nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng

94 601 0
nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học. Để hoàn thành khóa luận này, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Cự - đã định hướng và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến các cán bộ khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhiệt tình dạy bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã động viên, chia sẻ và chu cấp cho con trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn - những người đã luôn luôn động viên, luôn luôn cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập. Hải Phòng, ngày 01 tháng 08 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Chuyên ii Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Diễn giải 1 GHCP Giới hạn cho phép 2 ĐNN Đất ngập nước 3 CTV Cộng tác viên 4 NNK Những người khác 5 HST Hệ sinh thái 6 RNM Rừng ngập mặn 7 NTTS Nuôi trồng thủy sản 8 CHH Chất hữu cơ 9 VSV Vi sinh vật 10 TCN Tiêu chuẩn ngành 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 MBTB Mực biển trung bình 13 BTC Bãi triều cao 14 BTT Bãi triều thấp 15 CH - CB Cát Hải - Cát Bà 16 KST Kí sinh trùng 17 WSSV White spot syndrome virus (Bệnh vi rút đốm trắng) 18 YHD Yellow head desease (Bệnh đầu vàng) 19 MBV Monodon bacilovirus (Bệnh còi ở tôm sú) 20 ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) 21 FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) 22 CCD Charge coupled device (Bộ cảm thụ ảnh dạng tuyến) 23 HRV High resolution visible imaging system (Hệ thống độ phân giải cao vùng ánh sáng nhìn thấy) iii Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 24 WSF World shrimp farming iv Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Diện tích đầm nuôi và RNM theo các khu vực thuộc vùng ven biển Hải Phòng ở các mốc thời gian năm 1994, năm 2000 và năm 2008 22 Bảng 2. Biến động diện tích đầm nuôi ở Hải Phòng giai đoạn 1994 - 2008 27 Bảng 3. Mức độ xói lở bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 28 Bảng 4. Mức độ bồi tụ ngang bãi triều ở một số điểm ven bờ Hải Phòng trong giai doạn 1994 - 2008 (m/năm) 29 Bảng 5. Mức biến động của tỉ lệ giữa tổng diện tích RNM với tổng diện tích ao đầm nuôi của vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 1994 - 2008 35 Bảng 6. Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm sú tại Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2008 38 Bảng 7. Kết quả quan trắc môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm sú trọng điểm Hải Phòng giữa vụ nuôi năm 2004 39 Bảng 8. Kết quả quan trắc môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm sú trọng điểm Hải Phòng giữa vụ nuôi năm 2008 40 Bảng 9. Kết quả theo dõi dịch bệnh ở một số khu vực nuôi tôm sú 42 Bảng 10. Tổng lượng thải nguồn sinh hoạt khu vực ven bờ Hải Phỏng 45 Bảng 11. Tổng lượng thải nguồn công nghiệp ở khu vực ven bờ Hải Phòng 46 Bảng 12. Các chất ô nhiễm kim loại nặng trong ao nuôi tôm sú 47 Bảng 13. Các chất ô nhiễm thuốc trừ sâu Clo hữu cơ trong các vùng nuôi tôm sú tại Hải Phòng 50 Bảng 14. Lượng dầu thải từ hoạt động hàng hải trong 52 v Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Mô hình tổng quát các bước giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 18 Hình 2. Ảnh vệ tinh SPOT đa phổ thu ngày 24/12/1994 khu vực vùng ven biển Hải Phòng 23 Hình 3. Ảnh vệ tinh SPOT đa phổ thu ngày 14/09/2000 khu vực vùng ven biển Hải Phòng 24 Hình 4. Bản đồ hiện trạng đầm nuôi khu vực vùng ven biển 24 Hình 5. Ảnh vệ tinh SPOT đa phổ thu ngày 05/11/2008 khu vực vùng 25 Hình 6. Bản đồ hiện trạng đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng năm 2008 26 Hình 7. Bản đồ biến động diện tích đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2008 28 Hình 8. Vị trí các ao (đầm) nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến 31 Hình 9. Vị trí các ao (đầm) nuôi tôm sú bán thâm canh, nuôi công nghiệp 32 Hình 10. Vị trí các ao (đầm) nuôi tôm sú đang giảm năng suất hoặc bị bỏ hoang 33 Hình 11. Biến động hàm lượng N-NO2- ở một số khu vực nuôi tôm sú tại Hải Phòng 41 Hình 12. Biến động hàm lượng dầu mỡ ở một số khu vực nuôi tôm sú tại Hải Phòng 42 Hình 13. Biến động tình hình dịch bệnh ở một số khu vực nuôi tôm sú 43 Hình 14. Biến động hàm lượng Zn2+ trong ao nuôi tôm sú ở một số vùng nuôi trọng điểm tại Hải Phòng 48 Hình 15. Sơ đồ cấu trúc bãi triều vùng của sông ven biển Hải Phòng 54 Hình 16. Phân bố hàm lượng cacbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 56 Hình 17. Phân bố thế oxy hóa - khử qua tỷ số Fe3+/Fe2+ trong trầm tích bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 57 Hình 18. Phân bố chiều dầy lớp trầm tích màu nâu, nâu xám bề mặt trầm tích bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 58 Hình 19. Phân bố hàm lượng Ssunfua tổng số trong trầm tích màu nâu, nâu xám bề mặt trầm tích bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 59 Hình 20. Phân bố chiều dày trầm tích RNM màu xám xanh, xám nâu dưới bề mặt trầm tích bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 60 Hình 21. Phân bố hàm lượng Ssunfua trong trầm tích RNM mầu xám xanh, xám nâu của bãi triều vùng ven biển Hải Phòng 60 Hình 22. Tạo màn chắn địa hóa bằng cách dải bạt xanh nhân tạo ở 76 vi Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 MỞ ĐẦU Sự phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu từ những năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP cho phép chuyển đổi phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản (NTTS). Diện tích nuôi tôm sú trong cả nước đã tăng từ 250000 ha năm 2000 lên đến 478000 ha năm 2001, 546000 ha năm 2003 và 627000 ha năm 2007. Chỉ trong vòng một năm sau khi nghị quyết 09 ra đời, đã có khoảng 250000 ha gồm 232000 ha ruộng lúa năng suất thấp, 1900 ha diện tích đất hoang hóa ngập mặn được chuyển đổi thành ao nuôi tôm (Báo cáo tổng kết NTTS của Bộ Thủy sản các năm từ 2000 - 2007). Nghề nuôi tôm ở Việt Nam diễn ra theo hướng vừa mở rộng diện tích vừa gia tăng mức độ thâm canh, nhưng hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn là chủ yếu. Diện tích nuôi tôm thâm canh tăng trưởng nhờ sự khuyến khích của Chính phủ, các địa phương và sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước nuôi tôm khác trên thế giới, nghề nuôi tôm sú ở nước ta đã và đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn là dịch bệnh mà nguyên nhân chính là do suy thoái môi trường, ô nhiễm nguồn nước, tích lũy mầm bệnh trong ao nuôi quá cao, khi bệnh tôm xuất hiện, các cơ sở nuôi tôm sú tăng cường sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh để phòng, trị bệnh làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên, dẫn đến giảm sức tải môi trường của ao nuôi tôm. Vì vậy, trong vùng nuôi ô nhiễm môi trường càng cao, tích lũy mầm bệnh càng lớn dẫn đến dịch bệnh càng nhiều làm cho nhiều ao nuôi tôm không còn sản lượng thu hoạch và bị hoang hóa. Theo ước tính, đến quý III năm 2008 chỉ riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, diện tích nuôi tôm đã giảm đến gần 80000 ha. Dải ven bờ Việt Nam nói chung và vùng nuôi tôm sú ven biển Hải Phòng nói riêng, hiện trạng ô nhiễm môi trường , tích lũy mầm bệnh, dịch bệnh ngày càng xảy ra nghiêm trọng dẫn đến năng suất nuôi ngày càng giảm, chi phí sản xuất tăng cao và diện tích bị bỏ hoang ngày càng nhiều. Giai đoạn 2005 - 2007 tại 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 Hải Phòng có khoảng 7000 ha nuôi tôm sú, sản lượng đạt khoảng 1114 tấn, đến năm 2008 diện tích nuôi tôm sú giảm rất nhanh còn khoảng 4950 ha, do phần lớn diện tích nuôi tôm sú không hiệu quả đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác hoặc để hoang hóa. Từ thực tế trên, để góp một phần nhỏ vào việc tái sử dụng các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang đạt hiệu quả, trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp đại học, được sự giúp đỡ, ủng hộ của các thầy cô trong Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các cán bộ khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu biện pháp phục hồi các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang”, đề tài cấp Bộ giai đoạn 2009 - 2011 và nhất là sự hướng dẫn, định hướng, chỉ bảo nhiệt tình của TS. Nguyễn Đức Cự, tôi đã mạnh dạn đề xuất và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển Hải Phòng” với mục tiêu và nội dung sau đây:  Mục tiêu Góp phần đưa các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang tại vùng ven biển Hải Phòng trở lại nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao.  Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh kéo dài tại vùng ven biển Hải Phòng. - Xác định nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang tại vùng ven biển Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp phục hồi các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang tại vùng ven biển Hải Phòng. 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nuôi tôm sú và những vấn đề nghiên cứu liên quan trên thế giới Nuôi tôm thương mại là một ngành sản xuất tương đối mới, được phát triển từ những năm đầu của thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Các đối tượng nuôi chủ yếu hiện nay là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm he chân trắng (Penaeus vannemei), một số quốc gia có nuôi tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm he mùa (Penaeus merguiensis), tôm nương (Penaeus orientalis), tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus),…nhưng sản lượng nhỏ. Trong đó, hai khu vực sản xuất tôm lớn nhất là châu Á và khu vực Nam Mỹ (World Shrimp Farming in 1997). Từ những năm 1980 trở lại đây, nuôi tôm theo hình thức thâm canh công nghiệp mới thực sự phát triển để nâng cao năng suất và sản lượng. Năm 1997, khu vực Đông Nam Á dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm với 506035 tấn, chiếm 53,7% tổng sản lượng tôm trên thế giới. Cả khu vực Châu Á, tổng sản lượng tôm chiếm đến 78%, sau đến châu Mỹ chiếm 21% sản lượng tôm nuôi (FAO, 1998). Cho đến nay, các nước có sản lượng tôm nuôi đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Ecuado. Năm 1991, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới với tổng sản lượng tôm nuôi đạt 200000 tấn chiếm 26,1%, đứng thứ hai là Indonesia với 25,2%, tiếp đó là Thái Lan 19,8% tổng sản lượng tôm thế giới (FAO, 2000). Tuy vậy, việc phát triển thâm canh hóa để tăng hiệu quả đầu tư của nghề nuôi tôm đã dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái trong các vùng nuôi tôm rộng lớn vào giai đoạn 1991 - 2000. Hiện tượng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra liên tiếp, lây lan ra diện rộng ở nhiều khu vực nuôi tôm gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Theo các số liệu thống kê của FAO cho thấy, sản lượng tôm nuôi trên thế giới giảm dần từ 733000 tấn năm 1994 giảm xuống chỉ còn 660000 tấn vào năm 2007, mặc dù diện tích nuôi được mở rộng tăng cao hơn (World Shrimp Farming, 1997). Cũng theo thống kê của FAO, sản lượng tôm sú nuôi 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 của các nước đang phát triển đều tăng cao cả diện tích và sản lượng nuôi một cách bùng phát từ 1990 - 1995 sau đó đều bị giảm dần so ô nhiễm môi trường và dịch bệnh: Thái Lan sản lượng cao nhất năm 1994 đạt 265524 tấn đến năm 1997 giảm 215000 tấn mặc dù diện tích tăng cao hơn; Indonesia sản lượng cao nhất đạt 159480 tấn vào năm 1997 và từ đó đến nay sản lượng giảm liên tục mặc dù diện tích nuôi cũng tăng cao hơn; Trung Quốc sản lượng tôm nuôi đạt cao nhất 200000 tấn vào năm 1991 và đến năm 1994 giảm chỉ còn 63872 tấn; Philippine năm 1997 sản lượng tôm nuôi đạt 113000 tấn và đến năm 2000 giảm xuống còn 41610 tấn; Ecuado sản lượng tôm nuôi năm 1998 đạt 147000 tấn và đến năm 2000 giảm xuống còn 79400 tấn; Ấn Độ năm 1998 sản lượng tôm nuôi 413000 tấn và đến năm 2003 chỉ còn 150000 tấn và Malaysia năm 1997 sản lượng tôm nuôi đạt 101000 tấn đến năm 2000 chỉ còn 57000 tấn…Nguyên nhân giảm sản lượng tôm nuôi của các nước trên thế giới là do phát triển quá nhanh (phát triển nóng thiếu quy hoạch đồng bộ) các ao nuôi tôm làm cho môi trường bị ô nhiễm và dịch bệnh kéo dài vào những năm 1991 - 2000, dẫn đến nhiều diện tích ao nuôi tôm bị bỏ hoang hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác (FAO, 2005). Các nghiên cứu tại Thái Lan, Philippine, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Mexico, của tác giả Stevenson năm 1997, 1999; Griggs và Funge năm 1994; Potaros năm 1995; Sammut và Mohan năm 1996; Sammut và Hanafy năm 2002; Yap năm 1997; Macintosh năm 1996; Hambrey năm 1996 và nhiều nghiên cứu khác đều cho rằng nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút sản lượng của các ao nuôi tôm là do ô nhiễm môi trường và bệnh, dịch. Về tác hại của bệnh, dịch đã được nhiều nghiên cứu chỉ rõ mức độ gây hại, loại bệnh và đưa ra một số biện pháp phòng trị,…tuy nhiên, tác hại do nguyên nhân ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của tôm nuôi và các biện pháp phục hồi vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng mà còn mang nhiều mô tả định tính [27]. Trước thực trạng trên, một số nước đã đầu tư tiến hành nghiên cứu xác định nguyên nhân ô nhiễm và dịch bệnh làm suy thoái môi trường các ao nuôi tôm dẫn đến hoang hóa và giảm sản lượng. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phục 4 [...]... việc phát triển nghề nuôi tôm sú nước lợ, khôi phục và phát triển RNM Cho đến nay, những nghiên cứu kiểm kê định lượng và tìm ra nguyên nhân các ao nuôi tôm bị bỏ hoang trên các vùng cửa sông ven biển Hải Phòng, từ đó đề xuất các biện pháp tái sử dụng có hiệu quả các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang lần đầu tiên được nghiên cứu Kết quả nghiên cứu không những góp phần giải quyết nguyên nhân suy thoái môi trường,... 08/03/2009 - 05/08/2009 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khu vực nghiên cứu là các vùng NTTS trọng điểm ven biển Hải Phòng tại: huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy, Cát Hải, quận Đồ Sơn và quận Hải An 2.1.3 Đối tượng nghiên cứu Các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển Hải Phòng 2.2 Phương pháp - Kĩ thuật nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống Vùng ben biển Hải Phòng là vùng có hai loại cửa sông điển... đến các ao nuôi tôm sú, đó là vùng cửa sông châu thổ và vùng cửa sông hình phễu Mỗi vùng cửa sông bị chi phối rất khác biệt về điều kiện tự nhiên và sinh thái Vì vậy, các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở đây có rất nhiều nguyên nhân cần được nghiên cứu và đánh giá Phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống như sau: Tìm hiểu tổng quan các vùng cửa sông dọc ven biển Hải Phòng: vùng cửa sông châu thổ (dải ven. .. tổng diện tích NTTS, diện tích nuôi tăng lên nhanh chóng nhưng năng suất nuôi không tăng Nhưng từ năm 2006 - 2008, diện tích nuôi tôm sú tại các vùng nuôi tôm trọng điểm tại Hải Phòng giảm mạnh Năm 2008, diện tích nuôi tôm sú tại Hải Phòng chỉ còn 4950 ha (Viện Tài nguyên và Môi trường biển, năm 2008) Năng suất nuôi tôm sú bán thâm canh ở các ao, đầm vùng ven biển Hải Phòng còn thấp đạt 0,41 tấn/ha... có hiệu quả các ao nuôi tôm bị bỏ hoang, nâng cao sản lượng nuôi Các tác giả đưa ra khuyến cáo tại các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang có thể lựa chọn một số giải pháp chung như sau để phục hồi: - Tái tạo lại hệ sinh thái (HST) nguyên thủy trước đây của khu nuôi tôm để đưa đất trở lại sản xuất theo các quy trình nuôi bền vừng hơn - Tái tạo lại HST nguyên thủy trước đây của khu nuôi tôm rồi nuôi các đối tượng... Nguyễn Hữu Thọ, 2007 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái môi trường và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất và nước ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang giảm năng suất” và nhiều những nghiên cứu của các tác giả khác Từ các kết quả đã đạt được đó sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phục hồi các ao nuôi tôm bị bỏ hoang ở những vùng ven biển nước ta 8 Kho¸... trạng đầm nuôi thủy sản vùng ven biển Hải Phòng 3.1.1 Khái niệm về hoang hóa trong các ao đầm nuôi tôm sú Các ao đầm nuôi tôm sú có xuất xứ phần lớn từ vùng đất bồi tự nhiên có RNM phát triển tại các thuỷ vực ven bờ, ngoài ra còn cả phần đóng góp từ việc chuyển đổi của các qũy đất khác nhau Thời gian ban đầu khi mới xây dựng ao đầm, các ao đầm nuôi tôm sú đều cho hiệu quả năng suất và sản lượng cao; không... hiện trạng ao đầm nuôi tôm sú bằng phương pháp phân tích và giải đoán ảnh vệ tinh viễn thám Trên ảnh vệ tinh SPOT thể hiện tương đối chính xác về hiện trạng các ao đầm nuôi tôm Thông qua phản xạ phổ, công cụ này làm rõ được: - Các ao đầm nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến - Các ao đầm nuôi tôm sú bán thâm canh, nuôi công nghiệp - Các ao đầm nuôi tôm sú đang giảm năng suất hoặc bị bỏ hoang 2.3... bộ ở từng ao nuôi không theo các vùng sinh thái để có được các giải pháp giải quyết có quy luật vấn đề các ao nuôi tôm bị bỏ hoang, nên khi áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở các vùng khác nhau không mang lại hiệu quả, các giải pháp đưa ra chưa thực sự khả thi trước hoàn cảnh thực tế (Nguyễn Đức Cự, 2009) 1.3 Tình hình nuôi tôm sú, đặc trưng môi trường và các vấn đề nghiên cứu liên quan ở Hải. .. người nuôi, …) Cách tiếp cận này cho phép tìm hiểu được nhiều thông tin về hiện trạng và nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang (trình độ quản lý, quy hoạch, điều 16 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn V¨n Chuyªn TS - K50 kiện kinh tế và mức độ đầu tư, trình độ kĩ thuật,…), tìm hiểu các giải pháp tổng hợp từ cộng đồng Từ đó, đưa ra các giải pháp phục hồi các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở các vùng cửa sông ven . ven biển Hải Phòng. - Xác định nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang tại vùng ven biển Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp phục hồi các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang tại vùng ven biển Hải Phòng. 2 Kho¸. tài: Nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển Hải Phòng với mục tiêu và nội dung sau đây:  Mục tiêu Góp phần đưa các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang tại vùng ven biển Hải. những nghiên cứu kiểm kê định lượng và tìm ra nguyên nhân các ao nuôi tôm bị bỏ hoang trên các vùng cửa sông ven biển Hải Phòng, từ đó đề xuất các biện pháp tái sử dụng có hiệu quả các ao nuôi tôm

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan