ĐỀ TÀI: Thực trạng tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối của CTCP bánh kẹo Kinh Đô

50 3.6K 9
ĐỀ TÀI: Thực trạng tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối của CTCP bánh kẹo Kinh Đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ MỤC LỤC CH NG 1 : T NG QUAN V CÔNG TY C PH N BÁNH K O KINH ÔƯƠ Ồ Ề Ổ Ầ Ẹ Đ 5 1.1/ T ng quan v CTCPBK Kinh ôổ ề Đ 5 1.2/ L ch s hình thành và phát tri n c a CTCPBK Kinh ôị ử ể ủ Đ 6 1.3 / Các đ c đi m kinh t k thu t c a CTCPBK Kinh ôặ ể ế ỹ ậ ủ Đ 9 1.3.1/ c đi m v s n ph m:Đặ ể ề ả ẩ 9 1.3.2/ c đi m v qui trình công ngh c a Công tyĐặ ể ề ệ ủ 10 1.3.3/ c đi m v lao đ ngĐặ ể ề ộ 10 1.3.4/ c đi m v nguyên v t li uĐặ ể ề ậ ệ 11 1.3.5/ C s v t ch t k thu tơ ở ậ ấ ỹ ậ 11 1.3.6/ Th tr ng tiêu th c a Công tyị ườ ụ ủ 13 1.3.7/ c đi m v tài chínhĐặ ể ề 13 1 4/ C c u qu n tr c a CTCP Kinh ôơ ấ ả ị ủ Đ 15 1.4.1/ C c u t ch c qu n lýơ ấ ổ ứ ả 15 1.4.2/ C c u t ch c kênh phân ph i:ơ ấ ổ ứ ố 17 1.5/ Tình hình ho t đ ng kinh doanh c a CTCP bánh k o Kinh ôạ ộ ủ ẹ Đ 18 1.5.1/ K t qu ho t đ ng kinh doanh c a Công ty trong m t s n m g n đây:ế ả ạ ộ ủ ộ ố ă ầ .18 1.5.2/ Nh ng thu n l i và khó kh n c a CTCP Kinh ôữ ậ ợ ă ủ Đ 19 1.5.2.1/ Nh ng thu n l i:ữ ậ ợ 19 1.5.2.2/ Nh ng khó kh n ch y u đ i v i Công ty hi n nayữ ă ủ ế ố ớ ệ 19 CH NG II: TH C TR NG T CH C VÀ QU N LÝ H TH NG KÊNH PHÂN ƯƠ Ự Ạ Ổ Ứ Ả Ệ Ố PH I C A CTCP BÁNH K O KINH ÔỐ Ủ Ẹ Đ 20 2.1/ Các nhân t nh h ng đ n công tác t ch c và qu n lý h th ng kênh phân ph iố ả ưở ế ổ ứ ả ệ ố ố 21 2.1.1/ Các nhân t bên trongố 21 2.1.1.1/ Nh ng m c tiêu c a kênh phân ph iữ ụ ủ ố 21 2.1.1.2/ c đi m c a s n ph mĐặ ể ủ ả ẩ 21 2.1.1.3/ c đi m doanh nghi pĐặ ể ệ 22 2.1.2/ Các nhân t bên ngoàiố 23 2.1.2.1/ c đi m th tr ng m c tiêuĐặ ể ị ườ ụ 23 2.1.2.2/ Các đ c đi m môi tr ng marketingặ ể ườ 25 2.1.2.3/ Kênh phân ph i c a đ i th canh tranhố ủ ố ủ 26 2.2/ Th c tr ng công tác t ch c kênh phân ph i c a CTCP Bánh k o Kinh ôự ạ ổ ứ ố ủ ẹ Đ 26 2.2.1/ C n c l a ch n kênh phân ph iă ứ ự ọ ố 26 2.2.2/ Các d ng kênh phân ph i c a công tyạ ố ủ 28 2.3/ Th c tr ng qu n lý h th ng kênh phân ph i c a Công tyự ạ ả ệ ố ố ủ 30 2.3.1/ Tuy n ch n thành viên kênhể ọ 30 2.3.2/ Khuy n khích các thành viên kênhế 32 2.3.2.1/ Tìm ra các nhu c u và khó kh n c a các NPPầ ă ủ 32 2.3.2.2/ Giúp đ và khuy n khích các NPPỡ ế 33 2.3.3/ ánh giá các gi i pháp, chính sách mà công ty đã áp d ngĐ ả ụ 36 SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ 2.3.4/ Nh ng h n ch trong công tác t ch c và qu n lý kênh phân ph i c a CTCPữ ạ ế ổ ứ ả ố ủ Bánh k o Kinh ôẹ Đ 36 2.3.4.1/ H th ng NPP còn thi u và y uệ ố ế ế 36 2.3.4.2/ Vi c phân ph i các lo i s n ph m ch a ch a h p lýệ ố ạ ả ẩ ư ư ợ 37 2.3.4.3/ Qu n lý kênh hi u qu ch a caoả ệ ả ư 37 CH NG 3: M T S GI I PHÁP HOÀN THI N CÔNG TÁC T CH C VÀ QU N ƯƠ Ộ Ố Ả Ệ Ổ Ứ Ả LÝ H TH NG KÊNH PHÂN PH I C A CTCP BÁNH K O KINH ÔỆ Ố Ố Ủ Ẹ Đ 38 3.1/ Ph ng h ng hoàn thi n công tác t ch c và qu n lý h th ng kênh phân ph i ươ ướ ệ ổ ứ ả ệ ố ố c a Công ty Bánh k o Kinh ôủ ẹ Đ 38 3.2/ M t s bi n pháp hoàn thi n công tác t ch c và qu n lý h th ng kênh phân ph iộ ố ệ ệ ổ ứ ả ệ ố ố c a Công ty Bánh k o Kinh ôủ ẹ Đ 40 3.2.1/ y m nh công tác nghiên c u th tr ngĐẩ ạ ứ ị ườ 40 3.2.2/ M r ng kênh phân ph i t i các th tr ng Mi n Trung và mi n TâyNam bở ộ ố ớ ị ườ ề ề ộ 43 3.2.3/ Qu n tr và ki m soát có hi u qu h th ng kênh phân ph iả ị ể ệ ả ệ ố ố 44 3.2.4/ Hoàn thi n các chính sách Marketing, t ng c ng khuy n khích và h tr ệ ă ườ ế ỗ ợ cho các thành viên c a h th ng kênh phân ph iủ ệ ố ố 46 3.2.4.1/ y m nh ho t đ ng qu ng cáoĐẩ ạ ạ ộ ả 46 3.2.4.2/ Hoàn thi n chính sách tiêu th c a Công tyệ ụ ủ 46 3.2.5/ Xây d ng nâng cao n ng l c đ i ng nhân l c qu n lý kênhự ă ự ộ ũ ự ả 48 K t lu nế ậ 49 SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ LỜI MỞ ĐẦU Từ khi thực hiện chính sách mở cửa,nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ổn định và từng bước thâm nhập vào nền kinh tế thế giới.Việc chính thức gia nhập vào hội các nước Đông Nam Á( ASEAN 1995), kèm theo là những cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và việc ký kết hợp đồng thương mại Viêt- Mỹ, cuối cùng là việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Theo đà phát triển đó, Việt Nam mở cửa thị trường hầu hết các lĩnh vực : công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…. Việc “Đổi mới và mở cửa” tuy tạo ra đà phát triển cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo ra một sức ép, buộc các doanh nghiệp trong nước phải thể hiện hết khả năng hiện có của mình. Trong đó, tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quan trọng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề không phải là doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm gì với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp đang loay hoay tìm cách tăng doanh thu và lợi nhuận thì cơn bão khủng hoảng kinh tế ập đến ảnh hưởng hầu hết đến lối kinh doanh cổ điển của các doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh này, việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí đạt được cũng không tồn tại lâu dài. Các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, cắc giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi vì các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị suy giảm. Mặt khác, tình cảnh khó khăn hiện tại cũng vô tình thúc đẩy người dân hạn chế trong chi tiêu vì những lý do kinh tế, càng làm cho doanh thu của đại bộ phận doanh nghiệp trong nước bị sụt giảm mạnh. Vì tất cả những lý do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược phù hợp với tình hình hiện nay: đầu tư và nâng cao hệ thống kênh phân phối. Các doanh nghiệp cần phải thực sự hiểu biết kênh phân phối vì đây là yếu tố quan trọng giúp họ thành công trong dài hạn. Việc tập trung phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đạt được mong muốn đó. Bởi vì kênh phân phối là tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh, sự tạo lập và phát triển đòi hỏi thời gian, trí tuệ, sức lực, tiền của và không dễ bị các doanh nghiệp khác làm theo. Song song đó, các công cụ yểm SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ trợ bán hàng không những góp phần thúc đẩy nâng cao doanh thu của doanh nghiệp, mà còn là nghệ thuật phát triển và giúp doanh nghiệp đứng vững trong lòng người tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc phát triển hoàn chỉnh một hệ thống phân phối và sử dụng tốt các công cụ yểm trợ bán hàng để tạo lợi thế cạnh tranh, và một thị trường sản phẩm bánh kẹo hấp dẫn và đầy thách thức. Tôi chọn đề tài : “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ”, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối cũng như việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sự vận hành và tổ chức hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần bánh kẹo (CTCPBK) Kinh Đô ra thị trường để thấy được hiệu quả, những ưu điểm và khuyết điểm. Từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện, mở rộng và phát triển hệ thống phân phối. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian : đề tài được thực hiện tại CTCPBK Kinh Đô, khảo sát tại các siêu thị, các đại lý, và các cửa hàng bán lẽ trong thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi thời gian thực hiện đề tài : SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ 1.1/ Tổng quan về CTCPBK Kinh Đô Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Kinh Đô Tên giao dịch đối ngoại: KINHDOFORP Điện thoại: (84.8)37269474 Website : www.kidofood.com Email: kido.co@kinhdofood.com Địa chỉ trụ sở chính: Nhà máy phía Bắc: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ MIỀN BẮC , Km 25, thị trấn Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Ngày thành lập doanh nghiệp: 27/02/1993 Giấy phép thành lập số : 216/GP-UB ngày 27/02/1993 do UBND Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. Ngành nghề kinh doanh: Chế biến thực phẩm ( bánh kẹo các loại ). Sản xuất theo công nghệ: Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan… Thị trường tiêu thụ chính: 64 tỉnh thành trong cả nước Thị trường xuất khẩu: các quốc gia như Mỹ, Úc, Malaysia, Hongkong, Singapore, Campuchia, Nhật, Indonexia, Canada, Đài Loan, Lào, Đức… Số tài khoản 710A.00299 tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh 8 TP.Hồ Chí Minh Phương châm hoạt động: Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu. Diện tích nhà máy: TP.Hồ Chí Minh 60.000m2 Hưng Yên 28000m2 Độ tuổi lao động bình quân: 18 đến 35 SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ 1.2/ Lịch sử hình thành và phát triển của CTCPBK Kinh Đô Thành lập tháng 3 năm 1993, khởi đầu là một xưởng nhỏ sản xuất bánh Snack tại Phú Lâm, quận 6 với diện tích 600m2, 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng. Văn phòng chính đặt tại 80 Đào Duy Từ, Phường 5, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh. Năm 1994, Snack Kinh Đô chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Ban Giám Đốc Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên 14 tỉ đồng và nhập dây chuyền sản xuất Snack công nghệ Nhật Bản trị giá 750.000 USD. Năm 1996 Kinh Đô đầu tư xây dựng nhà xưởng mới có diện tích 14.000 m2 tại số 6/134 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức. Nhà máy được trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại được nhập từ nước ngoài sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, vệ sinh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Tạo việc làm cho trên 500 lao động. Năm 1997, nắm bắt nhu cầu thị trường về loại sản phẩm bánh tươi công nghiệp ngon, hợp vệ sinh, dễ bảo quản.Kinh Đô mạnh dạn đầu tư 1,2 triệu USD nhập dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp có công suất 25 tấn/ ngày. Từ đây, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu quen thuộc câu hát “ ở nơi nào cũng có bánh Kinh Đô. Năm 1998 , Công ty đưa vào sản xuất kẹo Chocolate với dây chuyền thiết bị trị giá 800.000USD. Chocolate Kinh Đô không chỉ cạnh tranh được tại thị trường trong nước mà còn xuất đi nhiều nước trên thế giới. Công ty tiếp tục nhập thiết bị máy móc mới ở các nước tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, sản phẩm của Công ty đã đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và đã xuất sang các nước như Đài Loan, Úc, Mỹ, Canada … Tổng số lao động của Công ty lên đến 900 người. Sau 5 năm hoạt động, năm 1999, vốn điều lệ của Kinh Đô đã tăng lên 40 tỷ đồng. Công ty bắt đầu tham gia thị trường bánh Trung Thu, thành lập trung tâm thương mại Savico- Kinh Đô tại Quận 1, khai trương Kinh Đô Bakery đầu tiên- mở đầu cho một chuỗi hệ thống cửa hàng bánh kẹo Kinh đô từ Bắc chí Nam sau này. Năm 2000, để phát triển sản xuất, Công ty mở rộng nhà xưởng phía Nam lên 60.000m2 và xây dựng nhà máy phía Bắc với diện tie1ch 28.000m2 với tổng số vốn đầu tư là 30 tỷ đồng. Đồng thời, Kinh Đô đi tiên phong đầu tư một dây chuyền tiên tiến sản xuất bánh mặn Cracker từ Châu Âu, trị giá 2 triệu USD ( lần đầu tiên có tại Việt Nam ) công suất 20 tấn/ ngày. Bánh Cracker nhãn hiệu AFC của công ty Kinh Đô trở thành sản phẩm rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ Năm 2001 là năm Kinh Đô tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu. Bánh kẹo Kinh Đô các loại đã xuất đi nhiều nước như : Mỹ, Pháp, Canada, Đức , Đài Loan,Singapore… ngày 5/1/2001, Kinh Đô chính thức nhận chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức chứng nhận BVQI của Anh Quốc cấp. Đến năm 2002, Kinh Đô có 110 Nhà phân phối, đại lý, 24.500 điểm bán lẻ trên toàn quốc và hệ thống 14 cửa hàng Kinh Đô Bakery tại thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội. Doanh thu tăng 70% so với năm 2001. Riêng hai nhóm sản phẩm Cookies và Cracker chiếm đến 40% doanh thu. Bánh Trung Thu thương hiệu Kinh Đô đã khẳng định đẳng cấp và được sự yêu mến của người tiêu dùng, sản lượng từ 150 tấn năm 1999 tăng lên 800 tấn năm 2002. Đây cũng là năm đầu tiên Kinh Đô tự hào mang 100 tấn bánh Trung Thu Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ. Để phù hợp với xu thế phát triển, bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công ty Kinh Đô chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công Ty Cổ Phần với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo ISO 9001:2000. Công ty cũng đầu tư xây dựng lại trang Web Kinh Đô mới, hướng tới phát triển thương mại điện tử, đồng thời xây dựng mạng thông tinh nội bộ để quản lý dữ liệu khoa học và giao lưu thông tin trong công ty. Thành lập bộ phận PR để tăng cường hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu. Với những cố gắng của mình, sản phẩm Kinh Đô vinh dự được bầu chọn “ Hàng Việt Nam chất lương cao” 7 năm liền (1993-2003), Top Five ngành hàng thực phẩm, “Cúp vàng Marketing – Doanh nghiệp năng động” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. 6 năm liền đạt giải “ Sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất” do báo Đại Đoàn Kết tổ chức. Đạt chứng nhận ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI cấp năm 2002. “Giải vàng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” lần 1 do Tổng Cục Đo Lường Chất Lược Việt Nam cấp, cùng nhiều danh hiệu khác. Năm 2003, Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập Cty CP Kem KIDO, phát triển 2 nhãn hiệu Merino và Kido’s Premium với mức tăng trưởng hàng năm trên 20%. Điều này đã tạo nên một sự kiện đột phá của doanh nghiệp Việt Nam. SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ Năm 2004, Tháng 3/2004 CTy CP Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập với chức năng sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp và quản lý hệ thống các Kinh Đô Bakery. Tháng 12/2004, thành lập CTy CP Địa Ốc Kinh Đô nhằm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng của hệ thống Công ty Kinh Đô đồng thời thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản. Tháng 12/2004, cổ phiếu Công ty Kinh Đô miền Bắc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán với tên gọi NKD. Năm 2005, cổ phiếu Công ty Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán với tên gọi KDC và nhận được sự đầu tư từ các tập đòan lớn như quỹ VietNam Opportunity Fund (VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCaptital, Prudential, Temasek (Singapore), Quỹ Đầu tư Chứng khoán (VF1), Asia Value Investment Ltd … Tháng 11/2005, Kinh Đô đầu tư vào Công ty CP Nước Giải Khát Sài Gòn - Tribeco. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một Công ty trong nước sử dụng công cụ tài chính đầu tư vào Công ty khác thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán. Năm 2006, Tháng 07/2006, Công ty CP Kinh Đô và Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cadbury Schweppes chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Đây là bước chuẩn bị sẵn sàng của Kinh Đô khi Việt Nam tham gia vào kinh tế khu vực trong khuôn khổ ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Tháng 10/2006, hệ thống Kinh Đô khởi công xây dựng 2 nhà máy mới: Kinh Đô Bình Dương và Tribeco Bình Dương với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng trên diện tích xây dựng 13 ha tại KCN Việt Nam Singapore. Năm 2007, Tháng 02/2007, Kinh Đô Group và Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (VietNam Eximbank) ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược. Tháng 05/2007: 02 Công ty thành viên thuộc hệ thống Kinh Đô là Công ty Tribeco Sài Gòn và Công ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc đã khởi công xây dựng nhà máy Tribeco Miền Bắc tại tỉnh Hưng Yên. SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ 1.3 / Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của CTCPBK Kinh Đô 1.3.1/ Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của công ty được chia làm các nhóm chính sau : bánh mì các loại, bánh bông lan cao cấp, Snack,Crackers và kẹo các loại. Chúng có một số đặc điểm sau: - Sản phẩm bánh kẹo thuộc nhóm đồ ăn nhẹ, có giá trị đơn vị của sản phẩm nói chung là nhỏ, và là sản phẩm được phân phối rộng khắp cả nước. Chính đặc tính cầu về sản phẩm này quyết định đến tốc độ và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Bánh kẹo là sản phẩm được chế biến từ nhiều nguyên vật liệu dễ bị vị sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có thời gian bảo quản ngắn yêu cầu vệ sinh nghiệp cao. Đặc điểm này ảnh hưởng đến các quyết định về phương thức bảo quản, vận chuyển, cách thức tổ chức hệ thống kênh phân phối. - Thời gian sản xuát bánh kẹo ngắn, thường chỉ 3 – 4 giờ nên không có sản phẩm dở dang. Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì sản phẩm tạo ra càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tỷ lệ phế phẩm nhỏ. - Việc tiêu thụ bánh kẹo mang tính chất thời vụ. Mặt khác, sản phẩm này có chu kỳ sống ngắn và chủng loại có thể thay thế nhau, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển sản phẩm mới. Bánh mì của công ty có rất nhiều chủng loại khác nhau : Sandwich lát, Sandwich Aloha, bánh mì Aloha, Aloha 6 múi, Scotti, Sandwich pho mai… Bánh bông lan cao cấp và bánh Solite là 2 mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, góp phần không nhỏ vào doanh thu của công ty. Công ty hiện không ngừng phát triển 2 dòng sản phẩm này để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, và quan trọng nhất là cho xuất khẩu. Kẹo gồm có kẹo cứng, kẹo mềm với nhiều hương vị đặc sắc (cam, táo, dâu, nho, ổi…) trong đó nổi bật nhất là kẹo Choco được người tiêu dùng rất ưa thích. Mặt hàng bánh Snack luôn chiếm vai trò quan trọng đối với công ty Kinh Đô, vì đây là mặt hàng chủ lực của công ty, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của công ty. Bánh Snack có rất nhiều loại, trong đó 2 nhóm mặt hàng chính là Sachi và Kitto được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 9 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:PGS.TS LÊ THANH HÀ Sản phẩm của CTCP Kinh Đô chủ yếu dành cho đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình. Công ty cũng đang hoàn thiện hệ thống dây chuyền công nghệ để phục vụ thị trường khắt khe ở nước ngoài. 1.3.2/ Đặc điểm về qui trình công nghệ của Công ty Quy trình công nghệ của CTCPBK Kinh Đô giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, đó là sản xuất theo công nghệ dây chuyền. Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dâu chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại. Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt và sản xuất là sản xuất hàng loạt, chu kì sản xuất rất ngắn, hầu như không có sản phẩm dở dang, sản lượng ổn định. Sau khi sản phẩm của phân xưởng sản xuất hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng của sản phẩm. 1.3.3/ Đặc điểm về lao động Tổng số lao động của công ty tại thời điểm 28/02/2005 là 2.221 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau Bảng 1:Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực năm 2005 Trình độ học vấn Văn phòng Gián tiếp Công nhân Tổng cộng Cao học 4 1 5 Đại học 186 53 1 240 Cao đẳng 26 27 5 58 Trung cấp 27 38 14 79 Cấp 3 21 168 610 799 Cấp 2 3 125 856 984 Cấp 1 0 10 46 56 Tổng cộng 267 422 1.532 2.221 (Nguồn: phòng tổ chức nhân sự) Như vậy có thể thấy Lao động gián tiếp 422 người chiếm 19% số lao động của công ty. Tỷ lệ lao động gián tiếp của công ty là tương đối cao, ảnh hưởng đến tính cạnh trang của công ty do đội SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 10 [...]... dạng kênh phân phối của công ty Sơ đồ 4: Hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô (1) Cửa hàng giới thiệu sản phẩm CTCP Bánh kẹo Kinh Đô (2) (3) Bán lẻ Các nhà phân phối (4) Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Môi Giới (Nguồn: phòng phát triển kinh doanh) Hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô được tổ chức theo hình thức kênh truyền thống Dòng sản phẩm là dòng chảy tự do Kênh phân. .. sản phẩm 2.2/ Thực trạng công tác tổ chức kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô Tổ chức kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường là một công việc quan trọng và phức tạp Tổ chức hay thiết kế kênh phân phối là tất cả những hoạt động liên quan đến việc phát triển những kênh phân phối mới ở những nơi trước đó nó chưa tồn tại hoặc để cải tiến các kênh hiện tại Do hệ thống kênh phân phối nằm bên... ty Bánh kẹo Kinh Đô cần xác định hướng phát triển hệ thống phân phối sao cho phù hợp với các hành vi mua hàng mới của người tiêu dùng 2.1.2.3/ Kênh phân phối của đối thủ canh tranh Việc nghiên cứu kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh là công việc không kém phần quan trọng trong việc tổ chức và quản lý và thiết kế kênh phân phối của doanh nghiệp Trên thị trường bánh kẹo, đối thủ của CTCP Bánh kẹo Kinh. .. vậy kênh phân phối của công ty tổ chức khá là phù hợp với đặc điểm với 1 công ty bánh kẹo như Kinh Đô Quá trình phân phối diễn ra nhanh chóng, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí lưu thông sản phẩm 2.3/ Thực trạng quản lý hệ thống kênh phân phối của Công ty Sau khi kênh phân phối được lựa chọn và tổ chức, vấn đề quan trọng là phải quản lý điều hành hoạt động của chung như thế nào Quản. .. phân phối của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô Công tác tổ chức và quản lý của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô bên cạnh các thành tựu đã đạt được còn bộc lộ không ít hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế này có cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan Trong thời gian tới Công ty cần có những giải pháp để khắc phục nhằm hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối của Công ty Sau đây là các hạn chế chủ yếu của. .. phụ thuộc vào nhau nên các thành viên đầy đủ của hệ thống phân phối liên kết dọc - Sự phối hợp của người mua, người bán và người vận tải sẽ tạo thành một kênh phân phối vật chất Hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô bao gồm 4 kênh như trong sơ đồ 3  Kênh 1: Theo dòng kênh này sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp từ các của hàng giới thiệu sản phẩm của công ty... hình thức quản lý kết hợp (trực tuyến và chức năng) Hình thức quản lý này đã tận dụng được ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của cả hai phương thức trực tuyến và chức năng Do đó bộ máy quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định, khoa học, phù hợp nhất, đảm bảo sự quản lý thống nhất, hiệu quả Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của CTCPBK Kinh Đô (Nguồn: Bảng cáo bạch của CTCPBK Kinh Đô năm 2006)... các kỹ năng quản lý cần thiết Công ty càng có ít kinh nghiệm quản lý càng phải phụ thuộc vào các trung gian và ngược lại Doanh thu và lợi nhuận hằng năm của Công ty đã phản ánh một phần không nhỏ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cao của Kinh Đô Nhờ vào trình độ, kinh nghiệm, và lý tưởng của cán bộ công nhân viên, Công ty Kinh Đô mới có địa vị vững mạnh như hiện nay CTCP Bánh kẹo Kinh Đô hiện là... chọn và tổ chức được hệ thống kênh phân phối có khoa học và hiệu quả 2.1.1/ Các nhân tố bên trong 2.1.1.1/ Những mục tiêu của kênh phân phối Mục tiêu của kênh phân phối sẽ xác định rõ kênh phân phối sẽ vươn tới thị trường nào, với mục tiêu nào? Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi kênh phân phối khác nhau cả về cấu trúc lẫn cách quản lý Mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách hàng, yêu cầu mức độ hoạt động của. .. đánh giá hoạt động của họ qua thời gian 2.3.1/ Tuyển chọn thành viên kênh Cũng giống như tuyển chọn lao động, trong CTCP Bánh kẹo Kinh Đô quá trình tổ chức hoạt động kênh, Công ty phải lựa chọn và thu hút những trung gian thương mại cụ thể tham gia vào kênh phân phối của mình Việc tuyển chọn thành viên kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Kinh Đô dựa trên các tiêu chuẩn như phương thức kinh doanh, những . đầu với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực và sức mạnh lớn hơn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CTCP BÁNH KẸO KINH ĐÔ SVTH: TRẦN QUỐC CƯỜNG Trang 20 . CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ”, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối cũng như việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Mục. quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định, khoa học, phù hợp nhất, đảm bảo sự quản lý thống nhất, hiệu quả. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của CTCPBK Kinh Đô (Nguồn: Bảng cáo bạch của CTCPBK Kinh

Ngày đăng: 04/12/2014, 09:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 : TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ

    • 1.1/ Tổng quan về CTCPBK Kinh Đô

    • 1.2/ Lịch sử hình thành và phát triển của CTCPBK Kinh Đô

    • 1.3 / Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của CTCPBK Kinh Đô

      • 1.3.1/ Đặc điểm về sản phẩm:

      • 1.3.2/ Đặc điểm về qui trình công nghệ của Công ty

      • 1.3.3/ Đặc điểm về lao động

      • 1.3.4/ Đặc điểm về nguyên vật liệu

      • 1.3.5/ Cơ sở vật chất kỹ thuật

      • 1.3.6/ Thị trường tiêu thụ của Công ty

      • 1.3.7/ Đặc điểm về tài chính

      • 1..4/ Cơ cấu quản trị của CTCP Kinh Đô

        • 1.4.1/ Cơ cấu tổ chức quản lý

        • 1.4.2/ Cơ cấu tổ chức kênh phân phối:

        • 1.5/ Tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP bánh kẹo Kinh Đô

          • 1.5.1/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây:

          • 1.5.2/ Những thuận lợi và khó khăn của CTCP Kinh Đô

            • 1.5.2.1/ Những thuận lợi:

            • 1.5.2.2/ Những khó khăn chủ yếu đối với Công ty hiện nay

            • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CTCP BÁNH KẸO KINH ĐÔ

              • 2.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối

                • 2.1.1/ Các nhân tố bên trong

                  • 2.1.1.1/ Những mục tiêu của kênh phân phối

                  • 2.1.1.2/ Đặc điểm của sản phẩm

                  • 2.1.1.3/ Đặc điểm doanh nghiệp

                  • 2.1.2/ Các nhân tố bên ngoài

                    • 2.1.2.1/ Đặc điểm thị trường mục tiêu

                    • 2.1.2.2/ Các đặc điểm môi trường marketing

                    • 2.1.2.3/ Kênh phân phối của đối thủ canh tranh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan