thực trạng thị trường bất động sản việt nam từ 1986 đến nay

38 1.8K 2
thực trạng thị trường bất động sản việt nam từ 1986 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM: ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Mai Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp: TN4T1 Trường Đại học Công đoàn Thành viên nhóm 1: 1. Trần Thị Đào 2. Nguyễn Thị Bích Diệp 3. Nguyễn Bá Điệp 4. Trịnh Minh Đức 5. Nguyễn Văn Dũng 6. Nguyễn Ngọc Duyên 7. Văn Thị Hiên 8. Nguyễn Thị Xuân Hoài 9. Phạm Minh Khuê 10. Ngô Xuân Linh 11. Lương Ngô Tuấn Minh 12. Nguyễn Thị Thanh Nga 13. Bùi Thị Ngọc – Nhóm trưởng (buithingoc30791@gmail.com) 14. Nguyễn Thị Khánh Ngọc 15. Vũ Thị Nguyệt 16. Nguyễn Thị Nhàn 17. Trần Thị Hồng Tâm 18. Nguyễn Thị Linh Trang 19. Nguyễn Thị Minh Trang I THỰC TRẠNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM 1 1. Thc trng bt ng sn Vit Nam t 1986 trc 1993. Bối cảnh: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế nền KT hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của NN theo định hớng XHCN Chế độ quản lý đất đai: Giao đất SX ổn định, lâu dài cho hộ GĐ, cá nhân. Ngời sử dụng đất có 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất (Luật đất đai 1993) Chế độ quản lý nhà ở: Xóa bỏ bao cấp về nhà ở (1992), chuyển nhà ở sang KD, khuyến khích các TPKT phát triển nhà ở Thị trờng BĐS: Hình thành thị trờng nhà ở, đợc phép mua bán nhà gắn với chuyển quyền sử dụng đất. 2. Thc trng bt ng sn Vit Nam t 1993 - 1996. 2 Vào những năm đầu của thập niên 90, thị trường bất động sản ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, biến động lớn. Thị trường nhà ở và đất đai đô thị đã bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên, lúc bấy giờ nhà nước chưa có chính sách thích hợp để quản lý thị trường này nhằm tạo điều kiện cho thị trường hoạt động lành mạnh. Đây là giai đoạn mà thị trường nhà đất hoạt động rất sôi động, nổ ra cơn sốt bất động sản đầu tiên ở Việt Nam. Sôi động nhất là ở những thành phố có tốc độ tăng trương kinh tế cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Vũng Tàu… Nhà ở lúc bấy giờ được xây dựng vào những thời kỳ khác nhau, với những nguyên vật liệu khác nhau. Những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1954 vẫn tồn tại, điển hình là các khu phố cổ, phố cũ. Các ngôi nhà cấp IV được xây dựng bằng vật liệu tạm như gỗ đã trải qua nhiều thập kỷ vẫn đang được sử dụng. Kết quả điều tra và nghiên cứu chỉ ra rằng ,trong nhiều khu phố, nhà ở cần được sửa sang chiếm 35-38% và nhà trong tình trạng không an toàn chiếm 10-15%. Việc đất đai và nhà cửa đô thị được thị trường hóa cùng với việc đầu cơ đã kéo theo giá đất tăng nhanh, nhất là ở những nơi sinh lợi lớn. Trong nền kinh tế thị trường, việc thị trường nhà đất hoạt động không lành mạnh, mất cân đối giữa cung và cầu nhà ở, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho các tầng lớp dân cư. Từ 1993, thị trường bất động sản chuyển sang giai đoạn mới. Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự ra đời của Luật đất đai (1993) và hệ thống các văn bản pháp qui triển khai các nội dung của Luật này. Tuy nhiên, Luật đất đai 1993 ra đời trong bối cảnh thị trường bất động sản đang sốt ở đỉnh cao, việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật vừa chậm trễ, vừa bị chi phối bởi các mục tiêu mang tính chất tình thế, đồng thời lại có giá trị hồi tố, lấy mốc là thời điểm Luật đất đai năm 1993 ban hành. Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật là một kẽ hở về thời gian cho một số doanh nghiệp nhảy vào đầu cơ đất đai. Hơn nữa, việc không cụ thể hoá kịp thời đối với danh mục các loại đất được Nhà nước cho thuê và các loại đất được Nhà nước giao đã tạo tâm lý không yên tâm đối với những người thuê đất. 3 Cơn sốt đất 1993 – 1994: Cơn sốt này diễn ra trong hoàn cảnh Luật đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Theo đó, người sử dụng đất có 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và xác định đất có giá do Nhà nước quy định (Luật đất đai 1993). Do đó, Luật đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản ở phân khúc Đất và Quyền sử dụng đất, tạo tâm lý thoải mái và lạc quan cho người dân dẫn đến đợt bùng phát đầu tiên về nhu cầu đất đai và nhà ở, sôi nổi nhất là ở các thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Vũng Tàu… Không chỉ vậy, một nguyên nhân khác có thể lý giải cho cơn sốt đất năm 1993 và 1994 là kinh tế bắt đầu có những chuyển biến khác tích cực. Giai đoạn 1993 - 1994 ghi dấu những thành quả bước đầu của quá trình Đổi mới, đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến cả nước hết sức lạc quan và tin tưởng vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh. Sau cơn sốt mạnh thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm. Nguyên nhân do các chính sách vĩ mô và sự biến động của nền kinh tế. Cụ thể : Trong số các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đáng chú ý nhất là Nghị định 18/CP ngày 13/02/1995 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Nghị định 18/CP là một văn bản pháp qui có tính điều hành cao. Xét về mục tiêu ngắn hạn, trong thời điểm thị trường đất đai đang bị đầu cơ một cách tràn lan thì việc ra đời Nghị định 18/CP đã tác động mạnh tới hạn chế đầu cơ về địa ốc. Tuy nhiên, xét về mục tiêu phát triển thị trường BĐS thì Nghị định này đã để lại một hậu quả lớn. Với những qui định của Nghị định này, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn vốn (5/7 số công ty kinh doanh địa ốc trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đã phá sản 4 hoặc lâm vào tình trạng phá sản). Các doanh nghiệp không thế chấp được đất mà mình đã phải bỏ tiền ra để có trước đó, tam giác nợ được hình thành, thị trường bị ngừng trệ. Thêm vào đó, những biến động của nền kinh tế vĩ mô cũng là một trong những yếu tố chính tác động đến sự suy thoái của thị trường nhà đất . GDP năm 1995 vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng rất cao (9,5%) tuy nhiên lạm phát lại bắt đầu bùng nổ trở lại khi tăng tới 16,9%. Các dấu hiệu bất ổn của kinh tế khu vực Đông Á bắt đầu xuất hiện. Tăng trưởng xuất nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm. Trước tình hình lạm phát chính sách tiền tệ cũng bị thắt chặt khiến lãi suất tăng mạnh. Tăng trưởng tín dụng năm 1995 chỉ còn 24%, năm 1996 còn 17,57%, thấp hơn nhiều so với mức 40% của năm 1994. Cũng trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu chậm dần từ năm 1996 và đạt mức thấp nhất 4,8% vào năm 1999. Đây cũng là giai đoạn kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính Đông Á 1997. 3. Thực trạng bất động sản Việt Nam từ 1996 - 2000. 3.1 Diễn biến bất động sản 1996 - 2000. 3.1.1 Các nhu cầu về nhà - đất được đáp ứng đầy đủ với chất lượng cao hơn. Trong thời kỳ 1996 – 2000 Nhà nước đã giao 9,3 triệu ha đất nông nghiệp cho các hộ nông dân, các nông trường, trang trại và trên 260 nghìn ha đất chuyên dùng (bằng 17% tổng diện tích quỹ đất này) nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của nền kinh tế, đã giao và cho thuê 25 nghìn ha đất ở đô thị (bằng 34% quỹ đất này). Những diện tích đất đựơc Nhà nước giao và cho thuê đã góp phần quan trọng tạo ra những thành tựu cho phát triển nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, cải tạo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội. 5 3.1.2 Các hoạt động trong thị trường quyền sử dụng đất đã tạo ra những chuyển biến đột phá. Việc mua bán, chuyển đổi, cho thuê lại… quyền sử dụng đất mở ra những cơ hội để người sử dụng đất đầu tư và sử dụng đất hiệu quả hơn. Quyền sử dụng đất đã mở ra hàng chục triệu m 2 đất đã được trao đổi từ chủ sử dụng cũ sang chủ sử dụng mới để đáp ứng các nhu cầu thiết thực cho đầu tư phát triển. Tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ tính từ năm 1995 đến năm 2002 đã giải quyết mua bán chuyển dịch nhà ở được 101.201 hồ sơ, 6.077 giấy phép cho người nước ngoài thuê, giao đất cho 11.415 hé gia đình và tổ chức với diện tích gần 28 triệu m 2 (Nguồn: Sở địa chính - nhà đất thành phố Hồ Chí Minh). 3.1.3 Thị trường nhà ở phát triển rất sôi động. Trên 75% tổng số hộ gia đình đã được giao hoặc nhận quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà hoặc mua nhà đất ở. Tuyệt đại bộ phận số hộ còn lại đã có nhà ở theo phương thức thuê nhà. Nhìn chung, hơn 99% tổng số hộ gia đình đã có nhà ở. Quyền có nhà ở của người dân về cơ bản đã được thực hiện mặc dù chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 13% tổng diện tích nhà ở). Nhiều địa phương đã nâng cao diện tích nhà ở bình quân đầu người từ 3 – 4 m 2 trước đây lên 6 – 8 m 2 hiện nay. Trong 10 năm qua 1991 – 2000, diện tích nhà ở cả nước tăng từ 629 triệu lên trên 700 triệu m 2 , trong đó khu vực đô thị tăng trên 50 triệu m 2 . Nhà do dân tự xây chiếm khoảng 75% tổng diện tích nhà được xây dựng. Từ năm 1991 – 2000, tại các đô thị trên cả nước đã có gần 600 dự án nhà ở và khu đô thị mới. (Nguồn: Dự thảo báo cáo tình hình phát triển nhà ở 10 năm 1991 – 2000 và các giải pháp lớn giai đoạn 2001 - 2010). 6 Bảng 1.2: Tình hình phát triển nhà ở đô thị Việt Nam giai đoạn 1996 – 1999 Đơn vị tính: 1000m 2 Năm Toàn quốc Hà Nội TP. Hồ Chí Minh 1996 – 1999 25000 2438 8378 1996 5122 522 1720 1997 5921 509 2279 1998 6252 719 2383 1999 7705 688 1996 (Nguồn: Dự thảo chương trình phát triển nhà ở đô thị 2001- 2005 Bộ xây dựng) 3.1.4 Thị trường kinh doanh mặt bằng xây dựng, kinh doanh diện tích văn phòng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… đã có những khởi sắc Theo thống kê của uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) trước đây, tính đến cuối năm 1994 trong sè 1174 dự án liên doanh với hơn 11,3 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam có 132 dự án (chiếm 11,24%) với tổng số vốn khoảng 2 tỷ USD (chiếm 17,85%) đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, du lịch. Riêng trong 9 tháng đầu năm 1995 đã có khoảng 600 triệu USD (chiếm 12% trong tổng số) đầu tư vào lĩnh vực khách sạn. Đây là thị trường được phát triển mạnh trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Các lực lượng tham gia thị trường này gồm nhiều loại như các pháp nhân quốc doanh, các pháp nhân công quyền, tư nhân, dân tự xây, liên doanh với nước ngoài, liên doanh trong nước. Một phần lớn quỹ nhà được chuyển thành các văn phòng cho thuê, diện tích thương mại và khách sạn mini. Thị trường này đáp ứng được nhiều loại đối tượng theo thứ tự ưu tiên được chi phối bởi mức sinh lời trong kinh doanh, trước hết là đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài (khách du lịch, người nước ngoài thuê làm văn phòng hoặc mở cơ sở kinh doanh), tiếp đến là các nhà kinh doanh trong nước cho thuê làm văn phòng đại diện, mở cửa hàng kinh doanh thương mại và khách du lịch nội địa. 7 3.1.5 Qua thực tế vận hành của thị trường nhà đất, công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường này có điều kiện hoàn thiện, thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực này không ngừng tăng lên. Về mặt quản lý, một mặt Nhà nước cần khẩn trương ban hành và bổ sung các văn bản pháp lý, đề ra các chính sách cụ thể liên quan đến việc điều chỉnh từng vấn đề cụ thể của thị trường BĐS như đất đai, nhà ở tạo lập mặt bằng cho sản xuất… nhằm tạo dần các điều kiện cho thị trường nhà đất đi vào hoạt động và phát triển. Mặt khác, Nhà nước cũng có những chính sách nhằm điều chỉnh những khiếm khuyết của thị trường nhà đất thông qua việc tạo dựng các quỹ phát triển hạ tầng và đô thị, chính sách hỗ trợ lãi suất, phát động phong trào xây nhà tình nghĩa, trợ cấp về nhà ở, đất ở cho những người có công với cách mạng…Những chính sách này đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định và bước đầu phát triển thị trường BĐS. Trong 10 năm qua Chính phủ đã chỉ đạo viêc biên soạn thảo và ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy công tác quản lý và phát triển nhà ở theo hướng chuyển từ cơ chế bao cấp về nhà ở sang chính sách tạo điều kiện để nhân dân chủ động tham gia cải thiện chỗ ở. - Năm 1991 Nhà nước ban hành pháp lệnh nhà ở - Năm 1992 ban hành chính sách xoá bao cấp, đất tiền nhà vào tiền lương - Năm 1993 ban hành luật đất đai và các chính sách chuyển hoạt động cho thuê nhà sang phương thức kinh doanh. - Năm 1994 ban hành chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và chính sách mua bán và kinh doanh nhà ở. Triển khai chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê. - Năm 1996 ban hành cơ chế hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở. - Năm 1997 và 1998 ban hành cơ chế thí điểm một số ưu đãi và khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở. - Năm 1998 Chính phủ đã cho áp dụng cơ chế vay vốn cải thiện nhà ở đối với đồng bào bị bão lụt đồng bằng sông Cửu Long - Năm 1999 ban hành Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991. 8 - Năm 2000 Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người hoạt động cách mạng trước Cách mạng thàng 8/1945 cải thiện nhà ở. - Năm 2001 Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật đất đai sửa đổi Luật đất đai năm 2003. Các văn bản pháp lý về quản lý đất đô thị đã được bổ sung và hoàn thiện dần bao gồm các văn bản chủ yếu sau: - Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất đô thị. - Nghị định số 91/CP ngaỳ 17/8/1994 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị. - Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 (phần quy định về chuyển quyền sử dung đất). - Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất. - Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. - Thông tư số 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/9/1999 của tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành nghị định 17/1999/NĐ-CP. - Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất tại đô thị. - Nghị định 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất Hiện nay nhà nước đã ban hành gần 500 văn bản các loại liên quan đến đất và nhà đất. Các văn bản này phần nào đã góp phần tích cực vào việc quản lý thị trường nhà đất. Sự trao đổi giữa các đối tượng mua bán trên thị trường nhà đất một mặt góp phần làm thị trường nhà đất sôi động hơn, mặt khác giúp cho các khoản thu ngân sách trong lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể do các loại thuế và phí chuyển giao quyền sử dụng đất và nhà ở. Hiện nay thuế chuỷên quyền sở hữu đất đối với đất ở là 4%. Tổng mức thuế và phí phải nộp khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng về nhà đất từ 3-5% 9 Bảng 1.3: Thu ngân sách nhà nước liên quan đến BĐS giai đoạn 1995 – 2000 Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Thuế cơ quan sử dụng đất 319 329 355 347 213 Thu cấp quyền sử dụng đất 1173 969 800 913 1009 Tiền thuê đất 0 455 382 408 390 Thu tiền bán nhà sở hữu nhà nước 347 802 822 771 836 Tổng 1839 2555 2359 2343 2448 (Nguồn: Cục quản lý công sản – Bộ tài chính) 3.2 Những tồn tại yếu kém trong việc phát triển thị trường bất động sản Việt Nam từ năm 1996 - 2000 3.2.1 Tỷ lệ giao dịch phi chính quy cao, tình trạng vi phạm quy định về nhà đất rất cao. Đây có thể coi là một vấn đề nổi cộm hiện nay. Cùng với tính chất manh nha của thị trường, các giao dịch mua bán phi chính quy tồn tại với tỷ lệ lớn (nhất là đối với quyền sử dụng đất), với nhiều hình thức phong phú đa dạng và chủ yếu ở các khu vực đô thị. Theo ước tính con số này chỉ bằng khoảng 30% số vụ giao dịch trên thực tế. Chính việc không quản lý được giao dịch này đã dẫn đến nạn đầu cơ trong lĩnh vực nhà đất cũng như đẩy giá nhà đất lên cao bất thưòng thể hiện rõ qua 2 cơn sốt nhà đất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 – 1993 và 2001 – 2002. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật đất đai được tăng cường đã phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai, để uốn nắn và có nhiều giải pháp xử lý. Kết quả thanh tra cho thấy vi phạm chính sách, pháp luật đất đai là phổ biến, có nơi, có lúc vi phạm rất nghiêm trọng. 10 [...]... tăng lãi suất lập tức đầu tư bất động sản bị ảnh hưởng 6 Thực trạng bất động sản Việt Nam từ 2010-2012 17 6.1 Thực trạng bất động sản tại Việt Nam 2010 – 2011 6.1.1 Năm 2010 Năm 2010, thị trường Bất động sản ở 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP HCM liên tiếp có những biến động tăng- giảm bất thường Trong khi tại Hà Nội, thị trường bất động sản tiếp tục tăng giá và diễn biến phức tạp, TP Hồ Chí Minh... Đây cũng là giai đoạn kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 4 Thực trang bất động sản Việt Nam từ 2001 - 2006 4.1 Giai đoạn thị trường bất động sản bùng nổ (2001-2003) Sau giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm thị trường bất động sản bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001 – 2002 Trước năm 2000, thị trường bất động sản đã có một thời gian dài trầm... sốt thứ ba vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã đẩy giá bất động sản đến mức kỷ lục Thực trạng thị trường bất động sản Viêt Nam trong giai đoạn hiện nay với những đặc điểm chủ yếu như sau: Thị trường phát triển nóng Đa số các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, đã chọn thị trường BĐS, một thị trường đang phát triển "nóng" tại Việt Nam và kỳ vọng thu được tỷ suất lợi nhuận cao Theo... mức thấp, người dân nghĩ đến đầu tư vào vàng không hiệu quả 4.2 Giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng (2003 – 2006) 13 Sau khoảng thời gian biến động và lên tới đỉnh, giá bất động sản ở Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn “trầm lắng”, “đóng băng” như nhiều nhà kinh doanh bất động sản nhận định Thị trường bất động sản năm sau lạnh hơn năm trước, các giao dịch mua bán bất động sản ít và ở mức giá thấp... vực khác ngoài bất động sản Niềm tin vào thị trường bất động sản đang bị giảm sút Nhiều người bắt đầu nhận ra rằng giá bất động sản hiện đang quá “ảo”, rằng thị trường tiếp tục giảm sâu hơn nữa mới hợp lý Các nhà đầu tư, đầu cơ sau một thời gian tham gia vào thị trường đã “sực tỉnh” trước tình trạng nguồn cung bất động sản tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây, nhận thấy bất động sản không còn... thành phố Hồ Chí Minh, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài từ hơn 3 năm nay (từ đầu năm 2009) và chưa có dấu hiệu 23 hồi phục Nhiều doanh nghiệp bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng sẽ... Nam sẽ đắt lên - Do mặt bằng giá quá cao vượt quá sức mua của phần đông người thực sự có nhu cầu và chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát khiến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, phải đẩy mạnh bán ra bằng cách giảm giá bán về mứ hấp dẫn thị trường kém sôi động, số giao dịch bị giảm, giá cả chững lại 6.2 Thực trạng bất động sản Việt Nam năm 2012: Thời gian qua thị trường bất động sản Việt Nam. .. doãng rộng Trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần và ngày càng có chiều hướng tăng hơn 27 2 Hậu quả của thị trường bất động sản đóng băng Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,... án tiếp tục gặp khó khăn nên đầu tư các khu đô thị giảm mạnh Lợi nhuận thu từ kinh doanh bất động sản giảm mạnh: Do số lượng vốn để kinh doanh bất động sản rất lớn, tính “lỏng” của bất động sản lại rất kém cùng với việc thị trường bất động sản “đóng băng” và giảm nhiệt nhanh chóng đã làm lợi nhuận từ việc kinh doanh bất động sản giảm mạnh, trong khi các lĩnh vực đầu tư khác như vàng, ngoại 31 tệ, cổ... phố, địa phương khác cũng nguội dần và đi vào ổn định 5 Thực trạng bất động sản Việt Nam từ 2007 - 2009 Giai đoạn thị trường bất động sản bùng nổ (2007 - 2008) Sau giai đoạn ngưng trệ của thị trường BĐS giai đoạn 2003 - 2006 Giai đoạn phục hồi, phát triển mới từ đầu năm 2007 với việc hình thành tính chuyên nghiệp bằng sự vận động của tự thân thị trường cùng tiến trình hoàn thiện hành lang pháp lý (Luật . do vậy, khi có biến động về tăng lãi suất lập tức đầu tư bất động sản bị ảnh hưởng. 6. Thực trạng bất động sản Việt Nam từ 2010-2012. 17 6.1 Thực trạng bất động sản tại Việt Nam 2010 – 2011. 6.1.1. NHÓM: ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Mai Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp: TN4T1 Trường Đại học Công đoàn Thành viên nhóm 1: 1. Trần Thị Đào 2 nguội dần và đi vào ổn định. 5. Thực trạng bất động sản Việt Nam từ 2007 - 2009. Giai đoạn thị trường bất động sản bùng nổ (2007 - 2008) Sau giai đoạn ngưng trệ của thị trường BĐS giai đoạn 2003 -

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan