phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ

80 239 0
phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO I H o0o KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGA RI RO TÍN DNG TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRINNÔNG THÔN VIT NAM CHI NHÁNH LÁNG H SINH VIÊN THC HIN : PHC HUN MÃ SINH VIÊN : A16308 CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG HÀ NI  2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO I H o0o KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGA RI RO TÍN DNG TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRINNÔNG THÔN VIT NAM CHI NHÁNH LÁNG H ng dn : Ths. Trn Th Thùy Linh Sinh viên thc hin : Phm c Hun Mã sinh viên : A16308 Chuyên ngành : Ngân hàng HÀ NI  2014 LI C Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáoTrần Thị Thuỳ Linh, trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý - trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phc Hun L Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên PHC HUN MC LC  PHÒNG NGA RI RO TÍN DNG TI NGÂN HÀNG I 1 1.1. Ri ro tín dng ci 1 1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1 1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng 6 1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng 12 1.2. Phòng nga ri ro tín dng trong hong ci 13 1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng 13 1.2.2. Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng 14 1.2.3. Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng 15 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng 17  THC TRNG RI RO TÍN DNG TI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG H 20 2.1.  c v tình hình ho ng và phát trin ca Chi nhánh NHNo & PTNT Láng H 20 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ 20 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh 22 2.2. Thc trng ri ro tín dng ti NHNo&PTNT Chi nhánh Láng H. 28 2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn. 28 2.2.2. Thực trạng nợ xấu 31 2.3. Thc trng phòng nga ri ro tín dng ti Ngân hàng Nông nghip và Phát trin nông thôn Vit Nam chi nhánh Láng H 34 2.3.1. Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng 34 2.3.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng 34 2.3.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng 35 2.3.4. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng 36 2.3.5. Kiểm tra, kiểm soát tín dụng 38 2.3.6. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng 39 2.3.7. Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn 42 2.3.8. Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng 43 2.4. c trng phòng nga và x lý ri ro tín dng trong Chi nhánh NHNo & PTNT Láng H trong thi gian qua 45  CÁC GII PHÁP VÀ KIN NGH NHM PHÒNG NGA VÀ HN CH RI RO TÍN DNG TI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG H . 51 3.1. ng v phòng nga ri ro tín dng ca Chi nhánh NHNo&PTNT Láng H. 51 3.2. Mt s gii pháp nhm phòng nga ri ro tín dng ti Chi nhánh NHNo & PTNT Láng H 52 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích đánh giá khách hàng 52 3.2.2. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay. 53 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng 54 3.2.4. Các giải pháp phân tán rủi ro 56 3.2.5. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ 57 3.2.6. Cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ quá hạn 57 3.2.7. Cần thay đổi quan điểm: Thế chấp là sự đảm bảo vững chắc cho khoản tiền vay mà phải là hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng 59 3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 59 3.2.9. Kiểm tra chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của Giám đốc và Ban lãnh đạo 60 3.2.10. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng qui định 60 3.2.11. Áp dụng lãi suất thỏa thuận. 61 3.2.12. Một số kiến nghị 61 DANH MC VIT TT CBTD : Cán bộ tín dụng CIC : Trung tâm thông tin tín dụng CIH : Trung tâm điều hành DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DPC : Dự phòng chung DPCT : Dự phòng cụ thể HĐQT : Hội đồng quản trị HSX CN : Hộ sản xuất cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNNo&PTNT VN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng XLRR : Xử lý rủi ro CBTD : Cán bộ tín dụng DANH MC CÁC BNG BIU, HÌNH V TH, CÔNG THC Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn 23 Bảng 2.2: Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 25 Bảng 2.3: Doanh số một số dịch vụ của chi nhánh 27 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNNo& PTNT Láng Hạ 28 Bảng 2.5: Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ 29 Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 30 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 31 Bảng 2.8:Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ 31 Bảng 2.9:Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ 32 Bảng 2.10:Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN Chi nhánh Láng Hạ 33 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức 21 Sơ đồ 2.2Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng 41 1  PHÒNG NGA RI RO TÍN DNG TI NGÂN HÀNG I 1.1. Ri ro tín dng ci Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đặc biệt và nhạy cảm, đóng vai trò trung gian, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế và cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra ngân hàng thường có đặc điểm là có hệ số nợ cao, do đó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc việc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn. Trong tài liệu “ Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang phát triển”, rủi ro tín dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng do một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không hoàn trả được nợ vay ngân hàng. Theo Thomas P.Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng. Còn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thưc hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Như vậy, việc khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ vay sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, không những thế ngân hàng vừa phải trả tiền gốc và lãi khi huy động cho vay vừa phải mất chi phí để huy động nguồn khác bù đắp. Chưa kể ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, điều này cũng làm tăng chi phí cho ngân hàng. Nói chung, rủi ro tín dụng lúc nào cũng gây cho ngân hàng nhiều tổn thất về mặt tài chính. 1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng A. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan  Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:  Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới 2 Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu…) vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.  Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị ngân hàng nước ngoài thu hút.  Sự tấn công của hàng nhập lậu Việt Nam với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến buôn lậu đã kéo dài dai dẳng từ nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm, thiết bị điện tử, là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình buôn lậu ở nước ta.  Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ. Do đó, sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, ở nước ta những nằm gần đây, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá nhiều vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.  Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi  Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương Trong những năm qua, Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào [...]... đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Vì thế nên ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và những tổn thất của nó gây nên Tuy nhiên công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào một số yếu tố sau:  Chính sách quản lý rủi ro tín dụng Chính... của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ a Quá trình hình thành và phát triển Theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/01/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT Việt Nam) NHNo & PTNT Việt Nam có đầy đủ những chức... hình phòng ngừa rủi ro tín dụng cho riêng mình thì các NHTM cần phải có được các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng cả theo phương pháp truyền thống lẫn hiện đại Có như vậy mới tránh được tổn thất phát sinh, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng được lợi nhuận 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ 2.1 Sơ lƣợc về tình hình hoạt động và phát triển của Chi nhánh. .. khi ngân hàng không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu trình trạng kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng 1.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng. .. những rủi ro, phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ và chịu tổn thất Do đó việc chấp nhận rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng 13 Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những chính sách hạn... công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng là: Chính sách tín dụng : Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh của mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng Quy... dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể được hiểu là những giải pháp được các ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa, hạn chế những tổn thất và khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng Do ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều tìm những biện pháp riếng biệt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, khắc phục những tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng Nội dung... ngừa rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung Nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng Một ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức một cách có hệ thống và có sự phân quyền giữa các bộ phận quản lý và bộ phận điều hạnh, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng. .. hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của ngân hàng 1.2.2 Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế - xã hội Nếu một ngân hàng nào... hạn chế được những rủi ro xảy ra đồi với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng Ngoài ra, công tác phòng ngừa rủi ro nếu được thực hiên tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung, Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế 14 1.2.3 Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng . cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian. trin nông thôn Vit Nam chi nhánh Láng H 34 2.3.1. Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng 34 2.3.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng 34 2.3.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng 35. điểm và xếp hạng khách hàng 36 2.3.5. Kiểm tra, kiểm soát tín dụng 38 2.3.6. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng 39 2.3.7. Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn 42

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan