Báo cáo phân tích tài chính công ty khoáng sản Bình Định

10 1.7K 7
Báo cáo phân tích tài chính công ty khoáng sản Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích cơ bản về tình hình tài chính của công ty khoáng sản bình định để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán ,nên hay không nên lựa chọn đưa BMC vào danh mục đầu tư của mình cũng như đưa ra lời khuyên cho Nhà đâu tư với tư cách một nhà phân tích tài chính hay một chuyên viên môi giới chứng khoán :v

Báo cáo phân tích tài chính công ty Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định Mã chứng khoán:BMC Họ và tên :Nguyễn Thị Thi Lớp :CQ49/17.01 1. Thông tin cơ bản o Tên công ty :CTCP khoáng sản Bình Định o Địa chỉ:11 Hà Huy Tập_Tp Quy Nhơn,tỉnh Bình Định o Điện thoại (8456)382.2073 o Email : bimicovn@dng.vnn.vn 2. Cổ phiếu BMC o Sàn GD :HOSE o Nhóm nghành :Khai khoáng ,ngành khai thác khoáng sản o Ngày niêm yết: 28/12/2006 o Vốn điều lệ: 123.926.300.000 đông o Số cổ phiếu niêm yết:12392630 o Số cổ phiếu đang lưu hành :12392630 A.Tổng quan về doanh nghiệp và ngành KD 1.Lịch sử hình thành Tiền thân Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC) là Công ty khoáng sản Bình Định được thanh lập năm 1985, hoạt động trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại Bình Định cũng như ở Việt Nam. BMC được cổ phần hóa vào năm 2001 và niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2006. Hiện nay, BMC có vốn điều lệ là 123,9 tỷ đồng. 2.Lĩnh vực kinh doanh -Khai thác ,chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các quặng ,khoáng sản khác. -Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản -Kiểm tra,phân tích KT các quặng khoáng sản. -Mua bán vật tư,máy móc,thiết bị phục vụ khai thác và chế biến các quặng khoáng sản. 3.Vị thế công ty Công ty CP khoáng sản Bình Định là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác,chế biến và kinh doanh khoáng sản Titan từ rất sớm so với các DN khác trong hiệp hội Titan Việt Nam .Trong những năm vừa qua ,BIMICO đã tích lũy nhiều kinh nghiệm sản xuất,nâng cấp thiết bị,đổi mới công nghệ nên sản lượng sản xuất tiêu thụ tăng nhanh qua các năm,từ 20.000 tấn năm 2001 đến 35.000 tấn năm 2005.Bên cạnh đó ,công ty đã tạo cho mình thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cả về sản lượng lẫn gía cả 4.Ngành khoáng sản VN _Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng Titan cao nhất thế giới: Tại Hội thảo quốc tế về khoáng sản titan ASEAN năm 2013, Tổng cục Khoáng sản - Địa chất (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, tổng trữ lượng dự báo quặng titan - zircon ở Việt Nam là 654 triệu tấn quặng tinh, gần bằng 50% trữ lượng toàn thế giới (1.400 triệu tấn).Quặng sa khoáng titan chủ yếu phát hiện dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó chiếm đến 83% là ở những vùng có tầng cát đỏ của Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhờ nguồn tài nguyên này mà Việt Nam được dự đoán là một trong những quốc gia có ngành Khai khoáng titan phát triển nhất. _ Ngành Titan Việt Nam hưởng lợi từ sự thiếu hụt trên thị trường Titan thế giới Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới hiện đạt khoảng 6 triệu tấn/năm (trong đó 98% khối lượng Titan được dùng để sản xuất Titan bột màu) và được dự báo sẽ ngày càng tăng cao trong những năm tới. Theo dự báo của Dupont, TZMI và Iluka, tốc độ tăng trưởng nhu cầu Titan bột màu tính trung bình đến năm 2020 là 3,5%/năm. Còn theo dự báo của Hatch, nhu cầu Titan bột màu trong tương lai tăng trưởng trung bình khoảng 3%/năm, riêng đối với Trung Quốc thì tốc độ tăng trưởng trong trung hạn đạt 7,5%/năm. Trong khi đó, những khu mỏ đang ngày dần cạn kiệt trong khi những nhà sản xuất chính trên thế giới vẫn chưa đầu tư đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng kịp nhu cầu đang gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Titan thô trên thế giới. Theo báo cáo của Stork, thị trường Titan sẽ ở trong tình trạng thiếu hụt ít nhất là trong 3 năm tới. Giá xỉ Titan cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) đạt 6% trong vòng 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao trong những năm tới do sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu Titan. Với trữ lượng Titan lớn, các sản phẩm Titan của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiêu thụ ra thị trường thế giới và đạt được biên lợi nhuận cao. B. Phân tích tài chính công ty 1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản a.Cơ cấu tài sản A.Cơ cấu TSNH 2010 2011 2012 2013 Hệ số đầu tư TSNH 55,62 75,2 53,4 52,67 Tiền và tđ tiền /TSNH 42,46 21,9 10,5 28,83 Đầu tư TC ngắn hạn/TSNH 11,23 45,2 22,8 0 Phải thu NH/TSNH 14,53 21,1 6,2 13,97 Hàng tồn kho/TSNH 29,9 10,8 50,3 42,6 TSNH khác /TSNH 1,88 1,0 10,2 14,6 B.Cơ cấu TSDH 2010 2011 2012 2013 Hệ số đầu tư TSDH 44,38 24,8 46,6 47,33 Tài sản cố định/TSDH 70,14 70,81 86,48 82,55 Nhận xét:Tài sản cố định và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty qua các năm.BMC không có các khoản đầu tư vào công ty liên doanh ,liên kết và đầu tư tài chính dài hạn,riêng năm 2013 công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào.Vì vậy cơ cấu TScủa BMC tập trung vào các khoản TS cố định và vốn lưu động.Tài sản cố định là 106,688 tỷ đồng (2013) trong đó 75% đến từ máy móc ,thiết bị và tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản tăng nhanh từ năm 24,8%(2011)lên 47,33(2013).Trong năm 2012,BMC đã ghi nhận tăng 65 tỷ nguyên giá TSCĐ từ chi phí xây dựng dở dang trong các dự án đầu tư mở rộng sản xuất.Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng ổn định trong TSNH.Tỷ trọng HTK tăng từ 29,9%(2010) lên 42,6%(2013).tuy năm 2011 HTK có giảm nhẹ nhưng đến năm 2012 lại tăng đột biến:DN luôn có máy móc ,thiết bị phục vụ khai thác và chế biến quặng.Tuy nhiên cũng có thể là do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ khoáng sản ,gây tác động tiêu cực trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. b.Cơ cấu tài chính Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng nợ/tổng TS 28,7 27 24,9 21,39 Nợ dài hạn/tổng NV 6,29 3,3 3,3 3,1 Nhận thấy ,tổng nguồn vốn của cty tăng qua các năm nhưng cơ cấu nguồn vốn lại thay đổi rất ít qua các năm.Trong năm 2010,2011 cty không có khoản trả lãi ngân hàng nào .Các khoản phải trả chủ yếu đến từ các khoản thuế phải nộp Nhà nước,và quỹ khen thưởng phúc lợi.BMC có khoản vay dài hạn từ tiền thuê đất,nhà máy,xí nghiệp trị giá 430.000 USD tương đương với 8 tỷ đồng.Tỷ lệ nợ dài hạn thấp,nợ ngắn hạn chủ yếu là nợ không phát sinh chi phí lãi như thuế,PT NLĐ, Như vậy cơ cấu nguồn vốn tài trợ vững chắc cho cơ cấu tài sản. 2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động Chỉ số p/á khả năng hoạt động 2010 2011 2012 2013 Vòng quay Hàng tồn kho 2,87 7,26 3,66 3,42 Vòng quay các khoản PT 7,42 35,67 66,45 37,47 Kì thu tiền trung bình 49,16 10,23 5,49 9,47 Vòng quay vốn lưu động 1,87 2,33 3,84 3,97 Kì luân chuyển vốn lưu động 192,5 154,5 93,75 90,68 Hiệu suất SD vốn cố định 1,92 6,31 4,29 3,45 Vòng quay toàn bộ vốn 0,66 1,45 1,25 1,37 Nhận xét:Hiệu quả hoạt động cao trong những năm gần đây nhờ sự tăng mạnh về giá và chính sách của nhà nước.Ân tượng nhất trong các chỉ tiêu hoạt động của BMC là số vòng quay hàng tồn kho,luôn giữ mức trên 3,0.Các chỉ tiêu vòng quay tài sản và nguồn vốn cao là nhờ BMC đã đầu tư xong nhà máy sản xuất Xỉ titan giai đoạn 1 từ đầu năm 2010 và hiện nay đã đi vào hoạt động ổn định nên giá và sản lượng tăng mạnh giúp doanh nghiệp thu hồi vốn.Lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2011_2012 giúp DN đủ vốn để tiếp tục đầu tư giai đoạn 2.Vòng quay VLĐ và vong quay toàn bộ vốn ngày càng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của DN ngày càng cao,hàng hóa tiêu thụ nhanh,vật tư tồn kho thấp tăng khả năng cạnh tranh ,uy tín của DN trên thị trường.Vòng quay các khoản phải thu tăng mạnh vào năm 2012 chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn các khoản phải thu nhanh,vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng quá lâu và DN không phải tốn thời gian trong việc thu hồi các khoản phải thu. 3.Chỉ số tăng trưởng Chỉ số tăng trưởng 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu thuần Gốc 20,63 193,5 7,15 12,49 Lợi nhuận gộp 4,81 249,3 22,4 -10,05 Lợi nhuận trước thuế 16,07 286,6 -3,03 -11,72 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7,6 292,9 -5,47 -7,37 Tổng TS 11,62 51,86 5,24 0,65 Nợ dài hạn -2,74 -20,1 4,9 -4,41 Vốn chủ SH 0,43 55,5 8,29 5,33 Nhận xét:Biên độ lợi nhuận đạt mức cao:trong năm 2009_2011,tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao(năm 2011,DTTtăng 193,5%,NC tăng 292,9%).Năm 2012,do ảnh hưởng của Chính sách CP về hạn chế xuất khẩu titan thô nên sản lượng bị giảm 14%,doanh thu chỉ tăng nhẹ 7% và NC giảm 5,47% so với 2011.Từ năm 2012,doanh thu duy trì tăng trưởng mặc dù sản lượng giảm nhưng nhờ giá bán tăng;lợi nhuận sau thuế thì giảm do chênh lệch tỷ giá và tăng chi phi quản lý doanh nghiệp.(từ 13163,2->26075,9)Tổng TS và VCSH có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2011 nhưng đến 2012 do kinh doanh bị hạn chế nên tốc độ tăng đã giảm đáng kể(~10 lần)Tuy nhiên xét theo năm thì kết qủa Kinh doanh của BMC vẫn ở mức cao,có sự phát triển nhưng hạn chế hơn so với năm 2010 và 2011. 4.Chỉ số thanh toán Hệ số thanh toán 2010 2011 2012 2013 Hệ số khả năng thanh toán Tquát 3,84 3,7 4,02 4,68 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 2,48 3,17 2,47 2,89 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,74 2,83 1,23 1,66 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1372,9 32159,1 Ko vay 2995,06 Nhận xét:Tất cả các hệ số thanh toán của DN đều ở mức an toàn,lãi vay thấp ,gánh nặng nợ không lớn,khả năng trả nợ cao.DN không có khoản vay ngắn hạn ngân hàng ,các khoản tiền mặt và tương đương tiền cao giúp DN có khả năng trả nợ rất tốt .Tuy nhiên DN cần xem xét lại việc sử dụng đòn bẩy TC của mình,có thể gia tăng nguồn vốn vay ngắn hạn để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 5.Chỉ số sinh lời Chỉ số sinh lời 2010 2011 2012 2013 Tỷ suất lợi nhuận gộp biên 35,5 42,23 48,3 38,6 Tỷ lệ lãi EBIT 28,4 37,3 33,8 26,53 Tỷ suất sinh lời /DTT(ROS) 22,09 29,6 26,08 21,48 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH(ROE) 19,29 59,16 44,12 38,28 Tỷ suất sinh lợi/Tổng TS bình quân(ROA) 14,47 42,79 32,69 29,43 Nhận xét:Khả năng sinh lời của BMC trong 3 năm gần đây tăng mạnh nhờ điều kiện thuận lợi của thị trường.Từ năm 2011,thuế xuất khẩu titan xỉ giảm trong khi giá titan trên thế giới lại tăng và duy trì ổn định trong 3 năm qua.Thêm vào đó BMC được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu ở Namđêghi giúp BMC đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về Doanh thu và lợi nhuận.Các chỉ số sinh lợi của BMC do đó cải thiện tương ứng trong 3 năm gần đây.Đồng thời tỷ lệ chi phí bán hàng ,chi phí qldn trên DTT có xu hướng giảm,chi phí lãi vay không đáng kể nên tỷ suất lợi nhuận ròng tăng mạnh,đặc biệt trong năm 2011,ROA,ROE,EBIT của BMC tương ứng là 37,3;59,16;42,79 đây là mức sinh lời vô cùng ấn tượng so với các DN niêm yết ,ROE cao hơn nhiều so với ROA và lãi suất ngân hàng cho thấy công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý và hiệu quả. 6.Chỉ tiêu định giá Chỉ tiêu p/á GTTT 2010 2011 2012 2013 Gía trị sổ sách(BVPS) 14636 22752 16430 17306 EPS 2815 11062 8178 6457 P/E 8,95 2,32 6,27 6,24 P/B 1,72 1,13 2,96 2,33 Cổ tức hằng năm 2300đ 5000 5000 5000 Nhận xét:Năm 2010,EPS đạt 2815 đồng /CP,năm 2011 tăng lên 293% và đạt 11062 đồng/CP.Nhờ sử dụng vốn cổ đông hiệu quả nên lợi nhuận sinh ra trên mỗi cổ phần tăng rất mạnh trong những năm qua.Tỷ suất P/E 2năm gần đây trên 6,tỷ suất E/P trung bình đạt 25%,cao hơn so với lãi suất NH huy động.Việc Chính phủ cho phép XK titan và các sản phẩm từ titan giúp công ty khoáng sản BMC có lợi nhuận tăng đột biến trong 3 năm liên tục.Năm 2012 và 2013 lợi nhuận dù giảm nhẹ so với năm trước nhưng BMC vẫn vượt mức trên 12% kế hoạch năm khi đạt lãi sau thuế là 86,5 tỷ đồng .Gía cổ phiếu của BMC cũng tăng khủng trong năm 2012,từ 15100đ lên 45400đ ,tăng gấp 3 lần so với trước đó.Hiện tại giá đang có sự biến động điều chỉnh giảm sau 1 thời gian tăng mạnh.Mức cổ tức mà cổ đông nhận được tăng mạnh từ năm 2010 và giữ ổn định cho đến nay(luôn ở mức 5000đ/1CP) B.Định giá cổ phiếu 1.Định giá theo phương pháp hệ số P/E Giá giao dịch trên sàn HOSE (sanhose.com) của BMC năm 2014 đang dao động từ 27600đồng/CP đến 35000 đồng/cp trong quí 2 năm 2014 Giá trị sổ sách của BMC đến ngày 20/08/2014 là 17.311 đồng/cp, tăng 5,4% so với năm 2012 và không biến động nhiều so vs 2013, tương đương với P/B khoảng 2,33 lần thấp hơn nhiều so với P/B của ngành khai thác khoáng sản là 13,7 . Với hơn 12 triệu cổ phiếu đang lưu hành, EPS2013 của BMC ước tính ở mức 6457đồng/cp, đây là mức EPS rất cao trong ngành khai thác khoáng sản (trung bình ngành là 2340 đ/CP) và nằm trong top đầu các công ty cùng quy mô. Năm 2014, BMC đặt kế hoạch doanh thu 340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 24 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2013. Giá xuất khẩu xỉ titan giảm cùng với mức thuế tài nguyên tăng là nguyên nhân khiến BMC đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2014tỷ đồng, EPS forward ước tính 6500 đồng/cp, tương đương P/E khoảng 7x – 8x, cách một khoảng so với P/E của ngành khai thác khoáng sản hiện nay, khoảng 13x. P/E = giá trị thị trường của một cổ phiếu thường/ thu nhập của một cổ phiếu thường Ta có thể ước định giá của cổ phiếu thông qua công thức sau : Giá cổ phiếu thường = hệ số giá trên thu nhập x thu nhập của 1 cổ phiếu thường Điều này có nghĩa là một cổ phiếu có thể được bán với giá gấp P/E lần thu nhập của nó trên cổ phiếu nếu nó được đặt giá hợp lý. Đối với công ty BIMICO, ta ước lượng giá của cổ phiếu bằng cách lấy hệ số P/E bình quân toàn ngành khai thác khoáng sản nhân với EPS của công ty ở thời điểm hiện tại. Trong 2 quí đầu năm 2014, ta thấy : -Tính EPS: Ngày Sự kiện KL thực tế H/s điều chỉnh Trọng số thời gian Số Cp điều chỉnh 01/07/2013 Đầu kì 12,392,630 =1 364 12,392,630 * 1 * 364 = 4,510,917,320 30/06/201 4 Cuối kì 12,392,630 Kì báo cáo Q3/2013 Q4/2013 Q1/2014 Q2/2014 Tổng Lãi chia cổ đông 18,445 18,846 7,218 5,239 49,748 EPS cơ bản = Tổng Lãi chia cổ đông/KLĐLH bq=49,748,000,000 / 12,392,630 = 4,014 :EPS của BMC hiện tại là 4.014 đ/CP , P/E toàn nghành là 13,5 do vậy ta có thể ước định thị giá của cổ phiếu là : 4.014 ×13,5=54.189 đồng > p hiện tại của cổ phiếu (30000 đồng) 2.Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức Ta có cổ tức của DN trong những năm gần đây như sau: Năm Tỷ lệ chi trả cổ tức 2010 25% 2011 50% 2012 50% 2013 40% Ta thấy, trong năm 2010, tỷ lệ chia cổ tức là 25% như vậy, cổ tức mà cổ đông nhận được trên mỗi cổ phiếu nắm giữ là :D 2010 =25%*10000=2500đ/CP D 2011 =D 2012 =50%*10000=5000đ/CP D 2013 =D 2014 =40%*10000=4000đ/CP Hiện nay cổ phiếu BMC đang được mua bán với giá thị trường là 30000đ/CP(P 0 =30000đ).Các nhà đầu tư mong đợi mức chia cổ tức dự kiến năm sau sẽ là 4000đ/CP(D 1 =4000đ).Họ cũng kì vọng giá CP sẽ tăng lên là 32000đ một năm sau đó.(P 1 =31000đ).Vậy tỷ suất sinh lời kì vọng của NĐT là : i==0,167=16,7% Gỉa định công ty có giai đoạn phát triển là T năm và trong giai đoạn này tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hằng năm là gs và sau đó là giai đoạn trưởng thành với tỷ lệ tăng cổ tức hằng năm là g thì theo mô hình chiết khấu cổ tức, giá cổ phiếu hiện tại sẽ được xác định theo công thức tổng quát sau : P 0 Để ước định cổ tức năm đầu, ta dựa vào số liệu về cổ tức trong quá khứ, chính sách phân chia cổ tức trong tương lai của công ty đồng thời ước tính thu nhập năm sau của công ty để từ đó ước tính ra giá trị cổ tức có thể nhận được trong năm tới Tiếp đến, ta ước định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g của công ty dựa trên đánh giá tiềm năng phát triển của công ty về lâu dài chứ không phải chỉ đơn thuần trong một số năm tới. vì tốc độ tăng trưởng g được giả định là mức tăng trưởng đều đặn của công ty trong suốt thời gian hoạt động. Đối với công ty Bimico,tỷ lệ tăng trưởng tính theo công thức sau: g= ROE*b Trong đó: b là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được để lại tái đầu tư hay b =1- tỷ lệ chia cổ tức=1-(D2015/EPS2015) Giả sử,cổ tức năm 2015 của cổ phiếu DMC là 4000 đồng Căn cứ vào Những công ty dược phẩm cùng quy mô vốn với DMC Tên côngty Mã CP EPS Công ty cp khoáng sản Bình dương BMC 4410 Công ty cp khoáng sản và than Bình Dương KSB 4975 Công ty cp cơ khí và khoáng sản Hà Giang HGM 4885 Công ty cp than Núi béo NBC 3630 Công ty cp than Cọc sáu TVD 9268 EPS2015 trung bình (các công ty cùng quy mô)=5506 Ta tính được b= 1-4000/5506=0,27 Ngành khoáng sản sẽ tăng trưởng qua các năm,và dự đoán trong năm 2015 tới, tình hình cải thiện hơn nhiều so với năm 2014 . Ước tính ROE khoảng 30%=>g=30%*0,27=8%/ năm. Trong những năm tới tình hình xuất khẩu titan sẽ khả quan hơn nữa, đồng nghĩa với việc ROE tăng mạnh hơn, EPS cao hơn, cổ tức thu được nhiều hơn làm cho g tăng mạnh hơn. Giả sử g=8% trong 3 năm tiếp theo,và sau đó tăng lên 10% như vậy ta ước lượng được giá cổ phiếu khi cổ tức tăng không đều đặn D 0 =D 2015 = 4000 đồng ta tính được D 1 = D 0 x(1+8%) D 2 = D 0 x(1+8%) 2 D 3 = D 0 x(1+8%) 3 D 4 = D 0 x(1+8%) 3 *(1+10%) P 4 = D 4 x(1+8%)/(16,7%-10%). Gía ước định CP là: P 0 = =62349đ>P hiện tại là 30000đ Như vậy, qua 2 phương pháp ước định giá cổ phiếu ta thấy giá của cổ phiếu đang nhỏ hơn giá trị thực của nó, tiềm năng của cổ phiếu là rất lớn. trong thời gian tới, các nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu để đạt được nhiều lợi nhuận. 2.BMC với ngành a.Vị thế trong ngành So với các DN sản xuất và chế biến xỉ Titan ,BMC là một trong những DN có quy mô tương đối lớn ,đứng trong danh sách DN có quy mô hàng đầu VN.Về trình độ khoa học công nghệ ,BMC cũng là DN tiên phong trong lĩnh vực chế biến sâu quăng Titan,làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.So với các DN khoáng sản KL đang niêm yết ,là doanh nghiệp có quy mô TB nhưng có khả năng sinh lời cao và được định giá thấp.Hiện có 3 DN lớn có hoạtđộng chính là khai thác Titan.Đó là BMC,SQC và KSA,ngoài ra còn có TNT,KTB nhưng chiếm tỷ trọng doanh thu còn thấp. b. So sánh SLTC của BMC và ngành Bảng so sánh các chỉ số tài chính: Mã 2011 2012 2013 EPS P/E P/B EPS P/E P/B EPS P/E P/B SQC 739,6 105,7 7,69 1470,6 53,18 6,44 -249 -314,1 6,46 BMC 11062 2,32 0,85 8178 6,27 2,58 6457 6,24 2,24 KSA 226,5 6,0 0,8 305,4 12,7 1,62 977,3 8,6 1,07 TNT 46,23 106,5 0,4 -297,3 -8,42 0,21 -282 -1,3 0,3 KBS 6666,7 1,4 0,71 5021,2 3,0 0,6 4627 4,3 0,79 Ngành 3392 6,6 2,34 2876 11,5 2,19 2340 13,5 2,12 Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy ta thấy EPS của dn luôn nằm trong top dẫn đầu của ngành và cao hơn so với các DN cùng quy mô như SQC,KSA.Tuy năm 2012_2013 EPS của DN có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với TB ngành.Chính sự ổn định này làm BMC thu hút được nhiều nhà đấu tư.Về phần hệ số P/E ở mức hấp dẫn so với mặt băng chung của ngành,P/B thì luôn >1 và không quá cao (công ty làm ăn tốt,thu nhập /ts cao )do cổ phiếu có rủi ro thấp nên NĐT thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp ,dự đoán BMC sẽ có tốc độ tăng trưởng TB và trả cổ tức cao trong những năm tới đây. Thêm vào đó BMC còn được các nhà phân tích đánh giá là DN minh bạch và hiệu quả nhất trong lĩnh vực sản xuất Titan nói chung và được Forbes vinh danh top 200 DN châu Á. C.Triển vọng của BMC 1.Tình hình chung a.Bất lợi _Giá xuất khẩu Xỉ Titan giảm khoảng 40% so với 2013.Hiện nay, giá xuất khẩu Titan còn khoảng 800-900 USD/tấn,giảm khoảng 40% so với năm 2013,ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các công ty xuất khẩu Xỉ Titan.Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giảm giá là do kinh tế châu Âu suy thoái và kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng chậm lại. _Thuế tài nguyên tăng lên 16%: Kể từ năm 2014, ngành sản xuất Titan sẽ chịu thuế tài nguyên tăng lên 16%(năm 2013,thuế tài nguyên là 11%).Ngoài ra,thuế xuất khẩu Titan hiện ở mức 10% và phí môi trường là 70.000đ/tấn ilmenite khai thác được.Đối với BMC, việc tăng thuế tài nguyên trong năm 2014 sẽ làm cho chi phí của Công ty tăng thêm khoảng 9 tỷ đồng/năm, tương đương với tỷ lệ tăng khoảng 4%. _Thị trường tiêu thụ của BMC là một số ít các quốc gia ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, trong đó thị trường Trung Quốc là lớn nhất. Trong trường hợp những thị trường này thay đổi chính sách thu mua Xỉ Titan của Việt Nam thì sẽảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của Công ty. Chúng tôi đánh giá rủi ro này ở mức thấp do nhu cầu Titan đang ở mức cao. bLợi thế _Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới dự báo sẽ ngày càng tăng cao trong những năm tới.Trong khi đó ,những khu mỏ đang ngày càng dần cạn kiệt trong khi những nhà sản xuất chính trên thế giới vẫn chưa đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng kịp nhu cầu đang gia tăng ,dẫn đến tình trạng thiếu hụt Titan thô trên thế giwosi .Gía xỉ Titan dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao trong những năm tới do sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu Titan _Năng lực sản xuất Xỉ Titan và Gang của BMC đã tăng gấp 2,6 lần khi Công ty hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt dây chuyền sản xuất Xỉ Titan giai đoạn 2 trong quý 3/2012.Việc tăng công xuất sản xuất Xỉ TiTan đã bù đắp được sự sụt giảm doanh thu từ tinh quặng ilmenite do chính sách hạn chế xuất khẩu quặng Titan thô của chính phủ ,đồng thời sản phẩm Xỉ Titan có giá trị kinh tế cao hơn sẽ đóng góp vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian tới. _Lợi thế của BMC so với các công ty trong ngành:Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có hàng trăm công ty sản xuất ilmentie (sản phẩm thô), nhưng chỉ có khoảng 5 công ty sản xuất Xỉ Titan (titan tinh chế), trong đó BMC. So với các công ty trong ngành, BMC có suất đầu tư thấp, lượng tiêu thụ điện năng thấp và sản phẩm có chất lượng cao hơn nên đạt được giá bán cao hơn b.Kế hoạch phát triển _Sản lượng tiêu thụ. Năm 2014, các sản phẩm mà BMC dự kiến tiêu thụ là: 17.000 tấn Xỉ Titan (tăng 13% so với năm trước). 8.000 tấn gang thỏi. Giá gang hiện đạt khoảng 7.000 tấn. 3000tấn Zircon, Rutil,Monazit và Magnetic; 6.000 tấn tinh quặng Ilmenite. Năm 2013, BMC được Chính phủ cho phép xuất khẩu 34.000 tấn tinh quặng ilmenite tồn kho, nhưng công ty mới xuất được 28.000 tấn và còn 6.000 tấn sẽ xuất khẩu trong năm 2014 _Kế hoạch lợi nhuận Kế hoạch lợi nhuận năm 2014 giảm 70% so với 2013.Năm 2014, BMC đặt kế hoạch doanh thu 340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 24 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2013. Giá xuất khẩu xỉ titan giảm cùng với mức thuế tài nguyên tăng là nguyên nhân khiến BMC đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2014. 2.Khuyến nghị đầu tư ._BMC là một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực khoáng sản Titan và là một trong số 5 công ty trong nước đã chuyển đổi sang sản xuất Xỉ Titan nhằm thích ứng với chính sách hạn chế xuất khẩu Titan quặng thô của Chính phủ. Lợi thế của BMC so với các công ty sản xuất xỉ titan khác là suất đầu tư thấp, chất lượng cao và tiết kiệm tiêu hao năng lượng.Lựa chọn mục tiêu đầu tư trong dài hạn là tối ưu .Tuy nhiên trong ngắn hạn, do lợi nhuận của BMC dự báo trong năm 2014 sẽ giảm mạnh nên các nhà đầu tư nên cân nhắc kĩ đối với cổ phiếu BMC. . Báo cáo phân tích tài chính công ty Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định Mã chứng khoán:BMC Họ và tên :Nguyễn Thị Thi Lớp :CQ49/17.01 1. Thông tin cơ bản o Tên công ty :CTCP khoáng. trường thế giới và đạt được biên lợi nhuận cao. B. Phân tích tài chính công ty 1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản a.Cơ cấu tài sản A.Cơ cấu TSNH 2010 2011 2012 2013 Hệ số. đồng Căn cứ vào Những công ty dược phẩm cùng quy mô vốn với DMC Tên côngty Mã CP EPS Công ty cp khoáng sản Bình dương BMC 4410 Công ty cp khoáng sản và than Bình Dương KSB 4975 Công ty cp cơ khí và

Ngày đăng: 30/11/2014, 10:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan