Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố hà nội

56 1.4K 27
Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội MỤC LỤC Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Nước là một loại tài nguyên quí giá và giữ vai trò quan trọng. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên điều đó. Khoảng hơn hai trăm năm trước đây, trong sách “Vân Đài loại ngữ”, nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn đã viết: "Vạn vật không có nước không thể sống được, Mọi việc không có nước không thể thành được". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói tuyệt vời trong huấn thị của Người tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, ngày 14-9-1959 như sau: "Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có đất và có nước, thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội". Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản v.v… Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3 hàng năm làm ngày nước thế giới. Nước là một loại tài nguyên được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nước. Nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như tăng dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước… Do đó, giữ gìn, bảo vệ tài nguyên nước, dùng đủ hôm nay, giữ gìn cho ngày mai, là trách nhiệm của toàn xã hội. Mỗi người dân cần được tuyên truyền sâu 1 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội rộng về tài nguyên nước, từ đó thấy được nghĩa vụ của mình trong viêc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời cùng với những thông tin, dữ liệu thực tế thu thập được trong thời gian thực tập tại Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, em quyết định chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận quản lý Nhà nước về tài nguyên nước Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do trình độ có hạn và thời gian thực tế còn hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Tài nguyên nước 1.1.1. Khái niệm Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước (water rights). Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: 3 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. 1.1.2. Đặc điểm Tài nguyên nước là một trong các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất… Con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyên nước ban tặng để thảo mãn những nhu cầu đa dạng của mình. Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất và đời sống, là cơ sở để xây dựng hệ thống thủy điện, vận tải thủy, tạo bể chứa, đập tràn phục vụ tưới tiêu, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đời sống con người. Đặc điểm thứ nhất của nguồn tài nguyên nước là sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng. Ví dụ như Nga, Mỹ và một số nước châu Á do những hiện tượng dị thường về địa lý đã tạo nên những hồ nước, con sông lớn nhất thế giới, hoặc ở lưu vực sông Amazon hiện được coi là lá phổi của thế giới. Việt Nam có nguồn nước phong phú, có 9 hệ thống sông ngòi với lưu lượng dòng chảy 840 tỷ m3/ăm, ngày mưa bình quân 100 ngày/năm. Bên cạnh đó còn có nhiều hồ, đầm lầy và các mạch nước ngầm. Tuy vậy, mặt hạn chế là mưa theo mùa và tài nguyên nước phân bố không đồng đều giữa các vùng. Ở các vùng núi nước rất hiếm, ở các vùng ven biển lại thiếu nước ngọt vào mùa khô. Đặc điểm thứ hai là tài nguyên nước có giá trị kinh tế cao hiện nay, đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Những con song, những hồ nước hình thành từ cách đây hàng trăm năm, không chỉ cung cấp nước cho hệ thực vật xung quanh có thể sinh sôi và trưởng thành mà còn cung cấp nước cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, càng loại tài nguyên nước 4 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trên thế giới hiện nay đều trong tình trạng hoặc bị cạn kiệt, hoặc bị ô nhiễm nên không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Từ những đặc điểm trên có thể nói rằng, đặc tính cơ bản của tài nguyên nước là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả. 1.1.3. Phân loại Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. a. Nước mặt Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh. 5 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy. Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ô nhiễm. b. Dòng chảy ngầm Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm. c. Nước ngầm Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. 6 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo. 1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước Có thể hiểu khái niệm QLNN về tài nguyên nước là : QLNN về tài nguyên nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều hành các nguồn nước thông qua quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…có liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước của người dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường một cách có hiệu quả và công bằng. QLNN về tài nguyên nước và môi trường là một bộ phận quan trọng của QLNN đối với tài nguyên cũng như QLNN đối với chính sách kinh tế - xã 7 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội hội nói chung. Xã hội luôn có những vấn đề chung liên quan đến cuộc sống của mọi người, vượt quá phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, một tổ chức có quy mô nhỏ, vì vậy cần có sự QLNN đối với những lĩnh vực mà tổ chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý điều tiết của nhà nước, thông qua QLNN để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hội của mọi người. Một trong những vấn đề đó là tài nguyên nước và môi trường, đặc biệt là lĩnh vực tài nguyên nước, một lĩnh vực cần phải được nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thông thường nhà nước có hai chức năng chính là : (1) chức năng cai trị hay còn gọi là QLNN bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống kinh tế - xã hội thông qua các công cụ vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, kiểm soát; (2) chức năng phục vụ bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức xã hội và công dân, nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân. Việc thực hiện QLNN là thực hiện theo nhu cầu của bản thân bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và an toàn xã hội. Còn việc cung ứng các dịch vụ công lại do nhu cầu cụ thể của các tổ chức và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu của nhà nước. Xét về bản chất, nhà nước thực hiện chức năng cai trị hay QLNN, đồng thời không thể thiếu được việc cung cấp công cộng một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của xã hội. 1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc và tính chất của kiến trúc thượng tầng. Vì thế kinh tế có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Hơn nữa chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế, chính trị ra đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở kinh tế. Đồng thời chính trị có vai trò tác động mạnh mẽ đối với kinh tế, mà quyền lực chính trị được thực hiện thông qua nhà nước. 8 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn bán, du lịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, mà kinh tế là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng mâu thuẫn giai cấp thống trị với giai cấp bị thống trị, vì lợi ích của giai cấp mà cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế tùy theo mức độ. Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc những lĩnh vực về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước phải tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế cùng tham gia. Do vậy, lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường là loại hình “sản xuất vật chất đặc biệt” mang tính xã hội hóa cao. Nhu cầu sử dụng nguồn nước của nhân dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi dịch vụ liên quan tới lĩnh vực này càng cao, các nguồn tài nguyên nước phải được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước để hoạch định đúng hướng cho sự phát triển tài nguyên nước. Trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, phải phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất lượng nguồn nước, các phương tiện xử lý và cung cấp nước … nhưng phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu tư. Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự quản lý của nhà nước để điều tiết sự hoạt động trong lĩnh vực này – đây là yêu cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đối với Thành phố Hà Nội, do đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt có sự phát triển cực kì nhanh chóng trong mọi lĩnh vực, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng nhanh… đòi hỏi tài nguyên nước và môi trường phải phát triển ổn định và bền vững đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội với sự định hướng đúng của chính quyền địa phương. 9 [...]... luật 19 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QLNN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng đứng thứ hai về dân số với... Thành phố Hà Nội 30 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội - Khoản 3, Điều 24, Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội - Quyết định số 35/2010 QĐ – UBND thành phố Hà Nội ngày 16/8/2010 về việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố - Chỉ thị số 27/2005/CT – UB ngày 30/11/2005 của UBND Thành phố Hà. .. số 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Quyết định số 35/2010/QĐ – UBND 31 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 16/8/2010 của UBND thành phố Hà Nội quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội UBND các quận, huyện xây dựng kế... khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Quyết định số 102/QĐ – STNMT – TNN&KTTV 2.2.2 Lập kế hoạch quản lý tài nguyên nước Sở Tài nguyên và môi trường có kế hoạch số 1229/KH – STNMT – TNN&KTTV ngày 14/4/2011 kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phần... 10 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tư, quyết định liên quan đến tài nguyên nước và môi trường Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… phải tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động liên quan đến tài nguyên nước và môi trường; nếu có sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài nguyên nước. .. dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước Đối với chính quyền thành phố, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành một số văn bản để quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố, đó là: - Khoản 3, Điều 24, Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội - Quyết định số 35/2010/QĐ-UB ngày 16/8/2010 của UBND Thành phố Hà Nội - Khoản 3, Điều 9, Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Thành. .. dưới đất trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội Mọi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới... 33 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội kỳ hàng quý có báo cáo tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố 5 Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các dự án đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung với lưu lượng lớn để thống nhất về phương án cấp nước, thoát nước, ... linh hoạt các công cụ QLNN như chiến lược, kế hoạch, chính sách,… để nhà nước chỉ cho các đối tượng quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường cái đích mà nhà nước muốn đối tượng tuân theo; pháp luật là phương tiện để thể hiện ý chí của nhà nước về chuẩn 15 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội mực hành vi trong sản xuất kinh doanh và chất lượng phục vụ, nhờ đó mà... phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố - Kế hoạch số 1229/KH – STNMT – TNN&KTTV kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố - Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội quy định về việc . Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội MỤC LỤC Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Nước là một loại tài nguyên quí. thành cảm ơn! 2 Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Tài nguyên nước 1.1.1. Khái niệm Tài nguyên nước. II: Thực trạng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Mặc dù đã

Ngày đăng: 18/12/2014, 16:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan