nghiên cứu trường hợp bạo lực gia đình giữa vợ và chồng

33 2K 3
nghiên cứu trường hợp bạo lực gia đình giữa vợ và chồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 2 Lí do chọn đề tài ( tính bức xúc của vấn đề). 2 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 4 CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1 Lí thyết áp dụng 4 Áp dụng lí thuyết mâu thuẫn- xung đột 4 1.2. Khái niệm công cụ 7 Khái niệm gia đình và thành viên gia đình 7 Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình 9 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10 Chương 2 : Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay 11 2.1. Một số thực trạng chung về bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới 11 2.2. Một số thực trạng về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và xu hướng của vấn đề 12 * Thực trạng của bạo lực gia đình hiện nay và xu hướng của vấn đề trong tương lai.12 * xu hướng của vấn đề bạo lực trong tương lai 19 *. Nguyên nhân của tình trạng bao lực diễn ra phổ biến như hiện nay 22 *. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 23 KẾT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1 Họ và tên : Nguyễn Thị Dược Lớp k55 xã hội học Mssv: 10030130 Môn: xã hội học gia đình. GV:Th.S.Lê Thái Thị Băng Tâm Đề bài: hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội học gia đình để phân tích tập trung vào 3 nội dung: Tính bức xúc của vấn đề. Giải thích trên cơ sở lí thuyết, dữ liệu, kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề. Phân tích biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tuơng lai. Bài làm. Lựa chọn đề tài: Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay. (nghiên cứu trường hợp bạo lực gia đình giữa vợ và chồng). MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ( tính bức xúc của vấn đề). Trong cuộc đời mỗi con người ai sinh ra cũng cần có một mái ấm gia đình, cần sự yêu thương chăm sóc của cha, của mẹ, các anh chị em với nhau. Và khi lớn lên, truởng thành, mỗi người luôn tìm kiếm cho mình một tổ “ấm” riêng cho mình “ ngôi nhà nhỏ” và mong cho cái “tổ ấm” của mình luôn luôm ấm cúng, hạnh phúc, êm đềm…. tuy nhiên đó vẫn chỉ là mong ước của nhiều người. Vì trong cuộc sống của gia đình tồn tại những mâu thuẫn, những khúc mắc tiềm ẩn không thể lường trước được như cãi lộn, đánh lộn… thậm chí là sảy ra bạo lực gia đình. Không chỉ làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, con cái, người thân…mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của gia đình đó. 2 Bạo lực gia đình là vấn đề đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo dục , kinh tế, pháp lí và sức khỏe. Nó là vấn đề có liên quan tới quyền con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, ranh giới địa lí, mức độ phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề đề bạo lực gia đình là một vấn đề muôn thuở, không chỉ xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tượng lai. Tình trạng bạo lực gia đình diễn ra rất phổ biến trong các gia đình trong quá trình chung sống với nhau. Có thể xảy ra giữa người vợ và chồng, giữa bố mẹ chồng với con dâu, giữa anh em ruột với nhau, giữa con dâu với bố mẹ chồng, bố mẹ và con cái Tuy nhiên theo các số liệu nghiên cứu thì có tới 90% các trường hợp bạo lực gia đình do nam giới ( đa số là người chồng ) gây ra với vợ. Với con số hơn 90 % bao lực gia đình sảy ra đối với người phụ nữ(vợ) cho thấy tình trạng bạo lực gia đình là một vấn đề đáng báo động trong xã hội cần được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều người quan tâm hơn nữa để giảm thiểu con số này, giúp người phụ nữ có thể bớt đi nỗi đau thể xác cung như tinh thần. Theo các nghiên cứu thì bạo lực gia đình, ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình được bắt đầu quan tâm và nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỉ trước. Và các nghiên cứu khẳng định rằng: “ bạo lực gia đình là một vấn đề có thực tồn tại trong gia đình Việt Nam bạo lực đối với phụ nữ chiếm 1 tỉ lệ lớn”(sdd: 308).đây là vấn đê mà không chỉ vấn đề của Việt Nam mà nó là vấn đề chung của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Hiện nay, bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề khá là bức xúc, được nhiều nhà nghiên cứu cũng như mọi người quan tâm đến. Bởi lẽ việc diễn ra bạo lực gia đình thì không thể kiểm soát và thống kê được các vụ bạo lực gia đình trong tất cả các gia đình mà chỉ có thể đếm được những vụ mà có sự can thiệp của pháp luật, tại các cơ quan hành pháp và lập pháp ( công an và tòa án). Bạo lực gia đình đang trở lên có tính toàn cầu ( Phạm Văn Nhiễm, 1993: Lê Thị Quý. 2000) với những hậu quả to lớn với gia đình và xã hội. ở Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều sự quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình. Tuy nhiên, do những đặc điểm văn hóa xã hội đặc trưng nên bạo lực gia đình vẫn chưa được thừa nhận và công khai thông tin trong các gia đình. Chính vì vậy nên hạn chế, ngăn ngừa bạo lực gia đình vẫn đang là một bài toán khó giải của các cấp quản lí cộng đồng cũng như nhà nước. 3 Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhà nước đã thông qua luật phòng và chống 2007,nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác. Luật 2007 khẳng định bạo lực gia đình là hành vi không thể chấp nhận được, không nên xem xét đó là “vấn đề riêng tư”. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ " [6] Từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “thực trạng bạo lực gia đình hiện nay” sau đây tôi xin trình bày vài nét về thực trạng của nó diễn ra, đồng thời sẽ đưa ra nguyên nhân và hệ quả của tình trạng đó để có những khuyến nghị đối với các cơ quan chính quyền kịp thời can thiệp tránh những hậu quả khó lường sau này. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lí thyết áp dụng Áp dụng lí thuyết mâu thuẫn- xung đột Lí thuyết xung đột chú trọng sự xung đột giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, trong phạm vi nghiên cứu xã hội học gia đình thì lí thuyết xung đột chỉ ra những mâu thuẫn chủ yếu tồn tại giữa vợ và chồng dẫn đến những hậu quả khó lường, đó chính là bạo lực gia đình. 4 Như chúng ta biết con người chủ yếu bị thúc đẩy bởi các lợi ích cá nhân, vì những lợi ích cá nhân mà con người không ngừng nỗ lực và cố gắng để đạt được những lợi ích mà họ mong muốn, tuy nhiên trong xã hội nào đi chăng nữa thì xung đột chính là đặc trưng của nhóm xã hội, tức là mọi người cùng tham gia vào một nhóm nhằm đạt được những lợi ích chung. ở trong vấn đề nghiên cứu thì chính là trong gia đình mọi thành viên trong gia đình vợ, chồng, con cái luôn luôn xây dựng gia đình theo những lợi ích chung mà họ đặt ra, tuy nhiên trong quá trình thực hiện mục tiêu lợi ích đó thì vẫn có những mâu thuẫn nhất định và trong nhiều trường hợp thi những mâu thuẫn nhỏ có thể tích tụ dần dần biến tướng thành bạo lực gia đình. Vẫn biết xung đột là điều không thể tránh khỏi trong xã hội cũng như trong gia đình. Nhưng những mâu thuẫn nào đi nữa thì lí thuyết này cũng chỉ ra xung đột trong hôn nhân gia đình thì sẽ giúp họ tránh khỏi những xung đột và chia tách của gia đình. Với lí thuyết xung đột nghiên cứu dưới góc độ gia đình ta thấy xung đôt trong gia đình chủ yếu là do phân phối lao động và cấu trúc xã hội có tính cạnh tranh. Trường hợp này sảy ra khi gia đình thiếu nguồn lao động, dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình trong việc phân chia nguồn lực không đều.Và sự phân chia thiếu sự công bằng trong việc sử dụng nguồn nhân lực giữa các cá nhân trong gia đình. Điều này cho thấy trong gia đình nhiều khi người phụ nữ ở nha trông nom con cái, chăm sóc gia đình mà không có một công việc nhất định dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập giữa vợ và chồng, khi đó người vợ có xu hướng bị bạo lực về kinh tế về mặt xã hội vì bị chồng quản lí. Như vậy xung đột trong gia đĩnh sẽ có thể xảy ra. Trong vấn đề nghiên cứu bạo lực gia đình thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực về kinh tế( về mặt xã hội). Tuy nhiên nếu như gia đình nào có thể điều hòa và giải quyết tình trạng trên thì sẽ không dẫn đến nhưng xung đột vì nhiều khi sự thương lượng chính là hình thức để giải quyết mâu thuẫn và kết quả là mâu thuẫn được giải quyết. Như trong trường hợp hành vi của người chồng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến người vợ thì có thể người vợ sẽ “chịu nún” thì sẽ giảm thiểu được mâu thuẫn gia đình sau đó là xung đột và bạo lực. 5 Lí thuyết xung đột cho thấy các xung đột là sự sở hữu quyền lực và lợi ích cá nhân. Như trong gia đình quyền lực được thể hiện qua vị trí trong gia đình, tiền bạc mà các cá nhân giành được, cưỡng bức về thể xác và tinh thần. Thông thường trong gia đình cá nhân nào nắm quyền lực cao nhất sẽ đạt được mục đích của mình trong cuộc xung đột. Theo B. Strong quyền lực bắt nguồn từ 4 nguồn gốc: Thứ nhất. Tính pháp lí, chính danh. Khi mỗi gia đình cãi nhau, người chồng muốn áp đặt ý kiến của mình “ vì tôi là chủ nhà” thì niềm tin của của người nói có quyền ra quyết định ý kiến. Như một số gia đình, nhiều người chộng gia trưởng đã có vợ là của mình, có quyền kiểm soát mọi thứ, bao gồm cả thân thể, có thể tùy ý đánh đạp chửi mắng dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình. Thứ hai là tiền bạc. (kinh tế, về mặt ã hôi) tiền bạc có quyên quyết định mạnh mẽ, là cơ sở cho quyền lực. Ví dụ : nếu người vợ quản lí tài chính trong gia đình thì xung đột gia đình, kiểm soát mọi hoạt động sẽ do người vợ quyết định, hoặc người chồng nắm tài chính thì người vợ sẽ có xu hướng làm theo người chồng nhiều hơn. Thứ ba, cưỡng bức về thể xác: đánh đập Thông thường hay sảy ra là người chồng gây ra đối với người vợ. ảnh hưởng đến thể chất của cá nhân. Quyền lực về tình yêu và tính dục. Là hành vi gây ra mà không được sự đồng ý cho phép của người kia “ cưỡng ép” Con người luôn luôn có sự trao đổi, sự tương tác giữa mọi người với nhau, nhưng trong sự tương tác mà không có sự điều chỉnh hợp lí trong các hoàn cảnh có vấn đề thì cũng có thể sảy ra xung đột mâu thuẫn gia đình, do vậy để giải quyết được các mâu thuẫn xung đột thì mỗi cá nhân sẽ phải xem xét và điều chỉnh hành động hợp lí nhất. Như vậy mới có thể kiểm soát và điều chỉnh được xung đột gia đình.ví dụ. Xung đột gia đình về thể chất của người chồng gây ra đối với người vợ mà sảy ra quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng li hôn, nhưng cũng có thể điều hòa các mối quan hệ giữa người vợ và người chồng để có thể hành vi của người chồng được ngăn chặn thì tình trạng li hôn sẽ được giảm xuống. 6 Mai Huy Bích ( 2003) cho rằng : việc đo lường xung đột gia đình là không dễ dàng nhất là với người ngoài( nhà nghiên cứu). Điều này đúng với rất nhiều trường hợp, vì trong gia đình nhiều ki xung đột đẫn đến bạo lực gia đình là không hiếm. Tuy nhiên khi nhà nghiên cứu hỏi thì dường mọi người đều chối, vì họ cho rằng nếu gia đình mình mà thừa nhận là có thì tức là gia đình không có văn hóa. Hoặc là do người chồng không cho nói vì sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của mình, đồng thời với tâm lí ngại đối mặt thì người ta khôngthừa nhận thực trạng trên. Tiếp cận xung đột phân tích những kì vọng về vai trò trong quan hệ gia đình khác với kì vọng về vai trò trong các quan hệ ngoài gia đình. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, sự thỏa mãn cũng khó có thể xác định được. Theo Richard Gelles M. Straus, mâu thuẫn và bạo lực gia đình là khá phổ biến. Điều đó là do gia đình là một nhóm xã hội có những đặc trưng duy nhất góp phần tạo ra một khung cảnh có xu hướng dẫn đến mâu thuẫn và bạo lực. Theo quan điểm David Mace mâu thuẫn xung đột trong gia đình là tất yếu mà còn là sự cần thiết để nâng cao chất lượng của đời sống hôn nhân. (Vũ Tuấn Huy.2003:20) Mâu thuẫn gia đình là do nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm cá nhân khi bước vào hôn nhân, sự thỏa mãn nhau, sự không phù hợp trong kì vọng và sự thực hiện vai trò trong gia đình(Vũ Tuấn Huy.2003:20). Nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình chính là do cá nhân không thỏa mãn được nhu cầu của người kia về các mặt bao gồm cả vấn đề tính dục. Vì trong gia đình sự thống trị thường là nam giới, hơn nữa gia đình chính là một đơn vị kinh tế góp phần cho sự bất công xã hội, gia đình là nền tảng của sự chuyển giao quyền lực của cải và đặc quyền đặc lọi từ thế hệ này sang thế hệ khác (Rechard T. Schaefer 2005: 456-457) Mâu thuẫn gia đình có thể gây ra hậu quả tích cực và hậu quả tiêu cực. Tích cực thì có thể giải quyết được mâu thuẫn gia đình(hòa giải). Con tiêu cực có thể dẫn đến bạo lực gia đình thậm chí là li hôn. Điều này tùy thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn của mỗi gia đình. Trong giới hạn nghiên cứu của vấn đề bạo lực gia đình thì lí thuyết xung đột được ứng dụng một cách triệt để nhất. Lí thuyết này dự đoán rằng việc đối đầu và mâu thuẫn gia đình chỉ xảy ra khi có sự cạnh tranh giữa những người có liên quan trong tình trạng thiếu hụt các nguồn lực( kinh tế, tinh thần ) những tiềm ẩn của mâu thuẫn của cá nhân, nhóm này với cá nhân, nhóm khác. Đây chính là vấn đề mất cân bằng xã hội khi đó tất yếu sảy ra xung đột. 7 Vấn đề bạo hành gia đình (nghiên cứu trường hợp bạo lực của người chống gây ra đối với người vợ thi theo nghiên cứu thì rất khó có thể quan sát và nghiên cứu được, và kết quả nghiên cứu dường như không thể chuẩn xác được vì nạn nhân và người gây ra bạo lực bị thành kiến sợ bị mọi người gán nhãn. Thực tế cho thấy vấn đề bất bình đẳng giới cũng liên quan đến vấn đề này bởi lẽ, nơi nào bất bình đẳng tồn tại thì nơi đó có một hệ thống xã hội gia trưởng vì chính nó điều chỉnh và chấp nhận tình trạng bạo lực gia đình như là một trong rất nhiều hình thức của việc nô dịch hóa phụ nữ trước nam giới. Về cơ bản nam giới thường bảo vệ quyền lực vượt trội của mình trước những người yếu thế hơn rất nhiều nguồn lực trong đó chỉ ra rằng người phụ nữ “ nên an phận ở vị trí của mình” . Như vậy lí thuyết xung đột đã giải thích được phần nào về vấn đề bạo lực gia đình đã sảy ra nhiều trong xã hội, với lí thuyết này nhà nghiên cứu đưa đến với người đọc người nghe một cái nhìn sơ bộ về vấn đề này, để hiểu sâu hơn về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay thì sau đây tôi xin chỉ ra một vài khái niệm liên quan đến vấn đề này. 1.2. Khái niệm công cụ. *. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình. Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát. Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) 8 Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà… Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ… Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình. Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình… Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể ) Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng. Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau. Theo chúng tôi, đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơn thuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. *. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình. 9 Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" [12]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em… Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [11, tr. 27]. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau: - Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ - Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình - Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…) - Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm: - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; - Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; 10 [...]... đề bạo lực gia đình chỉ đề cập nghiên cứu đến vấn đề bạo lực giữa người chồng đối với người vợ điều đó là chưa đủ khi mà trong xu thế hiện nay thì vấn đề bạo lực gia đình xảy ra trong tất cả các trường hợp Theo nghiên cứu của tác giả thì có 9-10% nạn nhân bị bạo lực gia đình là người chồng và thủ phạm chính là các bà vợ Các trường hợp bạo lực hiện nay có bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực. .. nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình trong thời gian tới Chương 2 : Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp bạo lực giữa người vợ và người chồng) 2.1 Một số thực trạng chung về bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới 12 Nhìn chung, bạo. .. con có bạo lực trong gia đinh nữa Có một số bạo lực trong gia đình như bạo lực giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em với nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin chỉ ra bạo lực giữa vợ và chồng như sau: Đây là hình thức bạo lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình Không cần nhiều số liệu chứng minh chúng ta cũng có thể khẳng định bạo lực do người chồng. .. lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Thị Hồng Minh Luận văn đã tìm hiểu về các khái niệm gia đình, thành viên gia đình, bạo lực và bạo lực gia đình; nghiên cứu về một số yếu tố tác động và hậu quả của bạo lực gia đình, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình cũng như tìm hiểu pháp luật một số quốc gia về vấn đề này Bên cạnh đó, từ những nghiên cứu về thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo. .. về phòng, chống bạo lực gia đình, thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam những năm gần đây và thực trạng áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thời gian qua, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế 11 Một đề tài khác có quan điểm nghiên cứu tổng bộ vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội Đề tài nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam” PGS.TS... kiến thức giải quyết mâu thuẫn gia đình Ngoài ra còn có bạo lực giữa cha mẹ và con cái và bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình 17 Nhìn chung, bạo lực gia đình có những định nghĩa các hành vi này không có sự thống nhất, nhưng nhìn chung đều ghi nhận một số hình thức bạo lực: bạo lực về thể chất; bạo lực về tâm lý; bạo lực về tình dục và một số nước ghi nhận bạo lực về kinh tế Tuy nhiên, có... thuẫn thế hệ, đặc biệt là vấn đề bạo lực gia đình Và sự biến đổi và tương lai của gia đình, gồm các nghiên cứu về biến đổi của gia đình trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, biến đổi của văn hoá gia đình và hệ giá trị gia đình truyền thống, những nguy cơ và thách thức mà gia đình đang phải đối mặt, đồng thời dự báo và đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong tương lai... cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị bạo lực với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi (anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu ) hay bạo lực ngược ( con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà ) Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung của nghiên cứu bạo lực gia đình mà còn khiến cộng đồng, xã hội nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo lực gia đình do thiếu... nhiên.trong vấn đề nghiên cứu của tôi, nhằm cho người đọc thấy được bạo lực trong ra đình sảy ra phổ biến như thế nào Đặc biệt là giữa vợ và chồng Đồng thời do đây là bài tiểu luận có quy mô nhỏ, do đó tôi chỉ chon khía cạnh nhỏ sảy ra giưa vợ và chông làm vấn đề nghiên cứu trong bạo lực gia đình hiện nay Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của việc bạo lực gia đình Tuy nhiên, chưa... tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ, chính vì vậy việc giải quyết triệt để được bạo lực gia đình cần có sự nhân thức của cả nam và nữ và cả cộng đồng chung sức * Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 27 Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền trên cả nước Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để . khái niệm gia đình, thành viên gia đình, bạo lực và bạo lực gia đình; nghiên cứu về một số yếu tố tác động và hậu quả của bạo lực gia đình, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình cũng. bạo lực trong gia đình như bạo lực giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em với nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin chỉ ra bạo lực giữa vợ và chồng. bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay . (nghiên cứu trường hợp bạo lực giữa người vợ và người chồng) 2.1. Một số thực trạng chung về bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới. 12 Nhìn chung, bạo

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU...................................................................................................................2

  • Lí do chọn đề tài ( tính bức xúc của vấn đề). ..................................................... ..2

  • PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.....................................................................................4

  • CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................4

  • 1.1 Lí thyết áp dụng..................................................................................................4

  • Áp dụng lí thuyết mâu thuẫn- xung đột....................................................................4

  • 1.2. Khái niệm công cụ............................................................................................7

  • Khái niệm gia đình và thành viên gia đình...............................................................7

  • Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình.....................................................................9

  • 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..........................................................................10

  • Chương 2 : Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay ................11

  • 2.1. Một số thực trạng chung về bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới...............11

  • 2.2. Một số thực trạng về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và xu hướng của vấn đề.................................................................................................................................12

  • * Thực trạng của bạo lực gia đình hiện nay và xu hướng của vấn đề trong tương lai.12

  • * xu hướng của vấn đề bạo lực trong tương lai..........................................................19

  • *. Nguyên nhân của tình trạng bao lực diễn ra phổ biến như hiện nay.......................22

  • *. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội.........................................23

  • KẾT LUẬN................................................................................................................25

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................28

  • Họ và tên : Nguyễn Thị Dược

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan