Bước đầu nghiên cứu khả năng phòng hộ cải tạo đất và nước của rừng tràm ở vùng lũ Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An

88 629 2
Bước đầu nghiên cứu khả năng phòng hộ cải tạo đất và nước của rừng tràm ở vùng lũ Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Góp phần hoàn thiện và bổ sung những kiến thức về rừng Tràm và khả năng phòng hộ, cải tạo đất và nước của rừng Tràm ở vùng lũ Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen tỉnh Long An. Xác định được khả năng phòng hộ, cải tạo đất và nước của rừng Tràm ở Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, huyệnTân Hưng – tỉnh Long An. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng Tràm ở huyện Tân Hưng – tỉnh Long An.

 Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này mà tôi sử dụng chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.   i  Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Trần Quang Bảo - người thầy đã định hướng, khuyến khích và chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Giám đốc, ban Khoa học công nghệ Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.   Tác giả  ii  LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………… …i LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………… …ii MỤC LỤC……………………………………………………………….… iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………… ……….v DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………… …….vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ………………………… … vii ĐẶT VẤN ĐỀ.………………… …………………………… …………….1 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 24 !"#$ DBL Diễn biến lũ ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long ĐNN Đất ngập nước JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản HST Hệ sinh thái IUCN Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế OTC Ô tiêu chuẩn NXB Nhà xuất bản QL1A Quốc lộ 1 A VL Vận tốc dòng chảy lũ KBT Khu bảo tồn iii !%& '()* +* ,- Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả tính toán các đặc trưng mẫu của các ô tiêu chuẩn nghiên cứu 35 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp giải tích thân cây 38 Bảng 4.3 Bảng 4.4: Kết quả phân tích đất tại khu bảo tồn ngập nước Láng Sen 39 Bảng 4.4 Hàm lượng các chất trong đất tại khu bảo tồn ngập nước Láng Sen 44 Bảng 4.5 Diễn biến mực nước lũ ở đầu nguồn 51 Bảng 4.6 Giá trị đỉnh lũ trong 10 năm quan trắc 52 Bảng 4.7 Mực nước lũ trung bình 10 năm và các tháng trong năm (cm) 53 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp giá trị VL tại một số điểm điều tra 57 Bảng 4.9 Kết quả phân tích nước tại khu vực nghiên cứu 59 Bảng 4.10 Hàm lượng các chất trong nước tại một số trạng thái 61 iv !./012 '()3 456789 +356789 ,- Hình 2.1 Bản đồ khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Long An 15 Biểu đồ 4.1 Biểu đồ tương quan phân bố số cây theo đường kính 35 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ tương quan phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn 36 Biểu đồ 4.3 Biểu đồ tương quan giữa H vn và D 1.3 37 Biểu đồ 4.4 Biểu đồ so sánh hàm lượng AL và Fe của đất trồng lúa ở các năm khác nhau 45 Biểu đồ 4.5 Biểu đồ so sánh hàm lượng Fe và Al trong đất ở các trạng thái khác nhau 46 Biểu đồ 4.6 Biểu đồ diễn biến đỉnh lũ 52 Biểu đồ 4.7 Biểu đồ biến động mực nước lũ trung bình năm Biểu đồ 4.8 Biểu đồ hàm lượng Al trong nước tại một số trạng thái 62 Biểu đồ 4.9 Biểu đồ chỉ số pH trong nước tại một số trạng thái 63 Biểu đồ 4.10 Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước tại một số trạng thái 64 Biểu đồ 4.11 Biểu đồ tương quan giữa D1.3 & DBL 65 Biểu đồ 4.12 Biểu đồ tương quan giữa Hvn & DBL 66 Biểu đồ 4.13 Biểu đồ tương quan giữa tuổi rừng & DBL 67 v Biểu đồ 4.14 Biểu đồ tương quan giữa bề rộng đai rừng và VL 68 vi :;< Ở Việt Nam, rừng không chỉ là nguồn cung cấp những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, phục vụ nhu cầu công nghiệp, thủ công nghiệp và xuất khẩu, mà còn là yếu tố phòng hộ không thể thay thế được nhờ tác dụng giữ nước, bảo vệ đất, chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, ngăn chặn các quá trình sa mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường và phòng tránh thiên tai. Suy giảm diện tích và chất lượng rừng trong những thập kỷ qua đã được coi là một trong những nguyên nhân chính của sự gia tăng lũ lụt, hạn hán, suy thoái đất đai, suy thoái nguồn nước, gây nên đói nghèo và bất ổn ở nhiều vùng của đất nước. Bảo vệ và phát triển rừng đã được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, diện tích rừng thực sự cần thiết là bao nhiêu, phân bố cụ thể ở những địa điểm nào để đảm bảo an toàn về môi trường hiện còn là câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng. Vì vậy, trong một số trường hợp này người ta tăng diện tích rừng bảo vệ lên một cách quá mức cần thiết làm hạn chế phát triển các hoạt động sử dụng đất khác. Ngược lại, trong một số trường hợp khác người ta lại giảm diện tích rừng xuống quá thấp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng những thiên tai như hạn hán và lũ lụt, hoang hoá đất đai v.v gây tổn hại đến đời sống của con người và thiên nhiên. Vì thiếu những nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng đến các thành phần môi trường mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được cơ sở khoa học đầy đủ cho việc xác định diện tích tối thiểu và phân bố cần thiết của rừng phòng hộ. Vì vậy, việc quy hoạch diện tích rừng của chúng ta vẫn phần nào mang tính tuỳ tiện, làm giảm hiệu quả của quy hoạch lâm nghiệp. Thực tiễn đã cho thấy để xác định được diện tích và phân bố rừng phòng hộ cần nghiên cứu quy luật tác động của nó đến đến các thành phần môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng đến đất và nước. Từ đó, xác định được những ngưỡng về tỷ lệ che phủ để 1 rừng phát huy những tác dụng sinh thái của nó cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nói chung. Đồng bằng sông Cửu Long là phần đất cuối cùng của lưu vực sông Mê kông trước khi đổ ra biển. Vùng đồng bằng có một hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú và nhạy cảm. Đây là nơi sản xuất nông sản và thuỷ sản cho cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 75% dân số trong 18 triệu người đang sinh sống ở vùng nông thôn, canh tác trên 2,4 triệu ha đất nông nghiệp, gần 700 ngàn ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản và đang ngày đêm phải đối mặt thường xuyên với những điều kiện bất lợi về môi trường do điều kiện tự nhiên mang lại như: lũ lụt, hạn hán, đất phèn, nhiễm mặn Rừng tràm là một bộ phận hợp thành của hệ sinh thái nông nghiệp nơi đây, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất, nước, khí hậu và đa dạng sinh học đồng thời thông qua các yếu tố cấu trúc lớp thảm thực vật của mình, bao gồm: kích thước, sinh khối, mật độ, phân bố của quần xã từ đó cũng ảnh hưởng đến những yếu tố môi trường như: dòng chảy lũ, tính chất nước, tính chất đất, đặc điểm tiểu khí hậu, đặc điểm đa dạng sinh học của khu vực. Vì vậy, diện tích và phân bố rừng tràm cần thiết là bao nhiêu tại vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long để đảm bảo ổn định được hoàn cảnh môi trường và duy trì được năng suất các hệ sinh thái xung quanh ở mức cao là một câu hỏi lớn cần có lời giải trong thời gian tới. Để góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn trên, đề tài:   !"#$%$&!'()*+ , -./0123.45 được thực hiện. 2 =>6 ?&@A;<&BCA DEDE,+8FG 676767 8!9$%$ Tràm (Melaleuca) là một Chi thuộc họ Sim (Myrtaceace) có phân bố tự nhiên từ Australia đến Việt Nam [15]. Các lâm phần Tràm tự nhiên thường mọc thuần loài, đều tuổi. Trong những lâm phần tự nhiên quá trình tỉa thưa tự nhiên diễn ra rất mạnh do sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng [17]. Okubo et al. [21] đã tiến hành so sánh sinh trưởng của Tràm M. cajuputi trên 3 lập địa: tầng than bùn dày (>1m), than bùn mỏng (<1m) và đất cát podzol. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng của Tràm trên cả ba lập địa, tuy nhiên năng suất tiềm năng của lâm phần tốt nhất nhất trên các vùng có than bùn dày và đất chua ngập nước (axit sulfate). Yamanoshita et al. [22], [19] đã kết luận, mặc dù có tốc độ sinh trưởng bằng nhau, nhưng năng suất tiềm năng của Tràm trên đất than bùn dày không cao bằng các loài ưu thế khác ở rừng mưa nhiệt đới. Osaki et al. [19] đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng của nhiều loài bản địa, trong đó có Tràm M. cajuputi, trên đất than bùn có nồng độ nhôm (Al) và pH khác nhau. Nghiên cứu của Yamanoshita et al. [22], [19] cho thấy Tràm có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ngập nước kéo dài. Nghiên cứu của Crase et al. [15] về khả năng tái sinh sau lửa của Tràm (Melaleuca triumphalis) ở vùng phía Bắc của Úc. Tràm là một loài cây có khả năng chịu lửa, khả năng tái sinh sau lửa rất mạnh thể hiện mật độ quần thể ở những nơi bị cháy lớn hơn rất nhiều so với các quần thể đối chứng (không 3 cháy sau một thời gian dài). Khả năng chống chịu lửa của rừng Tràm phụ thuộc rất lớn và kích thước và quy mô đám cháy và được xác định thông qua khối lượng vật liệu cháy, cường độ đám cháy và mùa cháy [20]. Lửa xuất hiện thường xuyên với cường độ lớn sẽ đốt cháy hoặc làm triệt tiêu khả năng nảy mầm của hạt [13]. Nghiên cứu của Yates and Russell-Smith [20] đã cho thấy rừng Tràm có khả năng chịu đựng được tổn thương do lửa thường xuyên, tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần cháy phải đủ dài để cây lớn lên đạt kích thước tối thiểu để ra hoa và kết quả trở lại và tồn tại sau lửa. Franklin et al. [17] đã tiến hành điều tra 340 ô tiêu chuẩn phân bố trên vùng diện tích rộng 450,000 km2 ở phía bắc Úc để nghiên cứu quy luật phân bố và tái sinh của rừng Tràm. Kết quả cho thấy của Tràm Melaleuca argentea thích hợp với nền đất cát và phân bố chúng bị giới hạn bởi các dòng sông. Trong khi đó Tràm Melaleuca cajuputi lại thích hợp với đất thịt và xuất hiện ở các vùng đất thấp ven biển. Các loài Tràm Melaleuca dealbata, M. viridiflora and M. leucadendra có phân bố trên nhiều loại đất khác nhau phụ thuộc vào tình trạng ngập lụt. Tràm M. argentea and M. leucadendra phân bố ở các vùng ngập dọc sông. Ngược lại M. leucadendra và M. cajuputi lại xuất hiện ở vùng đầm lầy ở cửa sông. Các tác giả đã đi đến kết luận, ở các vùng nhiệt đới phía bắc nước Úc, rừng Tràm thay thế rừng mưa nhiệt đới ở những nơi có lửa cháy hoặc ngập lụt mạnh Franklin & Bowman [17]. Tuy nhiên, ở các khu vực cao hơn, sự xuất hiện của lửa thường xuyên đã hạn chế sự xâm lấn của Tràm với thảm thực vật khác như savan, trảng cỏ. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu đốt thử của Crowley et al [15] trong vòng 3 năm liên tục và so sánh với khu vực không có lửa cháy trong vòng 20 năm đã làm tăng mật độ Tràm Melaleuca viridiflora lên 7 lần. Bowman và Rainey [12] đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao địa hình đến cấu trúc đường kính của Tràm Melaleuca cajuputi trên các vùng bán ngập 4 [...]... thức về rừng Tràm và khả năng phòng hộ, cải tạo đất và nước của rừng Tràm ở vùng lũ Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen tỉnh Long An 3.1.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định được khả năng phòng hộ, cải tạo đất và nước của rừng Tràm ở Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, huyệnTân Hưng – tỉnh Long An - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng Tràm ở huyện Tân Hưng – tỉnh Long An 3.2 Nội... Nghiên cứu đặc điểm môi trường nước - Diễn biến mực nước lũ - Vận tốc dòng chảy lũ - Đặc điểm tính chất nước tại khu vực nghiên cứu 3.2.3 Nghiên cứu khả năng ngăn lũ của rừng Tràm - Ảnh hưởng của cấu trúc rừng Tràm tới diễn biến mực nước lũ - Ảnh hưởng của tuổi rừng đến diễn biến mực nước lũ - Ảnh hưởng của bề rộng đai rừng Tràm tới vận tốc dòng chảy lũ 3.2.4 Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng phòng hộ. .. nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Tràm - Đặc điểm phân bố của rừng Tràm và các thảm thực vật xung quanh - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Tràm 3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của thổ nhưỡng và đặc điểm môi trường nước 3.2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng - Đặc điểm tính chất đất tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cải tạo đất của rừng Tràm 25 3.2.2.2 Nghiên. .. trình nghiên cứu về hiệu quả phòng hộ và giảm lũ vùng đồng bằng còn ít được thực hiện ở nước ta Những thông tin thu được còn tản mạn chưa đủ làm cơ sở khoa học cho xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết Đề tài này tập trung vào nghiên cứu hiệu quả phòng hộ cải tạo đất và nước của rừng tràm và khả năng giảm lũ của rừng Tràm nhằm có thêm cơ sở khoa học cho việc xác định diện tích và phân bố rừng Tràm. .. sự tồn tại của Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước láng Sen sẽ góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ nguồn gen của các động thực vật quý hiếm, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động du lịch sinh thái… Hình 2.1 : Bản đồ Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Long An 22 2.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội Dân số: Dân cư sinh sống trong Khu. .. Cơ (1994) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và năng suất rừng Tràm, về trồng xen loài khác với Tràm trên đất phèn và áp dụng mô hình nông lâm kết hợp ở vùng đầm lầy 12 đồng bằng sông Cửu Long, về kỹ thuật trồng và bảo vệ rừng Tràm Các kết quả chủ yếu nghiên cứu về trồng và bảo vệ rừng ở giai đoạn đầu nhưng chưa chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc rừng 1.2.2 Nghiên cứu về vai trò phòng hộ của rừng Đến nay... than bùn mới có thể tồn tại lâu dài trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm 1.1.2 Nghiên cứu về vai trò phòng hộ của rừng Nghiên cứu về vai trò phòng hộ của rừng đã được thực hiện từ những đầu thế kỉ trước Người ta tập trung chủ yếu vào vai trò của rừng trong việc ngăn cản xói mòn và phục hồi đất, vai trò bảo vệ nguồn nước, chắn gió và chắn cát Công trình nghiên cứu đầu tiên về xói mòn đất có ý nghĩa quan... nguồn nước Song hiệu quả kinh tế của nước liên quan đến hiệu quả của nhiều ngành kinh tế, thường rất khó xác định Vì vậy, trong thực tế người ta thường xác định khả năng giữ nước của rừng là khả năng làm tăng tính hiệu ích của nước Đó là tính sạch, tính ngọt, tính ổn định và tính tại chỗ của nguồn nước Khả năng giữ nước của rừng có giới hạn và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của đất rừng như: cấu trúc rừng, ... độ xốp và kết cấu đất, độ dày tầng đất v.v , trong đó đặc biệt quan trọng là độ xốp và bề dày tầng đất Chúng quyết định dung tích chứa nước của đất rừng (Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên, 8 2001) Vai trò của rừng trong bảo vệ nguồn nước quan trọng nhất là vai trò bảo vệ và cải thiện những tính thuỷ văn của đất Khi nghiên cứu về vai trò của rừng với nguồn nước, các tác giả đã cố gắng xác định những quan hệ... nghiên cứu liên quan đến vai trò của rừng chống xói mòn bảo vệ đất, trong đó có công trình của Nguyễn Ngọc Lung [4] về tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính ở Tây Nguyên và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, của Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên [6] về xói mòn đất dưới điều kiện hoạt động canh tác nông nghiệp và một số rừng trồng, Vương Văn Quỳnh [8] về xói mòn đất ở vùng . kính 35 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ tương quan phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn 36 Biểu đồ 4 .3 Biểu đồ tương quan giữa H vn và D 1 .3 37 Biểu đồ 4.4 Biểu đồ so sánh hàm lượng AL và Fe của đất trồng. giả thì cùng với khối lượng đào đắp là 833 m 3 đất, thì phương án đắp mố có thể nâng cao được mặt bằng trồng rừng lên 50cm, trong khi nếu lên líp chỉ cao được 10cm. Tác giả Đỗ Đình Sâm, Nguyễn. của các ô tiêu chuẩn nghiên cứu 35 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp giải tích thân cây 38 Bảng 4 .3 Bảng 4.4: Kết quả phân tích đất tại khu bảo tồn ngập nước Láng Sen 39 Bảng 4.4 Hàm lượng các chất trong

Ngày đăng: 03/12/2014, 16:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thảm thực vật

  • Phiêu sinh vật

  • Thủy sản

  • Động vật

  • 3.2. Nội dung nghiên cứu

  • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan