cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái

135 845 5
cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của hồ anh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Sau chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đại thắng năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, hoà bình và có những bước chuyển mình lớn lao về kinh tế- xã hội. Thời đại mới tạo điều kiện cho sự phát triển của con người về nhiều mặt trong đó có ý thức cá nhân. Trong lĩnh vực văn học, chính sự phát triển của ý thức cá nhân Êy đã thôi thúc các nhà văn (bao gồm cả lớp nhà văn trước, trong chiến tranh và đội ngũ những nhà văn trẻ sau 1975) phải có những tìm tòi, đổi mới cả về đối tượng, nội dung tư tưởng và cách viết. Một trong những biểu hiện rõ nhất cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn học sau 1975 là sự hồi sinh mạnh mẽ của tiếng cười, của cảm hứng trào lộng. Trên cơ sở những tiền đề kinh tế - xã hội, những quan điểm mới về hiện thực và con người và cái gốc tiếng cười, cảm hứng trào lộng của văn học, cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi sau 1975 có điều kiện hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình đổi mới, một số nhà văn thuộc thế hệ thứ tư của văn học Việt Nam như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh…có nhiều tìm tòi, thể nghiệm và quan trọng hơn đã có những đóng góp nhất định. Trong số những nhà văn thành danh Êy, Hồ Anh Thái được xem như một cây bút có dấu Ên riêng. Một đặc điểm mà nhiều bạn đọc dễ nhận thấy trong văn chương Hồ Anh Thái chính là cảm hứng giễu nhại. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu riêng biệt, có quy mô về văn chương của anh nói chung, về cảm hứng giễu nhại nói riêng. Đi sâu nghiên cứu vấn đề Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi hướng tới mong muốn góp phần khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn này. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù được coi là nhà văn đã có những thành công nhất định nhưng sáng tác của Hồ Anh Thái chủ yếu mới được bạn đọc tiếp nhận dưới giác độ thưởng 1 thức, giải trí. Độc giả phổ thông dường như chưa biết nhiều đến Hồ Anh Thái và tác phẩm của anh trong khi anh có một lợi thế lớn: vừa là nhà ngoại giao vừa là Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Dư luận về cây bút tài năng đã được khẳng định này chủ yếu tập trung trong giới chuyên môn qua một số bài viết, phê bình, đánh giá, giới thiệu sách và một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên. Những đánh giá của bạn đọc nói chung, các nhà nghiên cứu, phê bình nói riêng về sáng tác của tác giả này trong thời gian qua có giá trị định hướng, và khơi gợi sự khám phá. Chúng tôi nhận thấy một điểm chung trong đánh giá, nhận xét của đồng nghiệp và giới phê bình về sáng tác của Hồ Anh Thái là chất giọng hài hước, trào lộng đậm nét trong nhiều sáng tác của anh. Sau một vài truyện ngắn có dư vị hài hước trong tập truyện ngắn Mảnh vỡ của đàn ông, dư luận đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất giọng hài hước, trào lộng của Hồ Anh Thái trong tập truyện ngắn Tự sù 265 ngày. Đối tượng hài hước, châm biếm của tập truyện là giới công chức mà tập trung nhất là những trí thức thời đổi mới. Trong bài Có ai chẳng muốn đùa, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nhận xét: “Thật thú vị khi được dẫn đường bởi một người hiểu chuyện, hóm hỉnh và biết đùa như thế. Ở đâu, với ai, trong chuyện gì Hồ Anh Thái cũng tìm ra được bao nhiêu là cái hài hước, đáng cười, mà lại cười một cách rất đúng mực, chỉn chu, rất an toàn. Tưởng có thể cười mãi với Hồ Anh Thái cho đến lúc buông sách ra” [5; 231]. Đọc Hồ Anh Thái “người ta có thể cười một cách vô tư nhưng cũng đầy xót xa” [5; 235]. Sau khi nhận xét khá sắc sảo về cái tôi cô đơn của Hồ Anh Thái, Lê Quang Toản trong bài Che giấu sự cô đơn cũng không quên nhắc đến cái chất cười cợt, trào tiếu của tập truyện: “Hồ Anh Thái cần có nơi để đùa cợt, để xả soupape hay là tác giả đã quá khéo léo che giấu sự cô đơn của mình trong những tiếng cười rất đời” [5; 239]. Vân Long trong Một giọng văn khác đã viết: “Ở tập truyện ngắn này, nhà văn hình thành một giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu: Trào lộng, châm biếm, hóm hỉnh và sắc sảo những câu chuyện, những thói tật đáng cười trong xã hội. Đọc tập truyện này, người đọc 2 nhiều chỗ phải bật cười thành tiếng như đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay Azit Nêxin” [5; 245]. Trên báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 05/10/2001, Trần Thị Trường dẫn ra ý kiến của người khác cho rằng trong “Tự sù 265 ngày có cái cười nửa miệng của thi hào Gôgôl, có cái giọng điệu hiện thực huyền ảo của Milan Kundera…nếu muốn cười mà lòng vẫn đau đủ chín khúc thì hãy đọc Tự sù 265 ngày. Cười người hay cười mình lẫn lộn cả nhưng đọc rồi cũng thấy muốn cười một tí…” [5; 247]. Bằng lập luận kiểu phản đề, Nguyễn Chí Hoan trong bài Nhà văn không cười đã viết: “có lẽ nói cho đúng, nhà văn cười nhưng chỉ nhếch mép…Toàn bộ 11 truyện trong tập đều một lối hoạt kê, không thể không cười song “ý tại ngôn ngoại” ở đây thì đều đắng đót” [5; 249]. Từ Tự sù 265 ngày đến Bốn lối vào nhà cười, đối tượng giễu nhại đã mở rộng ra cả cõi nhân sinh bằng bốn lối Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Giới thiệu tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười, báo điện tử Vietnamnet.vnn.vn viết: “Cuộc đời theo Hồ Anh Thái như một cái nhà cười mà bốn con đường đi vào ngôi nhà Êy là Sinh - Lão - Bệnh - Tử”, “Hồ Anh Thái viết như để giảm stress bởi bốn con đường vào nhà cười của anh đều lát đá hoạt kê. Cái giọng văn hài hước, ngôn ngữ đường phố, chợ búa đầu thế kỷ XXI đọc để giải sầu” [38]. Có điều đặc biệt là “ở lối vào nhà cười nào cũng có tiếng cười, nó biến giọng văn của Hồ Anh Thái thành giọng của một trí thức châm chọc, giọng hoạt kê, đả kích bằng thứ ngôn ngữ đáo để, hài hước” [38]. Báo Sài Gòn tiếp thị nêu nhận xét: “Ở Bốn lối vào nhà cười, tiếng cười thật chua chát, bật lên được ý thức tự trào của một người Việt tự trào. Từ những chuyện vặt nhưng khả năng phóng chiếu, châm biếm của nó thì không vặt chút nào, bởi nó chạm đến phần nhạy cảm trong tính cách con người ta. Nếu tự tri ngộ tức là tự cười mình để thoát ra tứ đại khổ, nhìn xuống nhân sinh có khi chợt thấy một nhà cười” [38]. Tạp chí Sức khoẻ và đời sống cũng có những đánh giá khá thống nhất với những gì dẫn ra trên đây: “Nhà văn Hồ Anh Thái đã mang đến cho bạn đọc những giây phút sảng khoái cười. Ngòi bút trơn lướt, anh viết hấp dẫn, giọng 3 văn châm biếm, trào lộng; ngôn ngữ hoạt kê hiện đại… Cái sự gây cười nhiều hơn là ở những chi tiết đắt giá” [38]. Gần đây, Hồ Anh Thái đã cho ra mắt độc giả tập truyện mới Sắp đặt và diễn. Có thể nói, tập truyện này là sự sắp đặt các truyện ngắn trong ba giai đoạn sáng tác của anh: Giai đoạn trước Ên Độ, giai đoạn viết về Ấn Độ và giai đoạn sau Ên Độ. Hầu hết những truyện ngắn trong giai đoạn sau Ên Độ đã được in trong tập Bốn lối vào nhà cười, Tự sù 265 ngày. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ trong cuộc nói chuyện với Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét: “Tôi không thấy những chuyện tưởng chỉ để cười nếu đọc thoáng qua chỉ đơn thuần là những chuyện cười cho vui, mà ở đây là cười ra nước mắt” [46]. Trên đây là những đánh giá về truyện ngắn. Về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái xét trên đặc điểm đang bàn chúng tôi nhận thấy đáng chú ý nhất là Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm. Tiểu tuyết Cõi người rung chuông tận thế không phải ngay từ khi ra đời đã được công chúng đón nhận nhiệt tình. Nét nổi bật ở tiểu thuyết này theo nhiều người đánh giá là chất giọng đa thanh nhưng cũng không Ýt người đã nhận ra giọng hài hước, trào lộng. Trong bài Cái ảo trên nền thực tác giả Vân Long viết: “Về mặt này, Hồ Anh Thái đặc biệt mài sắc được giọng kể trào lộng, châm biếm có duyên… giọng văn trào lộng, hóm hỉnh nhà văn như chỉ dành cho nhận vật phản diện…” [53]. Trần Duy Hiển trong Rung chuông cảnh tỉnh con người nhận xét: “Đọc Cõi người rung chuông tận thế, người ta thấy nụ cười chua chát của nhà văn trước mọi nhố nhăng của đời sống…” [4, 325]. Ghi nhận tài năng của lớp trẻ, nhà văn Ma Văn Kháng khẳng định trong Cái mà văn chương ta còn thiếu rằng: “Tôi thích giọng văn của Hồ Anh Thái. Nó có cái thông minh, hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống. Hơn nữa, cái này mới là cái thật thích đây: Chất trào phúng, giễu nhại cay chua mà tâm thiện, chất này văn chương ta thiếu quá. Không có tài, chịu đấy!” [4; 326, 327]. Phạm Chí Dũng trong bài ám ảnh và dự cảm đăng trên báo Văn nghệ ngày 22/11/2003 4 đã nhận định: “Cõi người rung chuông tận thế có lẽ là một trong sè Ýt những sự phơi bày được văn học hoá thành công bởi ngoài yếu tố mạch truyện chuyển động nhanh, hiện đại, đi thẳng vào vấn đề của xã hội hôm nay như nhà văn Tô Hoài nhận xét; còn vì bút pháp châm biếm trào lộng mặc dù có đôi chỗ hơi thái quá nhưng quả tình là đặc biệt và đặc sắc, với cả một kho ngôn ngữ dân gian Èn dụ và tả thực phải nói là rất phong phú, cùng với điểm nhìn xuất phát từ góc độ khách quan và thái độ giễu cợt của nhà văn với những mặt trái của xã hội cứ thế mà tuôn trào ra, được lôi tuột ra, không che giấu gì cả… đã làm cho cuốn tiểu thuyết này trở nên cuốn hút” [4; 334, 335]. Đánh giá chung về Cõi người rung chuông tận thế và mét số sáng tác giai đoạn sau của Hồ Anh Thái, tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài nghiên cứu Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc đã khái quát: “Trong sáng tác của Hồ Anh Thái nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất hiện trong tư duy nghệ thuật sử thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần tuý màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ…” [4; 348]. Gần đây nhất, Hồ Anh Thái được bạn đọc đón nhận bằng tiểu thuyết mới Mười lẻ một đêm. Trong Nhà văn đích thực phải là người tử tế đăng trên Tạp chí Thể thao - Văn hóa ngày 15/4/2006, Ngọc Lan viết: “Giữa thời buổi người khôn của khó, sách in 1000 bản bán vẫn còn lay lắt, Hồ Anh Thái vẫn sống khỏe, sống tốt nhờ những cuốn bestseller… Mới đây nhất là Mười lẻ một đêm. Vẫn thấy cái chất giễu nhại, sự sắc sảo như đọc thấu gan ruột thiên hạ của Hồ Anh Thái… những câu chuyện khiến người ta phải cười thắt ruột, cười ra nước mắt” [10; 321]. Tác giả Tuyền Lâm trong bài viết ngắn Nghìn lẻ một chuyện đời đã đưa ra cảm nhậm về tiểu thuyết này: “Vẫn một sân khấu cuộc đời nhưng không phải cười xong… đỏ mặt mà cười xong để xót, để suy tư. Đọc Hồ Anh Thái xong còn muốn ngứa tay để viết văn, mà 5 khó” [10; 328]. Đời cười trong Mười lẻ một đêm là bài viết của Thuý Nga đăng trên báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01/3/2006 trong đó có đoạn: “Hồ Anh Thái hay đùa, có lần đùa hơi dai với nhân vật văn hoá lớn. Giọng bỡn cợt và hài hước theo suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết mới nhất này của anh” [10; 330]. “Khá giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ…” [10; 332] là nhận xét của Lê Hồng Lâm về Mười lẻ một đêm đăng trên tạp chí Đàn ông tháng 3/2006. Với một cái tên gây Ên tượng mạnh Tiếng cười trên từng trang đăng trên tờ Tin tức cuối tuần tháng 6/2006, tác giả Từ Nữ ca ngợi Hồ Anh Thái: “Một cuốn tiểu thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước, tràn đầy chi tiết Carnaval khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3/2006. Không ai lạ lẫm gì lối viết Thị Mầu của nhà văn Hồ Anh Thái nhưng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác” [10; 333]. “Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài hước chủ đạo, thậm chí có đoạn được lồng vào cả truyện dân gian. Câu văn thụt thò, dài ngắn có chủ đích. Chương 1, chương 2 cái ngả nghiêng còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ tăng dần…” (Ngả nghiêng trần thế - Sông Thương, báo Thanh niên ngày 11/4/2006) [10; 337]. “Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái có thể khiến người ta phải bật cười bởi tính chất hài hước của nó… Có thể thấy, giọng văn ở đây là kiểu giọng phát ngôn tưng tửng, nó được xuyên thấm bởi tính chất bỡn cợt, giễu nhại” [55]. Qua liệt kê chưa đầy đủ nhưng những đánh giá trên đây đều có điểm chung là khẳng định tính chất hài hước, trào lộng, giễu nhại trong giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật… nhằm qua đó thể hiện nội dung giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Điều đó chứng tỏ đây là một đặc điểm nổi trội, xuyên thấm nhiều sáng tác của nhà văn này. Tuy nhiên nội dung giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái chưa được các tác giả tìm 6 hiểu một cách hệ thống, chưa đặt thành những luận điểm rõ ràng đồng thời chưa chỉ ra được ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó, các biểu hiện của cảm hứng giễu nhại thâm nhập sâu vào từng yếu tố của hình thức nghệ thuật như nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ… cũng chưa được chú ý khai thác. Chính vì thế, một công trình có tính chất tổng kết, đánh giá trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng các tác phẩm cụ thể để có những kết luận về cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái là một việc làm cần thiết đối với người nghiên cứu văn chương Hồ Anh Thái nói riêng, văn học sau 1975 nói chung. Từ những đánh giá, nhận xét mang tính gợi mở và định hướng trên đây, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái với mong muốn đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống đặc điểm nói trên ở văn chương Hồ Anh Thái. 3. Mục đích và nhiệm vụ Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn chỉ ra mét trong những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Hồ Anh Thái chính là cảm hứng giễu nhại. Cảm hứng Êy được thể hiện trong cái nhìn đời sống và con người trong sáng tác của Hồ Anh Thái cũng như trong các phương diện nghệ thuật ở sáng tác của nhà văn. Qua việc nghiên cứu cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái, luận văn khẳng định những đóng góp của nhà văn trong việc khám phá và miêu tả hiện thực đời sống xã hội và con người cũng như những đóng góp của anh cho sự đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại. Để đạt được mục đích nghiên cứu nh trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây: Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về giễu nhại, văn học nhại và cảm hứng giễu nhại trong văn học. Đặt sáng tác của Hồ Anh Thái vào xu hướng nảy sinh và phát triển cảm hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam từ sau 1975. 7 Tìm hiểu sự thể hiện cụ thể cảm hứng giễu nhại trong cái nhìn hiện thực và con người ở sáng tác của Hồ Anh Thái và các phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác giả để thể hiện cảm hứng Êy. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn chính là cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Tuy nhiên, không phải mọi sáng tác của Hồ Anh Thái đều thể hiện tập trung cảm hứng giễu nhại, do đó đối tượng khảo sát của luận văn chỉ giới hạn trong những tiểu thuyết và tập truyện ngắn sau đây: - Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế - Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm - Tập truyện ngắn Mảnh vỡ đàn ông - Tập truyện ngắn Tự sù 265 ngày - Tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười - Tập truyện ngắn Sắp đặt và diễn 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - tổng hợp Thông qua việc phân tích các tác phẩm văn chương của Hồ Anh Thái, chúng tôi tìm ra các biểu hiện của cảm hứng giễu nhại trong từng sáng tác để từ đó, bằng thao tác tổng hợp khái quát những biểu hiện của cảm hứng Êy trong sáng tác của Hồ Anh Thái nói chung ở những phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật, từ đó xây dựng hệ thống luận điểm của các chương trong luận văn. - Phương pháp hệ thống Xem xét cảm hứng giễu nhại trong sự thống nhất và vận động của sáng tác Hồ Anh Thái, trong hệ thống các biểu hiện từ nội dung, cái nhìn đời sống và con người đến các phương thức nghệ thuật. Đồng thời cũng tìm hiểu cảm hứng giễu nhại của Hồ Anh Thái trong sự hồi sinh và phát triển cảm hứng Êy của văn xuôi Việt Nam sau 1975. 8 - Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh là nhằm làm rõ những nét đặc trưng riêng trong cách thể hiện cảm hứng giễu nhại của Hồ Anh Thái ở các phương diện nội dung và nghệ thuật trong tương quan đồng đại và lịch đại với một số nhà văn có cùng đặc điểm hài hước, trào lộng, giễu nhại trong sáng tác. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Giễu nhại, một cảm hứng nổi bật trong văn học việt nam sau 1975 1.1. Giễu nhại trong văn học 1.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Chương 2: Cảm hứng giễu nhại trong cái nhìn đời sống và con người của Hồ Anh Thái 2.1. Giễu nhại trong cái nhìn đời sống 2.2. Giễu nhại trong cái nhìn về con người Chương 3: Cảm hứng giễu nhại với một số thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái 3.1. Xây dựng những nhân vật hài hước, nghịch dị 3.2. Giọng điệu 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 9 10 [...]... có tác động tới hầu hết các yếu tố của mỗi tác phẩm Qua cảm hứng giễu nhại, Hồ Anh Thái muốn khẳng định các nguyên tắc thế giới quan nhất quán của mình trong sáng tác Đó là lòng yêu thương con người, yêu thương cuộc sống Vì yêu thương nên mới có phê phán để con người và cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn Chương 2 Cảm hứng Giễu nhại trong cái nhìn đời sống và con người của hồ anh thái Như đã nói ở trên, giễu. .. diện mạo mới, sắc thái mới Qua đó, chúng ta có thể khẳng định cảm hứng giễu nhại là một đặc điểm khá nổi bật trong văn xuôi nước nhà sau 1975 đồng thời là một vấn đề cần được nghiên cứu tìm hiểu một cách nghiêm túc và có hệ thống khi nghiên cứu văn học sau 1975 1.2.3 Giễu nhại, một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Hồ Anh Thái Hồ Anh Thái bước vào làng văn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX nhưng... đến nhận thức và tình cảm của chủ thể tiếp nhận tác phẩm văn chương về hiện thực mà nó phản ánh Cảm hứng giễu nhại trở thành một yếu tố của nội dung nghệ thuật, của thái độ, tư tưởng và cảm xúc phê phán của người nghệ sĩ đối với thế giới hiện thực mà tác giả mô tả, phản ánh trong tác phẩm Trên bình diện này, cảm hứng giễu nhại có quan hệ thống nhất với chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, chi phối sự lựa... đề gai góc 28 của đời sống, khám phá những điều mới mẻ trong bản chất con người Tất cả được dẫn dắt bởi cảm hứng giễu nhại độc đáo mà chính nó đã làm nên chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái 2.1 GIỄU NHẠI TRONG CÁI NHÌN ĐỜI SỐNG Trong xu hướng đổi mới văn xuôi sau năm 1975, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn mạnh dạn phơi bày sự thật trần trụi của đời sống đất nước trong thời kỳ... tật của một bộ phận người đang có nguy cơ phổ biến trong xã hội là một trong những đóng góp quan trọng của tác giả ở tập truyện này Tư tưởng và cách thể nghiệm này được anh tiếp tục phát huy trong tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười và một số truyện ngắn trong tập truyện ngắn Sắp đặt và diễn Có thể nói, trong các sáng tác ở giai đoạn sau của Hồ Anh Thái, giễu nhại đã thực sự trở thành một cảm hứng. .. triển cao hơn của xã hội của phương Tây so với phương Đông 1.1.2 Cảm hứng giễu nhại trong văn học Có thể nói, cảm hứng giễu nhại chính là trạng thái tình cảm phê phán ở mức độ mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm được lồng vào trong những phương thức biểu hiện có tính chất hài hước, trào lộng, gợi lại, vẽ lại, bắt chước đối tượng giễu nhại để làm bật lên tiếng cười và quan trọng hơn, nó tác động mạnh... của hồ anh thái Như đã nói ở trên, giễu nhại đã trở thành một cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của Hồ Anh Thái giai đoạn sau Ên Độ tập trung ở các tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Tự sù 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười và một số truyện ngắn trong hai tập truyện ngắn Mảnh vỡ đàn ông và Sắp đặt và diễn Trong những tác phẩm này, Hồ Anh Thái đã tập trung thể hiện cái nhìn đời sống... thức đặc trưng nh mô phỏng, giễu cợt nhằm cười cợt, châm biếm, đả kích đối tượng Nh vậy, giễu nhại có thể chứa đựng sự châm biếm nhưng lối văn châm biếm không chỉ sử dụng giễu nhại So với các khái niệm trên, sự khác biệt chủ yếu của giễu nhại là ở độ sâu của sự xâm nhập vào đối tượng giễu nhại, tức là sự giễu nhại có thể có ở tất cả các cấp độ trong chỉnh thể tác phẩm từ cảm hứng chủ đạo, nội dung tư... đã khơi nguồn cho những cảm hứng phê phán mới mẻ trong văn học Trên cơ sở đó, tiếng cười và cảm hứng giễu nhại đã gặp được cơ hội hồi sinh Đúng như Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình đã nhận định: Trong công cuộc đổi mới đất nước sau chiến tranh, ý thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương đã là cơ sở cho tiếng cười nở rộ” [29] 1.2.2 Cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam... đây, những truyện ngắn của Hồ Anh Thái sau giai đoạn Ên Độ thật sự là những trang văn nổi bật cảm hứng giễu nhại Tập truyện ngắn Tự sù 265 ngày ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn năm 2001 đã gây được sự chú ý của người đọc về nhiệt tình tìm tòi, tự đổi mới mình không ngừng nghỉ của tác giả Qua tác phẩm, người đọc chứng kiến sự thật trong đời sống của tầng lớp được coi là ưu tú của xã hội Từ quan chức . dung giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Điều đó chứng tỏ đây là một đặc điểm nổi trội, xuyên thấm nhiều sáng tác của nhà văn này. Tuy nhiên nội dung giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. ra mét trong những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Hồ Anh Thái chính là cảm hứng giễu nhại. Cảm hứng Êy được thể hiện trong cái nhìn đời sống và con người trong sáng tác của Hồ Anh Thái. dung nghiên cứu của luận văn chính là cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Tuy nhiên, không phải mọi sáng tác của Hồ Anh Thái đều thể hiện tập trung cảm hứng giễu nhại, do đó đối

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Giễu nhại, một cảm hứng nổi bật trong văn học việt nam sau 1975

  • Chương 2: Cảm hứng giễu nhại trong cái nhìn đời sống và con người của Hồ Anh Thái

  • Chương 3: Cảm hứng giễu nhại với một số thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái

  • Phần nội dung

  • Chương 1

  • Chương 2

  • Chương 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan