sự đa dạng thành phần loài và phân bố của tảo lục phù du ở sông hương và sông bồ, tỉnh thừa thiên huế

82 1.5K 3
sự đa dạng thành phần loài và phân bố của tảo lục phù du ở sông hương và sông bồ, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tảo phù du là một nhóm thực vật bậc thấp phong phú về thành phần loài và đa dạng về cấu trúc,chúng có kích thước hiển vi, dạng đơn bào hay tập đoàn, sống trôi nổi trong nước và có khả năng quang hợp. Trong thủy vực, tảo phù du có vai trò là sinh vật sản xuất, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật thủy sinh, góp phần làm sạch nước tự nhiên và trong nhiều trường hợp, chúng được dùng làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm hữu cơ trong thủy vực. Trong các ngành tảo thì tảo Lục được xem là ngành lớn nhất với số lượng loài phong phú và phân bố rộng khắp trên toàn cầu, từ vùng ôn đới đến nhiệt đới; từ môi trường nước ngọt, nước lợ đến nước biển. Ở Việt Nam, nghiên cứu điều tra cơ bản về tảo Lục thường được tiến hành cùng với các nhóm tảo khác. Hiếm có những chuyên khảo về tảo Lục theo vùng, miền hay trong các hệ sinh thái đặc trưng. Dòng sông Hương ở Thừa Thiên Huế không những nổi tiếng bởi vẻ thơ mộng đã đi vào thơ ca mà còn nổi tiếng với số loài động thực vật thủy sinh đa dạng và phong phú. Hệ thống sông Hương có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830km 2 , chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dài sông 104km. Sông Bồ là phụ lưu cấp I của Sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi A Sầu phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, ở độ cao 900m, chảy theo hướng đông nam - tây bắc đổ vào bờ trái sông Hương, cách cửa sông 9km. Sông Bồ có chiều dài 94 km, diện tích lưu vực 938km 2 ; cao trung bình 384m, độ dốc trung bình 27,4%, mật độ sông suối 0,64km/km 2 , tổng lượng nước 0,95km 3 [18]. Hệ thống sông này có vai trò quan trọng không chỉ đối với môi trường, phát triển kinh tế - xã hội mà còn mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, ngành tảo Lục ở hai con sông này hầu như chưa được được quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, các công trình nghiên cứu về tảo trong các hệ thống sông ngòi còn khá ít. Tại Trung Bộ, hiện đã có một số công bố về đa dạng tảo ở sông Lam (Nghệ An) [5] hoặc ở sông Mã (Thanh Hóa) [7]…, riêng sông Hương rất ít tài liệu đề cập. Hầu hết các nghiên cứu về tảo ở Thừa Thiên Huế đều tập trung ở đầm phá ven biển và một số sông nhỏ như sông Như Ý… với đối tượng nghiên cứu thường tập trung vào các nhóm loài gây nở hoa nước [11]. 2 Vấn đề cấp thiết đặt ra là chúng ta đang thiếu một bộ cơ sở dữ liệu về thành phần loài và sự phân bố của tảo nước ngọt nói chung và tảo Lục nói riêng ở Thừa Thiên Huế. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Sự đa dạng thành phần loài và phân bố của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích của đề tài: - Đánh giá sự đa dạng thành phần loài của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá sự phân bố của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định tình trạng dinh dưỡng tại các điểm khảo sát thông qua sự có mặt của một số tảo Lục. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn + Ý nghĩa khoa học - Cung cấp cơ sở dữ liệu về danh mục thành phần loài và sự phân bố của tảo Lục ở sông Hương và sông Bồ. - Làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về đa dạng sinh học các loài thực vật phù du ở các lưu vực sông trong và ngoài tỉnh. + Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu thành phần loài thực vật phù du nước ngọt ở Thừa Thiên Huế, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá đa dạng sinh học thủy sinh vật tỉnh Thừa Thiên Huế. - Bước đầu đánh giá tình trạng dinh dưỡng lưu vực sông Hương và sông Bồ tại các điểm nghiên cứu thông qua sự hiện diện của tảo Lục phù du. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, luận văn này gồm có 3 chương, nội dung của từng chương như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu. Giới thiệu qua về vị trí của ngành tảo Lục trong hệ thống phân loại tảo; hệ thống phân loại tảo Lục; đặc điểm chung của ngành tảo Lục; vai trò của tảo Lục và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. 3 Chương 2:Phương pháp nghiên cứu. Chương này đề cập đến đối tượng nghiên cứu, thời gian; địa điểm và tóm tắt các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Chương 3: Kết quả và thảo luận. Trình bày các kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu đề tài. 4 Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Ngành tảo Lục - Chlorophyta 1.1.1. Vị trí của tảo Lục trong hệ thống phân loại tảo Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có được một quan điểm nhất quán về hệ thống phân loại tảo nói chung, tùy theo từng tác giả mà sự phân loại, sắp xếp các taxon của tảo có sự khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm phân loại tảo trên thế giới: Vào thế kỷ XVII, Carlvon Linné (1754) chia giới thực vật làm 25 lớp, trong đó ông xếp tảovào một lớp cùng với nấm, dương xỉ và địa y. Thời kỳ đó chưa có khái niệm phân chia sinh giới với tế bào có nhân hoặc không nhân. Toàn bộ những thực vật nhỏ bé, có màu, sống ở nước hoặc những nơi có độ ẩm được gọi là tảo [9]. Năm 1836 Harvey đã thừa nhận 4 nhóm tảo lớn là tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục và tảo silic, màu của chúng là sự biểu hiện của sắc tố khác nhau [12]. Hệ thống phân loại gắn liền với tiến hóa đầu tiên được Pascher nêu ra vào năm 1914 và sau đó được ông chỉnh đổi thêm vào năm 1931. Hệ thống phân loại của Pascher bao gồm 8 ngành tảo và 14 lớp. Các ngành tảo bao gồm: Chrysophyta, Phaeophyta, Pyrrophyta, Euglenophyta, Chlorophyta, Charophyta, Rhodophyta, Cyanophyta. Ngành tảo Lục (Chlorophyta) bao gồm 2 lớp: Chlorophyceae và Conjugatae[9]. Gilbert M. Smith (1933, 1951, 1955) ủng hộ hệ thống phân loại của Pascher và có một số điều chỉnh so với hệ thống của Pascher. Ông đã xây dựng một hệ thống gồm có 7 ngành là 14 lớp tảo, bao gồm các ngành: Chlorophyta, Euglenophyta, Cryptophyta, Chrysophyta, Phaeophyta, Cyanophyta, Rhodophyta. Ngành tảo Lục (Chlorophyta) gồm 2 lớp Chlorophyceae và Charophyceae[9]. Trong khi đó, Fristch chỉ coi tảo là một nhóm tương đương với một ngành và theo ông không nên hình thành thêm các ngành tảo khác nữa do vậy hệ thống của ông gồm 11 lớp tảo. Fristch đề nghị rằng lớp Conjugatae nên coi là một bộ và để vào lớp Chlorophyceae. Không nên lập thành một ngành Charophyta (theo Pascher) hay lớp Charophyceae (theo Smith) mà coi nhóm tảo Lục này chỉ là bộ Charales thuộc lớp Chlorophyceae. Tuy nhiên, theo một số tác giả, hệ thống này chưa hợp lý và chưa đạt được một sự sắp xếp gọi là hoàn chỉnh[9]. 5 Năm 1946, Papenfuss đã chỉ ra sử dụng tên “Chlorophyta” nghĩa đen là “thực vật xanh” cho tảo Lục đã loại trừ việc sử dụng danh pháp này cho các thành viên khác của giới Thực vật với sắc tố và sản phẩm dự trữ giống nhau. Do vậy, ông đã đề nghị tên cho các ngành tảo thêm phyco trước phyta, phyco là chỉ ra mức độ về tổ chức [12]. Năm 1978, Bold Wynne đưa ra hệ thống gồm 9 ngành tảo và ông đồng ý với việc dùng từ phyco đứng trước phyta cho phần đuôi của tên các ngành tảo, đó là: Cyanochloronta, Phaeophycophyta, Chlorophycophyta, Charophycophyta, Eugleno- phycophyta, Chrysophycophyta, Pyrrophycophyta, Cryptophycophyta, Rhodophy- cophyta [12]. Năm 1982, Parker giới thiệu hệ thống phân loại tảo gồm 6 ngành, trong đó tảo nhân sơ có hai ngành Cyanophycota và Procholorophycota còn tảo nhân thật có 4 ngành. Đáng chú ý là ngành Chromophycota là ngành lớn gồm 9 lớp, trong đó một số lớp trước đó từng là các ngành riêng biệt, chẳng hạn như lớp Phaeophyceae, Dinophyceae, Cryptophyceae [9]. Với hệ thống của van den Hoek vàcs.(1998)tảo được xếp thành 11 ngành trong đó nhóm nhân sơ có 2 ngành Cyanophyta và Prochlorophyta. Đặc biệt theo các tác giả, ngành Heteronkotophyta được xây dựng với nhiều lớp khác nhau bao gồm các sinh vật rất đa dạng, từ tảo Nâu với cấu trúc tản phát triển, kích thước lớn, thậm chí dài hơn 50m đến các tảo kích thước hiển vi như tảo Silic, tảo Vàng. Theo ông, tất cả các thành viên của ngành này đề có sự giống nhau về vi cấu trúc và đặc điểm sinh hóa học[21]. Lee (1999) đã chia tảo thành 9 ngành và phân bố thành 4 nhóm dựa vào sự tiến hóa của lục lạp. Với hệ thống này, tảo gồm 8 ngành: i) nhóm tiền nhân (Cyano- bacteria), ii) nhóm không có lưới nội sinh chất lục lạp (Glaucophyta, Rhodophyta, Chlorophyta), iii) nhóm có một lưới nội sinh chất lục lạp (Euglenophyta, Di- nophyta), iv) nhóm có 2 lưới nội sinh chất lục lạp (Heterokontophyta, Haptophyta, Cryptophyta) [29]. Theo Gramham và Wilcox (2000) những kết quả nghiên cứu về trình tự sắp xếp phân tử đã tạo được cơ sở cho nhận định về sự tồn tại của 8 đến 9 dòng tảo mà từ đó thiết lập nên các ngành tảo với số lượng ngành cũng tương ứng số dòng này. Đó là ngành Cyanobacteria, Glaucophyta, Euglenophyta, Cryptophyta, Haptophyta, Dino- 6 phyta, Ochromophyta, Rhodophyta và Chlorophyta. Phân ra các ngành cũng như quan hệ giữa các tảo này được thực hiện dựa trên phân tích trình tự gen của ribosome đơn vị 18S[23]. Như vậy, dù có nhiều quan điểm nhưng đa số thống nhất tảo Lục là một ngành và được ghi nhận ngay từ khi nghiên cứu về phân loại tảo bắt đầu. Nếu như sự phân loại tảo ở các thế kỷ trước đây chủ yếu dựa vào hình thái cấu trúc tế bào, đặc điểm của tế bào sinh sản và chu trình sinh sản của chúng thì ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép nghiên cứu phân loại dựa trên các đặc điểm siêu hiển vi hay sử dụng kỹ thuật gen giúp các nhà tảo học xác lập được cây hệ thống phát sinh chủng loại của tảo ngày càng hoàn thiện hơn. 1.1.2. Hệ thống phân loại tảo Lục Ngành tảo Lục – Chlorophyta là một ngành tảo có số lượng loài thuộc loại lớn trong hệ thống các ngành tảo. Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong cách xác lập hệ thống phân loại tảo Lục. Điển hình là một số tác giả sau: Tác giả Smith (1938)[37] đã chia tảo Lục thành 2 lớp và 12 bộ, bao gồm:  Lớp Chlorophyceae  1. Bộ Volvocales  2. Bộ Tetrasporales  3. Bộ Ulotrichales  4. Bộ Ulvales  5. Bộ Schizogoniales  6. Bộ Cladophorales  7. Bộ Oedogoniales  8. Bộ Zygnematales  9. Bộ Chlorococcales  10. Bộ Siphonales  11. Bộ Siphonocladiales  Lớp Charophyceae  12. Bộ Charales Các tác giảvan den Hoek và cs.(1998) [40] đã dựa vào cấu trúc roi, đặc điểm của quá trình nguyên phân và giảm phân (trong 11 lớp đã đưa ra thì đặc điểm nguyên phân và giảm phân đã giúp các nhà tảo học này phân biệt được 8 lớp với nhau); cấp độ tổ chức của cơ thể, hình thái của tản; cấu trúc của lục lạp; thành phần sắc tố quang hợp; sản phẩm dự trữ; cấu trúc và thành phần của thành tế bào và mạng lưới nội sinh chất và các kiểu vòng đời,… chia ngành tảo lục thành 11 lớp, 21 bộ như sau:  Lớp Prasinophyceae  Bộ Mamiellales  Bộ Pseudocourfeldiales  Bộ Pyramimonadales  Bộ Chlorodendrales  Lớp Chlorophyceae  Bộ Volvocales  Bộ Chlorococcales  Bộ Chaetophorales  Bộ Oedogoniales  Lớp Ulvophyceae  Bộ Codiolales  Bộ Ulvales  Lớp Cladophorophyceae  Bộ Cladophorales  Lớp Bryopsidophyceae  Bộ Bryopsidales  Bộ Halimedales  Lớp Dasycladophyceae  Bộ Dasycladales  Lớp Trentepohliophyceae  Bộ Trentepohliales  Lớp Pleurastrophyceae  Bộ Pleurastrales  Bộ Prasiolales  Lớp Klebsormidiophyceae  Bộ Klebsormidiales  Bộ Coleochaetales  Lớp Zygnematophyceae  Bộ Zygnematales  Bộ Desmidiales  Lớp Charophyceae  Bộ Charales  Gramham (2000)[23] đã dựa vào đặc điểm của bộ máy roi để phân chia các lớp của ngành tảo Lục. Số lượng rễ roi ở gốc roi, cách sắp xếp của các thể gốc roi là đặc điểm quan trọng cho sự phân chia này. Số lượng rễ roi ở cá thể gốc thường phân bố theo công thức X-2-X-2. Thể gốc được sắp xếp theo dạng: đối nhau hay kiểu 6 - 12 giờ; kiểu cùng chiều kim đồng hồ hay kiểu 7 - 1 giờ; kiều ngược chiều kim đồng hồ hay kiểu 5 - 11 giờ và kiểu song song. Bên cạnh roi, kiểu nguyên phân, phân chia tế bào, trình tự sắp xếp phân tử và enzyme tham gia quá trình quang hô hấp cũng được sử dụng cho sự phân chia này. Theo đó, ông chiangành tảo Lục được chia thành 5 lớp:  Lớp Prasiophyceae  Lớp Ulvophyceae  Lớp Trebouxiophyceae  Lớp Chlorophyceaea  Lớp Charophyceae  Leliaert và cs. (2012)[28] dựa vào các đặc điểm phân tử đã đưa ra hệ thống phân loại tảo Lục thành các nhóm chính như sau:  Core chlorophytes  Ulvophyceae • Cladophorales • Dasycladales • Bryosidales • Trentepohliales • Ulvales-Ulotrichales • Oltmannsiellopsidales  Chlorophyceae • Oedogoniales • Chaetophorales • Chaetopeltidiales • Chlamidomonadales • Sphaeropleales  Trebouxiophyceae • Chlorellales • Oocystaceae • Microthamniales • Trebouxiales • Prasiola clade  Chlorodendrophyceae  Prasinophytes (paraphyletic) • Pyramimonadales • Mamiellophyceae • Pycnococcaceae • Nephroselmidophyceae • Prasinococcales • Palmophyllales • Từ các dẫn liệu trên cho thấy, cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có được một quan điểm nhất quán về hệ thống phân loại tảo Lục. Tùy theo quan điểm của từng tác giả mà có sự sắp xếp các taxontrong hệ thống phân loại khác nhau. • 1.1.3. Đặc điểm chung của ngành tảo Lục • Ngành tảo Lục có khoảng 500 chi với 8.000 loài [9]. Tảo Lục gồm nhiều loài phiêu sinh đơn bào hoặc tập đoàn. Bên cạnh đó, cũng gặp nhiều dạng đa bào sống bám đáy thủy vực và các giá thể rắn vào thời kỳ đầu của vòng đời rồi sống trôi nổi. • Tảo Lục chủ yếu sống ở nước ngọt, chỉ 10% sống ở biển. Phần lớn loài nước ngọt thường có đặc điểm phân bố toàn cầu trong khi ở môi trường biển tuy cấu trúc thành phần loài gần giống nhau ở các vùng nhiệt đới nhưng thành phần loài sống ở các vùng biển lạnh giá Bắc và Nam bán cầu có sự khác biệt lớn. Ngoài ra, cũng gặp một số tảo Lục sống khí sinh trên vỏ cây, đất và đá và ngay cả ở vùng núi cao nơi thường xuyên phủ tuyết như loàiChlamydomonas nivalis[9]. • 1.1.3.1. Cấu trúc tế bào • Tất cả tảo Lục đều có tế bào mang roi hoặc là ở cả pha dinh dưỡng và sinh sản hay ở pha sinh sản, trừ tảo Lục tiếp hợp. Roi ở tảo Lục có cấu trúc giống nhau mặc dù có thể khác nhau về kích thước và roi không phủ tơ roi vi ống 3 phần như ở Heterolontophyta [9]. • Thành tế bào bằng cellulose, một số bộ như Caulerpales, cellulose thường được thay thế bằng xylans hay manman. • Lục lạp tảo Lục được bao quanh bởi một vỏ gồm hai lớp màng và không có lưới nội sinh chất Lục lạp. Bản quang hợp kết dính thành dải gồm 3 – 4 cái. Lục lạp chứa các sắc tố chính giống với thực vật bậc cao, gồm chlorophyll a, chlorophyll b và các sắc tố phụ lutein, zeaxanthin, vioxanthin, antheraxanthin, neoxanthin và đặc biệt các sắc tố siphonein, siphonixanthin hiện diện ở tế bào của các chi tảo dạng ống và chi Tetraselmi. Do sắc tố chlorophyll ưu trội nên tảo có màu Lục. Tuy nhiên, một số tảo Lục như Trentepolia mọc bám trên bề mặt giá thể ở môi trường cạn thường có màu cam, tảo Chlamydomonas nivalis phát triển làm cho tuyết có màu đỏ,… Sở dĩ có các màu này là do sắc tố carotenoid có ở Lục lạp với hàm lượng lớn nên chi phối đến màu của tảo [9]. • Tảo Lục có thể chuyển động hướng về ánh sáng (quang hướng động) hoặc rời xa phía có ánh sáng (quang hướng nghịch). Tế bào mang roi thường có điểm mắt. Điểm mắt gồm một hay một số lớp các giọt lipid nằm trong Lục lạp giữa vỏ Lụclạp và bản quang hợp ngoại vi [9]. • Sản phẩm dự trữ là tinh bột cũng nằm trong Lục lạp thay vì ở tế bào chất, một đặc điểm khác biệt với các tảo có nhân thật còn lại [9]. • 1.1.3.2. Sinh sản và vòng đời • Tảo Lục sinh sản bằng các hình thức dinh dưỡng, vô tính và hữu tính. Sinh sản hữu tính theo các hình thức đẳng giao, dị giao, noãn giao và tiếp hợp giao [9]. • - Vòng đời của tảo Lục có thể là: • + Một kỳ đơn tướng sinh: đây là kiểu vòng đời chỉ có hợp tử là lưỡng bội (2n). Hợp tử một số tảo Lục nước ngọt thường phát triển vách dày để sống nghỉ qua một thời gian nảy mầm được gọi là hợp tử ngủ. • + Chu kỳ 2 kỳ đơn lưỡng tướng sinh có luân phiên thế hệ đồng hình hay dị hình. • 1.1.3.3. Đặc điểm hình thái sử dụng trong phân loại tảo Lục • Về phương diện hình thái học tảo Lục rất sai khác với các ngành tảo khác bởi sự đa dạng của chúng. Cơ thể của tảo Lục có thể đơn bào, tập đoàn, đa bào. Ngoại trừ trường hợp cấu trúc cơ thể dạng a-míp và có mô phân hóa cao, còn lại ở tảo Lục các mức độ khác nhau về hình thái đều thể hiện rất đa dạng: từ hạt monas, dạng hạt, dạng palmella, dạng sợi với nhiều kiểu khác nhau, dạng bản và không có cấu trúc như tế bào bình thường vì có nhiều nhân. • Hình thái tảo Lục gồm những dạng chính sau đây: • - Tảo Lục có roi bao gồm kiểu đơn bào, kiểu tập đoàn; kiểu tập đoàn thường có bao hoặc chất nhầy; tế bào sinh dưỡng có 2 roi, 4 hoặc 8 roi bằng nhau, 1 nhân ở trung tâm, có 2 không bào co rút ở gần phần gốc roi. Lục lạp (có hoặc không có hạt tạo bột) của hầu hết các loài có dạng hình chén, dạng chữ H, dạng hình sao, dạng phiến hoặc phân chia thành nhiều đơn vị có dạng hình đĩa. • - Tảo Lục dạng hạt, đơn độc có hình cầu, hình bán cầu, hình trứng, hình thận, hình quả tim, hình quả lê, hình quả chanh hay elip mở rộng, hình thoi hay hình con suốt, hình trụ, dạng điếu xì gà, hình kim, hình cái nêm, hình tháp; kiểu tập đoàn [...]... phù du sống ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó, sông Hương có 117 loài và dưới loài, chiếm 99,0% tổng số loài và dưới loài đã xác định; sông Bồ có 95 loài và dướiloài, chiếm 80,5% Số loài và dưới loài hiện diện ở cả sông Hương và sông Bồ là 94 (chiếm 79,6%) Danh mục thành phần loài được nêu tại Phụ lục 1 • • 3.1.2 Cấu trúc thành phần loài Tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh. .. Phương pháp xử lý số liệu • Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm MS Excel 2010 • • Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần loài tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh TT Huế • 3.1.1 Số lượng loài tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh TT Huế • Qua phân tích 108 mẫu định tính thu từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013, chúng tôi xác định được 118 loài và dưới loài tảo Lục. .. đạt giá trị rất thấp, lòng sông lộ nhiều cuội sỏi, đá tảng Trên đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiền hòa, chảy quanh co và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều và độ mặn Ngoài các nhánh sông tự nhiên, còn có các sông đào nối sông Hương với sông Bồ, nối sông Hương với đầm Cầu Hai, nối sông Bồ với phá Tam Giang • Sông Bồ là một trong ba nhánh sông chính của sông Hương Sông Bồ bắt nguồn từ vùng... cứu (sông Hương, sông Bồ) mang những nét chung với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế • • 1.3.2.1 Dân số Theo niên giám thống kê năm 2011 của Cục thống kê Thừa Thiên Huế, dân số của tỉnh là: 1.103.136 người, số dân ở thành thị chiếm 48,44% Cơ cấu dân số như sau: nam 545.972 người (chiếm 49,49% tổng số dân của tỉnh) ; nữ 557.164 người (chiếm 50,51%) [2] Dân cư lưu vực sông Hương phân bố. .. và 43,6% tại sông Đồng Nai(Phạm Thanh Lưu, 2007) [8] • Với 118 loài thuộc 4 lớp, 4 bộ, 13 họ, 39 chi, tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế có số taxa bậc loài và dưới loài trung bình là 3, trong đó có 31 chi có từ 1 đến 3 taxa (chiếm 79,5% số chi), số còn lại có từ 4 taxa trở lên Trong đó, chi Cosmarium và chi Staurastrum có số lượng taxa lớn nhất tương đương 20 và 19 taxa; tiếp... nghiên cứu • Tảo Lục phù du • 2.2 Địa điểm nghiên cứu • Sông Hương và sông Bồ Cụ thể: • • Bảng 2.1 Các điểm lấy mẫu trên sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế • • Địa điểm Kí hi ệu • Tọa độ • 16o21’2 0.1” 107o31’ 10.3” 16o23’0 4.7” 107o34’ 11.6” 16o19’0 1.9” 107o37’ 18.3” 16o21’1 2.4” 107o36’ 51.6” 16o22’3 8.8” 107o35’ 26.1” 16o23’4 1 Sông Hương • m ẫu • • • Thôn Phúc Tuyên, xã Bình Thành, Hương Trà... 938km2 Độ dốc đáy sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là 6,9 m/km [19] • • 1.3.1.1 Điều kiện khí hậu Khu vực nghiên cứu chiếm diện tích đa số của tỉnh Thừa Thiên Huế nên đặc điểm khí hậu ở lưu vực sông Hương và sông Bồ mang đậm đặc điểm về khí hậu chung của tỉnh Thừa Thiên Huế • * Chế độ mưa • Lượng mưa tại Huế biến thiên không có quy luật rõ rệt như hầu hết các tỉnh ở nước ta Thông... tương đương 20 và 19 taxa; tiếp đến là chi Scenedesmus và Staurodesmus có 7 taxa, chi Coelastrum với 5 taxa và các chi còn lại như Ankistrodesmus, Desmodesmus, Spirogyra có 4 taxa (Bảng 3.1) Bảng 3.1 Danh sách lớp, bộ, họ, chi và số lượng loài và dưới loài tảo Lục • ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Số • • L lượng • B • Họ • Chi loài và dưới loài • Selenastrum • 1 • Tỷ • (% • 0,8 • • Ankistrodes... chí tỉnh Thừa Thiên Huế [19], hệ thống sông Hương có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830 km 2, chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dài sông 106 km Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông chính: Sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch (dòng chính) Các nhánh sông chính này đều bắt nguồn từ khu vực núi trung bình thuộc huyện A Lưới, Nam Đông chảy qua các huyện Phong Điền, Hương. .. những giống loài phù du làm thức ăn cho động vật phù du, các loài cá nuôi lại ăn động vật phù du Tuy nhiên, khi tảo sinh trưởng quá nhiều, thường làm giảm hàm lượng ô xy trong nước và các loài tảo khác mà cá có thể tiêu hóa được sẽ bị giảm bớt về số lượng Trong ao ương cá bột, nếu tảo Lục phù du sinh trưởng quá nhiều, trong trường hợp nắng gắt, nhiệt độ tăng cao, cá bột ăn phải những loài tảo này, trong . đích của đề tài: - Đánh giá sự đa dạng thành phần loài của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá sự phân bố của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên. riêng ở Thừa Thiên Huế. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Sự đa dạng thành phần loài và phân bố của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế . Mục. mục thành phần loài và sự phân bố của tảo Lục ở sông Hương và sông Bồ. - Làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về đa dạng sinh học các loài thực vật phù du ở các lưu vực sông

Ngày đăng: 04/12/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. Ngành tảo Lục - Chlorophyta

      • 1.1.1. Vị trí của tảo Lục trong hệ thống phân loại tảo

      • 1.1.2. Hệ thống phân loại tảo Lục

      • 1.1.3. Đặc điểm chung của ngành tảo Lục

        • 1.1.3.1. Cấu trúc tế bào

        • 1.1.3.2. Sinh sản và vòng đời

        • 1.1.3.3. Đặc điểm hình thái sử dụng trong phân loại tảo Lục

        • 1.1.4. Vai trò của tảo Lục

          • 1.1.4.1. Sử dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho động vật

          • 1.1.4.2. Đối với môi trường

          • 1.2. Tình hình nghiên cứu tảo Lục trên thế giới và ở Việt Nam

            • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu tảo Lục trên thế giới

            • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tảo Lục ở Việt Nam

            • 1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

              • 1.3.1. Điều kiện tự nhiên

                • 1.3.1.1. Điều kiện khí hậu

                  • Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình tháng ở Thừa Thiên Huế

                  • Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng ở Thừa Thiên Huế

                  • 1.3.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

                  • 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

                    • 1.3.2.1. Dân số

                    • 1.3.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế

                      • Bảng 1.3. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế theo ngành kinh tế qua các năm

                      • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                        • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

                        • 2.2. Địa điểm nghiên cứu

                          • Bảng 2.1. Các điểm lấy mẫu trên sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế

                            • Hình 2.1. Vị trí các điểm thu mẫu ở sông Hương và sông Bồ, Thừa Thiên Huế

                            • 2.3. Thời gian nghiên cứu

                            • 2.4. Phương pháp nghiên cứu

                              • 2.4.1. Ngoài thực địa

                                • 2.4.1.1 Phương tiện và tần suất thu mẫu

                                  • Bảng 2.2. Thời gian các đợt thu mẫu

                                  • Tất cả mẫu tảo thu về được lưu giữ ở phòng thí nghiệm bộ môn Thực vật đại cương, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế. Mẫu nước được phân tích tại phòng thí nghiệm môi trường cơ bản, khoa Khoa học môi trường, ĐHKH Huế.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan