tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm

91 308 0
tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu Khai thác than là ngành công nghiệp khai khoáng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hoà chung với sự phát triển của đất nước ngành công nghiệp khai thác than đang từng ngày từng giờ đổi mới về mọi mặt để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế để xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước ta. Với những trang sử hào hùng,Công ty cổ phần than Hà Lầm là công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, vốn điều lệ của công ty do các cổ đông đóng góp, trong đó Tập đoàn TKV giữ cổ phần chi phối. Việc khai thác than của công ty chủ yếu là công nghệ khai thác than hầm lò, vì vậy đòi hỏi công ty phải không ngừng cải tiến, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao sản lượng khai thác than. Đến nay công ty đã cơ giới hoá được hầu hết các dây chuyền khai thác trong lò chợ, nâng cao năng lực sản xuất, sản lượng khai thác và tiêu thụ ngày một tăng. Những biến động thị trường hiện nay nói chung và biến động ngành than nói riêng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước những khó khăn ấy tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sau thời gian đi thực tập tìm hiểu thực tế được sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần than Hà Lầm, với những kiến thức đã được học cùng sự hướng dẫn dạy bảo của các thầy cô giáo, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã được hoàn thành với các nội dung sau: Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần than Hà Lầm. Chương 2: Tìm hiểu công tác tài chính của Công ty cổ phần than Hà Lầm Chương 3: Tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần than Hà Lầm. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và nhận sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cô chú,anh chị kế toán và sự hướng dẫn của thầy giáo,song còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo để em hoàn thiện bài viết này. Phần 1 Giới thiệu chung về Công ty I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Hà Lầm 1. Giới thiệu chung về Công ty Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - VINACOMIN Tên tiếng Anh: HaLam – VINACOMIN Coal Joint Stock Company Tên viết tắt: VHLC Địa chỉ: Khu 6 – Phường Hà Lầm - Hạ Long - Quảng Ninh Điện thoại: 0333 825339 Fax: 0333 821203 Email: halamcoal@vnn.vn Website: www.halamcoal.com.vn Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – TKV được thành lập với số vốn điều lệ là 93 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần Nhà nước do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nắm giữ là 5.343.153 cổ phần chiếm 57,46% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho 3596 cán bộ công nhân viên trong công ty là là 2 697 000 cổ phần chiếm 29% vốn điều lệ. Cổ phần bán đấu giá công khai cho 12 nhà đầu tư là 1.259.847 cổ phần chiếm 13,5 % vốn điều lệ. 2 .Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần than Hà Lầm - tiền thân là mỏ than Hà Lầm được thành lập vào ngày 1/08/1960. Mỏ được tách ra từ xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai tiếp quản từ thời Pháp để lại. Mỏ được thành lập dựa vào các văn bản pháp lý thành lập mỏ, văn bản thoả thuận cấp đất và tài nguyên đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: - Quyết định số 59/ĐT - KTCB ngày 21/6/1973 phê duyệt, thiết kế sơ bộ hạ tầng - 50 công trường 28 thuộc mỏ Hà Lầm có công suất là 200.000 tấn/năm. - Quyết định của Bộ năng lượng số 246 /XDCB ngày 28/4/1989 phê duyệt LCKT - KT cải tạo mỏ Hà Lầm. Đưa công suất khu vực Lò Đông từ 100.000 lên 200.000 tấn/năm và duy trì công suất này. - Quyết định của Bộ năng lượng số 57/XDCB quyết định ngày 8/9/1990 về việc phê duyệt LCKTKT khai thác khu Hữu Nghị mỏ Hà Lầm bằng phương pháp Lộ thiên với tên công trường khai thác Lộ thiên Hữu Nghị mỏ Hà Lầm công suất 100.000 - 150.000T/năm. Như vậy từ tháng 9 / 1990 mỏ tồn tại 2 phương pháp khai thác song song, Lộ thiên và hầm lò. - Quyết định số 402 NL/TCCBLĐ ngày 30/6/1993 cuả bộ năng lượng "về việc thành lập mỏ Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai" và chính thức đăng ký kinh doanh số 303931 ngày 18/3/1994 với ngành nghề. + Khai thác , chế biến, tiêu thụ than. + Thi công công trình xây dựng cơ bản. + Sửa chữa thiết kế mỏ. + Quản lý kinh doanh Cảng. - Theo sự phát triển chung và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày 29/12/1997 Bộ trưởng BCN quyết định số 25/1997 QĐ - BCN về việc "V/v Chuyển mỏ than Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam". - Căn cứ vào quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam V/v "Đổi tên mỏ Hà Lầm thành Công ty than Hà Lầm doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam". - Đến ngày 01 tháng 02 năm 2008 Công ty chính thức chuyển sang Công ty cổ phần. Hiện nay Công ty mang tên chính thức là: Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin, là thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. II. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than Hà Lầm 1. Chức năng,nhiệm vụ Theo Quyết định só 25 QĐ-BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Mỏ than Hà Lầm là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam có chức năng khai thác và chế biến than. Theo Quyết định số 25 QĐ - BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Mỏ Than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam. Theo Quyết định số 5219 – TVN/TCCB ngày 13/12/1997 của Tổng giám đốc Than Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của Công ty là: * Trong lĩnh vực đầu tư phát triển: Có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư duy trì sản xuất với chức năng là chủ đầu tư. * Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh những mặt hàng theo ngành nghề đã đăng ký trên cơ sở phối hợp kinh doanh chung của Than Việt Nam. * Trong lĩnh vực hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế: Có quyền và trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn sử dụng vốn phát triển và các nguồn lực được than Việt Nam giao. Với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập mỏ có trách nhiệm nộp các loại thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy định của Than Việt Nam. * Trong lĩnh vực tổ chức: Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất, tuyển chọn bố trí CBCNV trong dây truyền sản xuất, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng theo chế độ Nhà nước và Than Việt Nam. * Sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội. 2. Ngành nghề kinh doanh - Khai thác, chế biến và tiêu thụ than. - Vận tải bằng ô tô. - Sửa chữa thiết bị máy móc, ô tô vận tải. - Khai thác cảng lẻ. - Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và đời sống phục vụ công nhân - Khai thác vật liệu xây dựng - Mặt hàng sản xuất kinh doanh. Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là than. Than Công ty sản xuất chủ yếu tiêu thụ cho các nhà máy điện, xi măng và xuất khẩu. 3. Các sản phẩm của Công ty Để sản xuất ra than thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Quy trình khai thác than và chế biến than thành phẩm đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư trang thiết bị máy móc tốt. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. Hiện nay Công ty thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, Công ty đã làm thêm một số mặt hàng cơ khí, xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của công ty. Song sản phẩm than vẫn là chủ yếu. Doanh thu sản xuất chiếm từ 92 - 95% tổng doanh thu.Các mặt hàng ngoài than chủ yếu phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị của Công ty và để tận dụng năng lực thiết bị, giảm chi phí cố định trong sản xuất. III. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty cổ phần than Hà Lầm 1.Sơ đồ bộ máy quản lý : Công ty Cổ phần than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, tự chịu trách nhiệm về quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì trước hết Công ty phải có bộ máy quản lý tốt. Trên cơ sở điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty được đại hội đồng cổ đông thông qua, bộ máy tổ chức của Công ty theo hướng gọn nhẹ gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình "trực tuyến - chức năng". Theo hình thức quản lý này, người lãnh đạo có trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh theo tuyến đã quy định. Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất. Hình thức quản lý này có nhược điểm là người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. Tuy nhiên, hình thức này có ưu điểm phù hợp với công nghệ khai thác, đồng thời phát huy hết trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên toàn Công ty. 2. Nhiệm vụ của từng bộ phận a.Bộ phận quản lý  Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. ĐHĐCĐ có các quyền sau: - Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ; - Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của các kiểm toán viên; - Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị; - Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành; - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.  Hội đồng quản trị (HĐQT) Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau: - Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty; - Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty. - Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ; - Triệu tập, chỉ đạo nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ; - Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty; - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.  Ban kiểm soát (BKS) BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm, BKS thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban: - Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT; - Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc; - Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường khi xét thấy cần thiết.  Ban giám đốc (BGĐ) BGĐ gồm Giám đốc điều hành, Phó giám đốc (PGĐ) Kỹ thuật, PGĐ sản xuất, PGĐ cơ điện, Kế toán trưởng, PGĐ an toàn, PGĐ kinh tế, PGĐ đầu tư xây dựng cơ bản do HĐQT bổ nhiệm. BGĐ có nhiệm vụ: - Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật; - Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm, dài hạn của Công ty; - Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với Phó giám đốc, Kế toán trưởng; - Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật; - Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty; - Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua;  Các Tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng gồm Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh.  Các phòng quản lý có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý từng lĩnh vực chuyên môn, là phòng trực thuộc Công ty. Các phòng quản lý bao gồm các phòng khối kỹ thuật và khối nghiệp vụ. - Khối kỹ thuật gồm có 10 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; Phòng Thông gió mỏ; Phòng Địa chất; Phòng Trắc địa, Phòng Cơ điện, Phòng Vận tải; Phòng An toàn mỏ; Phòng Quản lý dự án; Phòng Đầu tư XDCB; Phòng Môi trường. Khối kỹ thuật có nhiệm vụ chính là quản lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo từng chuyên ngành: lập, kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật, thi công, nghiệm thu thực hiện. - Khối nghiệp vụ gồm 6 phòng chức năng: Phòng Kế hoạch vật tư; Phòng Tổ chức - Đào tạo; Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính; Phòng Thanh tra Kiểm toán; Phòng Lao động tiền lương; Phòng Tiêu thụ. Khối nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý các lĩnh vực về nghiệp vụ chuyên môn theo từng chuyên ngành. - Khối điều hành sản xuất gồm 4 phòng chức năng: Phòng Điều khiển sản xuất; Phòng KCS; Phòng kho; Phòng Bảo vệ quân sự. [...]... pháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình - Chuẩn mực số 04: "Tài sản cố định vô hình" được ban hành theo qui định số 149/2001/QĐ-BTC ngày31/12/2001 của bộ tài chính về việc quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định vô hình - Chuẩn mực số 06: "Thuê tài sản" được ban hành và công bố theo quyết định số165/2002/QĐ- BTC ngày31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc... tháng 10 năm 2009 - Công văn số 4422 TC/PC của Bộ Tài chính ngày14/4/2005 về việc tiêu chuẩn công nhận tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định - Công văn số 1022TCT/DNNN của Tổng Cục thuế ngày 5/42005 về việc trích khấu hao tài sản cố định - Chuẩn mực số 03: "Tài sản cố định hữu hình" được ban theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của bộ tài chính về việc qui định và hướng dẫn các... Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài cố định hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình - Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định cộng... chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên toàn công ty Chính điều này đã có tác dụng không nhỏ trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty b Chế độ làm việc Công ty Cổ phần than Hà Lầm thực hiện chế độ làm việc gián đoạn Ngày công chế độ của Công ty áp dụng theo bộ luật lao động làm việc không quá 8 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần - Khối trực tiếp sản xuất: Là các công trường, phân...Khối điều hành sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty điều hành sản xuất hàng ngày, tổ chức nghiệm thu số và chất lượng than sản xuất tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công ty và cấp phát vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất - Khối Hành chính gồm 4 phòng chức năng: Phòng Hành chính; Phòng Tin học quản lý; Phòng Thi đua văn thế, Phòng Y tế Khối Hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản... thưởng năm 2013 ban hành theo quyết định số 1326/QĐ-HĐQT ngày 26/2/2010 của công ty cổ phần than Hà Lầm: Nguyên tắc chung của công ty là phân phối tiền lương, thu nhập phải gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc hoàn thành, năng suất chất lượng hiệu quả của từng đơn vị từng bộ phận và từng người lao động, lao động là thợ chủ chốt, đóng vai trò quyết định đến sản xuất trong dây... mực kế toán Việt Nam hiện hành, nguyên giá TSCĐ được xác định cho tưng trường hợp cụ thể như sau: * Tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định hữu hình: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): Là giá mua thực tế phải trả cộng với các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định. .. tiền lương của phân xưởng Thanh toán thu nhập của phân xưởng với Công ty theo khối lượng sản phẩm đã được nghiệm thu Các công trường phân xưởng trong Công ty có địa bàn làm việc riêng đặt gần khai trường sản xuất Căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể của từng công trường, phân xưởng mà Công ty giao kế hoạch sản xuất cho đơn vị Công trường, phân xưởng có nhiệm vụ triển khai sản xuất đảm bảo hàng tháng,... của TSCĐ là phần mềm máy vi tính( trong trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan ): bao gồm toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính * Tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lí của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản Giá trị hợp lý là giá trị tài sản. .. cách và hàng tháng được trả 80% lương giãn cách, cuối năm kế hoạch tuỳ vào kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn quỹ lương của công ty sẽ có quyết định mức hưởng bổ sung V Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 1, Cơ sở vật chất kĩ thuật Các thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng sau: Số Tên thiết bị lượng Năm sản xuất (chiếc) Thuộc Công sở . công tác tài chính của Công ty cổ phần than Hà Lầm Chương 3: Tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần than Hà Lầm. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và nhận sự giúp. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty cổ phần than Hà Lầm 1.Sơ đồ bộ máy quản lý : Công ty Cổ phần than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than -. Công ty chính thức chuyển sang Công ty cổ phần. Hiện nay Công ty mang tên chính thức là: Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin, là thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan