Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia

16 1.1K 6
Tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA 1 Malt Nguyên liệu thay thế (gạo) Nghiền Nghiền Nấu nguyên liệu Lọc dịch nấu Houblon hoá Hoa Houblon Làm nguội Lên men Tàng trữ Lọc dịch lên men Chiết chai Thanh trùng Dán nhãn Thành phẩm Nhân giống sản xuất Nuôi cấy phòng thí nghiệm Nấm men 2. HỆ THỐNG ĐÓNG CHAI TRONG NHÀ MÁY BIA: 2.1 Tổng quan về quy trình đóng chai: Hiện nay với công nghệ hiện đại rất nhiều quá trình công nghiệp được tự động hoá. Trong đó hệ thống đóng chai trong nhà máy bia là một trong những hệ thống được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Một hệ thống đóng chai hiện đại thường được phân chia thành nhiều khâu nối tiếp nhau. Một hệ thống đóng chai khép kín có thể được mô tả như sau: Từ khâu cấp chai, các chai được đưa vào hệ thống băng tải, trước tiên chai được cho đi qua hệ thống rửa. Chai dùng trong hệ thống đóng chai thường là chai thành phẩm, nên thường tại khâu này chỉ qua súc rửa để làm sạch bụi. Sau khi được rửa sạch, các chai được băng chuyền đưa đến hệ thống rót liệu, tới vị trí rót, chai sẽ được dừng chính xác nhờ một cảm biến, để đảm bảo chính xác hơn nữa, có thể bố trí các cơ cấu cơ khí để kẹp giữ chai. Hệ thống van rót, cơ cấu rót được hạ xuống sao cho vòi rót ngập sâu trong miệng chai. Sở dĩ cần thiết kế như vậy vì áp suất trong bể chứa được giữ rất lớn và không đổi, đảm bảo tốc độ rót cao và thời gian mỗi lần rót là như nhau, việc nhúng vòi rót vào trong chai để tránh chất lỏng văng ra ngoài khi rót với tốc độ lớn. Với thiết kế như vậy, tổng thời gian để nâng hạ van và rót liệu chỉ mất từ 2 -3 giây. Khi chai đạt được mức quy định được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút. Khâu đóng nút bao gồm cơ cấu cấp nắp chai và đóng nút. Cơ cấu đóng nút có thể là xi lanh thuỷ khí (với nút dập) hoặc môtơ (với nút vặn), cơ cấu cấp nắp chai có thể dưới dạng gài sẵn trên băng tải hoặc kết hợp với cơ cấu dập. Sau đó là khâu dán nhãn, đây có thể coi là khâu đơn giản nhất trong hệ thống đóng chai. Cơ cấu bôi keo dính được gắn ngay trên băng tải và bố trí tiếp tuyến sao cho tì vào mặt chai, ngoài chuyển động thẳng trên băng tải, chai còn chuyển động quay tròn do lực tì của cơ cấu bôi keo. Tương tự với cơ cấu cấp nhãn, chai sau khi bôi keo, quay tròn, cuốn băng giấy nhãn một vòng quanh chai. Khâu cuối cùng là kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Khâu kiểm tra bao gồm một loạt các cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm (đủ định mức, đóng nút dán nhãn đạt yêu cầu…). Sau khi kiểm tra sẽ qua cơ cấu phân loại, một tay gạt sẽ loại bỏ những chai không đạt tiêu chuẩn sang một băng tải khác. Các chai đạt tiêu chuẩn sẽ qua khâu đóng gói, chai được xếp thành khối nhờ các tay máy gạt và nâng hạ. Như vậy, toàn bộ quy trình hệ thống đóng chai được tự động hoá hoàn toàn, với đầu vào là nguyên liệu và chai rỗng, đầu ra là sản phẩm có thể đem bán trực tiếp. 2 a) Quy trình rót liệu: Các chai sau khi rửa được băng tải đưa đến vị trí rót liệu. Khi gặp cảm biến vị trí băng tải dừng lại. Cảm biến lại báo cho bộ điều khiển hệ thống rót liệu hoạt động, hệ thống rót liệu xả nhiên liệu vào trong chai được đo bằng cảm biến lưu lượng, khi đạt mức quy định cảm biến lưu lượng sẽ báo bộ điều khiển dừng hệ thống rót liệu. Quá trình rót liệu kết thúc. b) Quy trình đóng nút: 3 Khi đạt mức quy định cảm biến vị trí sẽ báo bộ điều khiển dừng hệ thống rót liệu. Các chai được rót đủ nguyên liệu tiếp tục được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút. Khi chai gặp cảm biến vị trí hệ thống băng tải dừng lại. Cảm biến sẽ báo bộ điều khiển, điều khiển hệ thống đóng nút chai. Van khí nén điều khiển xi lanh dập nút chai, khi đó các nút chai sẽ được dập vào chai. Sau khi dập xong cảm biến vị trí lại báo tín hiệu cho hệ thống và các chai lại tiếp tục được di chuyển đến vị trí dán nhãn. c) Quy trình dán nhãn: Sau khi các chai qua vị trí đóng nút, tiếp tục được di chuyển. Khi đến vị trí dán nhãn cảm biến vị trí lại báo cho hệ thống băng tải dừng lại. Tại vị trí dán nhãn có cơ cấu kẹp ở hai bên đi vào giữa kẹp chặt chai lại. Khi đó xi lanh dán nhãn hoạt động và các chai được dán nhãn. Sau khi dán xong cơ cấu kẹp nhả ra và cảm biến vị trí báo cho hệ thống băng tải tiếp tục chạy. Các chai sau khi được dán nhãn xong được đưa vào đóng két. Ở Việt Nam hiện nay, các nhà máy lớn đều có những dây chuyền đóng chai hoàn toàn tự động. Các dây chuyền này phần lớn được nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài. Những xí nghiệp nhỏ hơn có thể sử dụng dây chuyền ghép nối từ các module, mỗi module tương ứng với một khâu trong quá trình đóng chai. Việt Nam đã có khả năng chế tạo một số module riêng lẻ, chủ yếu là module rót liệu và đóng nút, đa số dùng bán tự động trong các cơ sở sản xuất nhỏ. 2.2 Bài toán cần giải quyết Dây chuyền đóng chai là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi rất cao về thiết kế cơ khí và khả năng đồng bộ hóa. Tại mỗi khâu đều yêu cầu cơ khí chính xác để đảm bảo các thao tác diễn ra một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Đồng bộ hóa trong từng khâu cũng như giữa các khâu với nhau phải diễn ra nhịp nhàng (số chai đầu ra của khâu rót sẽ là số chai đầu vào cho khâu đóng nút sẽ phải tương đương nhau, hoặc chai sẽ chờ ở vị trí trung gian…). Hệ thống dây chuyền có sử dụng băng tải vận chuyển, chuyên chở là một thành phần cơ bản, được sử dụng chủ yếu trong các dây truyền công nghiệp trong lĩnh vực khai thác và chế biến. Trong lĩnh vực chế biến, đặc biệt là ngành chế biến thực phẩm, giải khát, trong các dây chuyền chế biến tự động, băng tải là thành phần xuyên suốt. Bài toán đặt ra là vấn đề điều khiển băng tải, nghiên cứu về chế độ làm việc, tốc độ hoạt động…có thể có của băng tải, nhằm phục vụ các mục đích, yêu cầu của hệ thống. Phần lý thuyết sẽ nghiên cứu các thiết bị điều khiển truyền động cho hệ thống băng tải. Đề tài lựa chọn phương án điều khiển băng tải sử dụng động cơ 3 pha roto lồng sóc truyền động cho băng tải, thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số nhờ biến tần, dùng PLC điều khiển toàn bộ hệ thống (chạy chế độ thuận, ngược, tốc độ nhanh 4 chậm, dừng, rót…), sử dụng các cảm biến, encoder để lấy tín hiệu điều khiển đầu vào cho PLC. Nhiệm vụ của phần lý thuyết sẽ nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chức năng và ứng dụng của các thiết bị trên. PLC là thiết bị điều khiển trung tâm, nhận tín hiệu điều khiển từ các cảm biến, PLC có nhiệm vụ lựa chọn các mức tấn số của biến tần tương ứng với các cấp tốc độ và các chế độ dừng, thuận, ngược, PLC còn có nhiệm vụ điều khiển các cơ cấu chấp hành (nâng hạ, đóng mở van rót). Biến tần cung cấp điện áp đã được thay đổi tần số cho động cơ, nhờ đó động cơ có khả năng thay đổi tốc độ. Động cơ truyền động cho băng tải nhờ hệ thống băng tải nhờ hệ bánh răng vòng xích. Khi vận hành hệ thống, chai được đưa lên băng tải gặp cảm biến vị trí 1, cảm biến 1 sẽ đưa tín hiệu tới bộ điều khiển PLC để bắt đầu điều khiển động cơ băng tải chạy theo 3 cấp tốc độ trên quãng đường đã được tính toán. Khi động cơ băng tải chạy với tốc độ chậm đến vị trí rót liệu, khi chai gặp cảm biến vị trí 2, cảm biến vị trí 2 sẽ đưa tín hiệu tới hiệu tới bộ điều khiển PLC dừng động cơ băng tải đồng thời báo hệ thống rót hoạt động. Cơ cấu pittong xilanh khí nén hạ van rót xuống để rót nhiên liệu vào chai, khi chai được rót đầy nhiên liệu thì hệ thống van rót được nâng lên động cơ băng tải lại được vận hành, quá trình lại được tiếp diễn. 3. Tìm hiểu về PLC: Tổng quát, một hệ thống điều khiển là tập hợp những dụng cụ, thiết bị điện tử được dùng ở những hệ thống cần đảm bảo tính ổn định, sự chính xác, sự chuyển đổi nhịp nhàng của một quy trình hoặc một công nghệ sản xuất. Nó thực hiện bất cứ yêu cầu nào của dụng cụ, từ cung cấp năng lượng đến một thiết bị bán dẫn, với thành quả của sự phát triển nhanh chóng của công nghệ việc diều khiển những hệ thống phức tạp sẽ được thực hiện bởi một hệ thống điều khiển tự động hóa hoàn toàn, đó là PLC, nó được sử dụng kết hợp với máy tính chủ. Ngoài ra nó còn giao diện để kết nối với các thiết bị khác (như là: bảng điều khiển, động cơ, contact, cuộn dây,…). Khả năng chuyển giao mạng của PLC có thể cho phép chúng phối hợp xử lý, điều khiển những hệ thống lớn. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự linh hoạt trong việc phân loại các hệ thống điều khiển. Mỗi một hệ thống điều khiển có thể đóng vai trò quan trọng. PLC sẽ không nhận biết được gì nếu nó không được kết nối với các thiết bị cảm ứng. Nó cũng không cho phép bất ký máy móc thiết bị nào hoạt động nếu ngõ ra của PLC không được kết nối với động cơ. Và tất nhiên, vùng máy chủ là nơi liên kết các hoạt động của một sản xuất riêng biệt. PLC là viết tắt của Programmble Logic Control, là thiết bị lập trình được cho phép thực hiện linh hoạt các phép toán điều khiển thông qua một ngôn ngữ lập trình. Nó được thiết kế chuyên dụng trong công nghiệp để điều khiển các quá trình từ đơn giản 5 đến phức tạp và tuỳ thuộc vào người sử dụng mà nó có thể thực hiện hàng loạt các chương trình. Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC hiện nay có ứng dụng rất rộng rãi, nó có thể thay thế được cả một mảng rơle, hơn thế nữa PLC giống như một máy tính nên có thể lập trình được. Chương trình của PLC có thể thay đổi rất dễ dàng, các chương trình con cũng có thể sửa đổi nhanh chóng. Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC đáp ứng được hầu hết các yêu cầu và như là yếu tố chính trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất trong công nghiệp. Trước đây thì việc tự động hoá chỉ được áp dụng trong sản xuất hàng loạt năng suất cao. Hiện nay cần thiết phải tự động hoá cả trong sản xuất nhiều loại khác nhau để nâng cao năng suất và chất lượng. 3.1 Vai trò của PLC: Trong một hệ thống điều khiển tự động, PLC được coi như là trái tim của hệ thống điều khiển. Với một chương trình ứng dụng (đã được lưu trữ ở bên trong bộ nhớ của PLC) thì PLC liên tục kiểm tra trạng thái của hệ thống, bao gồm: kiểm tra tín hiệu phản hồi từ các thiết bị nhập, dựa vào chương trình logic để xử lý tín hiệu và mang các thiết bị điều khiển ra thiết bị xuất. PLC được dùng để điều khiển những hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Hoặc ta có thể kết hợp chúng với nhau thành một mạng truyền thông có thể điều khiển một quá trình phức hợp. Ngày nay PLC được đưa vào hệ thống điều khiển một cách rộng rãi và trở nên thông dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng. Các nhà sản xuất đưa ra thị trường hàng loạt các loại PLC khác nhau với nhiều mức độ thực hiện chương trình, đủ để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Vì vậy để đánh giá một PLC người ta dựa vào hai tiêu chuẩn sau: - Dung lượng bộ nhớ. - Số tiếp điểm vào/ra của PLC. 3.2 Các thiết bị nhập và xuất dùng trong PLC: a) Các thiết bị nhập: Sự thông minh của một hệ thống tự động hóa phụ thuộc vào khả năng đọc tín hiệu từ các cảm biến tự động của PLC. Hình thức giao diện cơ bản giữa PLC và các thiết bị nhập là: nút ấn, cầu giao, phím,…Ngoài ra, PLC còn nhận được các thiết bị nhận dạng tự động như: công tắc trạng thái, công tắc giới hạn, cảm biến quang điện, cảm biến cấp độ,…Các loại tín hiệu nhập đến PLC phải là trạng thái ON/OFF hoặc tín hiệu Analog. Những tín hiệu ngõ vào này được giao tiếp với PLC qua các modul nhập. b) Thiết bị xuất: 6 Trong hệ thống tự động hóa, thiết bị xuất cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu ngõ ra của PLC không được kết nối với thiết bị xuất thì hầu như hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn. Các thiết bị xuất thông thường là: động cơ, cuộn dây, nam châm, relay, chuông báo,…Thông qua hoạt động của motor, các cuộn dây, PLC có thể điều khiển một hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Các loại thiết bị xuất là một phần kết cấu của hệ thống tự động hóa và vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp vào hiệu suất của hệ thống. Tuy nhiên, các thiết bị xuất khác như là: đèn poilot, còi và các báo động chỉ cho biết các mục đích như: báo cho chúng ta biết tín hiệu ngõ vào, các thiết bị ngõ ra được giao tiếp với PLC qua miền rộng của modul ngõ ra PLC. 3.3 Bộ điều khiển lập trình được PLC: PLC là bộ điều khiển logic theo chương trình bao gồm: bộ xử lý trung tâm CPU chứa chương trình ứng dụng và các modul giao diện nhập xuất. Nó được nối trực tiếp đến các thiết bị I/O. Vì thế, khi tín hiệu nhập, CPU sẽ sử lý tín hiệu và gửi tín hiệu đến thiết bị xuất. 3.4 So sánh PLC với các thiết bị điều khiển thông thường khác: Hiện nay, các hệ thống điều khiển bằng PLC đang dần dàn thay thế cho các hệ thống điều khiển bằng relay, contactor thông thường. So sánh ưu điểm và khuyết điểm của hai hệ thống trên: * Hệ thống điều khiển thông thường: - Thô kệch do có quá nhiều dây dẫn và rơle trên bảng điều khiển. - Tốn khá nhiều thời gian cho việc thiết kế lắp đặt. - Tốc độ hoạt động chậm. - Công suật tiêu thụ lớn. - Mỗi lần muốn thay đổi chương trình thì phải lắp đặt lại toàn bộ, tốn nhiều thời gian. - Khó bảo quản, sữa chữa. * Hệ thống điều khiển bằng PLC. - Những dây kết nối trong hệ thống giảm được 80% nên nhỏ gọn hơn. - Công suất tiêu thụ ít hơn. - Sự thay đổi các ngõ vào, ra và điều khiển hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhờ phần mềm điều khiển băng máy tính hay trên Console. - Tốc độ hoạt động của hệ thống nhanh hơn. - Bảo trì và sửa chữa dễ dàng. - Độ bền và tin cậy vận hành cao. - Giá thành của hệ thống giảm khi số tiếp điểm tăng. - Có thiết bị chống nhiễu. - Ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. 7 - Dễ lập trình và có thể lập trình bằng máy tính, thích hợp cho việc các lệnh tuần tự của nó. - Các modul rời cho phép thay thế hoặc thêm vào khi cần thiết. Do những lý do trên PLC thể hiện rõ ưu điểm của nó so với các thiết bị điều khiển thông thường khác. PLC còn có khả năng thêm vào hay thay đổi các lệnh tùy theo yêu cầu của công nghệ. Khi đó ta chỉ cần thay đổi chương trình của nó, điều này nói lên tính năng điều khiển khá linh động của PLC. 3.5. Các bước thiết kế một hệ thống điều khiển dùng PLC: Để thiết kế một chương trình điều khiển cho một hoạt động bao gồm những bước sau: 3.5.1. Xác định quy trình công nghệ: Trước tiên, ta phải xác định thiết bị hay hệ thống nào muốn điều khiển. Mục đích cuối cùng của bộ điều khiển là điều khiển một hệ thống hoạt động. Sự vận hành của hệ thống được kiểm tra bởi các thiết bị đầu vào. Nó nhận tín hiệu và gởi tín hiệu đến CPU, CPU xử lý tín hiệu và gởi nó đến thiết bị xuất để điều khiển sự hoạt động của hệ thống như lập trình sẵn trong chương trình. 3.5.2. Xác định ngõ vào, ngõ ra: Tất cả các thiết bị nhập, xuất bên ngoài đều được kết nối với bộ điều khiển lập trình. Thiết bị nhập là những contac, cảm biến…Thiết bị xuất là những cuộn dây, valve điện từ, motor, bộ hiện thị. Sau khi xác định tất cả các thiết bị nhập xuất cần thiết, ta định vị các thiết bị vào ra tương ứng cho từng ngõ vào, ra trên PLC trước khi viết chương trình. 3.5.3 Viết chương trình: Khi viết chương trình theo sơ đồ hình bậc thang phải theo sự tuần tự từng bước của hệ thống. 3.5.4. Nạp chương trình vào hệ thống: Bây giờ chúng ta có thể cung cấp nguồn cho bộ điều khiển có lập trình thông qua cổng I/O. Sau đó nạp chương trình vào bộ nhớ thông qua bộ console hay lập trình hay máy tính có chứa phần mềm lập trình hình thang. Sau khi nạp xong kiểm tra lại bằng hàm chuẩn đoán. Nếu được mô phỏng toàn bộ hoạt động của hệ thống để chắc chắn rằng chương trình đã hoạt động tốt. 3.5.5. Chạy chương trình: Trước khi nhấn nút start, phải chắc chắn rằng các dây dẫn nối các ngõ vào, ra đến các thiết bị nhập, xuất đã được nối dúng theo chỉ định. Lúc đó PLC mới bắt đầu hoạt động thậc sự. Trong khi chạy chương trình, nếu bị lỗi thì máy tính hoặc bộ Console sẽ báo lỗi, ta phải sửa lại cho đến khi nó an toàn. Lưu đồ phương pháp thiết kế bộ điều khiển: 8 9 Xác định yêu cầu của hệ thống điều khiển Vẽ lưu đồ chung của hệ thống điều khiển Liệt kê tất cả các ngõ ra, ngõ vào nối tương đối đến các cổng I/O của PLC Chuyển lưu đồ sang sơ đồ hình thang Nạp lập trình sơ đồ hình thang thiết kế cho PLC Chạy thử chương trình Chương trình Hiệu đính lại phần mềm Nạp chương trình vào EPROM Lập hồ sơ hệ thống cho tất cả các bản vẽ END 3.6 Ưu nhược điểm của hệ thống: Trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển công nghiệp vào khoảng năm 1960 và 1970, yêu cầu tự động của hệ điều khiển được thực hiện bằng các Rơle điện từ nối với nhau bằng dây dẫn điện trong bảng điều khiển, trong nhiều trường hợp bảng điều khiển có kích thước quá lớn đến nỗi không thể gắn toàn bộ lên trên tường và các dây nối cũng không hoàn toàn tốt vì thế rất thường xảy ra trục trặc của hệ thống. Một điểm quan trọng nữa là do thời gian làm của các Rơle có giới hạn nên khi cần thay thế cần phải ngừng toàn bộ hệ thống và dây nối cũng phải thay mới cho phù hợp, bảng điều khiển chỉ dùng cho một yêu cầu riêng biệt không thể thay đổi tức thời chức năng khác mà phải lắp ráp lại toàn bộ, và trong trường hợp bảo trì cũng như sửa chữa cần đòi hỏi thợ chuyên môn có tay nghề cao. Tóm lại hệ điều khiển Rơle hoàn toàn không linh động. * Tóm tắt nhược điểm của hệ thống điều khiển dòng Rơle: - Tốn kém rất nhiều dây dẫn. - Thay thế rất phức tạp. - Cần công nhân sửa chữa tay nghề cao. - Công suất tiêu thụ lớn. - Thời gian sửa chữa lâu. - Khó cập nhật sơ đồ nên gây khó khăn cho công tác bảo trì cũng như thay thế. * Ưu điểm của hệ điều khiển PLC: Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển cũng như các quan niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có nhiều ưu điểm như sau: - Giảm 80% số lượng đầu dây nối. - Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp. - Có chức năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho công tác sửa chữa được nhanh chóng và dễ dàng. - Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình (máy tính, màn hình) mà không cần thay đổi phần cứng nếu không có yêu cầu thêm bớt các thiết bị xuất nhập. - Số lượng Rơle và Timer ít hơn rất nhiều so với hệ điều khiển cổ điển. - Số lượng tiếp điểm trong chương trình sử dụng không hạn chế. 10 [...]... Giải quyết bài toán điều khiển hệ thống đóng chai: bài toán điều khiển động cơ băng tải 5.1 Tổng quan về hệ thống: Hệ thống đóng chai hoạt động nhờ hai động cơ Động cơ thứ nhất giúp cho băng tải hoạt động và động cơ thứ hai giúp cho hệ thống vòi chiết bia vào chai hoạt động A Hệ thống vòi chiết bia vào chai * Hệ thống vòi chiết bia vào chai có thể hiểu đơn giản như sau: hệ thống được thiết kế trên một... sao cho đồng tốc với với động cơ làm quay hệ thống chiết, tức là điều khiển sao cho tốc độ động cơ vận hành băng tải thay đổi trong phạm vi hẹp có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống 5.2 Hệ điều khiển tốc độ động cơ DC: Hệ điều khiển tốc độ động cơ DC phân thành hai loại: - Hệ thống hở - Hệ thống kín a) Hệ thống hở: Hệ thống hở còn gọi là hệ thống bán tự động, nó thực hiện nguyên tắc... cậy cao - Chương trình điều khiển có thể in ra giấy chỉ trong vài phút giúp thuận tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống 4 Hệ thống điều khiển băng tải: 4.1 Sơ đồ hệ thống: Đối với các quá trình tự động hóa nói chung và hệ thống đóng chai nói riêng thì băng tải đóng vai trò quan trọng.Từ khâu rửa chai đến khâu rót nguyên liệu và khâu đóng nắp chai thì việc vận chuyển đều cần đến băng tải.Vấn đề... người ta sử dụng các vòng hồi tiếp dòng điện, tốc độ truyền động tự động vòng kín 15 Tài liệu tham khảo - Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tìm hiểu hệ thống đóng chai trong nhà máy bia; Đại học giao thông vận tải Tp Hồ Chí Minh - : Công nghệ sản xuất malt và bia; Hoàng Đình Hoà, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 16 ... chiết vào chai, có thể coi lưu lượng bia chảy trong vòi chiết là không đổi thì sau một khoảng thời gian định trước vòi chiết sẽ ngừng chiết ,vòi chiết băt đầu rời khỏi miệng chai và chai bia được chiết đầy theo băng tải ra ngoài Đó la hành trình để chiết đầy bia vào một chai Khi chai bia đã được chiết đầy bia ra ngoài sẽ có một chai khác được đưa lên băng tải.Các chai được xếp cách nhau một khoảng cách... thiết trên Khi các giả thiết trên được đáp ứng có nghĩa là tốc độ quay của khối tròn,các vòi chiết cũng như tốc độ của đông cơ là không đổi B Hệ thống băng tải Hệ thống băng tải được thiết kế để vận chuyển chai trong các quá trình hoạt động của hệ thống đóng chai. Băng tải hoạt động nhờ một động cơ.Băng tải được thiết kế với hai đoạn chính một đoạn băng tải chạy thẳng và một đoạn là đường cong Đường... giả sử khi chai bia được chiết đầy và đưa ra khỏi băng tải thì chai tiếp theo ở cách đó một đoạn bằng khoảng cách giữa các chai Lúc này chai mới cũng được đưa lên băng tải Như vậy băng tải sẽ hoạt động với tải 13 trọng thay đổi so với lúc chai đầy vừa được đưa ra Từ thời điểm này đến thời điểm chai tiếp theo được chiết đầy tải trọng của băng tải sẽ tăng dần đều theo lượng bia chiết vào một chai, sự thay... cảm biến Khi chai di chuyển qua đây cảm biến sẽ phát hiện và báo về bộ điều khiển Khi hoạt động băng tải sẽ nhận các vỏ chai đã qua các khâu xử lý làm sạch Các chai được đặt trên băng tải với khoảng cách bằng với khoảng cách của các vòi chiết,khi chai đến vị trí đã định trước sẽ được các vòi chiết chiết bia vào Trong lúc chiết bia băng tải vẫn chạy và các vòi chiết cũng quay theo Khi chai được chiết... chính vì vậy khoảng cách của các vòi chiết cũng dược thiết kế bằng với khoảng cách của các chai trên băng tải * Như vậy hệ thống chiết bia vào chai có thể nói là hoat động cố đinh nếu coi lưu lượng bia chảy trong các vòi chiết la cố định và bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường như sức cản không khi …với công nghệ hiện nay có thể đáp ứng được các giả thiết trên Khi các giả thiết trên được đáp ứng có... của hệ thống hở: Khối điều khiển Bộ biến đổi Động cơ DC * Nguyên lý điều chỉnh: Đối với động cơ DC khi giữ điện áp phần ứng không đổi, ta thay đổi độ rộng xung kích thì tốc độ của động cơ sẽ thay đổi và tránh được những biến động lớn về gia tốc và động lực trong hệ + Bộ đảo Vi - chiều Sơ đồ nguyên lý tổng quát Bộ biến đổi đảo chiều có nhiệm vụ thay đổi chiều điện áp đặt lên động cơ b) Hệ thống kín: Hệ . men 2. HỆ THỐNG ĐÓNG CHAI TRONG NHÀ MÁY BIA: 2.1 Tổng quan về quy trình đóng chai: Hiện nay với công nghệ hiện đại rất nhiều quá trình công nghiệp được tự động hoá. Trong đó hệ thống đóng chai trong. động cơ thứ hai giúp cho hệ thống vòi chiết bia vào chai hoạt động. A. Hệ thống vòi chiết bia vào chai * Hệ thống vòi chiết bia vào chai có thể hiểu đơn giản như sau: hệ thống được thiết kế trên. mô tả như sau: Từ khâu cấp chai, các chai được đưa vào hệ thống băng tải, trước tiên chai được cho đi qua hệ thống rửa. Chai dùng trong hệ thống đóng chai thường là chai thành phẩm, nên thường

Ngày đăng: 18/12/2014, 14:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan