thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nguyễn công hoan

103 1.1K 0
thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nguyễn công hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Lời cảm ơn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS-TS Trần Đăng Xuyền - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Qua đây em còng xin chân thành cảm ơn tới phòng QL-KH cũng như các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội cùng bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khóa học này. Hà Nội tháng 12 năm 2006 Học viên Nguyễn Thị Thành Mục lục Nguyễn Thị Thành 1 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Trang Mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Nhiệm vụ, đóng góp đề tài 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu 14 6. Cấu trúc luận văn 14 Nội dung : 15 Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan 15 I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người 15 II đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng 23 Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan 39 I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn 39 1. Nhân vật trong những truyện ngắn tiêu biểu 40 1.1 Nhân vật tính cách 41 1.2 Nhân vật số phận 47 2. Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn 49 Nguyễn Thị Thành 2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan II. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết 51 1. Nhân vật trong tiểu thuyết 54 1.1 Nhân vật trong tiểu thuyết Ông chủ 54 1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Bước đường cùng 57 2. Bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết 71 Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan 72 I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 72 1. Nghệ thuật xây dựng tình huống 72 2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 75 II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83 1. Thành công của Nguyễn công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83 2. Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 86 Nguyễn Thị Thành 3 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Kết luận: 89 Tài liệu tham khảo: 92 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam .Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào ,dẻo dai,một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm bản sắc dân tộc. Cuộc đời viết văn của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ năm 17 tuổi và 20 tuổi in cuốn sách riêng.Ông là một hiện tượng văn học sớm so với đương thời và ông viết đến năm 76 tuổi.Hơn nửa thế kỷ cầm bút,Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài và nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị. Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đạc điểm cây bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán.Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn Nguyễn Thị Thành 4 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam. Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu thương những người nghèo khổ. Văn ông dễ hiểu, giản dị, trong sáng, tự nhiên và rất sống động. Ông đã khai thác câu chữ chọn lọc rất tinh tế và sắc sảo. Những cảnh huống xã hội, những nỗi lòngvà số phận các nhân vật như hiện hình dưới ngòi bút của ông,khiến khi truyện đã kết thúc vẫn dội mạnh vào những âm vang sâu lắng trong tâm trí người đọc đến phải bật lên tiếng cười mỉa mai, chua chát và nghẹn dòng nước mắt. Nguyễn Công Hoan là một trong sè Ýt các nhà văn Việt Nam hiện đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong bậc trung học ở nước ta. Song ở đâu và lúc nào, ông cũng được quan tâm biểu hiện là đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và những người say mê yêu thích văn ông đã dụng công tìm hiểu và đánh giá. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên. Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại. Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay. Có người rất thực tại nhưng phải chịu nhiều thăng Nguyễn Thị Thành 5 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan trầm. Có người chịu một số phận âm thầm thật lâu rồi mới sáng sủa dần lên. Còn ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan thì lúc nào cũng là người hiện diện của độc giả. Là một độc giả, thế hệ sinh sau khi ông đã mất yêu thích văn ông cũng như con ngưòi, cá tính và khả năng sáng tác. Chúng tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh trong những sáng tác của ông, đó là đi vào thế giới nhân vật trong những tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng. Theo nhận biết chủ quan của chúng tôi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng chưa có công trình nào lấy hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm xuất phát điểm, nghiên cứu có hệ thống,trong khi hình tượng nghệ thuật là căn cứ tin cậy nhất để người nghiên cứu có thể hiểu được phần nào tư tưởng nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn. Hơn nữa,thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan lại rất phong phú với số lượng tác phẩm lớn - ở đó hội tụ đầy đủ những nét dáng cuộc đời. Qua nhân vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam trong những năm đen tối trước cách mạng. Đó là những lÝ do thúc đẩy chúng tôi viết chuyên luận này. 2- Lịch sử vấn đề: Nguyễn Công Hoan gây được sự chú ý của dư luận ngay từ khi những truyện ngắn đầu tiên ra đời. Sau khi tập truyện Kép Nguyễn Thị Thành 6 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Tư Bền xuất bản 1935 truyện ngắn của ông ngày càng được chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu. Từ đó đến nay nhiều công trình tìm hiểu ,đánh giá nội dung -hình thức biểu hiện, cách đánh giá bút pháp miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vẫn là chủ yếu. Những bài nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết chỉ nằm xen kẽ trong nhận định chung cụ thể. Sau đây là một số nhận định,đánh giá mà chúng tôi thống kê được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng , chia làm hai thời kì. 2.1:Trước cách mạng : Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Phê bình Kép Tư Bền in trong báo Bắc HàT8/1935 Trần Hạc Đình viết: “ Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ có ở trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của một hạng ngưòi xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Ông không hề có tỉ mỷ, lôi thôi như phần nhiều các nhà văn tả chân. Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật trong truyện đều như chép nguyên sự thực. Ông làm “sống” một cách linh động những nhân vật”. Hải Triều-nhà phê bình đương thời cho phái nghệ thuật vị nhân sinh cũng đã cảm nhận khá sâu sắc ý nghĩa của những vấn đề xã hội trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: “ Cái chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện rõ bằng Nguyễn Thị Thành 7 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Công Hoan ” Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định : “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú. Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng thương”. Tập thÓ tác giả cuốn Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945 nhận xét : “Ông sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh người”. Thiếu Sơn nhận xét: “Cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiếm ra truyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thần tình. Biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”- Phê bình Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan 1935. Đặc biệt Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại NXB Thăng Long 1944 đã có ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu, nhựơc điểm về nhân vật của Nguyễn Công Hoan “Ông tả đủ hạng người trong xã hội nhưng Ýt khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uẩn của họ thì không bao giờ ông đả động đến. Bao giờ ông cũng đặt họ vào những khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo Nguyễn Thị Thành 8 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan hay phong tục mà họ đã ra trò với những bộ mặt phường tuồng của họ”. Vũ Ngọc Phan còn nhận xét rất sâu sắc và xác đáng về cây bút Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại:”Người ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài.Trong các truyện dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông kết thúc giản dị quá ,không xứng với một truyện to tát ông dựng.Trái lại ở truyện ngắn ông tá ra là một người kể truyện có duyên.Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng.Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi.” Có thể thấy Vũ Ngọc Phan là một trong sè Ýt những nhà nghiên cứu trước cách mạng nhìn nhận một cách thấu đáo về nhân vật cũng như ngòi bút xây dựng truyện của Nguyễn Công Hoan. Như vậy từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đã được chú ý . 2.2:Sau cách mạng tháng Tám đến nay: ở miền Bắc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan song chủ yếu vẫn là mảng truyện ngắn .PGS Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và đã công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Nguyễn Thị Thành 9 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Công Hoan. Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB Khoa học - xã hội 1979 tác giả đã chia quá trình viết truyện ngắn của nhà văn thành 5 thời kì. Theo tác giả thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3 chủ đề; - Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ. - Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững người nghèo khác như kép hát , đi ở, phu xe - Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu Âu. Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện châm biếm, đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả những vấn đề chiến tranh chống phát xít. Đối với tầng lớp lao động ông đã có những truyện viết về công nhân. Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào biểu lộ sự bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những khó khăn khách quan và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn không phát triển được, còn mặt tiêu cực thì lại có dịp được bộc lộ. Đó là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh hưởng một cách không tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát xít. Tác giả có một nhận định chung.” với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, Nguyễn Thị Thành 10 [...]... tính cách nhân vật” Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng cuả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công Nguyễn Thị Thành 11 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam’ Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan là thuộc... Thành 23 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan đã tạo nên được những tấn trò nghệ thuật đặc sắc, sinh động được thể hiện qua thế giới nhân vật trong những sáng tác trước cách mạng II đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan là một trong số không nhiều nhà văn đã có thể in rõ dấu Ên bản sắc riêng của... thuyết của Nguyễn Công Hoan Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Tài liệu tham khảo: CHƯƠNG I TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC TRƯỚC CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN Nguyễn Thị Thành 15 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan I Từ quan niệm nghệ thuật về con người 1 Quan niệm... Hoan Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học Để xác lập loại hình nhân vật, người ta chia ra nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật chính, nhân vật phụ Về mặt cấu trúc có người chia ra nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Đó là những hình dung về chức năng và cấu tạo của nhân vật Song bên cạnh đó không thể xem nhẹ việc tìm hiểu... chúng ta nhận ra quan điểm nhân sinh mới mẻ, nhận ra con người, cá tính Nguyễn Công Hoan trong văn học 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi tập trung tìm hiểu hầu hết là những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và hai cuốn tiểu thuyết Ông chủ và Bước đường cùng bởi vì trong di sản văn học đồ sộ mà Nguyễn Công Hoan để lại, thể loại truyện... một tấm lòng nhân đạo, thiết tha, của Nguyễn Công Hoan Không chỉ nhìn thấy những kẻ nghèo khổ xấu xí vì đói kém, vì sự bóc lột tàn tạ cả về thể xác lẫn tinh thần, Nguyễn Công Hoan còn nhìn thấy được sự xấu xí, kỳ dị,ở những hạng người giàu có mà bất nhân, Nguyễn Thị Thành 29 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đểu cáng Ở đây ngoại hình và tính cách nhân vật thường... của Nguyễn Công Hoan Trong dịp mừng thọ Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi ,nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong suốt 40 năm nhà văn Tô Hoài khái quát :’Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng,khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch sẽ kiểu “Tự lực’thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ.Từ Kiếp hồng nhan tới nay truyện ngắn ,truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững... pháp phân tÝch nhân vật theo loại hình 2- Phương pháp hệ thống, liệt kê, so sánh, đối chiếu 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn chia 3 chương lớn: Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Chương... còn nghĩa, không còn tình Bằng quan niệm con người làm trò, con người tha hoá, Nguyễn Công Hoan đã cười vào cái xã hội giả dối phi nhân trong thực tại Cùng thời với Nguyễn Công Hoan, nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm "Tắt đèn" lại có quan niệm khác hẳn Nhân vật chính diện của ông không bị tha hoá Các phẩm chất của nhân vật chính diện như chị Dậu, anh Dậu, cái Tý là những phẩm chất tốt đẹp, không bị... loại truyện ngắn được ông viết thành công nhất tạo nên gương mặt độc đáo của nhà văn Nguyễn Thị Thành 14 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Tiểu thuyết Bước đường cùng cũng đã có những thành công nhất định So sánh ở hai thể loại với những tác giả cùng thời để thấy được những thành công và hạn chế của ông trong việc xây dựng nhân vật Qua đó giúp chúng tôi có một . xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83 1. Thành công của Nguyễn công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83 2. Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu. về Nguyễn Công Hoan và đã công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Nguyễn Thị Thành 9 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan Công Hoan. Trong cuốn. hình nhân vật, người ta chia ra nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật chính, nhân vật phụ Về mặt cấu trúc có người chia ra nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời cảm ơn

  • Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan ...........15

    • II...đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng................... 23

    • Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan...................................39

      • I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn...........39

      • II. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết........... 51

      • Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan ............................................... 72

        • I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn ........................... 72

        • II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết ............................ 83

        • 3. Nhiệm vụ và đóng góp của đề tài

        • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          • I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người

            • Nếu như trong truyện ngắn, ngay từ khi ra mắt bạn đọc trên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan