nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2)

115 1.3K 4
nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đề tài Chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam với tư cách là một trào lưu, một phương pháp sáng tác ra đời muộn hơn ở phương Tây nhưng đã có rất nhiều thành tựu. Mét trong những điểm nổi bật của chủ nghĩa hiện thực phê phán là nghệ thuật điển hình hoá. Đây là vấn đề lí luận và thực tiễn đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học song vẫn còn nhiều vấn đề có thể khai thác toàn diện hơn. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là một nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán với sở trường là truyện ngắn trào phúng. Nguyễn Công Hoan sáng tác trong thời gian cả trước và sau Cách mạng tháng Tám nhưng những tác phẩm ra đời trước Cách mạng được đánh giá là thành công, phong phú và chiếm khối lượng lớn trong toàn bộ di sản văn học mà ông để lại. Là một đại diện xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán, song chủ yếu các nghiên cứu đối với sáng tác của nhà văn đều hướng về nghệ thuật trào phúng, về tiếng cười đả kích. Phần nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật điển hình hoá trong truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan còn Ýt được đề cập. Thông qua đề tài “Nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan”, người viết mong muốn góp thêm tiếng nói đối với một nhà văn mình yêu quý. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Trước năm 1945: Trước năm 1945, điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam chưa trở thành đối tượng khảo sát của lĩnh vực nghiên cứu văn học. Các bài viết chủ yếu dừng lại ở góc độ đánh giá tác phẩm riêng biệt. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đã được các nhà phê bình và nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên đứng ở góc độ điển 1 hình hoá mới chỉ là những nhận xét sơ lược. Năm 1932, trong bài viết Lược khảo về sự tiến hoá của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết đăng trên báo Nam Phong - sè 7, Trúc Hà là người đầu tiên đã nhận xét truyện của Nguyễn Công Hoan có ngô ý sâu sa về sự đời “văn ông (Nguyễn Công Hoan) có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường đệm một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn, thú vị… Những bài văn đăng trong An Nam tạp chí trước sau đều có ý khôi hài, dẫu là câu chuyện nó thương tâm như thế nào, trong khi đọc văn cũng phải buồn cười, nhưng mà cái cười đắng cay, chua chát, theo sau nụ cười thường là cái buồn ngấm ngầm trong tâm hồn… Lối văn viết vấn đáp được tự nhiên linh hoạt lắm…giọng nào ra giọng Êy, người nào ra người Êy như đứng trước cảnh thực vậy”. Năm 1935, nhà phê bình Hải Triều đứng trên quan điểm tả thực để đánh giá quyển Kép Tư Bền: “Rồi các ngài lại đọc qua các truyện như Báo hiếu, Mợ nó đi Tây, Tôi chủ báo. Các ngài sẽ thấy trình bày biết bao nhiêu sự xấu xa mục nát của một chế độ xã hội. Những cái đạo đức, luân lí, tình ái mà trước họ cho là thiêng liêng cao quý lắm, thì ngày nay đã hoá ra một bức màn che đậy biết bao nhiêu sự thối tha hèn mạt ở trong” và “Kép Tư Bền có thể nói rằng đã mở một kỉ nguyên mới cho cái tư triều văn nghệ tả thiệt và xã hội ở nước ta”. Bài viết Phê bình Kép Tư Bền của Trần Hạc Đình đăng trên báo Bắc Hà sè 17, ra ngày 9-8-1935 đã nhận xét sâu sắc về óc quan sát và tài dựng truyện của Nguyễn Công Hoan “từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật trong truyện ông đều chép nguyên của sự thực. Ông đã làm sống một cách linh động những nhân vật của ông” và khẳng định “Ông Nguyễn Công Hoan là nhà văn tả chân”. Ngoài ra còn hàng loạt các bài viết của các nhà văn, nhà lí luận phê bình văn học của cả hai phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” đánh giá nhận xét về Nguyễn Công Hoan. Cách này hay cách 2 khác, các tác giả đều thống nhất ở nhận định coi Nguyễn Công Hoan là nhà văn phái “tả chân”, “tả thực chủ nghĩa”, hay nói về “những bề trái của xã hội”. Hoài Thanh viết “Tình đời chua, cay, mặn, lạt như vẽ ra dưới ngòi bút”, “Tài nghệ của nhà văn là ở cách kể chuyện” và Hoài Thanh đánh giá “Văn Nguyễn Công Hoan xem mệt mà có Ých. Văn như thế xem khôn người ra (24; 266). Ngoài việc khẳng định Nguyễn Công Hoan “biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh thần tình, biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”, Thiếu Sơn đã phát hiện “Nguyễn Công Hoan rất sở trường về cái luật tương phản…bày ra hai cảnh tượng trái ngược nhau để cảnh này làm tăng ý nghĩa cảnh kia” (24; 275). Phê bình tập Kép Tư BÒn, Trần Hạc Đình còn tinh tế khi cảm nhận được tình cảm thái độ của Nguyễn Công Hoan khi “vẽ cái đau đớn khổ sở lầm than của hạng cùng đinh nghèo khó và cái giả trá xấu xa bất lương của bọn quyền quý trưởng giả” là thái độ bất bình phẫn uất muốn đạp đổ xã hội giả dối và ô trọc. Tác giả Trần Hạc Đình cũng khẳng định “tiếng cười mỉa mai lạnh lùng trong đó Èn cả một tấm lòng cảm động, đau đớn ê chề vì những điều trông thấy…Tiếng cười Êy cũng như tiếng cười của Molière, nghe còn thảm hơn tiếng khóc” (24; 282,283). Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã có nhiều ý kiến sâu sắc về truyện Nguyễn Công Hoan. Theo ông, phần nhiều truyện ngắn Nguyễn Công Hoan “linh động, có nhiều bất ngờ …”. Tác giả dẫn một đoạn trong Thằng ăn cắp và đánh giá “tả chân tuyệt khéo”, “đặc kiểu Guyde Maupassant”… Nhìn chung, trước Cách mạng Tháng Tám, do hạn chế về phương pháp luận nghiên cứu khoa học nên các bài phê bình văn học về Nguyễn Công Hoan mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mối quan hệ giữa văn học và đời sống, chưa có phát hiện dù sơ sài ở góc độ nghệ thuật điển hình hoá. 2.2. Sau năm 1945 3 Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, phương pháp luận nghiên cứu khoa học thực sự phát triển và nghệ thuật điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam bắt đầu được xem xÐt. Những nguyên lí về lí luận văn học của giáo sư Hà Minh Đức đã dành gần trọn một chương viết về Điển hình hoá trong văn học. Sau đó, cuốn Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật của Hồng Chương ra đời đã nhìn nhận văn học Việt Nam dưới góc nhìn phương pháp sáng tác, trong đó Nguyễn Công Hoan được đánh giá là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Năm 1957, cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm tác giả Lê Quý Đôn đã chia văn học Việt Nam 1930 -1945 thành ba khuynh hướng: khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực phê phán và khuynh hướng cách mạng. Nhóm các tác giả đã khẳng định ưu điểm vượt trội của việc cấu tạo nhân vật và chọn lựa chi tiết ngôn ngữ của khuynh hướng nghệ thuật hiện thực phê phán “Nhân vật được sáng tạo trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, làm cho người đọc thấy rõ nó hoạt động trong môi trường nào và là sản phẩm của xã hội nào. Nhà văn hiện thực còn chú trọng mô tả nhân vật của mình với những nét thật tỉ mỉ. Lần đầu tiên trong văn học, những cảnh ngoại ô, xó chợ đầu đường…được phơi bày ra ánh sáng; lời ăn tiếng nói bình dân được đưa vào tác phẩm văn chương làm cho ngôn ngữ thêm cụ thể, chính xác” (9; 300). Năm 1962, cuốn Những nguyên lí về lí luận văn học của giáo sư Hà Minh Đức đã đi sâu vào việc phân tích cơ sở lí luận về “Điển hình hoá trong văn học nói chung” và “Tính chung và tính riêng của tính cách điển hình”. Đây được coi là cơ sở lí luận có tính chÊt nền tảng cho việc tiếp cận tác phẩm của các tác giả thuộc trào lưu hiện thực phê phán. Năm 1961, tác giả Phan Cự Đệ đã dành viết một chương về Nguyễn Công Hoan - người đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho văn học hiện thực phê phán “Công lao của Nguyễn Công Hoan là giữa những 4 con đường đang đan nhau ở các ngã ba, ngã tư, nơi mà những người cầm bút còn đang phân vân, thậm chÝ có thể lạc lối giữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới tốt xấu lẫn lộn, ông đã chọn con đường đi về phía truyền thống dân tộc, về phía quần chúng bị áp bức, con đường của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam” (24; 175). Giáo sư Phan Cự Đệ cũng khẳng định “Nguyễn Công Hoan có sở trường về mặt khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện. Ông thường dựng lên những chân dung biếm hoạ theo kiểu phóng đại…Phóng đại cũng là một biện pháp tô đậm một số nét điển hình của nhân vật phản diện làm cho người đọc tập trung chó ý vào những nét chủ đạo đó” (24; 179). N.I. Niculin, nhà Việt Nam học người Nga trong bài viết Nguyễn Công Hoan mét bậc thầy về truyện ngắn châm biếm đã nhận xét sâu sắc về năng lực tuyệt vời của nhà văn “tinh mắt nhìn thấy những tình huống hài hước và có tài nhận ra đằng sau những sự việc thoạt tưởng nhỏ nhặt các vấn đề quan trọng của thời đại” và khẳng định “Văn châm biếm của Nguyễn Công Hoan là vũ khí của cái thiện” (24; 368). Năm 1974, cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của giáo sư Phan Cự Đệ ra đời. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện và công phu nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trên nhiều vấn đề lớn mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tác giả đã dành 44 trang viết về vấn đề điển hình hoá trong tiểu thuyết hiện thực phê phán. Tác giả Phan Cự Đệ khẳng định thành tựu quan trọng của tiểu thuyết hiện thực phê phán “đã biết đặt những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”, trong đó Nguyễn Công Hoan được nhắc đến với tác phẩm Bước đường cùng. Năm 1989, sau nhiều tập hợp tư liệu và nghiên cứu, trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam- tập 29A, giáo sư Phan Cự Đệ khẳng định đặc trưng của văn học hiện thực phê phán về nghệ thuật điển hình hoá “Thành công chủ yếu của tiểu thuyết Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công 5 Hoan…là đã xây dựng được những tính cách điển hình đa dạng và phong phó về mặt thẩm mỹ, đặc biệt là những tính cách có quá trình phát triển tâm lí” (13, 47). Được coi là một nhà nghiên cứu toàn diện nhất về Nguyễn Công Hoan, PGS. TS Lê Thị Đức Hạnh đã có nhiều phát hiện sâu sắc mới mẻ trong đó có nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan “phác hoạ tài tình nhiều bức tranh hoặc chân dung sinh động với những nhân vật có lời ăn tiếng nói, điệu bộ, tính tình được phóng đại cường điệu nhưng lại rất hiện thực, bộc lộ được bản chất của sự vật, của con người…Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp vào lịch sử văn học nhiều bức tranh trào lộng, sinh động, có khi đẫm nước mắt và máu của những ngày nhân dân ta đang sống cuộc đời nô lệ lầm than”(24; 420). Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên, bước đầu tác giả luận văn nhận thấy nghệ thuật điển hình hoá trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan đã được một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhắc đến song chưa có công trình nào đi sâu khảo sát về nghệ thuật điển hình hoá trong sáng tác của nhà văn. Những kết quả nghiên cứu trên là những gợi ý quan trọng cho luận văn để xác định một đề tài có giới hạn “Nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Với yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói về đóng góp của nhà văn Nguyễn Công Hoan đối với nền văn học dân tộc. Đó là nghệ thuật điển hình hoá, một thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán Việt Nam với tư cách là một đặc trưng nghệ thuật cơ bản của trào lưu văn học có một phương pháp sáng tác hoàn chỉnh mà Nguyễn Công Hoan là một tác gia tiêu biểu. Luận văn tập trung khám phá những nét đặc sắc trong nghệ thuật điển hình hoá của Nguyễn 6 Công Hoan từ việc xây dựng những tình huống độc đáo, thủ pháp khắc hoạ tính cách điển hình đến những đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu. Thuật ngữ điển hình hoá theo nghĩa rộng là “Tổng hoà mọi biện pháp nghệ thuật nhằm làm cho hình tượng trở thành điển hình, là con đường đưa sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng cao” (43; 82). Điển hình hoá trong văn học có những đặc trưng riêng bởi vì văn học tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Điển hình văn học là một khái niệm có những vận động đổi thay trong từng thời kì lịch sử, do đó cần sự nhìn nhận linh hoạt, toàn diện. Nói đến nghệ thuật điển hình hoá là nói đến điểm hội tụ của trình độ nhận thức hiện thực, của tư tưởng, năng lực sáng tạo của tác giả. Nói đến cùng thì mọi phương diện nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của một hình tượng điển hình đều có dấu Ên của điển hình hoá. Do vậy, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan dưới góc độ điển hình hoá thực chất là đi tìm hiểu toàn diện giá trị hiện thực, ý nghĩa xã hội của hệ thống các hình tượng trong tác phẩm. Qua đó, luận văn góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng độc đáo của nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp hệ thống: Đặt điển hình hoá trong các sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám trong hệ thống điển hình hoá của dòng văn học hiện thực phê phán để thấy được nét đặc thù trong sáng tác của nhà văn. 4.2. Phương pháp so sánh: so sánh Nguyễn Công Hoan với các tác giả tiêu biểu khác của dòng văn học 1930 -1945 như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng… 4.3. Phương pháp phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật… 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được tổ chức thành 3 chương chính: 7 Chương I: Quan điểm nghệ thuật về con người và khuynh hướng điển hình hoá của Nguyễn Công Hoan Chương II: Xây dựng tình huống độc đáo Chương III: Thủ pháp khắc hoạ tính cách điển hình NỘI DUNG Chương I QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐIỂN HÌNH HOÁ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 1. Quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của Nguyễn Công Hoan 1.1. Đời là sân khấu hài kịch “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh dời sống, là hệ quy chiếu Èn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thước đo của hình thức văn học và làm cơ sở của tư duy nghệ thuật” (43; 230). Quan niệm nghệ thuật là một phạm trù cơ bản của thi pháp học, là yếu tố then chốt, có vai trò chi phối toàn diện tác phẩm; là sự lí giải, cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột cùng, mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” (27; 45). Mỗi một nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng chi phối toàn bộ quá trình sáng tác và là cơ sở tạo nên tư duy nghệ thuật. Dòng chảy văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 có nhiều cây bút xuất sắc đã ghi dấu bằng những quan niệm nghệ thuật rất riêng. Với Vũ Trọng Phụng thì đó là triết lí bi quan định mệnh chủ nghĩa, là thế giới nhân vật phản diện tàn bạo, đểu cáng, dâm ô và là tâm trạng uất ức mãnh liệt, khao khát trả thù cuộc đời “chó đểu”, “vô nghĩa lí” 8 của nhiều nhân vật khác. Đó còn là tâm trạng phẫn uất khôn nguôi của con người tài cao mệnh thấp, cả cuộc đời sống trong thiếu thốn, điêu đứng bởi đồng tiền. Với Nam Cao là thế giới nhân vật vật vã quằn quại, bị áp bức giày xéo khinh miệt đến dị dạng, méo mó cả thể xác và linh hồn; là tiếng kêu rên của những tâm hồn giàu khát vọng ước mơ bị áo cơm ghì sát đất. Với Nguyên Hồng là niềm tin về sức mạnh bất diệt của nhân tính, con người dù sống dưới đáy cùng xã hội vẫn toả sáng những nét thiện lương. Với Thạch Lam là cái nhìn đầy bao dung nhân ái và lòng cảm thông sâu sắc với những con người giản dị, tốt bụng hiền lành nhưng phải sống cơ cực nghèo khổ, bế tắc… Còn với Nguyễn Công Hoan là thái độ căm phẫn xã hội thực dân phong kiến mà ở đó tất cả như một sân khấu hài kịch đầy nhố nhăng bỉ ổi, xấu xa. Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Đi vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào mét khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con người đang múa may, khóc cười trong xã hội cũ. Có những truyện độc ác tàn nhẫn, những truyện xấu xa rởm hợm, những truyện thương tâm ai oán cùng những truyện nực cười lố lăng trong cái xã hội thực dân phong kiến đầy những ngang trái bất công…” (24; 177). Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện một cách nhìn đời độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra cách nhìn đời như một sân khấu hài kịch, một tấn trò nhố nhăng, giả dối của Nguyễn Công Hoan. Cách nhìn Êy xuất phát từ lập trường quan điểm của tầng lớp quan lại xuất thân khoa bảng bị thất thế. Hơn nữa nhà văn lại có khiếu hài hước “ranh mãnh tinh nghịch và hay chế nhạo”, lại sinh trưởng trong mét gia đình quan lại lỗi thời bị lép vế “chịu sự giáo dục hằn học với quan lại ôm chân đế quốc để mưu cầu phú quý trên lưng những người nghèo hèn”, lại sớm chứng kiến cảnh đời nhiều ngang trái bất công…Tất cả những tiền đề Êy làm nên một cách nhìn đời vô cùng đặc biệt. Trong hồi kí Đời viết văn của tôi, Nguyễn 9 Công Hoan đã tâm sự: “Tôi là người bi quan hoài nghi nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và hay chế nhạo. Sống dưới chế độ thực dân, tôi thấy cái gì cũng là giả dối lừa bịp đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật là buồn cười, nên tôi hay chế giễu mỉa mai. Tôi coi thường tất cả. TÊt cả đối với tôi chỉ là trò cười. Tôi viết tiểu thuyết cũng mang giọng nói thẳng của tôi là trào phúng và hài hước” (22; 367). Ngay từ nhỏ, Nguyễn Công Hoan đã có khiếu hài hước. Ông diễn trò cho gia đình và những người giúp việc xem “Tôi bắt chước Môlie, tôi cũng làm hài kịch. Những hài kịch của tôi mới đầu chỉ là những màn ngắn mà diễn viên cương ra những câu nói nhảm để chế ông thầy bói thầy cúng phỏng theo truyện tiếu lâm. Diễn viên chính bao giờ cũng là tôi. Diễn viên phụ là những anh em trong nhà sàn sàn tuổi tôi Khán giả của tôi tối đầu là các anh các chị và người giúp việc trong nhà. Rồi tiếng cười vang đến trại lệ trại cơ, anh em lính cũng rủ nhau vào xem Hài kịch của tôi làm mọi người cười sặc sụa. Sợ nhàm, tôi thay đổi. Tôi tìm những thói xấu của người xung quanh để làm đề tài dựng kịch chế nhạo” (22; 66). Nguyễn Công Hoan còn có một quãng đời thơ Êu sớm được tiếp xúc với những cảnh trái ngang trong xã hội. Những gì thấy được đã in đậm trong tâm hồn ông “ Nếu tờ giấy trắng được nhuộm màu nào đầu tiên thì màu Êy là nền, nó rõ mãi và bền mãi, thì trong đời người ta những điều mắt thấy tai nghe được nhớ lâu nhất, ảnh hưởng lâu nhất, tạo cho con người một nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả năng làm cái gì sau này cũng là ở trong thời niên thiếu, óc còn ngây thơ trong trắng. Những điều mắt thấy tai nghe có ảnh hưởng nhiều nhất mạnh nhất và sâu nhất đến nếp nghĩ và nếp làm của tôi” (22; 49). Nguyễn Công Hoan căm ghét xã hội thực dân tư sản, căm ghét bọn quan lại nhờ liếm gót giày Tây mà trở nên quyền thế để bòn rút bóc lột nhân dân lao động. Cả xã hội chỉ là những ngang trái giả dối bất công. Sự lên 10 [...]... phương thức hành động riêng Như vậy nghệ thuật điển hình là con đường tổng hợp từ những nguyên liệu đời sống để xây dựng điển hình Tuy nhiên chỉ đến chủ nghĩa hiện thực nghệ thuật điển hình mới được biÓu hiện rõ nét nhuần nhuyễn và trở thành nghệ thuật điển hình hoá Điển hình hoá là sự tái hiện một cách chân thật tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Tính cách điển hình là sự hài hoà cao độ giữa... chảy chung của xã hội Nét đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực phê phán là nghệ thuật điển hình hoá Điển hình là một hiện tượng nghệ thuật phổ biến có ở nhiều trào lưu sáng tác như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và ngay cả trong nghệ thuật dân gian Điển hình trong nghệ thuật là những nét, những tính cách cơ bản nhất, quan trọng nhất và nổi bật nhất trong đời sống xã hội được tập trung biểu hiện... nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình Đó là những hình tượng văn học được khái quát từ hiện thực cuộc sống đầy sinh động 2.2 Đến nét riêng trong nghệ thuật điển hình hoá của Nguyễn Công Hoan Trong sự đa dạng và phong phú của văn học Việt Nam 1930-1945, những sáng tác của Nguyễn Công Hoan chiếm một vị trí rất đặc biệt Ông viết nhiều song đặc biệt thành công ở truyện ngắn, tạo nên sự mới mẻ trong thể... sự sáng tạo của nghệ sĩ nhưng chung quy nã vẫn là cuộc sống” (4; 259) Điển hình là những hình tượng nghệ thuật có chất lượng cao kết tinh tư tưởng tình cảm và vốn sống, tài năng sáng tạo của nhà văn, nó phản ánh sinh động bản chất và quy luật của hiện thực đời sống trong một hình thức nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ Điển hình được coi là biểu hiện của tài năng sáng tạo: “Tính điển hình là một trong những. .. quan để đảm bảo nguyên tắc điển hình hoá Như vậy, điển hình hoá là một trong bốn nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực mà ở đó có sự thống nhất hài hoà, sự gắn kết chặt chẽ giữa tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Sáng tác của mỗi nhà văn hiện thực- những thư kí thời đại sẽ là quá trình thâm nhập và nghiền ngẫm thực tế khách quan hoá cái chủ quan để nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực là... người tha hoá trong các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan Đó là con người xấu xí về ngoại hình, con người xấu xí về tính cách; con người thấp hèn và con người bi thảm Đúng thế, đọc truyện Nguyễn Công Hoan người đọc luôn bị ám ảnh bởi sự tha hoá về nhân hình và nhân tính trong các nhân vật của ông Thế 15 giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hầu như đều có một ngoại hình xấu xí Điều này... 61) Nguyễn Thanh Tó trong luận văn viết năm 1994 Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã phân tích rất chi tiết những biểu hiện nhân vật tha hoá trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan Với người nghèo, ông gọi họ là nó, là thằng, là con, là anh cu, chị cu, là anh đĩ, chị đĩ Với kẻ giàu có là những khuôn mặt thịt vô hồn, là cây thịt Nguyễn Thanh Tú còng chia ra ba loại người tha hoá trong. .. vật của chủ nghĩa hiện thực là tiêu biểu cho thời đại Tính chung và tính riêng có mối quan hệ hữu cơ không tách rời nhau Tính cách điển hình phải được đặt trong hoàn cảnh điển hình “Cũng như tính cách điển hình, ý nghĩa tiêu biểu khái quát của hoàn cảnh điển hình phải thông qua tính chÊt cụ thể riêng biệt của nó Cái hiện lên trước mắt người đọc chính là những hoàn cảnh cụ thể riêng biệt này Qua những. .. tha hoá để cười sự tha hoá của cả xã hội Tố cáo trạng thái phi nhân tính để đòi một trạng thái có nhân tính là giá trị nhân bản trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng “Quan niệm con người này làm cho tác phẩm có dược chiều sâu phổ quát hơn một chủ đề tố cáo bọn thống trị hoặc nói đúng hơn là tố cáo trạng thái phi nhân tính của đời sống” (42; 39) 2 Khuynh hướng điển hình hoá. .. của văn hoá đạo đức và truyền thống dân tộc, sự xâm nhập của văn minh phương Tây trong ý đồ đen tối của thực dân Pháp Hoàn cảnh lịch sử Êy đã tác động tới việc hình thành quan điểm sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán và bộc lộ rõ những tiêu chí của nghệ thuật điển hình hoá: “Văn chương chỉ là món tiêu khiÓn nếu nó than mây khóc gió Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những . hoá trong các sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám trong hệ thống điển hình hoá của dòng văn học hiện thực phê phán để thấy được nét đặc thù trong sáng tác của. tài có giới hạn Nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Với yêu cầu của một luận văn thạc. tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan còn Ýt được đề cập. Thông qua đề tài Nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan , người viết mong muốn

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan