Nguyên nhân để ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ giá hối đoái đầu năm 2011? Tác động của nó đến nền kinh tế nước ta?

15 590 0
Nguyên nhân để ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ giá hối đoái đầu năm 2011? Tác động của nó đến nền kinh tế nước ta?

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Tỷ giá hối đoái là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế . Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Nghiên cứu vấn đề này là một đề tài mang tính cấp thiết trong thời gian gần đây. Trong những năm qua, tỷ giá luôn là một bài toán khiến lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải đau đầu, quyết định điều chỉnh với mức tăng kỷ lục đến 9,3% dù gây sốc cho nhiều DN sản xuất và xuất nhập khẩu nhưng lại được giới chuyên gia tài chính và các ngân hàng cho là một tác động tích cực cho mục tiêu xóa bỏ khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tự do trên thị trường nhằm ổn định thị trường và tạo điều kiện gia tăng dữ trữ ngoại hối Chính sách tỷ giá hối đoái đầu 2011 dưới gốc nhìn của các chuyên gia tài chính nước ngoài: Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố điều chỉnh tỷ giá VND so với đồng USD ở mức 20.693 VND 1 USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +3% xuống +1%, đã khiến các chuyên gia tài chính, kinh tế quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm. Đây là lần thứ tư Chính phủ Việt Nam công bố giảm giá VND trong vòng 15 tháng gần đây nhằm đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giao dịch đồng USD giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”, chính yếu tố này đã và đang làm cho tình trạng lạm phát phi mã của Việt Nam tăng cao nhất trong vòng hai năm qua. Nỗ lực của Việt Nam nhằm giảm chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch liên ngân hàng và

Câu hỏi: Nguyên nhân để ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ giá hối đoái đầu năm 2011? Tác động của nó đến nền kinh tế nước ta? Danh sách nhóm 9: 1. Nguyễn Thị An 2. Trần Thị Xuân Ánh 3. Ngyễn Hữu Hoàng Cầm 4. Trần Thị Ngọc Dung 5. Huỳnh Thị Thúy Hà 6. Huỳnh Thị Kim Kha 7. Nguyễn Thị Thanh Nga 8. Hồ Trúc Phương 9. Kiều Thu Thủy 10.Mạnh Hồng Thủy 11.Trần Thị Thùy Trang LỜI MỞ ĐẦU Tỷ giá hối đoái là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế . Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Nghiên cứu vấn đề này là một đề tài mang tính cấp thiết trong thời gian gần đây. Trong những năm qua, tỷ giá luôn là một bài toán khiến lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải đau đầu, quyết định điều chỉnh với mức tăng kỷ lục đến 9,3% dù gây sốc cho nhiều DN sản xuất và xuất nhập khẩu nhưng lại được giới chuyên gia tài chính và các ngân hàng cho là một tác động tích cực cho mục tiêu xóa bỏ khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tự do trên thị trường nhằm ổn định thị trường và tạo điều kiện gia tăng dữ trữ ngoại hối Chính sách tỷ giá hối đoái đầu 2011 dưới gốc nhìn của các chuyên gia tài chính nước ngoài: Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố điều chỉnh tỷ giá VND so với đồng USD ở mức 20.693 VND/ 1 USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%, đã khiến các chuyên gia tài chính, kinh tế quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm. Đây là lần thứ tư Chính phủ Việt Nam công bố giảm giá VND trong vòng 15 tháng gần đây nhằm đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giao dịch đồng USD giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”, chính yếu tố này đã và đang làm cho tình trạng lạm phát phi mã của Việt Nam tăng cao nhất trong vòng hai năm qua. Nỗ lực của Việt Nam nhằm giảm chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch liên ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do là chính sách điều hành vĩ mô đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài, động thái này mang ý nghĩa tích cực, vì nó sẽ làm giảm bớt những áp lực đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực xuất khẩu và làm giảm áp lực đối với cán cân thương mại. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tỏ ý hoan nghênh và coi đây là một nỗ lực để thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá “chợ đen”. Song, sự phản ứng của một số cơ quan truyền thông Đông Nam Á cho thấy, họ lo ngại VND tiếp tục phá giá. Mỹ là nước lớn nhất nhập khẩu hàng từ Việt Nam, giá hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn. Trung Quốc là nước lớn nhất xuất khẩu hàng sang Việt Nam, giá hàng Trung Quốc tiêu thụ trên thị trường Việt Nam sẽ có phần tăng. Nhất là kể từ năm 2010 đến nay, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của một số nền kinh tế mới nổi tại châu Á so với USD đã lần lượt xuất hiện xu hướng tăng giá, việc VND hạ giá sẽ có lợi cho Việt Nam tiến hành cạnh tranh với các nước đó. Việc Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ giảm giá VND trong thời gian vừa qua nhằm kiểm soát thị trường tiền tệ là nỗ lực quá chậm trễ. Việt Nam chỉ có thể thu hẹp khoảng chênh lệch về tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do xuống mức 10%. Khi đồng tiền của Việt Nam giảm giá có thể giúp nới lỏng tình trạng suy giảm dự trữ và ổn định thị trường trước nguy cơ lạm phát và nhập siêu. Chủ tịch danh dự Hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng: do Việt Nam hiện nay tồn tại hiện tượng kinh tế quá nóng, việc phá giá VND có thể là "con dao hai lưỡi", sẽ làm cho lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan thì dự kiến, ngành xuất khẩu của Việt Nam rất có thể gia tăng 7% lợi nhuận bởi phá giá VND, nhưng lạm phát cao cũng sẽ tăng giá thành của nhiều lĩnh vực, vì thế lại làm giảm thiểu lợi nhuận do phá giá VND mang lại. Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo việc thực hiện vòng hai chính sách nới lỏng tiền tệ, tại các nước châu Á đã lần lượt xuất hiện lạm phát ở những mức độ khác nhau. Trong khi Trung Quốc, Xinh-ga-po lựa chọn phương thức nâng lãi suất và tăng dự trữ ngoại tệ để ngăn cản rủi ro từ lạm phát thì riêng Việt Nam với mức lạm phát lên đến trên 12% lại lựa chọn biện pháp hạ thấp tỷ giá hối đoái. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hồi tháng 9- 2008 là 23.9 tỉ USD, thì đến năm 2010 chỉ còn 13.6 tỉ USD, điều này có thể tạo nguy cơ mất an ninh kinh tế của Việt Nam. Nguyên nhân để ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định tăng tỷ giá hối đoái? I.Tình hình tỷ giá hối đoái của nước ta hiện nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 7/10/2011 ở mức 20.653 đồng. Đây là tỷ giá cao nhất kể từ tháng 6 tới nay, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 9,3% và hạ biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% Hiện nay, tỷ giá ngân hàng đang ấn định 1 USD quy đổi được 20.600 VND. Vào thời điểm cuối năm, có thể tỷ giá quy đổi này sẽ lên 1 USD bằng 21.000 USD, thậm chí có thể ở mức 21.500 VND. Tuy nhiên, việc tỷ giá quy đổi có nhích lên trên 21.000 VND/1 USD hay không lại sẽ không thể nói chắc chắn mà còn phụ thuộc vào những động thái và chính sách tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước nói riêng, và các quyết sách bình ổn kinh tế vĩ mô nói chung. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2011 NHẬN XÉT: Qua biểu đồ ta có thể thấy được tỷ giá hối đoái trong những tháng vừa qua biến động thất thường, cao nhất là vào ngày 14/4/2011 tỷ giá USD bình quân hơn 20.73 đồng,sau đó có xu hướng giảm. Nhưng từ đầu tháng 7 đến nay có xu hướng tăng. II. Nguyên nhân 1.Lạm phát: Hiện nay ở Việt Nam đang đối diện với nguy cơ lạm phát hai con số là 18,8% làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nước ta * thị trường trong nước Lạm phát làm nội tệ mất giá, nên hầu hết giá của hàng hóa(sản phẩm, dịch vụ) đều cao so với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước ta. Dẫn đến, người dân mua hàng hóa nước ngoài nhiều, làm cho nhập khẩu hàng hóa sản phẩm tăng, cho nên cầu ngoại tệ tăng, cung nội tệ tăng, giá ngoại tệ tăng , giá nội tệ giảm, suy ra tỷ giá hối đoái tăng. Ví dụ: quần Jean nhập khẩu từ Trung Quốc giá khoảng 200000 VND, nhưng quần Jean sản xuất tại Việt Nam giá từ 300000-500000VND. Nên người tiêu dùng sẽ chọn hàng Trung Quốc vì giá rẻ. *Thị trường nước ngoài Ví dụ: Xuất khẩu tôm hùm Năm 2010,giá tôm trong nước là 1,5 triệu/kg Xuất khẩu ra nước ngoài là 75USD/kg Năm 2011,do lạm phát giá tôm trong nước là 2 triệu/kg Nhưng phải bán ra nước ngoài với giá 75USD để cạnh tranh với thị trường nước ngoài. Nên, người dân và doanh nghiệp bị lỗ, dẫn đến hạn chế xuất khẩu. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng TGHĐ 2. Cán cân thương mại Năm 2010, cán cân thương mại ở nước ta thâm hụt 12,4 tỷ đôla Mỹ. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp như gạo và caffe, còn hàng nhập khẩu đa số là vật liệu sản xuất. Từ nhiều năm qua, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng rất cao, nhưng lại mất bình quân trong cán cân mậu dịch. Tổng cục Thống kê sơ khởi 9 tháng đầu năm 2011, cán cân thương mại của Việt nam bị thâm hụt 6,84 tỉ đô la Mỹ,trong đó xuất khẩu đã đạt được 70 tỷ đola Mỹ, tăng 35,4%, nhập khẩu tăng ở mức 26,9% với tổng giá trị gần 76,9 tỷ đôla Mỹ. Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu dẫn đến cầu ngoại tệ tăng, cung nội tệ tăng làm cho giá ngoại tệ tăng, giá nội tệ giảm . Vì vậy, ngân hàng nhà nước việt nam quyết định tăng tỷ giá hối đoái 3. Lãi suất Việt Nam đang áp đặt mức trần lãi suất huy động USD là 3%, thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động thực tế khoảng 5% hiện nay Những khách hàng cá nhân có kỳ vọng về sự ổn định của tỷ giá sẽ có xu hướng bán lại ngoại tệ cho ngân hàng hoặc bán ra thị trường tự do rồi gửi VNĐ với lãi suất huy động từ 16 – 18%/năm. Với sự chênh lệch lãi suất giữa trong nước và ngoài nước không còn hoặc không đủ để bù đắp rủi ro thì một phần lớn nguồn kiều hối vì lý do này sẽ bị rút ra chuyển ngược lại về nước ngoài. Nếu như nguồn tiền gửi này bị rút ra nhanh với số lượng lớn, trong khi hệ thống NHTM Việt Nam vẫn đang có sự mất cân đối đáng kể giữa huy động và cho vay ngoại tệ, thì sự thiếu hụt thanh khoản tiền gửi ngoại tệ có thể xảy ra. Khi đó, các NHTM sẽ lại chạy đua huy động vượt trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ, đẩy lãi suất USD thực tế tăng lên. Nếu như ngoại tệ bị chảy ngược ra ngoài thì nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt do khó khăn trong việc vay ngoại tệ sẽ không được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy cầu ngoại tệ tăng, cung nội tệ tăng dẫn đến giá ngoại tệ tăng suy ra TGHĐ tăng. 4. Cán cân thanh toán quốc tế Thâm hụt cán cân thanh toán năm 2010 khoảng 4 tỷ USD.Theo chu kỳ cuối năm, việc mất cân đối cung cầu ngoại tệ càng dễ xảy ra khi nhu cầu nhập khẩu tăng cao, các khoản tiền vay bằng ngoại tệ đến hạn phải trả… Trong khi đó, các nguồn thu từ giải ngân FDI và kiều hối không đáp ứng kịp cũng khiến cho thị trường ngoại tệ xáo trộn. Tình hình trên dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng, cung nội tệ tăng, giá ngoại tệ tăng, giá nội tệ giảm, ngân hàng nhà nước tăng tỷ giá hối đoái 5.Yếu tố tâm lý Ưa thích hàng ngoại so với hàng nội, Người Việt mình được cái rất chi là sính ngoại, hàng gì cũng nước ngoài, xách tay, không nữa thì vào những cửa hàng lớn hỏi đồ ngoại Điều này làm nhập khẩu nhiều dẫn đến tăng cầu về ngoại tệ, cung nội tệ tăng, giá đồng nội tệ giảm, giá đồng ngoại tệ tăng, làm cho tỷ giá hối đoái tăng. Ví dụ: giá sữa ngoại luôn cao ngất ngưởng nhưng người tiêu dùng vẫn đổ xô mua, còn giá sữa nội rẻ hơn rất nhiều mà vẫn bán chậm, Nhất là những bà nội trợ muốn mua sữa cho con bao giờ tiêu chí đầu tiên cũng là: hàng ngoại, hàng ngoại, không hàng nội. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dollar hóa trong nền kinh tế, đó là sự mất niềm tin vào đồng nội tệ, người dân và các tổ chức kinh tế găm giữ dollar và chỉ tín nhiệm đồng tiền này trong thanh toán trao đổi. Do vậy cầu dollar Mỹ tăng, giá các đồng tệ giảm, tỷ giá hối đoái tăng 6.Phá giá tiền tệ Đây là lần thứ tư tiền đồng bị giảm giá kể từ tháng 11/2009, và cho tới nay, tiền đồng đã mất giá gần 20%.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo phá giá tiền đồng thêm 8,5%, và hiện 1 đôla đổi được 20.693 đồng, thay vì 18.932 đồng như trước đây. Ngân hàng này cũng thông báo thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1%. Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dự trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ bằng cách nâng tỷ giá hối đoái lên. 7.Các nguyên nhân khác Tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do luôn cao hơn thị trường chính thức tăng vọt từ 19.500 VNĐ/USD lên mức gần sát 21.000VNĐ/USD vào ngày 3/11/2010 trên thị trường tự do. Nên đầu năm 2011 ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định tăng tỷ giá hối đoái nhằm xóa bỏ sự trên lệnh tỷ giá giữa 2 thị trường này. Thiên tai lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân làm cho TGHĐ tăng.Thiên tai gây mất mùa, hàng hóa khan hiếm, phải nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Dẫn đến cầu ngoại tệ tăng,cung nội tệ tăng,giá ngoại tệ tăng,giá nội tệ giảm, TGHĐ tăng. Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các nước Châu Âu năm 2010 cũng là một trong những nguyên nhân làm TGHĐ của nước ta. Cuộc khủng hoảng đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, ngay từ những tháng đầu năm 2008, lãi suất đã xuất hiện xu hướng giảm tốc đọ xuất khẩu sang Mỹ (Thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam) trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7% thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% so với năm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 20,7% (2007) xuống còn 17,7% (9 tháng đầu năm). Mặt khác, tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm chỉ còn 16,5% trong khi năm 2007 là 16%. Trong những năm tới, khủng hoảng tài chính thế giới khiến dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm. Khi bị khủng hoảng các nước này sẽ tăng giá tư liệu sản xuất và hàng hóa để bù đắp khoản tiền bị thâm hụt. Vì vậy, giá nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng hóa của nước ta từ các nước này cũng sẽ tăng lên. Dẫn đến cầu ngoại tệ tăng,cung ngoại tệ tăng,giá ngoại tệ tăng,giá nội tệ tăng,tỷ giá hối đoái tăng. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn khoảng 10 tỷ đôla cuối năm 2010 từ con số 16 tỷ một năm trước đó, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2010 là 1.112 nghìn tỷ đồng, bằng 56,7% GDP năm 2010 và dự kiến số nợ này sẽ tiếp tục tăng lên 1.375 nghìn tỷ đồng, tương đương 58,7% GDP năm 2011. Như vậy, việc tăng tỷ giá sẽ không tránh khỏi vì sức chịu đựng của dự trữ ngoại tệ không cáng đáng nổi nữa. Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: tâm lý e ngại những yếu tố tiềm ẩn về lạm phát, nên người dân tích trữ vàng, USD và bất động sản. Trong khi thị trường bất động sản đang đóng băng ở giá rất cao, giá vàng cũng ở mức cao và có độ rủi ro lớn, nên việc người dân chọn USD là điều dễ hiểu. Ngay trước Tết Nguyên đán, người ta đã tiên đoán được sẽ điều chỉnh tỷ giá nên tìm mua USD. Rất nhiều người dân rút tiền mua USD, chính vì thế cầu về USD lớn.Trong bối cảnh hiện nay, những người có tiền với tâm lý cho rằng, đang có sự mất giá của đồng Việt Nam nên họ sẽ tìm cách trú ẩn vào ngoại tệ, vàng và các loại tài sản khác. Trong khi bất động sản đang có xu hướng đóng băng, việc người ta tìm kiếm USD và vàng là điều dễ hiểu để đảm bảo giá trị tài sản của họ Thêm một nguyên nhân quan trọng tác động tới đà tăng nóng của giá USD vừa qua là do nhưng tháng đầu năm 2011, giá vàng tăng cao, cao nhất là vào ngày 23 tháng 8 giá vàng tăng đến 49,1triệu/lượng. Khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua ngoại tệ nhập khẩu tăng, việc gom USD để nhập lậu vàng. Dù mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số doanh nghiệp và ngân hàng được phép nhập khẩu vàng trở lại, tuy nhiên giá [...]...vàng trong nước vẫn không kéo sát được với giá thế giới Chênh lệch giá vàng bán ra trong nước vài ngày nay vẫn cao hơn giá thế giới khoảng 800.000 đồng mỗi lượng, thậm chí có thời điểm mức chênh lệch lê tới hơn một triệu đồng Điều này đã khiến một số tổ chức, cá nhân sốt sắng gom USD để nhập lậu vàng về bán ra trong nước Tác động của việc tăng tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế nước ta I Tác động tích... vào trong nứoc khá hơn, khối lượng dự trữ ngoại tệ có cơ hội gia tăng -Khi tỷ giá hối đoái tăng, làm cho thị trường chợ đen “xẹp hẳn”, hoạt động giao dịch chợ đen giảm Tỷ giá chợ đen trước đây cao hơn tỷ giá chính thức thì nay đã bằng thậm chí giảm hơn tỷ giá ngân hàng là cho sự chi phối USD chợ đen đối với thị trường ngoại tệ đã bị xóa bỏ II .Tác động tiêu cực - Khi TGHĐ tăng, giá tư liệu sản xuất và... và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng, kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo Đồng thời do tác động hạn chế nhập khẩu nên cầu về các hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ tăng Tất cả điều đó làm giá cả chung trong nền kinh tế cũng gia tăng, dẫn đến tình trạng lạm phát ở nước ta ngày một tăng cao -Khi TGHĐ tăng, tức là giá đồng nội tệ giảm, giá ngoại tệ tăng Người dân và doanh nghiệp... cần nghiên cứu kỹ vấn đề tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến nền kinh tế Một chính sách phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu có thể không bao giờ đạt đến mục tiêu tăng trưởng mong muốn Nếu như người Việt không thay đổi tâm lý thích xài hàng ngoại, bài trừ hàng nội như kiểu một ống kem đánh răng, một con cá, một lạng thịt bò cũng phải nhập thì một chính sách tỷ giá tăng cao chỉ có thể khiến... -Giúp cho các nhà đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam để giúp tăng trưởng và phát triển công nghệ,khoa hoc- kĩ thuật 9 tháng đầu năm 2011, Hà Nội thu hút 239 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 1 tỷ USD, con số này gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2010 Đồng thời ước tính đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 8,2 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2010 Tính... kiểm soát tăng giá và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên tăng mức lãi suất ngân hàng và khẳng định rằng việc Việt Nam chỉ đơn thuần áp dụng chính sách phá giá tiền đồng thì không thể giải quyết các vấn đề tồn tại cơ bản liên quan đến thực trạng thiếu niềm tin trong nước đối với tiền đồng - Việt Nam cũng cần phải đưa ra một loạt chính sách điều hành vĩ mô bao quát hơn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,... ngăn chặn thâm hụt thương mại trong khi kinh tế tăng trưởng quá nhanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn còn thiếu tính độc lập khiến người đầu tư ít tin tưởng vào VNĐ Trong tình hình hiện nay, chính phủ Việt Nam cần phải tìm ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô” - Việt Nam cũng cần phải duy trì chính sách tỷ giá cao hơn để bình ổn giá cả thị trường và ngăn chặn tình trạng bán... Hải Dương là địa phương nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với 2,5 tỷ USD, tăng thêm 24,6% tổng vốn đàu tư TP Hồ Chí Minh tăng thêm 1.73 tỷ USD chiếm 17,4%, Đồng Nai tăng thêm gần 640,9 triệu USD… -TGHĐ tăng dẫn đến hạn chế nhập khẩu, hạn chế lượng hàng hóa nước ngoài trong nước. Người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng Việt nhiều hơn -Giảm áp lực dự trữ ngoại hối của nước ta,lưu lượng ngoại tệ có khuynh... -Khi TGHĐ tăng nội tệ mất giá khuyến khích gia tăng xuất khẩu Trong 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu đã tăng 35,4% so với năm 2010 Từ đó gây tác động lan truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển để xuất khẩu ra nước ngoài, gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài Khi đó các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất sẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động -Giúp... kỳ vong giá ngoại tệ tăng và Việt Nam đồng mất giá để kiếm lời Vì vậy, sẽ làm giảm niềm tin của người dân vào VND, đồng thời vào điều hành chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ, NHNN gây ra những bất ổn trên thị trường -Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi ngoại tệ tăng cao nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá vàng Làm giá vàng tăng cao - Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nước ngoài . chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch liên ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do là chính sách điều hành vĩ mô đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài,. chuyên gia tài chính và các ngân hàng cho là một tác động tích cực cho mục tiêu xóa bỏ khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tự do trên thị trường nhằm ổn định thị trường và tạo điều kiện gia. 1 USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%, đã khiến các chuyên gia tài chính, kinh tế quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm. Đây là lần

Ngày đăng: 29/11/2014, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan