yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết ngồi của nguyễn bình phương

27 693 1
yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết ngồi của nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học Việt Nam sau năm 1975 chuyển mình mạnh mẽ trong nhu cầu đổi mới trong tất cả các lĩnh vực từ sang tác cho tới lý luận, phê bình, tiếp nhận.Trong lĩnh vực sang tác, đạt được nhiều thành tựu hơn cả, thu hút được sự chú ý của giới phê bình cũng như ở bạn đọc là ở thể loại tiểu thuyết. Các chuyện ngắn, tiểu thuyết liên tục ra đời qua các năm với các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, v.v… Với Nguyễn Bình Phương, tài năng và phong cách của nhà văn trẻ này đã được khẳng định, định hình qua bốn tiểu thuyết đã xuất bản: Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Những đứa trẻ chết già (2002), Thoạt kỳ thuỷ (2004). Năm 2006 nhà văn tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết Ngồi và vẫn tạo ra sự xôn xao trong dư luận với nhiều ý kiến trái chiều nhau. Nghiên cứu “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam những năm gần đây. Cũng giống như bốn cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, trong tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo. Vì vậy với việc triển khai đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương”, chúng tôi chỉ rõ những tiếp nhận ảnh hưởng của nhà văn từ phương Tây trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam cũng như những tìm tòi thể nghiệm, sáng tạo riêng của nhà văn trong việc đổi mới thể loại và đổi mới chính mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 cho thấy những cách tân, những đổi mới trong phương thức tư duy, nội dung thể hiện cũng như trong kỹ thuật viết truyện của các nhà văn. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý và tâm sức của các nhà nghiên cứu phê bình, và cũng được đề cập đến trong một số bài báo, chuyên luận, công trình khoa học. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Nguyễn Bình Phương là một trong các tác giả trẻ sau 1975 có nhiều tìm tòi đổi mới. Những đánh giá về tiểu thuyết của nhà văn này phần lớn đều tập trung vào những đổi mới ở phương diện nội dung và đặc biệt ở kỹ thuật tiểu thuyết. Trong đó yếu tố kỳ ảo rất được nhà văn chú ý sử dụng và đạt được những hiệu quả nghệ thuật nhất định trong việc đổi mới tiểu thuyết. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu thì “huyền thoại hoá cuộc sống đời thường là một đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”(Nguyễn Mạnh Hùng). "Những đứa trẻ chết già” là “cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hướng hiện thực huyền ảo với sự tồn tại của hai cõi âm – dương, của những điềm báo, với diễn biến của nhiều thế hệ sống và chết giao nhau trên mảnh đất Thái Nguyên”(Thụy Khuê). Cũng theo sự đánh giá của Thụy Khuê hiện trong “Người đi vắng” là “một hiện thực linh ảo âm dương…”. Tác phẩm “Thoạt kỳ thuỷ” ngay từ khi mới ra đời đã gây nên bao sự xôn xao trong giới phê bình cũng như báo chí. Các tác giả đều chú ý yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm này ở các bài viết: Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Chí Hoan); Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đoàn Cầm Thi);… Yếu tố kỳ ảo trong Ngồi phức tạp hơn trong các tiểu thuyết trước. Trong cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Bình Phương đã hợp quá khứ và hiện tại trong cùng một nhân vật ở cùng một thời điểm, có sự hoà trộn giữa thời kỳ đầu của đất nước đầy những điều huyền bí và phật giáo – tín ngưỡng của dân tộc vốn mang màu sắc tâm linh, hư ảo. Vì vậy với cuốn tiểu thuyết vừa mới ra đời của nhà văn giàu tiềm năng này, chúng tôi khai thác vấn đề “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương” như một hướng tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng phong cách nhà văn trong việc tìm tòi thể nghiệm những cách tân đổ mới từ phương diện thể loại. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành khảo sát cứ liệu chính là tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương (NXB Đà Nẵng, 2006). Đồng thời có liên hệ với một số tiểu thuyết khác của tác giả này: Người đi vắng (NXB Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn (NXB Thanh Niên, 2000), Những đứa trẻ chết già (NXB Hội nhà văn, 2002), Thoạt kỳ thuỷ (NXB Hội nhà văn, 2004). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, bình giảng - Phương pháp tổng hợp 5. CẤU TRÚC BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm hai chương: Chương I: Một số vấn đề về yếu tố kỳ ảo Chương II: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn PHẦN NỘI DUNG Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ YẾU TỐ KỲ ẢO I. Khái niệm yếu tố kỳ ảo Trong Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2000), kỳ ảo được định nghĩa là “kỳ lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”. Tiến sỹ Lê Nguyên Cẩn xem kỳ ảo vừa là phạm trù của tư duy nghệ thuật vừa là một phương thức thể hiện được sử dụng rộng rãi. Theo tác giả, kỳ ảo là “sản phẩm của trí tưởng tượng”, thường “hiện diện dưới hình thức thần linh quái dị, ma quỷ, khác lạ, phi thường siêu nhiên”. Trong cuốn Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (Viện văn học, 1999), khái niệm kỳ ảo được giải thích theo lịch sử thuật ngữ có ý nghĩa tương đương trong văn học phương Tây là fantastique. Ở thế kỷ XVI, thuật ngữ này có nghĩa là “sự mơ mộng hão huyền được nuôi dưỡng bằng những hoang tưởng”. Về sau nó được hiểu là một phương thức sáng tạo thích hợp với các loại ma hiện hồn, thần và quỷ. Sang thế kỷ XIX, fantastique có nghĩa là “một trò chơi của trí tưởng tượng với những bịa đặt vô bằng cứ và những motip siêu tự nhiên". Dần dần, sang thời hiện đại nội hàm của nó được mở rộng hơn nữa, không chỉ gồm những nhân vật xuất hiện từ thế giới bên kia, từ các lực lượng siêu hình thần bí mà còn là “tất cả những gì có ý nghĩa phản kháng lại kinh nghiệm và lý tính, những gì dẫn đến một trật tự khác thường, một kích thích khác thường”. Như vậy ở thời hiện đại, cái kỳ ảo có liên quan mật thiết với nỗi khó khăn của hiện hữu, sự kinh hoàng, nỗi lo sợ trước những gì không thể nhận biết. Như vậy khái niệm kỳ ảo có thể hiểu là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sỹ, xuất phát từ hiện thực và phản ánh hiện thực được thể hiện bằng những yếu tố phi thực, mang màu sắc huyền bí, hoang đường. Kỳ ảo vừa là một kiểu tư duy vừa là một thủ pháp nghệ thuật, được các nhà văn sử dụng trong quá trình phản ánh hiện thực, chiếm lĩnh đời sống thể hiện quan Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn niệm về con người và cuộc đời, trong quá trình phản ánh ước mơ, khát vọng và cả nỗi sợ hãi, bất bình,…của con người trước cái phức tạp và bí ẩn của đời sống. Yếu tố kỳ ảo giữ một vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật viết truyện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - một phương pháp sáng tác mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XX nhằm tái hiện một hiện thực đậm chất huyền ảo được tạo nên từ sự hợp nhất các đối cực: quá khứ tiền thuộc địa với thực tại hậu công nghiệp, cõi sống với cõi chết. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một kỹ thuật viết nhằm sáng tạo, phát minh ra cái huyền ảo để đối lập lại với thế giới kỹ trị thông thường. Yếu tố kỳ ảo được sử dụng để khám phá thực tại ở bề sâu, trong tính khái quát rộng lớn. Nó thể hiện khát vọng khám phá những bí ẩn của thế giới – nơi mà nhận thức lý tính, với những giới hạn của nó, không thể đạt tới. Trong văn học thế giới cũng như trong văn học Việt Nam, yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ rất sớm, trong thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,… Trong thời kỳ đầu của văn học, yếu tố kỳ ảo phản ánh tư duy ấu trĩ của con người trong bước đầu nhận thức và giải thích thế giới, thể hiện ước mơ, khát vọng, niềm tin, lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân lao động. Trong văn học hiện đại với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, yếu tố huyền ảo là sản phẩm của ý thức sang tạo tự giác, hướng đến phục vị những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được sang tạo theo những cách thức, dạng thức khác nhau tuỳ theo sở trường của nhà văn. Các nhà văn nâng sự vật hình tượng lên tầm biểu tượng bằng cách xếp đặt một cách bình thường các yếu tố siêu nhiên bên cạnh yếu tố thực của cuộc sống. Đây thực sự là một trong những biểu hiện của quan niệm đổi mới tư duy nhằm mở rộng khả năng và phạm vi chiếm lĩnh đời sống, đa dạng hoá các hình thức thể hiện của văn học. II. Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của văn học sau 1975 Văn học sau 1975 trên tinh thần dân chủ hóa đã có sự đổi mới quan niệm về hiện thực, đổi mới quan niệm về con người và đổi mới quan niệm về văn xuôi. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 do những quy định của hoàn cảnh lịch sử lấy hiện thực làm mục đích cuối cùng của sự phản ánh nghệ thuật. Văn học sau Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn 1975 lấy hiện thực làm phương tiện của nghệ thuật để nhà văn trình bày tư tưởng, cách nhìn, chiêm nghiệm của riêng mình. Hiện thực trong văn học không còn chỉ đơn thuần là hiện thực “kiểm chứng được” bằng sự nhận thức trực quan mà còn là hiện thực của tâm linh, của ảo giác, hiện thực được tạo ra bằng trí tưởng tượng của người viết. Cái kỳ ảo, nghịch dị xuất hiện khá đậm đặc ở văn xuôi nhưng không phải tách riêng ra ngoài hiện thực như trong văn học dân gian, văn học trung đại mà nóp là một phần của hiện thực, hiện thực trong sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, trong tính đối thoại của văn chương với bạn đọc. Con người trong văn học sau 1975 không còn là con người đơn giản, một chiều mà được thể hiện trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều bí ẩn, được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn. Các nhà văn đã hướng ngòi bút của mình khai thác đời sống tâm linh đầy bí ẩn và phức tạp của con người. Yếu tố kỳ ảo đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện chiều sâu nhận thức, chiều sâu của đời sống tâm linh trong con người. Sự xuất hiện yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi sau1975 thể hiện một kiểu tư duy, một phương thức trần thuật mới, góp phần đổi mới kỹ thuật trần thuật của văn học. Yếu tố kỳ ảo được tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây, là một yếu tố mới trong quan niệm về văn xuôi đã phát huy hiệu quả nghệ thuật trong văn học sau 1975. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Chương II YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGỒI CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG I. Phân loại yếu tố kỳ ảo 1. Không gian - thời gian phi xác thực 1.1. Không gian Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục cách quãng, tiếp nối, cao thấp, xa gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật”. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 với nguyên lý “văn học phản ánh hiện thực”, văn học gắn bó với đời sống xã hội, theo sát từng biến cố lịch sử, từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Vì vậy mà không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học bao giờ cũng là một không gian cụ thể, xác định. Ở nhiều tác phẩm không gian nghệ thuật mang tính sử thi rộng lớn gắn với bức tranh hiện thực đời sống của cả cộng đồng, dân tộc. Không gian nghệ thuật sau 1975 tồn tại ở hai dạng: không gian sinh hoạt đời thường vụn vặt, bị xé nhỏ và không gian ảo, phi xác thực, không gian mang tính mơ hồ, không xác định, có sự hòa trộn thực và ảo. Chương một xác định cho người đọc một không gian xa xưa của nước Việt Nam: Giao Chỉ với hình ảnh “cột đồng”, với những người đàn bà “lưng cong, tay vượn, tóc xổ tung với đôi chân ngắn mở rộng và núm vú như hai hòn than hồng rực đặt ngay ngắn trên đỉnh bộ ngực trần màu nâu nhạt”, với con trâu “phát ra những âm thanh ọ ẹ khó hiểu…”, một dòng sông cuồn cuộn chảy “những khuôn mặt mờ ảo nhưng hung hãn đang lao di, dừng lại, lao đi tuân theo mệnh lệnh đều đặn khô cứng phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồng…”. Một không gian ảo, hư hư Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn thực thực mang âm hưởng cổ xưa. Kết thúc chương một là một không gian hỗn loạn, quay cuồng: Và thế trận của gió…… Gió… gió gió gió… gió Tan tác bởi …… ánh dương Xa………. a a a……… lạ Từ không gian xa xưa của vùng đất Giao Chỉ với sự vật, con người kỳ lạ, huyền bí, kết thúc chương một là một không gian hỗn loạn tan tác của gió, của ánh dương. Và nhân vật chính của thiên truyện – nhân vật Khẩn đã thành hình trong hỗn loạn của không gian ấy, quay cuồng trong gió, trong ánh dương xa lạ. Không gian ở chương một là không gian ảo, không gian của một giấc mơ. Điều đó được chính nhân vật nhận thấy, đến chương 5, nhân vật chính của truyện khẳng định: "Khẩn ngượng ngùng ngoái nhìn cái cột đèn tín hiệu mình vừa mới vượt qua thốt nhiên nhớ tới giấc mơ ở hồ Núi Cốc. Trong giấc mơ ấy Khẩn đã ngồi ngay dưới chân một cây cột khổng lồ hao hao cây cột đèn tín hiệu quỷ quái này”. Không gian ảo – không gian thời xa xưa – không gian của giấc mơ ở chương một mang màu sắc phật giáo, thể hiện ở sự sinh ra dường như từ hư vô của nhân vật chính, ở tư thế ngồi thiền. Không gian hư hư ảo ảo mang màu sắc Phật giáo bao trùm toàn bộ tiểu thuyết. Kết thúc mỗi chương truyện là những tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều: cốc cốc cốc… dai dẳng không dứt tạo ra một không gian ma quái, kỳ ảo. Từ chương hai cho đến chương cuối cùng của truyện, không gian có nhòe lẫn giữa thực và ảo, dường như không có sự phân định rạch ròi. Ngay cả tiếng gõ mõ của phật giáo kết thúc mỗi chương truyện cũng mang tính hư hư thực thực. Người ta nghe thấy âm thanh: cốc cốc cốc… vang lên đều đặn mỗi ngày nhưng lại không thể xác định được nó phát ra từ đâu, từ trong căn nhà nào. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Không gian sống của tất cả các nhân vật trong truyện hư hư thực thực, có sự hòa trộn của không gian thực của cuộc sống sinh hoạt, làm việc và không gian ảo của những giấc mơ. Không gian thực – không gian của sự hỗn loạn, hỗn tạp, xô bồ, hỗn độn. Một không gian mà ở đó người ta đến cơ quan không phải để làm việc mà để đấu đá, tranh giành, để làm tình, để rủ nhau đi chơi gái… Một không gian sống tụ họp đủ mọi loại người với đủ mọi loại âm thanh, tiếng cãi vã, tiếng chửi nhau, tiếng trẻ con khóc hòa lẫn với tiếng gõ mõ tụng kinh. Trong không gian ấy lúc nào con người ta cũng căng lên vì sự chen lấn, ganh đua, xô bồ và nhân vật chinh - Khẩn dường như lúc nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu mặc dù anh ta cũng không phải làm việc gì nhiều. Không gian ảo – không gian của những điều mơ hồ, huyền hoặc, không gian của những giấc mơ, của đền miếu, của thế trận Huyền đồ,… Không gian ảo, không gian của những giấc mơ, của thế giới tâm linh của con người là sự phản ánh lại của không gian thực nhưng đã qua sự nhào nặn trong suy nghĩ, với những mơ ước của con người. Không gian ảo có cả sự huyền bí, rung rợn, mơ hồ, không lý giải được, có cả sự trong trẻo, thánh thiện, vượt lên trên tất cả khắc nhiệt của khôn gian thực, đó là không gian của mối tình giữa Khẩn và Kim, của chiếc cồng vồng bảy sắc, của bông hoa gạo đỏ thắm. 1.2. Thời gian Nhận thức về thời gian chính là quá trình tự nhận thức về sự tồn tại của con người. Những phát hiện về thời gian giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống của mình. Theo GS Trần Đình Sử: “là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó”, “khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quy về quá khứ, có thể bay ngược đến tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát ra vô tận”(Trần Đình Sử - Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục 1998). Dòng văn học mang tính chất huyền thoại, kỳ ảo thì thời gian có tính chất phản hồi, xoay ngược dòng vận Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn chuyển “các bình diện quá khứ, tương lai thực ra chỉ là sự kéo dài của hiện tại về phía trước hoặc phía sau” (Etiemblơ) Thời gian trong truyện là thời gian phi xác thực, có sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, có sự giãn nở của thời gian xa xưa của vùng đất Giao Chỉ với thời gian của cuộc sống hiện đại. Chương một giới thiệu Khẩn sinh ra, thành hình trên vùng đất Giao Chỉ xa xưa. Các chương còn lại thể hiện Khẩn trong cuộc sống phức tạp với tất cả những hành động, suy nghĩ. Trong sự cảm nhận của Khẩn “thời gian là cái gì đó lờ mờ, buồn bã, chẳng tàn lụi nhưng chẳng hứa hẹn sang sủa hơn”. Đối với các nhân vật trong truyện thời gian là một cái gì đó khó xác định, người ta chỉ có cảm giác về no trong “quãng”, “khoảng”,… Không nhận thức được về thời gian, các nhân vật trong truyện nhiều khi mất luôn cảm giác về sự tồn tại của bản than mình trong cuộc sống. Thời gian trong Ngồi là thời gian phi xác thực, thời gian ảo có sự thống nhất giưa quá khứ xa xưa và hiện tại trong cùng một con người. 2. Nhân vật kỳ ảo Nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống là nhân vật được thể hiện đầy đủ các mặt số phận, ngoại hình, tính cách và tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội. Quá trình phát triển tính cách, diễn biến tâm lý của nhân vật là một nội dung quan trọng của cốt truyện. Thế giới nhân vật trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương đa dạng, phong phú. Có nhân vật được khắc họa bằng bút pháp tả thực sắc sảo, có nhân vật được thể hiện bằng bút pháp huyền thoại, kỳ ảo hóa, có nhân vật chỉ được lướt qua một vài chi tiết, có nhân vật là con người cụ thể trong cuộc đời thực, có nhân vật vô hình không xác định,… Dù thật, dù ảo, các nhân vật trong Ngồi được miêu tả sinh động trong thời điểm hiện tại và đều bị cuốn trong sự quay cuồng, thác loạn của cuộc sống hiện đại, không thể đoán định trước được số phận của mình. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu thế giới nhân vật chúng tôi thấy nhân vật kỳ ảo trong ngồi tồn tại dưới dạng thức nhân vật dị thường, nhân vật hồn ma, thần thánh, có khả năng thần kỳ và nhân vật ẩn – vô hình. [...]... bốn cuốn tiếu thuyết trước, tiểu thuyết Ngồi đã thể hiện tài năng, phong cách và đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết Triển khai đề tài: Yếu tồ kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi làm rõ một số vấn đề sau: Thứ nhất là khái niệm yếu tố kỳ ảo và một số vấn đề liên quan Thứ hai là khảo sát, phân loại yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi Đồng thời... nghĩa của yếu tố kỳ ảo trong tổ chức nghệ thuật của tác phẩm và sức mạnh nhận thức và hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố kỳ ảo Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy yếu tố kỳ ảo trong Ngồi được sử dụng với mật độ dày đặc dưới nhiều hình thức: không gian - thời gian phi xác thực, nhân vật kỳ ảo, sự kiện kỳ ảo, sự vật kỳ ảo Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm là một biểu hiện của việc đổi mới tiểu thuyết, ... diện của một nhân vật vô hình bí ẩn Sự xuất hiện của sự vật kỳ ảo trong tác phẩm tạo cho con người cảm giác băn khoăn, một nỗi sợ hãi trước sức mạnh vô hình của thế giới II Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong tổ chức nghệ thuật của tiểu thuyết Ngồi 1 Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tạo nên tính chất mơ hồ, lạ lùng, không xác định: Sự ra đời kỳ lạ của. .. thức và hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố kỳ ảo 1 Sức mạnh của nhận thức Yếu tố kỳ ảo góp phần soi sáng, thể hiện thực cuộc sống đầy những biến động, bất trắc không lường trước được Nguyễn Bình Phương đã sử dụng yếu tố kỳ ảo nhằm tạo ra những nét nhòe mờ, tăng cường khả năng phản ánh và khái quát hiện thực Sự xuất hiện yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm với mật độ dày đặc xen lẫn với yếu tố hiện thực phản ánh cuộc... văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A 2 .Trong tổ chức kết cấu tác phẩm Tiểu thuyết Ngồi kết cấu trên hai mạch song song: đời sống thực và đời sống tâm linh - ảo Yếu tố kỳ ảo giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật tổ chức, kết cấu của tác phẩm Sự đan xen của các yếu tố thực - ảo tạo nên một không khí rờn rợn, ma quái thể hiện sự bất an của cuộc sống con người Yếu tố kỳ ảo góp phần mở rộng thế giới – hình... chuyển dịch trong sự “nhiễu loạn”, http://www.evan.com.vn 5 Nguyễn Chí Hoan - Cấp độ của hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong “Thoạt Kỳ Thủy”, http://www.evan.com.vn 6 Thụy Khuê - Thế tĩnh tọa trong tiểu thuyết ngồi của Nguyễn Bình Phương, http://www.thuykhue.free.fr 7 Nguyễn Đức Nam - Một khuynh hướng trong tiểu thuyết tiến bộ ngày nay ở châu Mĩ la tinh: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, Tạp chí... nửa thực, nửa ảo và những nhân vật hoàn toàn ảo - sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo thuần túy Với sự tham gia của yếu tố kỳ ảo, mối quan hệ mang màu sắc kỳ ảo này thể hiện đời sống tâm linh của con người Tình yêu giữa Khẩn và Kim - một bóng ma mơ hồ, hư ảo thể hiện khát vọng của Khẩn về một tình yêu trong sáng, thuần khiết đồng thời cho thấy sự hoảng loạn trong tâm trạng của Khẩn Trong cuộc đời... ẩn của nó Nhân vật Khẩn với sự ra đời kỳ ảo, hư hư thực thực, không đơn thuần là một con người thời hiện đại Trong Khẩn có sự hòa trộn con người xa xưa thuở sơ khai của đất nước và con người hiện đại Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong sự ra đời của con người hiện tại, Nguyễn Bình Phương cho thấy những trì trệ, sự không vươn lên của con người thời nay đã hình thành từ xa xưa khó thay đổi được Tư thế ngồi của. .. được thể hiện cụ thể, sắc nét qua các nhân vật, các chi tiết của truyện đặc biệt là qua các yếu tố kỳ ảo, con người chịu sự chi phối rất mạnh của kẻ bí ẩn – vô hình 2 Hiệu quả thẩm mỹ Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm, nhà văn giải phóng tái tưởng tượng, tăng sự hư cấu và tạo sự ám ảnh Sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo gây ra sự đứt quãng trong logic hiện thực thông thường, tạo ra những khoảng trống,... truyện và số phận của nhân vật Hệ thống sự kiện kỳ ảo trong Ngồi rất phong phú, đa dạng: Sự ra đời kỳ lạ, sự biến mất kỳ lạ, sự trừng phạt kỳ lạ, sự Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A linh ứng của những giấc mơ, những lời bói toán, những sự kiện kỳ lạ xảy ra trong thiên nhiên 3.1 Sự ra đời kỳ lạ Mở đầu cuốn tiểu thuyết là một sự kiện kỳ lạ, đó là sự xuất hiện, thành hình của nhân vật . về yếu tố kỳ ảo Chương II: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn PHẦN NỘI DUNG Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ YẾU TỐ KỲ ẢO I khai đề tài Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương , chúng tôi chỉ rõ những tiếp nhận ảnh hưởng của nhà văn từ phương Tây trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết ở Việt. nghệ thuật trong văn học sau 1975. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Chương II YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGỒI CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG I. Phân loại yếu tố kỳ ảo 1. Không

Ngày đăng: 18/12/2014, 02:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan