ĐỀ TÀI: Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn từ năm 2010 2015

111 691 4
ĐỀ TÀI: Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn từ năm 2010 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

-1- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 6 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (PJICO) 42 2.2.3 Bộ máy tổ chức của PJICO 48 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 87 3.3.2 Nâng cao hơn nữa chất lượng phục dịch vụ chăm sóc khách hàng. 99 3.3.3 Hợp tác, phát triển mở rộng thị trường: 100 Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -2- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG- BIỂU Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -3- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01/04/2001 đã đi vào đời sống kinh tế - xã hội, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm Việt Nam thật sự sôi động hơn khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, với những ưu thế về kinh nghiệm và nguồn lực tài chính của những tập đoàn, công ty đa quốc gia, đã thật sự đặt ra nhiều thách thức lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vốn còn non trẻ về kinh nghiệm hoạt động, khả năng tài chính, hạn chế về cơ chế quản lý. Thách thức này ngày càng lớn hơn khi Việt Nam chính thức tham gia ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực, trên thế giới và tham gia tổ chức thương mại quốc tế. Từ đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa và để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay và trong thời gian tới, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải luôn đổi mới toàn diện trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các Tổng Công ty lớn của nhà nước như Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang lại hiệu quả cao trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn mạnh về mọi mặt, và dần khẳng định vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, đòi hỏi Công ty phải xác định được mục tiêu, chiến lược kinh doanh Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -4- trong từng giai đoạn. Và đó chính là tính cấp thiết của đề tài “Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015”. Vì vậy, để tiếp tục đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng diễn ra trong môi trường kinh doanh hội nhập cao đòi hỏi Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm cạnh tranh với các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài giàu kinh nghiệm trong kinh doanh cùng loại hình bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường. 2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng những lý luận và phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vào việc nghiên cứu đưa ra các luận cứ và định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung lấy số liệu ở Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, mô hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá và đưa ra các định hướng chiến lược phát triển ở Công ty. Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -5- 5. Những đóng góp của luận văn: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. - Phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh hiện nay và những tác động của nó đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. - Xác lập những luận cứ và định hướng cho việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. 6. Kết cấu của luận văn: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh Chương II: Phân tích thực trạng và môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. Chương III: Đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS.Nghiêm Sĩ Thương đã tạo cơ hội cho tôi được nghiên cứu và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này. Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -6- CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh 1.1.1 Chiến lược kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự. Trong quân sự cũng có rất nhiều quan niệm về chiến lược. Clausewitz cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở vị trí ưu thế”. Trong một xuất bản cũ của từ điển Larouse coi: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng”. Có thể nói, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến. Napoleon đã nói: “Nghệ thuật của chiến tranh là một nghệ thuật đơn giản, nhưng tất cả phải chấp hành”. Điều đó cho thấy trong quân sự là vô cùng cần thiết, là điều kiện không thể thiếu để giành thắng lợi. Ngày nay thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội, ở cả phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này. Theo Michael Porter, giáo sư trường đại học Harvard: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh”. Như vậy chiến lược kinh doanh là một trong những phương tiện để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nó là biện pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra bằng cách tạo lập xây dựng các lợi thế cạnh tranh hay chính là tạo lập xây dựng các điểm mạnh, các cơ hội, nguy cơ, thách thức … từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm chiến thắng trong kinh doanh. Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -7- Theo nhóm cố vấn của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) đưa ra: “Chiến lược kinh doanh là việc phân bổ các nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và chuyển thế cạnh tranh về phía mình”. Tức là doanh nghiệp từ việc phân tích các nguồn lực của mình, phân tích các bộ phận doanh nghiệp rồi phân bổ các nguồn lực sao cho tối ưu nhất từ đó đưa ra mục tiêu, các biện pháp để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất tạo thế mạnh để cạnh tranh. Alain Charles Martinet, tác giả cuốn sách “Chiến lược”, người đã nhận giải thưởng lớn của Havard Expansion năm 1983 lại quan niệm: “Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để chống lại cạnh tranh và giành thắng lợi”. Như vậy chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển vững trắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đạt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp. Như vậy, thông qua các quan niệm về chiến lược nêu trên chúng ta có thể coi: “Chiến lược là định hướng kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp”. Chiến lược kinh doanh được nhìn nhận như một nguyên tắc, một tôn chỉ trong kinh doanh. Chính vì vậy doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, điều kiện tiên quyết phải có chiến lược kinh doanh hay tổ chức thực hiện chiến lược tốt. 1.1.1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh: Tuy còn có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất. Các đặc trưng cơ bản đó là: + Chiến lược kinh doanh có tính định hướng trong một thời gian dài nó đưa ra mục tiêu, phương hướng kinh doanh cho từng ngành nghề sản phẩm cụ thể đồng thời xác định rõ các nhiệm vụ cơ bản, những giải pháp và từng bước đạt được mục tiêu đề ra. Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -8- + Chiến lược kinh doanh có tính linh hoạt, mềm dẻo. Vì chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở dự báo thị trường tương lai mà thị trường thì luôn biến động. Để cho chiến lược phù hợp đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra thì chiến lược phải linh động, mềm dẻo trước sự biến động của thị trường. + Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo thời gian dài (5 hoặc 10 năm) do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình và khi có chiến lược dài hạn thì sẽ thường được cụ thể hoá bằng những chiến lược ngắn hạn hơn đó còn gọi là kế hoạch. + Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục từ khâu xây đựng đến khâu thực hiện, kiểm tra giám sát. + Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao. + Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh. Như vậy từ những khái niệm và đặc trưng trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản cụ thể là: “Chiến lược kinh doanh là một quá trình xác định các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụng tổng hợp các yếu tố kĩ thuật, tổ chức kinh tế và kinh doanh để chiến thắng trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu đề ra”. Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -9- 1.1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của mình trong từng thời kỳ, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình. - Chiến lược kinh doanh được đưa ra sẽ làm cho mọi thành viên của doanh nghiệp thấu hiểu được những việc phải làm và cam kết thực hiện nó. Điều đó có thể tạo sự ủng hộ và phát huy năng lực sẵn có của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân. - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp khai thác những ưu thế cạnh tranh trên thương trường để tạo nên lợi thế cạnh tranh, qua đó giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp có thái độ tích cực với những sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài sản hữu hình và vô hình. Chẳng hạn, trong chiến lược kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp phải có đồng phục, logo của công ty, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao … những điều đó sẽ tạo ra sức mạnh của Công ty và đó chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh là cơ sở, căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường … Như vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường, muốn ứng phó được những thay đổi thường xuyên diễn ra trên thị trường, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Điều đó một lần nữa khẳng định: Chiến lược kinh doanh là bánh lái để doanh nghiệp ra khơi thành công, là cơn gió thổi cho diều bay cao mãi. Chiến lược kinh doanh đúng hướng là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -10- 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược Quản trị chiến lược có thể định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra. Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức. Quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: thiết lập chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội, nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi. 1.1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay, thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ, quá trình quản trị chiến lược giúp chúng ta nhận biết được cơ hội và nguy cơ trong tương lai, các doanh nghiệp xác định rõ hướng đi, vượt qua những thử thách trong thương trường, vươn tới tương lai bằng nỗ lực của chính mình. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần làm để đạt được thành công. Như vậy sẽ khuyến khích cả hai nhóm đối tượng nói trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn phúc lợi lâu dài của doanh nghiệp. Quá trình quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp gắn kết được kế hoạch đề ra và môi trường bên ngoài, sự biến động càng lớn doanh nghiệp càng phải cố gắng chủ động. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh [...]... trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp; - Có tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau, mục tiêu này không cản trở mục tiêu khác; - Phải xác định được mục tiêu ưu tiên, thể hiện thứ bậc của mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đối với doanh nghiệp trong từng giai đoạn 1.3 Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh Có thể phân chia các loại chiến lược kinh doanh thành hai loại: chiến lược tổng quát và chiến lược. .. chiến lược kinh doanh bộ phận (chức năng) 1.3.2.1 Chiến lược sản xuất sản phẩm a, Chiến lược sản phẩm dịch vụ Chiến lược sản phẩm dịch vụ là đưa ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ Chiến lược sản phẩm dịch vụ là xương sống của chiến lược kinh doanh Trình độ sản xuất kinh doanh càng cao, cạnh tranh thị trường càng gay gắt thì vai trò của. .. chiến lược Thực hiện chiến lược là quá trình đưa những quyết định chiến lược khác nhau của tổ chức vào thực thi Các biện pháp thực hiện những cấp khác nhau của chiến lược được gắn chặt với việc xây dựng chiến lược Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -13- 1.1.3.4 Đánh giá chiến lược Giai đoạn cuối của quản lý chiến lược là đánh giá chiến lược Tất cả chiến lược tùy thuộc vào thay đổi tương... chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu - Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -14- - Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung... sản xuất kinh doanh Việc hình thành chiến lược này là do hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường không thể có những chiến lược một cách ổn định và lâu dài, chiến lược nào cũng có ưu nhược điểm, chính vì vậy buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược hỗn hợp Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào thực hiện chiến lược hỗn hợp sẽ năng động hơn, cơ hội kinh doanh. .. muốn của lãnh đạo: giá trị doanh nghiệp, uy tín và ưu thế cạnh tranh 1.1.3.2 Xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược bao gồm việc thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho tổ chức Để thực hiện việc này cần phải xem xét từ nhiều cấp tổ chức khác nhau và đề ra các kiểu chiến lược: - Chiến lược Công ty: Quan tâm đến những vấn đề lớn và dài hạn như: hoạt động như thế nào, tham gia vào lĩnh vực kinh. .. phát triển công nghệ mới vào chiến lược phát triển 1.4.3 Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp Môi trường nội bộ doanh nghiệp là tất cả những gì thuộc về bản thân doanh nghiệp, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp đó tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược và thực thi chiến lược kinh doanh Đối... chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trường của doanh nghiệp” là phương châm, là nguyên tắc quản trị chiến lược của doanh nghiệp + Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường + Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể - Khi xây dựng chiến lược. .. còn lại 1.3.1.3 Chiến lược đa dạng hóa Đây là chiến lược thực hiện sản xuất kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ trên các thị trường khác nhau để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -20- tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp a, Đa dạng hóa đồng tâm Chiến lược này nhằm đưa vào sản xuất những sản... vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất quyết định nhất và chiến lược kinh doanh bộ phận bao gồm những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược khuyếch trương - Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh . Phân tích thực trạng và môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. Chương III: Đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex. Tôi xin. tiêu, chiến lược kinh doanh Quang Tiến - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh -4- trong từng giai đoạn. Và đó chính là tính cấp thiết của đề tài Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công. CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 6 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (PJICO) 42 2.2.3 Bộ máy tổ chức của PJICO

Ngày đăng: 05/12/2014, 09:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

    • 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh

    • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (PJICO)

      • 2.2.3 Bộ máy tổ chức của PJICO

      • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX

        • 3.3.2 Nâng cao hơn nữa chất lượng phục dịch vụ chăm sóc khách hàng.

        • 3.3.3 Hợp tác, phát triển mở rộng thị trường:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan