Rèn cho học sinh tiểu học viết đúng chính tả trong giờ Chính Tả lớp 5

21 1K 1
Rèn cho học sinh tiểu học viết đúng chính tả trong giờ Chính Tả lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 / 21 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ có nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người. Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, bài tập so sánh, … để các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời. Thế nhưng, hiện tượng viết sai chính tả không chỉ xảy ra đối với học sinh trong nhà trường, tình trạng sai chính tả đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, pa-nô, áp phích, internet, … nhất là ở học sinh bậc Tiểu học. Cụ thể là trên địa bàn huyện Kiên Lương - nơi đây dân cư cả ba miền tập trung sinh sống rất đông trong đó có cả dân tộc Khmer, Hoa,…Từ đó, việc phát âm có phần đa dạng, học sinh thường phát âm chưa chuẩn, phát âm theo tiếng địa phương, đặc biệt đối với một số học sinh là người miền Trung, việc viết sai các dấu thanh “sắc - nặng, hỏi - ngã ” chiếm tỉ lệ khá cao như: “nói” lại thành “ nọi ”, như “ ăn ” thành “ eng”, … học sinh miền Bắc thường viết sai phụ âm “ l - n ” như “ lấp lánh ” thành “nấp nánh ”, … ; riêng học sinh ở địa phương thì “ về ” thành “dề ” hay “lan” và “lang”, “cá rô” thành “cá gô”, Trang 2 / 21 “bên ngoài” thành “ bên quài ”, “ rượu ” thành “ gụ ”, … Trong thực tế, “vùng nào thì hiểu theo vùng nấy ” nên thật ra trong từng địa phương kiểu phát âm như vậy đã thành “quen tai ” , ai cũng hiểu, dễ “cho qua”, có điều sự sống chung, pha trộn cư dân trong các vùng miền của cả nước hiện nay là phổ biến, nên khó khăn trong việc “ nghe - viết ” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với chính tả Việt Nam. Trước vấn nạn học sinh viết sai chính tả ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: “ Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh viết sai chính tả ? ” Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hóa Việt. Viết đúng, nói chuẩn tiếng Việt là việc cần phải làm ngay. Với ý nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn phân môn chính tả để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính tả ở tiểu học. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn chính tả - lớp Năm ”. 2. Phạm vi và đối tượng đề tài: * Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình và nội dung của phân môn chính tả lớp Năm. - Sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5. - Chuyên đề về Giáo dục tiểu học. - Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn chính tả ở tiểu học” * Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng viết sai chính tả. - Biện pháp khắc phục lỗi chính tả. - Một số bài viết chính tả của học sinh khối lớp Năm, đặc biệt là học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1. Trang 3 / 21 3. Mục đích của đề tài: Trong quá trình giảng dạy thì thực trạng trong từng lớp, từng đối tượng học sinh cũng khác nhau, nên tôi nhận thấy vấn đề đặt ra cần giải quyết là giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất để giúp học sinh khắc phục viết sai lỗi chính tả theo đúng quy ước của ngành Giáo dục và của xã hội. B. PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận của đề tài: Các lĩnh vực ngôn ngữ như ngôn ngữ học, ngữ pháp học, phong cách học đều có những đóng góp về mặt lý luận để các nhà khoa học giáo dục biên soạn chương trình học Tiếng Việt cho từng cấp học. Ở phân môn chính tả, các lĩnh vực của ngôn ngữ học đều có sự đóng góp để hình thành cơ sở khoa học. Chẳng hạn như ngữ pháp văn bản giúp cho việc xác định rõ nghĩa của từ trong văn bản, xác định rõ các âm tiết của từ đó mà viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực ngữ âm học là cơ sở lý luận gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả. Chữ viết của tiếng Việt là chữ viết ghi âm cho nên nguyên tắc chính tả tiếng Việt chủ yếu là nguyên tắc ngữ âm học. Ngoài ra, chính tả tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc nữa như nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt, … Những nguyên tắc này có lúc không đồng nhất với nguyên tắc ngữ âm học, do vậy chính tả tiếng Việt cũng còn có những trường hợp bất nhất. Cụ thể trong tiếng Việt cách phát âm ở những vùng miền có khác nhau ( phương ngữ ). Bên cạnh đó lại có trường hợp từ mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn. Ví dụ: Chòng chành - tròng trành ; lỡ làng - nhỡ nhàng ; … Lăm le - nhăm nhe ; sum sê - xum xuê ; …. Hoặc có khi một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết. Ví dụ: i: trong lí luận, mĩ thuật, … y: trong Lý Thái Tổ, thư ký, … / i / Trang 4 / 21 Bản thân hệ thống âm vị tiếng Việt còn có một số âm vị không ghi thống nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ. Ví dụ: c: con cuốc / cờ / k: cái kim q: tổ quốc Trước những bất minh trên, việc xác định trọng điểm chính tả cần cho dạy học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng hệ thống âm chuẩn toàn dân, mặt khác phải tham khảo biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải dùng nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh. II/ Thực trạng của vấn đề: 1. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm văn hiến, đã tích lũy được một kho tàng tập quán văn học và văn hóa rất đa dạng, phong phú. Chữ viết ( theo mẫu tự La tinh) của dân tộc ta tuy mới hình thành hơn một trăm năm nay, nhưng đã thành trụ cột then chốt của nền văn hóa nước nhà. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói, lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam. Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội. Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ là học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số giáo viên và những người thành đạt. Trang 5 / 21 Hiện nay đa số học sinh (kể cả sinh viên, người lớn) thường thích xem truyện tranh như: Đô-rê-mon, Co-nan, Thủy thủ Mặt trăng, Bảy viên ngọc rồng, … hơn là đọc sách, tạp chí văn học, … Việc không có thói quen (gọi là “văn hóa đọc” ), không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi. Người đọc sách nhiều sẽ có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả. Thông thường môn chính tả mới có yêu cầu về viết đúng, viết đẹp. Còn lại một số môn học khác, giáo viên thường bỏ qua việc soát lỗi, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh học thuộc, tính toán đúng. Hơn nữa bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn và giáo viên chưa quan tâm đúng mức, nên việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm, toàn ý, chưa có hiệu quả. Mặc khác một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc nói và viết một cách chuẩn mực tiếng Việt ( vì có bài mẫu, sách mẫu, học thêm , …) Từ những vấn đề nêu trên để hạn chế việc học sinh viết sai chính tả, tôi đã đi sâu về bộ môn này, nghiên cứu, suy nghĩ để tìm ra giải pháp giúp các em viết đúng chính tả. “Nét chữ là nết người” viết đúng chính tả thể hiện ý thức của người học sinh trong học tập đối với chữ viết - một thứ chữ gắn liền với nền văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng Việt. 2. Thực tế trình độ chính tả của học sinh tiểu học: Đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/1. Sau khi khảo sát chất lượng, để nắm bắt tình hình học tập của các em, tôi đã lập bảng thống kê về môn chính tả như sau: Trang 6 / 21 Đầu năm học 2010 - 2011 TSHS: 35/19 MÔN CHÍNH TẢ GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU 09 / 5 14 / 7 07 / 6 05 /1 Qua trao đổi, dự giờ các bạn đồng nghiệp cùng khối; thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt và kết quả khảo sát của học sinh, tôi nhận thấy tình trạng dạy và học chính tả hiện nay hiệu quả đạt chưa được cao, cụ thể là: - Kết quả khảo sát học tập của học sinh, các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, tình trạng này có cả nguyên nhân ở nội dung và phương pháp dạy học của phân môn này. - Từ thực tiễn dự giờ, tôi thấy giáo viên chuẩn bị bài giảng rất chu đáo, tận tâm giảng dạy tỉ mỉ cho học sinh cách viết từng chữ, từng câu nhưng cuối cùng vẫn có không ít học sinh viết sai, ngay cả những từ giáo viên mới vừa phân tích hướng dẫn xong. - Nguyên nhân dẫn đến cái sai là do một số học sinh đọc chậm, đọc ngắc ngứ, cách phát âm không chuẩn. Nói - đọc như thế nào thì viết như thế đó; học sinh phân biệt chưa rõ cách đọc nhất là “ l ” và “ n ” , “ tr ” và “ ch ”, “ s ” và “ x ”, “ gi - d - r ”, thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. - Một số học sinh ráp âm, ráp vần để tạo thành tiếng chưa thành thạo, nhất Trang 7 / 21 là đối với một số tiếng khó viết, ít gặp. Ví dụ: lấp loáng, suy thoái, gọn ghẽ, khoét, ngọ nguậy, ngoằn ngoèo, …. - Phần lớn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống nên các em chưa thật chú tâm đến học tập, tiếp thu kiến thức chậm, khó nhớ mau quên. Những kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết còn nhiều hạn chế. Trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc phải hai loại chính tả như sau: a) Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành: Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt. a.1 Đặc điểm chính tả tiếng Việt : - Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính : các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong khi nói, vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau. Ví dụ : Ai về thăm mẹ quê ta (6 âm tiết) Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… ( 8 âm tiết) - Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết. * Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau : THANH ĐIỆU Phụ âm đầu VẦN Âm đệm Âm chính Âm cuối Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào. * Cách xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ : Muốn xác định ký hiệu Trang 8 / 21 ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào mô hình cấu tạo vần. Ví dụ : Tiếng Phụ âm đầu VẦN Thanh điệu Âm đệm Âm chính Âm cuối Em yêu màu tím Hoa cà hoa sim m t h c h s o o e yê a i a a a i m u u m m ngang ngang huyền sắc ngang huyền ngang ngang * Khi viết một tiếng, dấu thanh luôn được đặt ở âm chính: dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác được đặt ở phía trên âm chính. Ví dụ: hình, phận, rộng, đúng, tìm, tạo, … * Khi viết các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm. Ví dụ: mía, nghĩa, giữa, của, múa, lửa, … * Những tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi. Ví dụ: biển, người, quốc, nước, luận, hoàng, … a.2 Quy tắc viết hoa hiện hành : - Tình trạng viết hoa trong chính tả hiện hành: Trang 9 / 21 a/ Đánh dấu sự bắt đầu một câu. b/ Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức c/ Biểu thị sự tôn kính : Bác Hồ, Người Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử dụng. Ví dụ : Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau : Phạm nguyễn như An Phạm nguyễn Như An Phạm Nguyễn Như An Phạm - nguyễn - như – An. Cùng một tên đất, tồn tại những cách viết khác nhau : Hà Nội ; Hà - nội ; Hà nội Cùng một tên tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau : Trường tiểu học thị trấn Kiên Lương1. Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương1. Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương1. - Quy định về cách viết hoa tên riêng : (của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành). đang áp dụng trong nhà trường. + Đối với tên người và tên địa lý : viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết, không dùng gạch nối. Ví dụ : Trần Quốc Toản, Hà Nội, Bình Trị Thiên, Vũng Tàu + Đối với tên người và tên địa lý nước ngoài : viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Ví dụ: Tên người: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, Ét-mân Hin-la-ro, … Tên địa lí: I-ta-li-a, Hi-ma-lay-a, Niu-di-lân, Ê-vơ-rét, … + Đối với tên tổ chức, cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi Trang 10 / 21 bộ phận tạo thành tên đó. Ví dụ : Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1. Nhà xuất bản Giáo dục. Trường Trung học cơ sở Kiên Lương 1. b) Sai cách phát âm chuẩn: b.1 Lỗi viết sai thanh điệu: Tiếng Việt có 6 thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng ) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Số lượng tiếng mang 2 thanh này rất nhiều và rất khó nhớ - kể cả những người có trình độ văn hoá cao. Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lẩn lộn,… b.2 Lỗi viết sai phụ âm đầu: Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: [...]... viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là l viết là n, ngược lại n viết là l , dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu hỏi Từ những cách nêu trên giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi và tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để tránh * Biện pháp 3: Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rèn cho học sinh kỹ năng đọc: Muốn cho học sinh. .. sai dẫn đến việc viết sai Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm trực tiếp giảng dạy như sau: * Biện pháp 1: Củng cố quy tắc chính tả cho học sinh: - Là giúp cho học sinh nắm vững các quy tắc chính tả - Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì giáo viên cần tập trung vào các loại bài chính tả phân biệt Qua loại bài chính tả phân biệt này học sinh được ôn luyện... lệ viết đúng đạt trên 90% Ngoài ra, các em còn thể hiện sự viết đúng, viết đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của môn học khác nói chung Trong tiết học chính tả, không khí lớp học trở nên hào hứng, sôi nổi, các em học sinh không còn rụt rè e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài Kết quả này được thể hiện rõ trong các đợt kiểm tra định kì của môn chính tả trong lớp. .. cho vốn kinh nghiệm của bản thân Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải phát âm chuẩn, viết đúng chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy, giáo viên phải là người có lòng tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch hướng dẫn rèn chữ cho học sinh, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các hiện tượng mắc lỗi chính tả ở học. .. sinh để đưa ra biện pháp sửa chữa đúng lúc Giáo viên cần lập cho học sinh mỗi em một quyển vở rèn chính tả, kiểm tra , đánh giá học sinh qua từng thời gian cụ thể, động viên các em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập Trang 20 / 21 * Ý nghĩa: Trong sự nghiệp giáo dục, dù ai đã và đang công tác cũng chung nhau một lòng mong mõi là làm sao, làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng. .. việc dạy chính tả, tôi nhận thấy rằng nếu chỉ dùng sách giáo khoa, thì chưa đáp ứng đầy đủ với các yêu cầu dạy cho học sinh học yếu chính tả ở tiểu học Vì vậy, để khắc phục lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một vài biện pháp để giúp các em nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với trình độ tiếp thu của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ... viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu học sinh viết cho học sinh soát lỗi - Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai, từ đó học sinh có ý thức được các lỗi mà mình mắc phải, bằng cách viết lại các lỗi sai đó vào một quyển vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng hơn trong khi viết Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự kiểm tra soát lỗi... học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làm rạng danh tiếng Việt, sử dụng đúng chính tả có tầm quan trọng cho cả quốc gia và là một yêu cầu tất yếu của xã hội hiện tại Qua đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giúp học sinh học tốt môn chính tả - lớp 5 tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định được chất lượng chính tả của học sinh trường tiểu học thị trấn Kiên Lương 1, từ đó đề ra những... trọng, quanh quẩn Ngoài ra cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả Ví dụ : Khi nào viết là Da , khi nào viết là Gia? + Da : Chỉ lớp bao bên ngoài các loại động vật + Gia : Chỉ mối quan hệ dòng họ Trang 16 / 21 * Biện pháp 2: Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi chính tả: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự bản thân các em sửa lỗi... tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ … tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót Đặc biệt giáo viên phải chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phải, để đưa ra các dạng bài tập rèn cho các em viết đúng chính tả và củng cố các quy tắc chính tả cho các em qua các kiểu bài khác nhau Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả các em học sinh, . cứu: - Thực trạng viết sai chính tả. - Biện pháp khắc phục lỗi chính tả. - Một số bài viết chính tả của học sinh khối lớp Năm, đặc biệt là học sinh lớp 5/ 1 Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương. dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính. dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để tránh. * Biện pháp 3: Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rèn cho học sinh kỹ năng đọc: Muốn cho học sinh viết đúng chính tả,

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan