Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ở nga

17 333 2
Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ở nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Contents LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Thực trạng quan hệ kinh tế quốc tế của Liên Xô trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung 4 1.1. Những nét chủ yếu về tình hình chính trị, chính sách đối ngoại và vị thế quốc tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2. 4 1.2. Những nét lớn về công cuộc cải tổ và sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô (1985 – 1991) 4 1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội Liên Xô trước cải tổ: 4 1.2.2. Công cuộc cải tổ. 5 1.2.3. Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô. 6 2. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Liên bang Nga 7 2.1. Một số đặc trưng chủ yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của LB Nga thời gian gần đây 7 2.1.1. Chính sách đối ngoại 7 2.1.2. Chính sách thương mại, đầu tư của Nga và một số hướng mở cửa hội nhập của Nga 9 2.2. Thực hiện cải cách trong nước để hội nhập. 12 2.2.1. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh. 12 2.2.2. Phát triển các thị trường tài chính bảo hiểm và các thể chế thích hợp 13 2.2.3. Cải tổ hệ thống thuế và hải quan 13 2.2.4. Cải cách tín dụng tiền tệ 14 2.2.5. Phát triển hạ tầng giao thông liên lạc 14 3. Kết luận 16 LỜI MỞ ĐẦU Chiến tranh lạnh qua đi, toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành xu hướng hiện thực cuốn hút tất thảy các quốc gia không kể giàu nghèo, lớn nhỏ, xu hướng chính trị. Trong bối cảnh ấy, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường những nước vốn ít mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài như nước Nga nhằm mục đích vừa tận dụng được vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nước ngoài vừa bảo vệ được những lợi ích quốc gia dân tộc và nâng cao hiệu quả sử dụng những yếu tố sản xuất trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đồng thời, đây cũng là nhân tố góp phần đưa nước Nga thoát ra khỏi khủng hoảng và bắt kịp con tàu kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Mặc dù, LB Nga với tư cách là nước kế thừa Liên xô cũ thành viên cực kỳ quan trọng, có thể nói là quyết định trong khối liên kết kinh tế đồng ý thức hệ (Hội đồng tương trợ kinh tế, khối SEV) đã từng tham gia hội nhập ở mức rất cao, nhưng việc hội nhập kinh tế quốc tế của LB Nga với tư cách là nước Nga độc lập sau khi Liên xô tan vỡ, SEV giải thể thì mới thực sự bắt đầu từ những năm 90. Vì vậy, bài viết này chủ yếu đề cập đến sự hội nhập kinh tế của Nga chủ yếu là từ đầu những năm 90 đến nay.

Contents Contents 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 1.Thực trạng quan hệ kinh tế quốc tế của Liên Xô trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung 4 1.1.Những nét chủ yếu về tình hình chính trị, chính sách đối ngoại và vị thế quốc tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 4 1.2. Những nét lớn về công cuộc cải tổ và sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô (1985 – 1991) 4 1.2.1.Tình hình kinh tế - xã hội Liên Xô trước cải tổ: 4 KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MỞ CỬA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NGA Nhóm: K20KTDN - VI Thành viên: Phạm Huy Trung Nguyễn Minh Tuấn Trần Văn Sơn Hà Nội, tháng 12 năm 2012 1.2.2.Công cuộc cải tổ 5 1.2.3.Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô 6 2.Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Liên bang Nga 7 2.1.Một số đặc trưng chủ yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của LB Nga thời gian gần đây 7 2.1.1.Chính sách đối ngoại 7 2.1.2. Chính sách thương mại, đầu tư của Nga và một số hướng mở cửa hội nhập của Nga 9 2.2.Thực hiện cải cách trong nước để hội nhập 12 2.2.1.Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh 12 2.2.2.Phát triển các thị trường tài chính bảo hiểm và các thể chế thích hợp 13 2.2.3.Cải tổ hệ thống thuế và hải quan 13 2.2.4.Cải cách tín dụng - tiền tệ 14 2.2.5. Phát triển hạ tầng giao thông liên lạc 14 LỜI MỞ ĐẦU Chiến tranh lạnh qua đi, toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành xu hướng hiện thực cuốn hút tất thảy các quốc gia không kể giàu nghèo, lớn nhỏ, xu hướng chính trị. Trong bối cảnh ấy, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường - những nước vốn ít mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài như nước Nga - nhằm mục đích vừa tận dụng được vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nước ngoài vừa bảo vệ được những lợi ích quốc gia dân tộc và nâng cao hiệu quả sử dụng những yếu tố sản xuất trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đồng thời, đây cũng là nhân tố góp phần đưa nước Nga thoát ra khỏi khủng hoảng và bắt kịp con tàu kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Mặc dù, LB Nga với tư cách là nước kế thừa Liên xô cũ - thành viên cực kỳ quan trọng, có thể nói là quyết định trong khối liên kết kinh tế đồng ý thức hệ (Hội đồng tương trợ kinh tế, khối SEV) - đã từng tham gia hội nhập ở mức rất cao, nhưng việc hội nhập kinh tế quốc tế của LB Nga với tư cách là nước Nga độc lập sau khi Liên xô tan vỡ, SEV giải thể thì mới thực sự bắt đầu từ những năm 90. Vì vậy, bài viết này chủ yếu đề cập đến sự hội nhập kinh tế của Nga chủ yếu là từ đầu những năm 90 đến nay. 1. Thực trạng quan hệ kinh tế quốc tế của Liên Xô trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung 1.1. Những nét chủ yếu về tình hình chính trị, chính sách đối ngoại và vị thế quốc tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiến tranh Đảng và nhà nước Xô viết luôn quán triệt chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cm thê giới. Liên Xô đã giúp đỡ tích cực về vật chất cũng như tinh thần cho các nước XHCN trong công cuộc xây dựng CNXH. Liên Xô luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội cuả nhân dân các dân tộc; là nước đâu tranh không mệt mỏi cho nền hòa bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại chính sách gây chiến, xân lược của CN đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Là một trong những nước sáng lập Liên Hiệp Quốc, tại các diễn đàn của tổ chức quốc tế rộng lớn nhất này, Liên Xô đã đề ra nhiều sấng kiến quan trọng (sau trở thành những văn kiện, nghị quyết của LHQ) như: Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn CN thực dân và trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa- 1960, Tuyên ngôn về việc cấm sử dung vũ khí hạt nhân - 1961, Tuyên ngôn về việc thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc -1963 … nhằm giữ vũng và đề cao vai trò của tổ chức này trong việc củng cố hòa bình, tông trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc và phát triển sự hợp tác quốc tế. Sau chiến tranh địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao hơn bao giờ hết. Liên Xô trở thành chổ dựa vững chắc của hòa bình thế giới và của phong trào cm thế giới. 1.2. Những nét lớn về công cuộc cải tổ và sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô (1985 – 1991) 1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Liên Xô trước cải tổ: Năm 1973, nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng mở đầu cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chính, … đặt ra cho nhân loại vấn đề bức thiết phải giải quyết như: bùng nổ dân số và dấu hiệu vơi cạn tài nguyên thiên nhiên; Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật phát triển như vũ bão, đòi hỏi các quốc gia phải có những điều chỉnh lớn về mọi mặt mới thích ứng được với tình hình; sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa cao…. Trước tình hình đó, những người lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô vẫn chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất XHCN không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, do vậy chậm thích ứng , chậm sửa đổi. Trên thực tế, mô hình và cơ chế của CNXH về kinh tế, chính trị, xã hội vốn đã tích tụ những thiếu sót và sai lầm, nay càng trở nên không phù hợp và cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội Xô viết. Mặt khác cùng với cơ chế nhà nước tập trung quan liêu và bao cấp là tình trạng thiếu dân chủ, thiếu công bằng vi phạm pháp chế XHCN và nhiều tệ nạn xã hội khác đã gây nên sự bất mãn trong dân chúng đưa đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” kéo dài: Sản xuất tăng trưởng chậm chạp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, và ngày càng thua các nước phương Tây - đặc biệt là về trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật, mức sống của nhân dân giảm sút, … Đặt CNXH Liên Xô trước những khó khăn lớn phải giải quyết. 1.2.2. Công cuộc cải tổ. Đầu năm 1985, M.Gorbachov lên nắm quyền lãnh đạo, Đảng và nhà nước Liên Xô đã tiến hành công cuộc cải tổ. Cuộc cải tổ được tiến hành trên nhiều mặt: Về chính trị, xã hội, thiết lập chế độ tổng thống tập trung nắm mọi quyền lực; thực hiện đa nguyên về chính trị (Tức đa đảng tham gia công việc chính trị của đất nước, xóa bỏ chế độ một Đảng - tức Đảng CS, người giữ vai trò lãnh đạo nhà nước Xô Viết), đề cao “dân chủ” và công khai. Về kinh tế, chính phủ đưa ra nhiều phương án nhằm chuyển biến nền kinh tế Xô viết sang kinh tế thị trường, nhưng trong thực tế chưa thực hiện được gì, trong khi đó các quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ mà các quan hệ mới thì chưa hình thành… Sau gần 6 năm tiến hành, công cuộc cải tổ ở Liên Xô ngày càng lún sâu vào bế tắc do vấp phải nhiều khó khăn về chính trị và những tệ nạn xã hội; mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc dẫn đến hiện tượng ly khai của một số nước Cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết (3 nước vùng Ban tích, Grudia, Môn đô va, ); nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô chia rẽ và hình thành nhiều phe phái cùng sự xuất hiện một loại Đảng phái với nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội; sự ngóc đầu dậy của các thế lực chống CNXH … đã đặt Liên Xô trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng, đặc biệt vào thập niên 1990. 1.2.3. Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô. Ngày 19/08/1991, một số người lãnh đạo Đảng, nhà nước Xô viết đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M.Gorbachov. Cuộc đảo chính bị thất bại nhanh chóng (21/8/1991). Sau đó M.Gorbachov từ chức tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô do uy tín chính trị giảm sút và bị sức ép từ nhiều phía. Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (29/8/1991); chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang bị giải thể; nhiều nước Cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang; Một làn sóng chống Đảng CS, chống CNXH dấy lên trong nước. Ngày 21/12/1991, Tại thủ đô Anma Ata (Cadactan), những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa ký kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Trong đêm 25/12/1991, tổng thống Liên Xô M.Gorbachov phải tuyên bố từ chức và lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ XHCN và sự tan rã của Liên bang cộng hòa XHCN Xô viết sau hơn 70 năm tồn tại và phát triển. Từ sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách - đổi mới nhằm xây dựng một chế độ XHCN nhân văn hơn, khoa học hơn, vì giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. 2. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Liên bang Nga 2.1. Một số đặc trưng chủ yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của LB Nga thời gian gần đây Mô hình chủ nghĩa xã hội sụp đổ, Liên Xô tan vỡ, khối SEV giải thể đã kết thúc một thời kỳ kéo dài nhiều thập kỷ, trong đó nước Nga, nền kinh tế Nga đóng cửa bị tách biệt khỏi thế giới các nước phát triển phương Tây, nơi đại diện cho nền văn minh kỹ nghệ của nhân loại, đồng thời mở ra thời kỳ mới: nước Nga mở cửa hội nhập quốc tế. Sự tách biệt với thế giới các nước phát triển là một trong những yếu tố làm bộc lộ rõ những yếu kém của nền kinh tế Nga trong những năm chuyển đổi vừa qua: cơ cấu kinh tế lạc hậu (công nghiệp nguyên, nhiên liệu năng lượng, luyện kim chiếm tỷ lệ cao trong GDP, trong tổng sản phẩm công nghiệp, trong tổng xuất khẩu); mức thu nhập của người dân thấp xa so với các nước công nghiệp phát triển; năng suất lao động thấp kém; năng lực cạnh tranh thấp. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nga thấp kém không chỉ do sự lạc hậu của quan hệ thị trường hay do những khiếm khuyết của luật pháp mà còn do sự lạc hậu công nghệ, thậm chí còn do những đặc điểm thuần tuý địa lý. Vì vậy, nhu cầu mở cửa hội nhập của Nga là tất yếu, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. 2.1.1. Chính sách đối ngoại Sau chiến tranh lạnh, kết thúc thời kỳ đối đầu hai cực, nước Nga với tư cách là nước kế thừa Liên xô cũ đã thực hiện chính sách ngả theo phương Tây, xem nhẹ các đồng minh truyền thống với kỳ vọng có được lợi ích kinh tế (vốn, tài trợ từ phương Tây, đồng thời lại không phải chu cấp cho các đồng minh truyền thống) để sớm đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Sau mười năm nhìn lại, nước Nga vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng và lại càng chưa thể nói là đã kế thừa một cách xứng đáng vị thế Liên xô cũ trên trường quốc tế, thậm chí địa vị chính trị, kinh tế của Nga đã bị suy yếu đi rất nhiều. Trong bối cảnh quốc tế thay đổi: xu hướng toàn cầu hoá ngự trị có xen lẫn khu vực hoá, đồng thời, nhiều nước lớn (trừ Mỹ) đang đấu tranh cho một thế giới đa cực thì nước Nga của ông Putin cũng đã có đối sách mới. Chính sách mới này có thể tóm lược ở những điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, với dân số 148 triệu, diện tích lớn nhất thé giới (17.075.400 km2) trải dài từ Âu sang Á, nước Nga ý thức được rằng họ phải có vị trí vai trò là nước lớn trên thế giới chứ không phải là nước Nga thu mình, trở thành cái đuôi của phương Tây như thập kỷ 90 vừa qua. Vì vậy, mục tiêu của Nga là đóng vai trò nước lớn ở cả hai châu lục Âu và Á và thực sự có tiếng nói trong những vấn đề quốc tế quan trọng. Trong Thông điệp Liên bang gửi đến nhân dân Nga ngày 18 tháng 4 năm 2002, Tổng thống Putin khẳng định rõ, Liên bang Nga phải trở thành một nước có nền kinh tế hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh với tất cả các nước trên thế giới, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, Nga phải là thành viên đầy đủ của cộng đồng quốc tế. Thứ hai, chính sách đối ngoại theo hướng đa cực hoá đã được thực hiện từ cuối những năm 90, đặc biệt kể từ khi Putin làm tổng thống. Chính sách đối ngoại đa dạng hoá này thể hiện không chỉ ở việc củng cố các quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật bản, Trung Quốc, Ấn Độ mà còn khôi phục quan hệ với các đồng minh truyền thống như Cuba, Bắc Triều Tiên, Iran, Irắc vốn được các nước phương Tây (chủ yếu là Mỹ, Anh) liệt vào danh sách đen "những nước không lương thiện", "những nước đáng chú ý". Điều này cũng có nghĩa là Nga đang nỗ lực thực hiện chính sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây. Qua những phân tích trên đây có thể thấy, chính sách đối ngoại của Nga trong những thập niên đầu thế kỷ 21 là vừa củng cố nền tảng bằng việc thống nhất SNG, đồng thời tăng cường quan hệ với EU nhằm ngăn chặn sự suy yếu của Nga và tìm kiếm mối quan hệ đa phương để kiềm chế sự ảnh hưởng của Mỹ và NATO, từ đó tăng cường vị thế chính trị, kinh tế của nước Nga rộng lớn. 2.1.2. Chính sách thương mại, đầu tư của Nga và một số hướng mở cửa hội nhập của Nga Trên cơ sở mục tiêu tổng quát là thực hiện thành công cải cách kinh tế, đưa nước Nga trở lại vị trí của Liên Xô trước đây không chỉ về mặt chính trị quân sự mà cả về mặt kinh tế, Ban lãnh đạo nước Nga đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể. Đó là, tạo dựng và tận dụng môi trường kinh tế trong nước và quốc tế thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tập trung các nguồn lực trong nước giải quyết các nhiệm vụ kinh tế; tránh cho nước Nga không bị tụt hậu, đặc biệt là tụt hậu về kinh tế; bảo vệ những lợi ích kinh tế, chính trị của dân tộc Nga phù hợp với thông lệ quốc tế. Dưới thời Liên xô, với tư cách là một siêu cường, Liên Xô mà nòng cốt vẫn là nước Nga thường xuyên cùng với Mỹ chi phối chính sách thế giới. Dưới thời ông Enxin, với chính sách đối ngoại thân phương Tây theo đuôi Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế, nước Nga đã không có được chiến lược địa chính trị kinh tế rõ ràng. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, đặc biệt là sau khi Putin làm Tổng thống, nước Nga đặt ra mục tiêu là lấy lại vị trí của Liên Xô cũ trên trường quốc tế trên cơ sở sức mạnh kinh tế đủ sức cạnh tranh với tất cả các nước trên thế giới. Xuất phát từ đặc thù là nước kế thừa Liên xô cũ với cơ cấu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các nước Cộng hoà thuộc Liên xô trước đây, nay là SNG (trừ 3 nước vùng Ban Tích), với vị trí địa chính trị kinh tế đặc biệt, Nga chủ trương liên kết kinh tế chặt chẽ với SNG. Như chúng ta đều biết, trong 10 năm tồn tại vừa qua, SNG có lúc tưởng chừng phải chấm dứt sự hiện diện của mình do sự suy yếu của Nga. Kim ngạch buôn bán của Nga với các nước SNG chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga. Chính sự suy yếu của Nga trong những năm 90 là một trong những nguyên do chủ yếu làm cho nhiều quốc gia trong SNG đi tìm các đối tác nước ngoài khác để đáp ứng những nhu cầu của mình. Sự cứu vãn SNG khỏi bị sụp đổ có thể là nhờ chế độ cung cấp năng lượng, chế độ miễn thị thực mà Nga dành cho các nưóc SNG. Chế độ miễn thị thực này đã bị Nga đơn phương đề nghị chấm dứt vào tháng 9 năm 2000. Cùng với việc mở cửa hội nhập với SNG, Nga chủ trương hợp tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu (EU) với tư cách không phải là nước thành viên của khối liên kết này trong tương lai gần. Vì vậy, Nga xác định quan hệ của Nga với EU tiếp tục phát triển trên cơ sở những Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại sẵn có chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mỹ là một trong những đối tác hợp tác kinh tế thương mại ưu tiên hàng đầu của Nga, mặc dù Mỹ, siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới, thực hiện chính sách vừa hợp tác vừa kìm chế Nga. Tuy vậy, Nga cần vốn, khoa học, công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý hiện đại của Mỹ Hướng mở cửa hợp tác quan trọng khác của Nga là khu vực Châu Á -Thái bình dương. Với chiến lược kinh tế đối ngoại "hai đầu", một đầu gắn với châu Âu mà trọng tâm là EU, một đầu gắn với châu Á mà trọng điểm là Trung Quốc, Nhật bản, bán đảo Triều Tiên Năm 1998, Nga đã chính thức gia nhập tổ chức Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái bình dương (APEC). Nếu xem hội nhập như một quá trình thì với những chính sách kinh tế đối ngoại và một số hướng chính để mở cửa hội nhập như đã được nêu ở trên, [...]... Hai, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung hội nhập khu vực hay hội nhập vào một tổ chức kinh tế quốc tế cụ thể đòi hỏi một sự cân nhắc giữa cái được và cái mất, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Ba, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Những cải cách trong những năm 90 ở Nga không mấy tốt đẹp nếu không muốn nói là tồi tệ Chỉ riêng xuất khẩu của Nga là... sách và thực tiễn hội nhập của Nga xin được nêu ra một vài nhận xét sơ bộ Một, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đưa nền kinh tế quốc gia dần thích ứng với nền kinh tế thế giới, từng bước đáp ứng những yêu cầu về chuẩn mực của một hiệp định kinh tế thương mại song phương, đa phương hay khu vực hoặc của khối liên kết kinh tế thương mại nào đó Muốn gia nhập các tổ chức kinh tế thương mại thế...ta thấy nước Nga đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tức là tạo lập môi trường thích hợp cho hội nhập Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá buộc tất cả các quốc gia muốn tồn tại và phát triển đều phải hội nhập ở các cấp độ khác nhau Trong bối cảnh ấy, Nga đã tích cực cải cách để hội nhập mà việc gia nhập WTO là sự hội nhập ở mức cao nhất Việc trở thành thành viên chính... khung pháp luật và điều tiết phù hợp với kinh tế thị trường, sửa đổi, bổ sung các luật thuế theo thông lệ quốc tế, đều nhằm làm cho nền kinh tế Nga từng bước thích ứng với hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế, hướng tới mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.1 Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh,... của WTO sẽ đánh dấu nền kinh tế Nga thực sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, đồng thời sẽ tránh cho nước Nga không bị phân biệt đối xử trong các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế Năm 1993 Nga đã đệ đơn xin gia nhập Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), sau này là WTO Từ đó đến nay, Nga đã thực hiện các điều chỉnh trong chính sách, hệ thống công cụ điều tiết kinh tế cho phù hợp với những... xa xôi này của Nga Putin hy vọng rằng đầu tư và công nghệ mới của nước ngoài là cú hích cho sự phát triển của khu vực Viễn Đông 2.2 Thực hiện cải cách trong nước để hội nhập Cho đến nửa cuối những năm 90, Nga đơn phương thực hiện chương trình mở cửa quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới hơn là mở cửa hội nhập theo những tiêu chuẩn bắt buộc của một hiệp định hợp tác kinh tế thương mại,... giới đòi hỏi nước xin gia nhập phải có những sự thay đổi tương thích không chỉ ở chính sách, thể chế mà cả hệ thống pháp luật hiện hành Mở cửa hội nhập đơn phương có thể có ý nghĩa trong việc thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại song phương, đa phương hoặc khu vực, nhưng không đáp ứng được nhu cầu hội nhập theo khái niệm đầy đủ của thuật ngữ này Và khi không tham gia hội nhập đây đủ thì cũng không... một hiệp định hợp tác kinh tế thương mại, hay của một khối liên kết kinh tế quốc tế nào Tuy nhiên, từ năm 1998, khi bắt đầu những cuộc đàm phán về các thoả thuận để có thể gia nhập WTO, các cải cách trong nước của Nga mới hướng tới việc mở cửa hội nhập theo những tiêu chuẩn quy định chung của tổ chức này Tuy nhiên, những cải cách ở Nga trong những năm 90 như xoá bỏ dần chế độ độc quyền ngoại thương,... nghệ thông tin nước Nga chủ trương mở rộng mạng lưới Internet trên toàn lãnh thổ Nga, xoá bỏ độc quyền trên thị trường liên lạc viễn thông và tin học, tạo ra một môi trường cạnh tranh phù hợp 3 Kết luận Như đã trình bày ở trên, sau khi Liên Xô tan rã, SEV giải thể, SNG hình thành nhưng mang ý nghĩa chính trị hơn là kinh tế, sự hội nhập của nền kinh tế Nga vào nền kinh tế thế giới là khá chậm chạp và không... chuẩn quốc tế Hình thành trên lãnh thổ nước Nga hành lang vận tải quốc tế có tính cạnh tranh bằng việc tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý của đất nước Nâng cao mức thông tin của xã hội đủ khả năng để đưa nước Nga hoàn toàn hội nhập vào cộng đồng thông tin thế giới bằng cách hoàn thiện công nghệ tin học và bưu chính viễn thông và làm chủ các công nghệ mới Với mục đích đưa giao thông vận tải hội nhập . CNXH ở Liên Xô (1985 – 1991) 4 1.2.1.Tình hình kinh tế - xã hội Liên Xô trước cải tổ: 4 KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MỞ CỬA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC. sách kinh tế đối ngoại và một số hướng chính để mở cửa hội nhập như đã được nêu ở trên, ta thấy nước Nga đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tức là tạo lập môi trường thích hợp cho hội nhập. . tộc. 2. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Liên bang Nga 2.1. Một số đặc trưng chủ yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của LB Nga thời gian gần đây Mô hình chủ nghĩa xã hội sụp đổ, Liên

Ngày đăng: 04/12/2014, 16:22

Mục lục

    1. Thực trạng quan hệ kinh tế quốc tế của Liên Xô trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung

    1.2. Những nét lớn về công cuộc cải tổ và sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô (1985 – 1991)

    1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Liên Xô trước cải tổ:

    2. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Liên bang Nga

    2.1. Một số đặc trưng chủ yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của LB Nga thời gian gần đây

    2.1.1. Chính sách đối ngoại

    2.1.2. Chính sách thương mại, đầu tư của Nga và một số hướng mở cửa hội nhập của Nga

    2.2.2. Phát triển các thị trường tài chính bảo hiểm và các thể chế thích hợp

    2.2.3. Cải tổ hệ thống thuế và hải quan

    2.2.4. Cải cách tín dụng - tiền tệ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan