QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Tiểu luận Môn Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh)

39 3.1K 6
QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Tiểu luận Môn Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A, SỨC MẠNH CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Để đánh giá sức mạnh của một quốc gia là một nước lớn có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong khu vực mà còn cả phạm vi toàn thế giới, có 3 đặc điểm : Sức mạnh, ảnh hưởng, tư duy. I. SỨC MẠNH CỦA MỸ 1. Sức mạnh cứng 1.1 Về quân sự Sức mạnh quân sự luôn là yếu tố cơ bản được tính đến trong chính sách quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế. Sức mạnh quân sự là yếu tố then chốt trong chiến tranh và là yếu tố có tính chất răn đe khi không có chiến tranh. Sức mạnh quân sự thể hiện ở các mặt: số lượng và chất lượng quân đội; năng lực chi huy; trình độ lý luận quân sự và trang thiết bị, khí tài quân sự đặc biệt là những vũ khí có sức hủy diệt lớn. Trước thời kỳ chiến tranh lạnh, sức mạnh về quân sự là sức mạnh quốc gia chủ yếu của Mỹ. Về sức mạnh quân sự Mỹ hiện là siêu cường số 1 trên Thế giới. Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ nhiệm các lãnh đạo của quân đội, bộ trưởng quốc phòng và Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ . Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giám sát các lực lượng vũ trang, bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và Không quân .Trong năm 2008, các lực lượng vũ trang đã có 1.400.000 quân hiện dịch cùng với hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia. Bên ngoài biên giới Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ khai triển 770 căn cứ và cơ sở tiện ích trên tất cả các lục địa, trừ Nam Cực. Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một đế quốc của các căn cứ.. Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ năm 2008 là hơn 600 tỉ USD, chiếm 41 phần trăm chi tiêu quân sự trên toàn thế giới và lớn hơn chi tiêu quân sự của 14 nước xếp kế tiếp

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH Môn: Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh Nhóm lớp CT38 1. Nguyễn Hiền Mi (nhóm trưởng)_ CT38A 2. Nguyễn Thu Hà (0010) 3. Lê Kim Chi 4. Nguyễn Thu Hiền 5. Phạm Minh Tuấn 6. Nguyễn Đăng Duy 7. Nguyễn Đức Tâm 8. Hồ Sử Quỳnh Thy 9. Phan Phượng Anh_CT38B 10.Phí Ngọc Dung A, SỨC MẠNH CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Để đánh giá sức mạnh của một quốc gia là một nước lớn có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong khu vực mà còn cả phạm vi toàn thế giới, có 3 đặc điểm : Sức mạnh, ảnh hưởng, tư duy. I. SỨC MẠNH CỦA MỸ 1. Sức mạnh cứng 1.1 Về quân sự Sức mạnh quân sự luôn là yếu tố cơ bản được tính đến trong chính sách quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế. Sức mạnh quân sự là yếu tố then chốt trong chiến tranh và là yếu tố có tính chất răn đe khi không có chiến tranh. Sức mạnh quân sự thể hiện ở các mặt: số lượng và chất lượng quân đội; năng lực chi huy; trình độ lý luận quân sự và trang thiết bị, khí tài quân sự đặc biệt là những vũ khí có sức hủy diệt lớn. Trước thời kỳ chiến tranh lạnh, sức mạnh về quân sự là sức mạnh quốc gia chủ yếu của Mỹ. Về sức mạnh quân sự Mỹ hiện là siêu cường số 1 trên Thế giới. Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ nhiệm các lãnh đạo của quân đội, bộ trưởng quốc phòng và Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ . Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giám sát các lực lượng vũ trang, bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và Không quân .Trong năm 2008, các lực lượng vũ trang đã có 1.400.000 quân hiện dịch cùng với hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia. Bên ngoài biên giới Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ khai triển 770 căn cứ và cơ sở tiện ích trên tất cả các lục địa, trừ Nam Cực. Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một "đế quốc của các căn cứ.". Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ năm 2008 là hơn 600 tỉ USD, chiếm 41 phần trăm chi tiêu quân sự trên toàn thế giới và lớn hơn chi tiêu quân sự của 14 nước xếp kế tiếp cộng lại. Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ đứng hạng 2 trong tốp 15 quốc gia chi tiêu mạnh tay nhất cho quân sự , sau Ả rập Saudi. Ngân sách đề nghị của Bộ Quốc phòng năm 2011 là 549 tỉ, tăng 3,4 phần trăm so với năm 2010 và tăng 85% so với 2001. thêm 159 tỉ cho chiến dịch tại Iraq và Afghanistan. Sức mạnh quân sự của Mỹ không chỉ thể hiện ở những con số ấn tượng đó mà còn thể hiện ở trình độ công nghệ và kỹ thuật ứng dụng trong quốc phòng. Là quốc gia đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào lĩnh vực quân sự, vô địch trong việc phối hợp và xử lý thông tin trên chiến trường và tiêu diệt các mục tiêu từ xa với độ chính xác rất cao. => Xét về cơ cấu lực lượng, Mỹ có thế thượng phong về hạt nhân, áp đảo về không quân, mạnh nhất thế giới về hải quốc gia duy nhất có khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu. 1.2 Về kinh tế Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao.Hoa Kỳ sở hữu nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới với giá trị 16 nghìn tỷ dollar.Hoa Kỳ chiếm 21% GDP thế giới.Hoa Kỳ có mức GDP trên đầu người lớn hơn bất kỳ một siêu cường đang nổi lên nào và cao hơn hầu hết các nước công ngiệp phát triển khác, ở mức khoảng USD $48.000. Hoa Kỳ có mức GDP trên đầu người cao thứ 6 thế giới tình theo sức mua tương đương, sau Luxemburg và Na Uy, Tuy nhiên, một người dân thường Mỹ có mức thời gian lao động trong cuộc đời lớn hơn khá nhiều so với một người bình thường Châu Âu. Nước này thường có mức độ tăng trưởng kinh tế từ mức trung bình tới cao.Trong 20 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trung bình chỉ hơn 3% mỗi năm.Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng ba.Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Hoa Kỳ là nơi đóng trụ sở của nhiều tập đoàn quốc tế và các định chế tài chính.Các công ty Mỹ giữ vai trò hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như vật liệu mới, điện tử và viễn thông, công nghệ thông tin, vũ trụ, năng lượng, kỹ thuật nano, công nghệ sinh học,dược phẩm, tin học sinh học (bioinformatics), cơ khí hóa chất (chemical engineering) và phần mềm.Nước này là nhà sản xuất hàng đầu về hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm nông nghiệp, dù họ phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu. Hoa Kỳ vẫn là một siêu cườngcông nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối.Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.Hoa Kỳ có ảnh hưởng mang tính quyết định với các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới; đồng dollar Mỹ là đồng tiền tệ dự trữ và trao đổi quan trọng nhất thế giới. 1.3 Về khoa học – kĩ thuật: Mĩ cũng là cường quốc số 1 TG về vấn đề này. Ngân sách dành cho Nghiên cứu và Phát triển của Mĩ bằng 7 nước giàu nhất sau Mỹ cộng lại, chiến 40,6% tổng chi phí toàn cầu. Bằng phát minh khoa học của Mỹ chiếm hơn 60% toàn bộ số bằng phát minh khoa học trên thế giới.Và đi đầu 20 trong 29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn trên thế giới. 2/3 số người đạt giải Nobel về kinh tế và khoa học là công dân Mỹ. 2. Sức mạnh mềm: Các nguồn lực tạo ra sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm văn hóa (ở đó nó lôi cuốn các quốc gia khác), các giá trị (hấp dẫn và không thể bị thực tế của quốc gia sở tại cắt gọt do không tương thích) và các chính sách (được nhìn nhận là mang tính phổ quát và hợp pháp trong con mắt của các quốc gia khác). Về chính trị và văn hóa: Văn hóa Hollywood: Nói đến ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Mỹ đối với tòan bộ phần còn lại của thế giới không thể không nhắc đến ảnh hưởng của Hollywood.Không có ngóc ngách nào trên trái đất này mà phim Hollywood chưa từng đặt chân đến và chinh phục. Phim Hollywood từ trước đến nay (đặc biệt là trong một hai thập niên gần đây) chủ yếu là nhằm mục đích thương mại hóa, kiếm được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Yếu tố nghệ thuật thường bị xem nhẹ, yếu tố câu khách, thu hút khách đến rạp xem phim là yếu tố chủ đạo. Mặc dù có một số phim Hollywood được chuyển thể từ các tác phẩm văn học cổ điển, đa số các phim này thất bại nặng nề về mặt nghệ thuật và vì vậy không được mấy ai đi xem. Ẩm thực :McDonald trở thành trào lưu Trong suốt 7 thập kỷ hình thành và phát triển, McDonald vẫn luôn được ghi nhận như một sự khởi nguồn cho cuộc cách mạng thực thu về ẩm thực ở nước Mỹ và sau đó là ở khắp thế giới. Cuộc cách mạng ẩm thực được tập đoàn này tiến hành .McDonald cũng bị tai tiếng vì đồ ăn làm trẻ em béo phì, vì chăn nuôi gia súc gia cầm theo phương thức công nghiệp Nhưng thương hiệu này đã làm thay đổi thói quen ẩm thực của con người đến mức khó có thể hình dung ra thế giới không còn có McDonald nữa. Giáo dục: Đối với nhiều học giả Hoa Kỳ, giáo dục chính là một trong những lối đi thú vị và hiệu quả nhất để có thể "chiếm trọn trái tim và lý trí" của công chúng bên ngoài. Hay nói theo cách của Giáo sư Joseph Nye thì nền giáo dục Mỹ chính là một nguồn lực vô cùng hấp dẫn mà quốc gia này sở hữu. Và từ đó, Mỹ có thể đã - đang - và vẫn có thể chinh phục thế giới từ chính sức mạnh mềm này. Bên cạnh vai trò vượt trội trong thứ bậc về giáo dục đại học (GD ĐH), Mỹ còn có hệ thống giáo dục ĐH phức hợp và đa dạng nhất thế giới.Trung Quốc có thể hơn Mỹ về số lượng sinh viên theo học, nhưng hệ thống GD ĐH vẫn không thể phát triển bằng. Tiểu kết: Đánh giá toàn diện, Mỹ là siêu cường mạnh nhất hiện nay. Chính nhờ có sức mạnh đó mà Mỹ đã là nước đi đầu trong việc thúc đẩy nhiều tiến trình lịch sử, tạo nên những cơ chế cho sự phát triển của toàn cầu hóa.Bởi vì sức mạnh của nước Mỹ sẽ cho phép “nước Mỹ trở thành động lực, người hưởng lợi và người làm lợi cho quá trình toàn cầu hóa”. Trong đó, sức mạnh kinh tế của Mỹ đang là chỗ dựa cho quyền lực chính trị Mỹ trong việc chi phối quá trình toàn cầu hóa và việc giải quyết các vấn đề toàn cầu 3. Sức mạnh thông minh (quyền lực thông minh) Quyền lực thông minh hay sức mạnh thông minh là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế mà triết gia người Mỹ Joseph Nye định nghĩa như sau "khả năng kết hợp quyền lực cứng và quyền lực mềm vào một chiến lược mang lại thắng lợi." Theo Chester A. Crocker, Fen Osler Hampson, và Pamela R. Aall, quyền lực thông minh "có liên quan tới chiến lược sử dụng ngoại giao, thuyết phục, xây dựng năng lực và điều khiển các sức mạnh và sự ảnh hưởng trong những con đường đạt hiệu quả cao và có tính chính đáng cả về chính trị lẫn xã hội" – cốt yếu là tận dụng các các sức mạnh quân sự và toàn bộ các kiểu ngoại giao. Sức mạnh thông minh là sự kết hợp của sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.Sức mạnh mềm là khả năng giành được những kết quả mong muốn, bằng sự lôi cuốn hơn là ép buộc hay phải đánh đổi. Thuật ngữ này được đưa ra sau cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq năm 2003 như là một phản ứng lại chính sách đối ngoại ngày càng mang xu hướng tân bảo thủ của tổng thống Mỹ khi này là George W. Bush. Được coi là một phiên bản thứ hai của chính sách của Bush nhưng mang tính tự do hơn, các đề xuất của nó coi trọng các tổ chức quốc tế có vài trò lớn hơn, chống lại chủ nghĩa đơn phương một mình, đối với nước Mỹ.Quyền lực thông minh còn được xem là một lực chọn khác của quyền lực mềm, vì lạm dụng quyền lực mềm có thể khiến Đảng Dân chủ Hoa Kỳ ngày càng xem là yếu đuối. Ngoại trưởng Hillary Clinton còn tuyên bố thêm: nước này không chỉ sử dụng sức mạnh quân sự mà sẽ theo đuổi cách tiếp cận “sức mạnh thông minh” bằng việc kết hợp sử dụng các loại vũ khí cứng với “sức mạnh mềm” từ sức thuyết phục và hấp dẫn về văn hóa. Hay như phu quân của bà Ngoại trưởng-ông Bill Clinton đã từng sử dụng nó, nước Mỹ ngày nay sẽ dẫn dắt thế giới thông qua sức mạnh của các chuẩn mực giá trị thay vì hình mẫu về sức mạnh. Chưa đầy một năm trước, một ủy ban sức mạnh thông minh của hai đảng đã kết luận rằng hình ảnh và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ đã bị sa sút trong nhiều năm gần đây, và rằng nước Mỹ cần phải chuyển từ việc gieo rắc sự sợ hãi ra bên ngoài sang khơi gợi chủ nghĩa lạc quan và hy vọng cho các nước khác. Nước Mỹ có thể trở thành một cường quốc thông minh bằng cách một lần nữa đầu tư vào hàng hóa công cộng toàn cầu, đó là cung cấp những thứ mà người ta muốn và các chính phủ ở mọi nơi trên thế giới muốn nhưng không thể có được nếu thiếu vắng sự lãnh đạo của nước mạnh nhất thế giới. Sự phát triển và y tế cộng đồng cùng với đối phó với sự biến đổi khí hậu là những ví dụ tốt. Bằng việc bổ sung sức mạnh quân sự và kinh tế Mỹ với việc đầu tư lớn hơn cho sức mạnh mềm, và tập trung vào hàng hóa công cộng toàn cầu, nước Mỹ có thể tái thiết lộ trình cần thiết II, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ ĐẾN TOÀN THẾ GIỚI Với những sức mạnh mà Mỹ đang có, sự tham gia, đến từng quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới, không ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Mỹ ngày này. Đó là lí do tại sao cả thế giới phải dõi theo nước Mỹ trong những cuộc bầu cử hay bất kì biến động gì. Bởi nhất cử nhất động của quốc gia này đều có thể thay đổi chính sách đối ngoại của các quốc gia khác, đặc biệt là trong kỉ nguyên toàn cầu hóa Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà khiến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới 1. Phương tiện truyền thông và văn hóa Hollywood (bộ phim Mỹ và ngành công nghiệp truyền hình) thống trị hầu hết các thị trường truyền thông thế giới. Nó là phương tiện chính mà mọi người trên toàn thế giới thấy được thời trang và lối sống, hải quan, cảnh quan ở Mỹ. Nhiều nước dựa trên chương trình truyền hình của Mỹ để phát sóng lại (chẳng hạn như HBO Châu Á , Châu Âu CNBC, CNN International, American’s Next Top Model – có nhiều phiên bản theo từng nước ). Nhiều người trong số những nhà phân phối phát sóng chủ yếu là lập trình Mỹ trên kênh truyền hình của họ. Năm 2006, một cuộc khảo sát của 20 quốc gia Radio Times tìm thấy bảy show diễn Mỹ trong mười theo dõi nhiều nhất: CSI: Miami , Lost , Desperate Housewives, The Simpsons , CSI: Crime Scene Investigation , không có một Trace và cuộc phiêu lưu của Jimmy Neutron: Boy Genius. Phim Mỹ cũng rất phổ biến trên thế giới, thường thống trị các rạp chiếu phim. Điều chỉnh lạm phát, bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại là Cuốn theo chiều gió . Thường là một phần của đàm phán trong hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và các nước khác liên quan đến hạn ngạch truyền hình . Một trong những trường hợp là Mexico , đã bãi bỏ hạn ngạch truyền hình sau khi thành lập các Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mỹ. Gần đây Hàn Quốc đã đồng ý giảm hạn ngạch dưới áp lực của Hoa Kỳ như là một phần của một thỏa thuận thương mại tự do. Nhiều nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng rộng lớn chẳng hạn như Elvis Presley và Michael Jackson được công nhận trên toàn thế giới và đã bán được hơn 500 triệu album. Album của Michael JacksonThriller , 100 triệu, là album bán chạy nhất mọi thời đại. 2. Mỹ kinh doanh và thương hiệu Trong mười thương hiệu toàn cầu hàng đầu, bảy trụ sở tại Hoa Kỳ. Coca-cola nắm giữ vị trí hàng đầu, thường được xem như một biểu tượng của Mỹ hóa. Thức ăn nhanh cũng thường được xem như là một biểu tượng sự thống trị thị trường Mỹ. Các công ty như Starbucks, McDonald, Burger King, Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken và số những thương hiệu khác có nhiều cửa hàng trên toàn thế giới. Nhiều người trong số các công ty máy tính lớn nhất thế giới cũng có cơ sở ở Mỹ, chẳng hạn như Microsoft , Apple ,Intel , Dell và IBM , và hầu hết các phần mềm mua trên toàn thế giới được tạo ra bởi các công ty Mỹ có trụ sở. => Hoa Kỳ chiếm một vị trí rất mạnh mẽ trong lĩnh vực phần mềm. Các thương hiệu thời trang của Mỹ được ưa chuộc trên toàn thế giới như Nike Collection, Hollister, Banana Republic, Abercrombie and Fitch, Levi Strauss & Co. , The North Face, Oxxford Clothes … 3. Tổ chức quốc tế - Mỹ cùng với đồng minh Anh, Pháp giữ 3 trong 5 ghế Thành viên thường trực Liên Hợp Quốc. - NATO ( Liên minh Đại Tây Dương) nối liền các nước trù phú nhất, có ảnh hưởng nhất ở châu Âu đối với Mỹ vì vậy làm cho Mỹ trở thành người tham dự chủ chốt ngay trong cả việc nội bộ của châu Âu. Hay nói cách khác, Mỹ là anh cả và đang thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh hoàn toàn miễn phí cho toàn bộ châu Âu - Những quan hệ chính trị song phương với Nhật đã ràng buộc nền kinh tế và quân sự song phương với Nhật đã ràng buộc nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á này với Mỹ và với một nước Nhật về cơ bản vẫn còn là một nước bảo hộ của Mỹ. - Mỹ cũng tham gia vào các tổ chức đa phương xuyên Thái Bình Dương như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Mỹ cũng là người tham gia chủ chốt trong khu vực này. - Các cơ quan tài chính “Liên quốc gia” là một bộ phận trong hệ thống của Mỹ. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) – đại diện cho lợi ích “toàn cầu” mà khách hàng của các cơ quan ấy được hiểu là thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, những cơ quan ấy do Mỹ khống chế mạnh mẽ, mà khởi thủy của chúng là sáng kiến của Mỹ, đặc biệt trong Hội nghị Bretton Woods năn 1944 III, TƯ DUY NƯỚC LỚN Khi quyền lực lớn lên, định nghĩa về lợi ích quốc gia cũng rộng hơn. Nói cách khác, khi đã vươn lên thành một lực lượng trên sân khấu chính trị thế giới, Mỹ, Trung Quốc, Nga hay bất kỳ một nước lớn nào khác, một cách rất tự nhiên, đều khao khát trở thành bá quyền. Tham vọng đó được thực hiện bằng tínhchủ động và áp đặt lên các vấn đề của thế giới và khu vực trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa – tư tưởng… 1. Tính chủ động: - Mỹ thể hiện tư duy nước lớn của mình bằng việc thường đi đầu trong các vấn đề quốc tế : trong phong trào chống khủng bố, các cuộc chiến tranh Trung Đông, chủ động đề xuất các kiến nghị ,giải pháp hay can thiệp vào các vấn đề xung đột trên thế giới như Vấn đề Biển Đông, - Vị thế chính trị của Mỹ và đồng minh trong các tổ chức quốc tế: đóng góp khoảng 22% ngân sách Liên hiệp quốc và là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (với quyền phủ quyết). Lập trường của họ về các vấn đề quốc tế thường được các quốc gia khác ủng hộ, đặc biệt là Anh Quốc, Canada, New Zealand, Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel. Nước Mỹ có thể tích cực và chủ động trong việc can thiệp vào những chủ trương nghị quyết của các tổ chức quốc tế lớn để có thể thực hiện những mục tiêu chính trị của mình. 2. Tính áp đặt - Mỹ muốn phổ biến toàn thế giới nhân quyền và tự do dân chủ kiểu Mỹ. Nó đã trở thành biểu thương hiệu Mỹ - Brand America, Một khái niệm được nhiều chính trị gia và học giả Mỹ ưa dùng . Dân Chủ và Nhân Quyền là hai chiêu bài mà nước Mỹ quảng bá rộng rãi nhất và muốn xuất cảng chúng trên khắp thế giới, lẽ dĩ nhiên theo quan niệm về [...]... Tháng 01/2005, Mỹ và Ấn Độ đã ký một Hiệp định Không gian mở, tạo điều kiện cho hợp tác thương mại và kinh tế lớn hơn giữa hai nước Hiệp định này đã dỡ bỏ các đòi hỏi hạn chế các máy bay chở hàng giữa hai nước V, Mỹ- EU 1, Quan hệ Mỹ và châu Âu trong Chiến tranh lạnh: 1.1Về mặt kinh tế: Mỹ và Tây Âu đã xây dựng mối quan hệ đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, giữa Mỹ và Tây Âu... NGOẠI CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH I ĐÔI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TRƯỚC VÀ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH Từ khi ra đời cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Mỹ là nước biệt lập với thế giới, với các mối quan hệ quốc tế.Đến chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ mới bắt đầu hình thành một chiến lược để ứng phó với những đe dọa của chiến tranh, và vượt ra khỏi chủ nghĩa biệt lập Đến hết chiến tranh thế... Châu Âu và Châu Á về nước cơ cấu lại lực lượng quân sự và hướng sang Đông Âu Mục đích của nó là vừa có thể đưa quân đội Mỹ tiến gần với các khu vực Liên Xô (cũ) vừa có thể phát triển quan hệ với các nước Trung và Đông Âu - Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungari, Bungari) phát triển nhanh chóng Đặc biệt có 8 nước Đông Âu gia nhập EU và ủng hộ lập trường Mỹ trong cuộc chiến I-rắc Mỹ cũng... hầu như ngả hẳn về phía Mỹ, trên thực tế phụ thuộc Mỹ trong nhiều vấn đề chính trị quốc tế, hy vọng sớm thiết lập mối quan hệ mới về chất, quan hệ liên minh, hợp tác chặt chẽ với Mỹ Đối với Mỹ, nước Nga chiếm vị trí rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ Mặc dầu trong quan niệm của họ, Nga là nước " chiến bại" trong chiến tranh lạnh, song LB Nga vẫn có một vị thế mà Mỹ không thể xem thường... số sự kiện chính trị lớn đã diễn ra trên đây trong quan hệ liên minh Nhật - Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đã đủ cho thấy tuy chưa phải là hoàn toàn suôn sẻ trong mọi mọi quan hệ hợp tác cùng phát triển và cùng gìn giữ, nâng cao vị thế cường quốc của lẫn nhau, song vẫn có thể nói rằng, quan hệ Nhật - Mỹ là quan hệ đồng minh bền chặt, gắn bó với nhau về các lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh, được phát... tổng thống Clinton nói rõ quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản là hạt nhân trong chính sách của Mỹ với cộng đồng Thái Bình Dương, còn chính phủ Nhật thì luôn coi quan hệ Nhật - Mỹ là hòn đá tảng trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản Sự thâm nhập và nương tựa lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản khăng khít đến mức không thể tách rời được Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nơi đầu tư lớn nhất của Nhật Bản, cũng... đồng minh và đối thủ, đối phó với các cuộc xung đột khu vực Mỹ cho rằng chiến lược dính líu và mở rộng vẫn phải dựa trên xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, đủ sức khống chế đồng minh và đủ khả năng đối phó với những thách thức và đe dọa đối với Mỹ sau chiến tranh lạnh b Cơ sở, mục đích Chiến lược quốc phòng của Mỹ nêu ra những quan ngại an ninh dài hạn: 1/ tiềm năng xuất hiện một nước cạnh tranh toàn... ra sau nhằm ưu tiên cho các mục tiêu quan trọng khác IV MỸ - ẤN ĐỘ *Trong Chiến tranh lạnh, Ấn Độ và Mỹ gần như ở thế đối lập bởi: Mỹ ký kết Thỏa thuận Hỗ trợ Quốc phòng song phương với Pakistan năm 1954, cam kết giữ mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với Pakistan, vốn có nhiều xung đột với Ấn Độ Thêm vào đó, Ấn Độ có quan hệ khá gần gũi với Liên Xô : Năm 1955, Bulganin và Khrushchev quay sang Ấn Độ và. .. trang ở nước ngoài trong khi Mỹ vẫn không ngăn chặn được việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và chống lại có hiệu quả những hoạt động phá hoại, khủng bố và xâm nhập vào các mạng thong tin thương mại, ngân hang, quân sự ngay trong long nước Mỹ - Tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân và các dân tộc rất cao sau chiến tranh lạnh, họ không chấp nhận sự áp đặt của Mỹ - Về kinh tế và chính trị, Mỹ không... chính kinh tế và thương mại lớn những thể chế này tạo ra một sự liên kết và phụ thuộc rất chặt chẽ về kinh tế thương mại giữa Mỹ và các nước Tây Âu lung lay hệ thống thanh toán quốc tế và đồng thời làm mối quan hệ Pháp Mỹ trở nên căng thẳng và tạo ra một chủ nghĩa chống Mỹ (chủ nghĩa De Gaulle) 1.2 Về mặt quân sự: - Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được ký kết ngày 4/4/1949 đánh dấu mối quan hệ đồng minh . LẠNH Môn: Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh Nhóm lớp CT38 1. Nguyễn Hiền Mi (nhóm trưởng)_ CT38A 2. Nguyễn Thu Hà (0010) 3. Lê Kim Chi 4. Nguyễn Thu Hiền 5. Phạm Minh Tuấn 6. Nguyễn Đăng. Fitch, Levi Strauss & Co. , The North Face, Oxxford Clothes … 3. Tổ chức quốc tế - Mỹ cùng với đồng minh Anh, Pháp giữ 3 trong 5 ghế Thành viên thường trực Liên Hợp Quốc. - NATO ( Liên. một nước lớn có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong khu vực mà còn cả phạm vi toàn thế giới, có 3 đặc điểm : Sức mạnh, ảnh hưởng, tư duy. I. SỨC MẠNH CỦA MỸ 1. Sức mạnh cứng 1.1 Về quân sự Sức

Ngày đăng: 04/12/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan