dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo

86 2.2K 13
dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO I HC HU TRNG I HC S PHM NGUYN THậ THặNG DAY HOĩC CAẽC YU T HầNH HOĩC TIỉU HOĩC THEO QUAN IỉM KIN TAO CHUYấN NGNH: GIO DC HC M S: 60 14 01 01 LUN VN THAC Sẫ GIAẽO DUC HOĩC NGI HNG DN KHOA HC: TS. NGUYN HOI ANH Huóỳ, nm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thương ii Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các học sinh và của người thân. Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc của mình tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Hoài Anh, thầy hướng dẫn của tôi, thầy đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quí báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, các Thầy Cô Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế và tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Thuận Thành, Trường Tiểu học Chi Lăng, Trường Tiểu học Số 1 Kim Long, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Thành Phố Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực nghiệm. Và cuối cùng là đại gia đình của tôi, những người luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần, về vật chất, về thời gian … luôn bên tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện ước mơ của mình. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc! Nguyễn Thị Thương iii iii iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii MỤC LỤC 1 Trang 1 Trang phụ bìa i 1 Lời cam đoan ii 1 Lời cảm ơn iii 1 PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Giả thuyết khoa học 9 7. Ý nghĩa của luận văn 9 8. Cấu trúc đề tài 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1 10 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10 1.1. Cơ sở lí luận 10 1.1.1. Lí thuyết kiến tạo 10 1.1.1.1. Khái niệm về dạy học theo lí thuyết kiến tạo 10 1 1.1.1.2. Cơ sở khoa học của dạy học theo lí thuyết kiến tạo 11 1.1.1.3. Luận điểm cơ bản của lí thuyết kiến tạo 13 1.1.1.4. Các kiểu kiến tạo 15 1.1.1.5. Mô hình dạy học theo lí thuyết kiến tạo 16 1.1.2. Nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học 21 1.1.2.1. Mục tiêu 21 1.1.2.2. Nội dung 22 1.1.2.3. Đặc điểm cấu trúc nội dung 24 1.1.2.4. Khả năng tổ chức dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo 27 1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học đối với việc lĩnh hội các yếu tố hình học 28 1.1.3.1. Tri giác 29 1.1.3.2. Trí nhớ 29 1.1.3.3. Chú ý 30 1.1.3.4. Tưởng tượng 30 1.1.3.5. Tư duy 31 1.2. Cơ sở thực tiễn 31 1.2.1. Thực trạng dạy học nội dung yếu tố hình học ở một số trường tiểu học tại thành phố Huế 31 1.2.1.1. Khảo sát trên đối tượng cán bộ quản lí 31 1.2.1.2. Khảo sát trên đối tượng giáo viên đứng lớp 32 1.2.1.3. Khảo sát trên đối tượng học sinh 33 1.2.2. Thực trạng dạy học Toán ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo 33 1.2.2.1. Khảo sát trên đối tượng cán bộ quản lí 33 1.2.2.2. Khảo sát trên đối tượng giáo viên đứng lớp 34 CHƯƠNG 2 35 DẠY HỌC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO 35 2 2.1. Định hướng xây dựng nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo 35 2.1.1. Xây dựng nội dung dạy học cụ thể, vừa sức và phù hợp với quan điểm kiến tạo 35 2.1.2. Nội dung dạy học yếu tố hình học phải hướng đến việc đặt học sinh vào vị trí chủ thể tích cực của quá trình kiến tạo tri thức 35 2.1.3. Tạo ra môi trường học tập khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề 36 2.1.4. Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 37 2.2. Quy trình xây dựng nội dung dạy học yếu tố hình học theo quan điểm kiến tạo 37 2.2.1. Xác định mục tiêu bài học 37 2.2.2. Phân tích và lựa chọn nội dung 37 2.2.3. Hình thành ý tưởng 37 2.2.4. Tiến hành xây dựng nội dung dạy học 37 2.2.5. Lưu ý sử dụng 38 2.3. Ví dụ minh họa 38 2.3.1. Nội dung hình học thuần túy 38 2.3.2. Nội dung hình học đo lường 46 2.3.3. Nội dung giải toán có lời văn 54 CHƯƠNG 3 58 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58 3.1. Mục đích thực nghiệm 58 3.2. Nội dung thực nghiệm 58 3.2.1. Giáo án thực nghiệm số 1 58 3.2.2. Giáo án thực nghiệm số 2 60 3.3. Phương pháp thực nghiệm 61 3.4. Kết quả thực nghiệm 62 KẾT LUẬN 65 1. Kết luận 65 2. Kiến nghị 65 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi phải có một lực lượng lao động không những dồi dào về số lượng mà còn đầy đủ năng lực, trình độ để có thể đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thích ứng với xu thế toàn cầu hóa. Điều này được thể hiện rất rõ ở việc nhấn mạnh yếu tố con người trong các Nghị quyết Trung ương của Đảng và Nhà nước ta. Con người trong thời đại mới cần có trí tuệ, năng lực thực hành và tác phong lao động. Đây là ba yếu tố nền tảng, cần thiết mà nền giáo dục phải hướng tới trong công việc đào tạo con người. Để thực hiện yêu cầu đó của xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới rất mạnh mẽ bắt đầu từ mục tiêu, nội dung chương trình, cách kiểm tra đánh giá và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học phải phát huy được mặt tích cực của các phương pháp truyền thống, vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, tăng cường các hoạt động tìm tòi – phát hiện của học sinh. Lí thuyết kiến tạo là lí thuyết dạy học dựa trên việc nghiên cứu quá trình học của con người từ đó hình thành quan điểm dạy học phù hợp. Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong dạy học, người học tự xây dựng nên tri thức cho bản thân dựa trên những kinh nghiệm sẵn có. Tri thức là sản phẩm của những hoạt động nhận thức của chính người học. Lí thuyết kiến tạo đang là lí thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục toán. Nó khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Vận dụng những thành tựu nghiên cứu của lí thuyết kiến tạo vào dạy học toán chính là một trong những con đường đáp ứng những nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy toán ở tiểu học. Nội dung yếu tố hình học là một mạch kiến thức trong chương trình môn Toán ở tiểu học nhằm cung cấp một số kiến thức gắn với thực hành trong đời sống thực tế. Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển trí tuệ và tư duy của học sinh còn trong giai đoạn cụ thể, chưa hoàn chỉnh, vì vậy việc nhận thức các kiến thức toán học nói chung và các kiến thức về yếu tố hình học nói riêng là vấn đề khó đối với các em. 5 Trong dạy học cần nắm vững sự phát triển có quy luật của tư duy học sinh, đánh giá đúng khả năng hiện có và phát hiện tư duy tiềm ẩn của học sinh. Chỉ khi nào chính học sinh tạo được mối liên hệ hữu cơ giữa kiến thức cũ và mới, biết sắp xếp kiến thức mới vào hệ thống kiến thức hiện có thì việc học mới có ý nghĩa và giá trị. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được các cấp quản lí giáo dục, các giáo viên tiểu học quan tâm. Tuy nhiên, việc dạy học nội dung yếu tố hình học vẫn còn theo hướng truyền thụ một chiều, học sinh thụ động chấp nhận kiến thức mà không hiểu rõ được bản chất của vấn đề. Học thuộc lòng công thức tính chu vi, diện tích, thể tích hay đặc điểm của các hình mà không hiểu được vì sao lại như vậy. Điều này là do các em không được tìm tòi, khám phá con đường hình thành nên các tri thức đó. Lí thuyết kiến tạo là một thuyết về việc học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo, tri thức do chính chủ thể người học khám phá, kiến tạo nên thông qua hoạt động tích cực, tự giác của mình chứ không phải do người dạy cung cấp. Tuy nhiên việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy toán ở tiểu học vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ, hầu như chưa được chú trọng và đề cập đúng mức. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Vào cuối thế kỉ XVIII, lí thuyết kiến tạo ra đời với dấu mốc là quan điểm của nhà triết học Giambattistavico cho rằng con người chỉ có thể hiểu một cách rõ ràng với những cái gì họ tự xây dựng nên cho mình. Tuy nhiên, nhà tâm lí học người Áo J.Piaget là người đầu tiên nghiên cứu để phát triển kiến tạo vào lớp học, J.Piaget cho rằng: trong hoạt động học tập, học sinh cần phải khám phá ra mối quan hệ và những ý tưởng trong những tình huống, các hoạt động gây hứng thú với họ. Sau đó, nhà tâm lí học Xô Viết Vygotsky cho rằng trẻ em học khái niệm khoa học thông qua những mâu thuẫn giữa quan niệm hàng ngày của chúng với những khái niệm của người lớn. Các ý tưởng của Piaget về đồng hóa (assimilation), điều ứng (application), nhận thức cùng với lí thuyết của Kelly, của Bruner đóng vai trò chủ yếu trong việc 6 xây dựng thuyết kiến tạo trong dạy học [2, tr.7]. Thuyết kiến tạo có thể coi là bước phát triển tiếp theo của thuyết nhận thức. Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình dạy học. Khi học tập, mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình, mỗi người sẽ tự kiến tạo riêng cho mình những tri thức. Từ đó cho thấy cơ chế học tập theo thuyết kiến tạo trái ngược với cách học tập cơ học theo thuyết hành vi: thay cho việc học sinh tham gia các chương trình dạy học được lập trình sẵn, người ta để cho học sinh có cơ hội tự tìm hiểu. Học sinh phải học tập từ lí trí riêng và có thể làm điều này tốt hơn nếu không phải tuân theo một chương trình giảng dạy cứng nhắc, mà có thể tự mình điều chỉnh quá trình học tập của chính mình. Mebrien và Brandt khi nghiên cứu về lí thuyết kiến tạo, ông đã đưa ra được khái niệm:"Kiến tạo là một cách tiếp cận "dạy" dựa trên nghiên cứu về việc "học" với niềm tin rằng: Tri thức được tạo nên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nó được nhận từ người khác" [4, tr.206]. Năm 1993, Brooks đã chỉ ra “Quan điểm kiến tạo trong dạy học khẳng định rằng học sinh cần phải kiến tạo nên những hiểu biết về thế giới bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm mới vào trong những cái mà họ đã có trước đó” [4, tr.206]. Vào năm 1999, M. Briner đã cho chúng ta thấy được vai trò của lí thuyết kiến tạo “Người học tạo nên những kiến thức của bản thân bằng cách điều khiển những ý tưởng và cách tiếp cận dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã có, áp dụng chúng vào những tình huống mới, hợp thành tổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu được với những kiến thức đang tồn tại trong trí óc” [5, tr.60]. Ở Việt Nam, một trong những người mở đầu cho việc tiếp cận lí thuyết kiến tạo trong dạy học phải kể đến tác giả Nguyễn Hữu Châu. Bài viết “Dạy và học toán theo lối kiến tạo” của ông đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục năm 1996 là bài viết mở đầu cho việc tiếp cận và trao đổi về dạy học theo quan điểm kiến tạo. Năm 2005, tác giả lại có bài viết “Quan điểm kiến tạo trong dạy học” đăng trên Tạp chí Tâm lí học đề cập đến các vấn đề về lí thuyết kiến tạo, đưa ra vai trò của người học và người dạy trong quá trình kiến tạo. 7 [...]... dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo Với bản chất và đặc điểm của lí thuyết kiến tạo như đã trình bày ở trên, quan điểm kiến tạo có thể áp dụng vào dạy học các môn học ở tiểu học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng, trong đó có dạy học các yếu tố hình học một cách hiệu quả Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo, học sinh tiếp xúc với các tri thức toán học bằng các tình... phương pháp thiết kế nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo 7.2 Về mặt thực tiễn - Xây dựng được nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo 8 Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Dạy học yếu tố hình học ở Tiểu học theo quan điểm kiến tạo Chương 3: Thực nghiệm sư... học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến lí thuyết kiến tạo - Khảo sát năng lực nhận thức của học sinh tiểu học - Tìm hiểu thực trạng dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học - Xây dựng các nội dung dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo - Thực nghiệm... của học sinh tiểu học - Phương pháp điều tra thực tế + Tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung yếu tố hình học ở tiểu học + Tìm hiểu thái độ của học sinh với việc học tập theo quan điểm kiến tạo - Phương pháp thống kê - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6 Giả thuyết khoa học Nếu có những đầu tư sáng tạo trong việc xây dựng các nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo thì sẽ tạo. .. nghiên cứu - Quan điểm kiến tạo với việc dạy học nội dung yếu tố hình học ở Tiểu học 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Quá trình dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học 5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 8 + Nghiên cứu các tài liệu về lí thuyết kiến tạo + Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình môn Toán và nội dung dạy học yếu tố hình học ở Tiểu học + Nghiên cứu đặc điểm tâm... ứng được các mục tiêu của việc dạy học các yếu tố hình học một cách có hiệu quả, có thể đem lại kết quả khả quan 1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học đối với việc lĩnh hội các yếu tố hình học Quá trình lĩnh hội các yếu tố hình học thực chất là một quá trình rèn luyện một kĩ năng mới Vì vậy, khi dạy học các yếu tố hình học, chúng ta cần nắm vững những đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận... thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi khi dạy học các yếu tố hình học Theo các giáo viên đứng lớp, đồ dùng dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học hiện nay đã được chú trọng trang bị khá đầy đủ nhưng chưa thật sự đáp ứng hết yêu cầu của giáo viên, đồ dùng dạy học chưa hiệu quả Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa đáp ứng kịp thời việc đổi mới phương pháp dạy học nên hiệu quả dạy học các yếu tố hình học. .. rằng nội dung dạy học yếu tố hình học là một nội dung quan trọng trong nhà trường tiểu học Tuy nhiên ở trường tiểu học có nhiều môn học, trong đó lại có nhiều phân môn và nội dung khác 31 nhau, chính vì thế yếu tố hình học cũng chưa được chú trọng đặc biệt hơn so với các nội dung dạy học khác Mặt khác, đồ dùng dạy học và các thiết bị cho việc dạy học các yếu tố hình học trong nhà trường tiểu học khá đầy... hội cho học sinh được học tập thông qua việc trải nghiệm và khám phá tri thức; giúp các em hiểu, nắm chắc và vận dụng tốt các tri thức được học; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học yếu tố hình học nói riêng và dạy học toán ở tiểu học nói chung 7 Ý nghĩa của luận văn 7.1 Về mặt lí luận - Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về lí luận dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo -... Thực trạng dạy học nội dung yếu tố hình học ở một số trường tiểu học tại thành phố Huế Để khảo sát thực trạng nội dung dạy học yếu tố hình học ở một số trường tiểu học tại thành phố Huế, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 4 trường tiểu học trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế: Trường Tiểu học Thuận Thành, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, trường Tiểu học & THCS Chi Lăng, trường Tiểu học số 1 Kim . bản về lí luận dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo. - Đóng góp được phương pháp thiết kế nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo. 7.2. Về mặt. kiến tạo. - Khảo sát năng lực nhận thức của học sinh tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học. - Xây dựng các nội dung dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học theo quan. TỐ HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO 35 2 2.1. Định hướng xây dựng nội dung dạy học yếu tố hình học ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo 35 2.1.1. Xây dựng nội dung dạy học cụ thể,

Ngày đăng: 04/12/2014, 09:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Martin G. Brooks and Jacqueline Grennon Brooks, The Courage to Be Constructivist - The Constructivist Classroom, nguồn website: http://www.ascd.org/publications/educational-leadership/nov99/vol57/num03/The-Courage-to-Be-Constructivist.aspx

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan