bị vi phạm và việc loại bỏ đối thủ không bao giờ là vĩnh viễn. Trong một cuộc xung đột xã hội, đối thủ thua nhưng không bao giờ thừa nhận hoàn toàn sự thất bại của họ.Vì thế, thường thường những xung đột lại là nguồn gốc đẻ ra những sự xung đột. Xung đột có thể ở bên trong hoặc giữa các cá thể. Trong trường hợp, sự đe dọa xung đột là một yếu tố làm cho các cá nhân có liên quan cấu kết lại với nhau, chính quyền có thể viện ra sự đe dọa ấy, dù nó là hoang đường, vì mục đích đoàn kết nói trên. Thực vậy, trước sự đe dọa này, các quyền lợi đnag xung đột hoặc ganh đua với nhau có thể dễ dàng tự hạn chế lại để đương đầu với tình hình. Có thể nói, những va chạm về quyền lợi luôn luôn đặt thành vấn đề, những vấn đề công lý: con người và các xã hội xung đột với nhau vì công lý và xung quanh công lý. Và những vấn đề công lí này còn bắt nguồn từ sự kiện là những quan niệm về công lý là khác nhau, chũng tiến triển, chúng chú ý đến những hoàn cảnh và đến sự đổi mới của hoàn cảnh đó. Trên cơ sở lý thuyết xung đột, đề tài đã tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởngcủa xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ. 4. Các khái niệm liên quan Gia đình Là một khái niệm chiếm vị trí quan trọng trong xã hội học. Nghiên cứu về gia đình luôn là đề tài được sự quan tâm của các nhà xã hội học trong và ngoài nước. Khái niệm gia đình, do đó cho đến tận ngày nay vẫn chưa được tranh luận ngã ngũ về nội hàm. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận từ khía cạnh tình cảm, huyết thống hay đặc tính như một nhóm xã hội sơ cấp, hoặc xuất phát từ việc xem xét chức năng của gia đình … mà các nhà xã hội học đưa ra các định nghĩa khác nhau về gia đình. Song nói một cách chung nhất, gia đình được hiểu là một thiết chế xã hội, tùy theo ừng gia đoạn lịch sử khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng địa lí mà người ta có thể đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình. Trong bản “Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển”, Liên hợp quốc đã định nghĩa: “Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em”[13,11]. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nói: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách (…)”. Đây là khái niệm chưa thực sự mang tính xã hội học.[20,7] Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 5 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình Một định nghĩa về gia đình được rất nhiều nhà xã hội học Việt Nam tán đồng, đó là: “Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cở sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (Kinh tế, văn hóa, tình cảm,…). Giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lí được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những quyết định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình”. [13,12] Hôn nhân Gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó. Khái niệm hôn nhân hẹp hơn khái niệm gia đình, nó chỉ sự kiết hợp giưã người đàn ông và người đàn bà, là quan hệ tình giao tình cảm giữa mam và nữ, được xã hội phê chuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau.Theo quan điểm hiện đại, hôn nhân là sự kết hợp tự nguyện, bình đẳng tự do trên cơ sở tình yêu và được pháp luật công nhân. Quan hệ vợ chồng Là một dạng quan hệ xã hội, một sự kết hợp độc đáo giữa hai cá nhân, tạo thành một nhóm nhỏ xã hội. Nhóm nhỏ này chịu đựng sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội – chình trị và văn hóa.Quan hệ vợ chồng được tạo lập bởi hai cá nhân khác giới, hai chủ thể riêng biệt với những vai trò vfa trách nhiệm riêng của từng cá nhân. Quan hệ vợ chồng được thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa hai thành viên và sẽ tan vỡ khi nào sự tác động qua lại đó chám dứt. Quan hệ này thể hiện tính đa chức năng; những chức năng có thể bổ sung hoặc mâu thuẫn với nhau, tùy thuộc vào quan niệm và điều kiện sống của đôi vợ chồng. Nói đến quan hệ vợ chồng, người ta thường nói đến sự hòa hợp về các mặt như sự tương đồng tâm lí, tương đồng về các quan hệ xã hội, tương đồng về tình dục,…Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không có những cặp vợ chồng hòa hợp với nhau về tất cả các mặ trên. Vì vậy, việc xem xét mối quan hệ giữa vơ và chồng sẽ làm sang tỏ được những nguyên nhân xung đột nội tại trong gia đình. Có thể nói quan hệ vợ chồng là quan hệ trực tiếp giữa hai người nam và nữ được pháp luật thừa nhận, nó có tính ổn định tương đối, là quan hệ chủ đạo trong gia đình, nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu khác nhau trong gia đình, thực hiện các chức năng của GĐ trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 6 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình Xung đột Thuật ngữ xung đột được hiểu như là sự va chạm, sự đụng độ, xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác động qua lại liên nhân cách của các cá thể hay của các nhóm người, gắn liền với những thể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt. Xung đột xã hội là những tranh chấp giữa hai hoặc nhiều cá nhân hay nhóm. Nguyên nhân mâu thuẫn có thể là những vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, xung đột về vật chất, về các giá trị và cả phương châm sống, về quyền lực, về những khác biệt địa vị - vai trò của cơ cấu xã hội, về những khác biệt cá nhân. Như vậy, xung đột bao trùm lên tất cả mọi phạm vi hoạt động sống của con người, toàn bộ mọi quan hệ xã hội, sự tương tác xã hội. Xung đột thực chất là một trong số những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội.[24, tr.252] Xung đột trong gia đình Xung đột trong gia đình không phải là đỉnh cao của mâu thuẫn mà là biểu hiện của mâu thuẫn, do sự bất đồng hay khác nhau về nhu cầu, tình cảm, thị hiếu những thành viên trong gia đình. Mức độ xung đột cũng rất khác nhau. Đặc trưng của xung đột trong gia đình: - Trong xung đột gia dình, có những cái có thể bỏ qua đựơc, có những cái không thể bỏ qua được. - Khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung và giải quyết xung đột. - Nếu trong gia đình có sự xung đột thì dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều làm cho bầu không khí tâm lý trong gia đình thêm căng thẳng. - Xung đột trong gia đình bao giờ cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Đời sống gia đình có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống tinh thần của mọi cá nhân. Cuộc sống gia đình tốt đẹp là điều kiện tối ưu để phát triển nhân cách những vợ chồng và con cái, làm cho vợ, chồng, con cái, quan tâm đến nhau, biết thoả mãn những nhu cầu trong việc chung sống, xây dựng hạnh phúc gia đình. Không ai sinh ra đã biết làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ mà quá trình đó phải học dần dần trong suốt cuộc đời.Vợ chồng phải cùng nhau đi suốt quãng đường đó. Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 7 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình 5. Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ và những yếu tố ảnh hưởng Khi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến những mâu thuẫn xung đột của các cặp vợ chồng trẻ, chũng tôi thấy nổi lên các vấn đề sau: Vấn đề ảnh hưởng tới các cặp vợ chồng trẻ nhiều nhất là vấn đề nuôi dạy con cái. Trên thực tế, xung đột trong gia đình nảy sinh từ hàng loạt các nguyên nhân (về chi tiêu, ứng xử trong quan hệ giữa vợ và chồng, phân công việc nhà, nuôi dạy con cái, ứng xử với gia đình hai bên, ứng xử với bạn bè, …). Sự kết hợp đa dạng các yếu tố này tạo cho xung đột giữa các cặp vơ chồng trẻ có màu sắc riêng biệt. Trong thực tiền xã hội ngày nay, đời sống con người được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là về tư tưởng đã thay đổi: Trong gia đình, vợ chồng có quyền bình đẳng, có quyền bày tỏ ý muốn, suy nghĩ của mình, chứ không như thời xã hội phong kiến người chồng quyết định toàn bộ mọi việc trong gia đình, còn người vợ chỉ tuân theo. Hơn nữa, ngày nay người vợ cũng là một nhân tố tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp góp phần cải thiện kinh tế gia đình, cũng là nhân tố cơ bản tạo sự bình đẳng giới. Bên cạnh đó, tư tưởng cố hữu ở một số người chồng, thói quen thiếu tôn trọng vợ, sự quá tải và mệt mỏi của hai vợ chồng trong việc mưu sinh hàng ngày cộng với việc không chia sẻ công việc nhà từ phía người chồng,… tạo nên những bất đồng trong cuộc sống vợ chồng. Hình thức xung đột xảy ra phổ biến nhất là hình thức tranh luận chiếm tới 70% (Thực trạng của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong gia đoạn hiện nay, Ngô Thị Mai Diên, 2012). Bởi hình thức xung đột tranh luận thường là tiền đề của những hình thức xung đột cao hơn và nó cũng hợp lí với thực tế ở độ tuổi và trình độ học vấn của những cặp vợ chồng trẻ trong gia đoạn hiện nay. Ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ cũng rất coi trọng vấn đề con cái và theo họ trong một gia đình nhất thiết phải có con. Thực tế, những cặp vợ chồng thường xảy ra bất hòa cũng là nững cặp vợ chồng chưa có con. Bởi xưa nay, người đời cho rằng đứa con là cầu nối giữa hai vợ chồng. Những trong nghiên cứu “Thực trạng bạo lực giới trong gia đình” của Phạm Thị Mai Hương đã đưa ra kết luận, với các cặp vợ chồng đã có con thì tỷ lệ xung đột dưới hình thức mắng chửi, dọa ly hôn cao hơn các cặp vợ chồng chưa có con điều này được lí giải về các yếu tố vật chất, khi có sự xuất hiện của đứa con thì cũng kèm theo niềm vui là hang loạt những vấn đề khó khăn về kinh tế, về quỹ thời gian… nếu các cặp vợ chồng này không có sự cảm thông, chia sẻ, rất dễ xả ra xung đột. Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề con cái là một vấn đề không khỏi dẫn đến những tranh luận đôi khi dẫn đến chiến tranh, bất hòa trong những gia đình, những cặp vợ Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 8 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình chồng. Bởi con cái, chính là kết tinh của yêu thương của tình cảm là cầu nối tình yêu sưởi ấm cuộc sống gia đình. Làm sao hai vợ chồng có thể giận nhau lâu khi có đứa con nói những câu hài hước hước đáng yêu, hoặc lúc nào cũng muốn có cả bố cả mẹ ở cùng hay du ngủ. Khi có con,cả hai vợ chồng thường dành sự quan tâm chăm sóc đặ biệt cho đứa con, do đó cũng dễ bỏ qua cho nhau mọi việc để cho con có cuộc sống hạnh phúc. Dù cho hai vợ chồng có xảy ra xung đột trầm trọng đến mức không sống chung với nhau được nữa, nhưng khi nghĩ về con, họ vẫn co thể chịu đựng để duy trì cuộc sống gia đình. Một vấn đề cũng gây ảnh hương rất lớn đến cuộc sống gia đình và gây ra không ít những xung đột đó là vấn đề sinh con trai, con gái. Có thể thấy rằng “những cặp vợ chồng có trình độ học vẫn thấp, do ít hiểu biết về cơ chế sinh con và nhất là những người có tính cổ hủ, có tính gia trưởng, có quan niệm phân biệt con trai, con gái dễ xảy ra xung đột” (Thực trạng bạo lực giới trong gia đình, Phạm Thị Mai Hương, 2005). Ngoài ra còn trường hợp những cặp vợ chồng ở cùng bố mẹ chồng hay xảy ra xung đột về vấn đề này và nhất là khi bị bạn bè khích bác mà giữa hai vợ chồng xảy ra xung đột. Ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, tuy cũng có những quan niệm về việc sinh con nhưng do có những hiểu biết và những kiến thức rộng nên ít xảy ra xung đột và có xảy ra xung đột thì cũng biểu hiện nhẹ nhàng hơn. Vấn đề nuôi dạy con cái cũng là một trong những vấn đề gây ra xung đột cao ở các cặp vợ chồng trẻ. Điều này cũng là hiển nhiên, bởi khi các cặp vợ chồng ngày nay sinh rất ít con (1-2 con) thì họ rất quan tâm đến việc nuôi dạy con như thế nào cho tốt nhất. Nhưng một thực tế cho thấy rằng, sự chênh lệch về trình độ học vấn chênh lệch giữa các cặp vợ chồng là một yếu tố quan trọng tạo nên bất đồng quan niệm về cách nuôi dạy con và hình thức xung đột cũng xảy ra nặng nề hơn các cặp vợ chồng có trình độ học vấn tương đương nhau. Bất hòa chủ yếu do phương pháp dạy con, chẳng hạn người chồng đang dạy con nhưng người vợ thì không chấp nhận cách thức đó nên dẫn đến mâu thuẫn. 33,7% số người được hỏi trả lời là gia đình thường xuyên bất hòa về việc nuôi dạy con cái và chiếm tỷ lệ cao ở xung đột này là những cặp vợ chồng chênh lệch về trình độ văn hóa là 73,2%. (Một số nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ tại Hà Nội, Nguyễn Hồng Hà, 2003) Tuy nhiên, đứng từ góc độ chăm sóc con cái riêng, cũng có những ý kiến khác biệt về vấn đề này.Ví dụ, với điều kiện khoảng nửa số phụ nữ hiện nay tham gia công việc bên ngoài, thì vấn đề chăm sóc con cái trở nên đặc biệt cần được quan tâm giải quyết. Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến ảnh hưởng không tích cực của hình thức chăm sóc trẻ con bên ngoài. Hiện nay, có thể thấy, những đứa trẻ được chăm sóc ở nhà trẻ không có gì khác biệt so với những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà ở cả góc độ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, và xã hội. Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 9 Tiểu luận cuối kì – Xã hội Học Gia Đình Khi nghiên cứu các yếu tố khác liên quan đến sự xung đột vợ chồng khi cả hai cùng tham gia vào lực lượng lao động, các tác giả còn chỉ ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ này, ví dụ như vấn đề di chuyển, cạnh tranh, những vấn đề cá nhân khác, yếu tố quan hệ, và định hướng chính sách gia đình. Ví dụ, khi nghiên cứu về di chuyển, Siberstein (1992) cho thấy người chồng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong việc di chuyển vì người vợ thường sẽ hy sinh, chuyển đến gần nơi làm việc của chồng mình hơn. Về cạnh tranh trong công việc, mặc dù không được thể hiện ra một cách trực tiếp, nhưng cảm giác thiếu an toàn, cảm giác về sự cạnh tranh trong công việc của mỗi người sẽ được thể hiện qua những vấn đề như lịch làm việc, lịch nghỉ, quan tâm chăm sóc con cái. Những vấn đề cá nhân khác của cá nhân cũng được xem xét.Các tác giả cho rằng, đặc điểm tính cách cá nhân sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện những chức năng gia đình và công việc của mỗi người. Ví dụ, người đàn ông thống trị gia đình có thể xem nhiệm vụ chính của người vợ là chăm sóc con cái và thu nhập của người vợ chỉ là khoản thu nhập thêm vào. Trong khi đó nếu người vợ truyền thống sẽ thấy rõ chồng mình là người đi làm chính, có thu nhập chính, trong khi mình chỉ cần làm việc bán thời gian và chăm sóc con cái (Gilbert, 1993). Thái độ, giá trị, quan điểm sẽ ảnh hưởng đến việc chia sẻ trách nhiệm gia đình và chia sẻ vai trò trong gia đình.Ngoài ra việc mỗi cá nhân đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc chia sẻ công việc gia đình và ủng hộ lẫn nhau trong công việc.Yêú tố quan hệ và quyền lực trong gia đình cũng được xem xét trong quá trình quyết định của gia đình.Ví dụ quá trình ra quyết định trong mỗi gia đình, nói cụ thể hơn là ai là người có quyền lực trong việc ra quyết định gia đình sẽ ảnh hưởng đến mói quan hệ. Với những gia đình cả hai người cùng tham gia lực lượng lao động thì điều quan trọng là phải có được sự đồng thuận của hai người trong việc đưa ra quyết định từ nhỏ đến lớn. Nếu không, một trong hai người sẽ có cảm giác mình bị cư xử thiếu công bằng. Khi xem xét về phát triển gia đình trong điều kiện cả hai vợ chồng cùng tham gia vào hoạt động lao động, các tác giả nghiên cứu về gia đình đã chỉ rõ ảnh hưởng định hướng chính sách gia đình. Ví dụ đặc điểm ở tại nơi làm việc cũng có thể là yếu tố thuận lợi hoặc gây khó khăn cho những người lao động. Vấn đề cơ bản nhất trong những gia đình có hai người đi làm là vấn đề bình đẳng giới. Trong rất nhiều trường hợp, vấn đề sẽ nảy sinh khi người phụ nữ cố gắng để đạt được sự bình đẳng và chia sẻ, lúc đó người đàn ông sẽ lo lắng khi từ bỏ quyền lực của mình (Silberstein, 1992).Việc đưa ra những quyết định liên quan đến cuộc sống gia đình là điều kiện vô cùng quan trọng. Mỗi người không chỉ đưa ra quyết định của mình mà phải có những hành động và trách nhiệm với những quyết định ấy. Ví dụ, đối với người vợ đang theo đuổi sự nghiệp thì việc có con muộn sẽ giúp ích cho người vợ rất nhiều, trong khi đó, ở lứa tuổi trẻ hơn thì việc sinh đẻ lại có nhiều thuận lợi hơn. Ví vậy, cả hai vợ chồng sẽ cùng phải bàn tính xem thời điểm nào có con là thích hợp cho người vợ, và Vi Thị Hiền – K55 Xã Hội Học 10 [...]... xung đột trong tâm lí vợ chồng tròng gia đình vợ chồng Trong những đề cập trước mới chỉ hướng đến những nguyên nhân hay tác động và những thực trạng về xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ Còn ở đây, tôi muốn đề cập tới vấn đề tâm lí trong quan hệ vợ chồng ở trong gia đình hiện nay Việc tìm hiểu về vấn đề ứng xử của vợ chồng trong gia đình làm rõ thêm những nguyên nhân dẫn đến xung đột trong gia đình vợ. .. Học Gia Đình Hơn thế, không những chỉ đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng các nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng, mà còn cần tới những yếu tố so sánh xem những mâu thuẫn xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ với những gia đình vợ chồng ở độ tuổi trung niên hay khi về già có những điểm gì là tương đồng hay khác biệt, tạo nên điểm mới cho vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, còn một xu hướng trong. .. về nhữngtác động của xung đột trong gia đình truyền thống và hiện đại Trong những đề tài nghiên cứu hiện nay, mới chỉ đề cập tới những nguyên nhân, những tác động của xung đột, bạo lực gia đình những chưa có sự nghiên cứu so sánh giữa mô hình trong gia đình vợ chồng ở truyền thống và hiện đại Để thấy rõ được những biến đổi của gia đình hiện đại với nền kinh tế thị trường so với mô hình gia đình vợ chồng. .. tác .Những tư tưởng gia trưởng, phụ quyền giờ đây dần đã không tồn tại nữa thay vào đó là sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình Sự tan rã của gia đình nhiều thế hệ, xuất hiện xung đột thế hệ, xung đột trong gia đình vợ chồng, những rạn nứt trong quan hệ gia đình cùng với tâm lý sính ngoại cũng đang là những vấn đề bức xúc trong gia đình (Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia. .. thực tế Vậy, xu hướng trong tương lai, có thể tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới mâu thuẫn xung đột trong gia đình vợ chồng hiện nay, nói chung Bởi mở rộng vấn đề nghiên cứu phải có nhiều thời gian và tâm huyết, nghiên cứu trong một mô hình gia đình vợ chồng nói chung bao gồm rất rộng các yếu tố, từ các cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn, đến các cặp vợ chồng trung niên và sau đó và ở độ tuổi về già Vi Thị... có nhiều khía cạnh làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột là: ở mức độ quan tâm của người này với người kia, kì vọng về vai trò của người vợ và người chồng với các chức năng quan trọng của gia đình Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những xung đột trong gia đìnhcủa các vợ chồng trẻ hiện nay .Những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình có thể lớn dần theo thời gian, và là cơ sở để nảy sinh tiếp các mâu... hay những nguyên nhân, ảnh hưởng và tác động nào dẫn đến mâu thuẫn của đời sống vợ chồng trong gia đình hiện nay 7 Kết luận Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là một nhóm nhỏ, gia đình tồn tại và phát triển trên cơ sở các hoạt động chung, các xung đột kéo dài giữa vợ và chồng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động chung và sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của hôn nhân Vì thế, nghiên cứuxung đột trong gia đình. .. cũng ở mức độ xung đột nhẹ như tranh luận, chiến tranh lạnh “Có 69% cặp vợ chồng có trình độ Cao đằng, Đại học cho rằng sự thảo mãn tình dục trong đời sống vợ chồng là yếu tố rất quan trọng trong hạnh phúc gia đình, có 31%cặp vợ chồng có trình độ học vấn Phổ thông có cùng ý kiến (Một số nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ tại Hà Nội, Nguyễn Hồng Hà, 2003) Việc ứng xử giữa vợ và chồng có nhiều... Như vậy, “chính sự thiếu hụt sự chia sẻ trong đời sống vợ chồng là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của hôn nhân vợ chồng .Có 23% cặp vợ chồng có mâu thuẫn, xung đột về vấn đề ứng xử.(Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữa trong giai đoạn hiện nay, Đặng Thị Lệ Thu, 2007) Ngoại tình là căn nguyên của những xung đột gay gắt trong gia đình Có 72,7% người cho rằng “ngoại tình... 2005) Hiện nay người phụ nữ ngày càng tham gia vào công việc xã hội nhiều hơn, vì vậy việc chia sẻ trách nhiệm gia đình chính là nguyên nhân gây ra những xung đột trong quan hệ vợ chồng Với những cặp vợ chồng vẫn giữa thái độ về vai trò giới truyền thống thì mức độ xung đột và căng thẳng trong hôn nhân tăng lên rõ rệt Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình đến việc phát triển nghề nghiệp trong gia . các yếu tố ảnh hưởng các nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng, mà còn cần tới những yếu tố so sánh xem những mâu thuẫn xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ với những gia đình vợ chồng. kì – Xã hội Học Gia Đình 5. Xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ và những yếu tố ảnh hưởng Khi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến những mâu thuẫn xung đột của các cặp vợ chồng trẻ, chũng tôi. trọng của gia đình Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những xung đột trong gia đìnhcủa các vợ chồng trẻ hiện nay .Những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình có thể lớn dần theo thời gian,

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan