BÀI 20. LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

8 1.7K 4
BÀI 20. LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ  HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 12/10/2013 Tiết 21: CHƯƠNG VII: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ BÀI 20. LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh cần: 1.1. Kiến thức - Biết được khái niệm lớp vỏ địa lí - Hiểu và trình bày được khái niệm, một số biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 1.2. Kĩ năng - Sử dụng hình vẽ, sơ đồ để trình bày về lớp vở địa lí và quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - Rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ nhân - quả trong địa lí. 1.3. Thái độ, hành vi - Nhận thức đúng đắn về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - Có hành động hợp lí để bảo vệ tự nhiên hợp với quy luật. * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Có ý thức bảo vệ môi trường từ đó có hành động thiết thực để hạn chế tác hại của lũ quét, sự nóng lên toàn cầu… II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 2.1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án viết/ giáo án điện tử. - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất. - Bộ tranh ảnh về chặt phá rừng, tác hại của việc phát thải khí thải công nghiệp. - Video về biến đổi khí hậu toàn cầu. 2.2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài học. - Kiến thức cũ của bài trước: bài 7 - 19 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 3.1. Ổn định lớp (1 phút) Ngày dạy Lớp dạy Tên HS vắng mặt Ghi chú 3.2. Tiến trình bài học * Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, giới thiệu dẫn dắt học sinh vào bài học - Thời gian: 7 phút - Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi, động não. - Hình thức: Cá nhân. - Tiến hành: Bước 1: GV phổ biến luật chơi Ô chữ ngày hôm nay gồm 10 chữ cái, để đi tìm hiểu ô chữ này, HS sẽ tham gia trả lời lần lượt 5 câu hỏi. Trả lời được mỗi câu hỏi, HS sẽ có được các chữ cái gợi ý cho ô chữ, ai tìm được ô chữ đầu tiên sẽ là người chiến thắng. + Câu 1: Đây là tính chất quan trọng nhất của đất? (từ hàng ngang này gồm 6 chữ cái) Đáp án: TƠI XỐP + Câu 2: Vỏ Trái Đất là lớp… …., mỏng, có độ dày dao động từ 5 đến 70 km? (gồm 6 chữ cái) Đáp án: VỎ CỨNG + Câu 3: Đất khác đá ở điểm nào? (gồm 5 chữ cái) Đáp án: ĐỘ PHÌ + Câu 4: Đây là lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm toàn bộ lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti? (gồm 10 chữ cái) Đáp án: THẠCH QUYỂN + Câu 5: Đây là lớp không khí ở độ cao từ 20 – 25km, có vai trò ngăn cản tia cực tím? ( gồm 7 chữ cái) Đáp án: LỚP ÔDÔN Bước 2: HS lần lượt trả lời các câu hỏi và tìm ra ô chữ L Ớ P V Ỏ Đ Ị A L Í Bước 3: GV dẫn dắt vào bài thông qua sơ đồ nội dung bài học LỚP VỎ ĐỊA LÍ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH LỚP VỎ ĐỊA LÍ QL. THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH Khái niệm Giới hạn Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu về lớp vỏ địa lí - Mục tiêu: Giúp HS biết được khái niệm, giới hạn của lớp vỏ địa lí - Thời gian: 10 phút - Phương pháp,kĩ thuật: Đàm thoại gợi mở, khai thác kênh hình - Hình thức: Cá nhân - Tiến trình: Bước 1: Tìm hiểu khái niệm - GV chiếu sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất, yêu cầu HS quan sát và cho biết: Lớp vỏ địa lí gồm những bộ phận nào? - HS dựa vào sơ đồ trả lời: thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển và khí quyển - GV nói: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm có các bộ phận trên, chúng không tồn tại riêng rẽ mà xâm nhập, tác động lẫn nhau. Hãy lấy ví dụ về tác động đó trong khuôn viên trường Nguyễn Trãi. - HS trả lời: Cây cảnh được trồng trong vường trường, sống được nhờ đất, không khí, nước tưới từ ao và công chăm sóc của bác bảo vệ. - GV: Từ kiến thức, ví dụ đã tìm hiểu em hãy nêu khái niệm lớp vỏ địa lí? - HS dựa vào SGK rút ra khái niệm - GV chuẩn kiến thức và đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí. Bước 2: Tìm hiểu giới hạn của lớp vỏ địa lí - GV yêu cầu HS dựa vào hình 20.1, xác định giới hạn của lớp vỏ địa lí - HS trả lời (độ dày, giới hạn trên, dưới) - GV chuẩn kiến thức Bước 3: Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ I. Lớp vỏ địa lí 1. Khái niệm Lớp vỏ địa lí hay còn gọi là lớp vỏ cảnh quan, là lớp bề mặt của Trái đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển (thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển và khí quyển). 2. Giới hạn - Chiều dày: khoảng 30 – 35 km. - Giới hạn: + Giới hạn trên: Phía dưới của lớp Ô dôn + Giới hạn dươi: đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa. Trái Đất - GV chiếu 2 sơ đồ: lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí yêu cầu HS quan sát, về nhà so sánh sự khác nhau giữa hai lớp vỏ trên theo bảng sau: Lớp vỏ TĐ Lớp vỏ ĐL Chiều dày Thành phần Giới hạn - HS ghi yêu cầu bài tập - GV đưa ra sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí và dẫn dắt sang phần 2. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật. Qua đó thấy được và ý thức của bản thân đối với việc bảo vệ môi trường - Thời gian: 20 phút - Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, thảo luận nhóm, khai thác kênh hình, đóng vai - Hình thức: Cả lớp/nhóm/ cá nhân - Tiến trình: Bước 1: Tìm hiểu biểu hiện, khái niệm - GV thuyết trình 1 ví dụ về tác động của việc phát thải khí thải công nghiệp và sinh hoạt tới sự nóng lên toàn cầu của Trái Đất - GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm dựa vào các bức tranh được phát về nội dung tác động của việc chặt phá rừng đầu nguồn, hãy thảo luận để sắp xếp chúng theo thứ tự phù hợp. Dựa vào thứ tự các hình ảnh ấy, hãy thuyết trình ngắn gọn về nội dung các bức tranh. - Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1. Ví dụ * Ví dụ 1: - Khí thải công nghiệp, sinh hoạt→ hiệu ứng nhà kính → Trái Đất nóng lên →Băng tan → nước biển dâng, gấu Bắc Cực, chim cánh cụt mất chỗ ở, VN nguy cơ bị mất các cùng đất thấp ven biển. Ví dụ 2: Rừng đầu nguồn bị chặt phá→động vật mất chỗ ở, mực nước ngầm bị hạ thấp, đất bị xói mòn, chế độ dòng chảy thay đổi→lũ quét. phút. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: Các nhóm sắp xếp và trình bày được: Rừng đầu nguồn bị chặt phá→động vật mất chỗ ở, mực nước ngầm bị hạ thấp, đất bị xói mòn, chế độ dòng chảy thay đổi→lũ quét. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và yêu cầu HS cho biết, thông qua 2 ví dụ trên, chúng ta rút ra được kết luận gì? - HS thấy được: trong tự nhiên, 1 thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác - GV nhận xét, bổ sung biểu hiện của quy luật - GV yêu cầu HS từ biểu hiện, ví dụ hãy nêu khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - HS trình bày, GV chuẩn kiến thức - GV yêu cầu HS cho biết nguyên nhân hình thành quy luật - HS trả lời: Các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng chịu tác động của nội lực và ngoại lực → giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Bước 3: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của quy luật. Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - GV yêu cầu HS thông qua tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của quy luật cùng với kiến thức thực tế hãy cho biết quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí có ý nghĩa thực tiễn như thế nào đối với bản thân HS. - HS trả lời: biết được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, nếu khai thác 2. Kết luận * Biểu hiện Trong tự nhiên, chỉ cần một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. * Khái niệm Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. 3. Ý nghĩa thực tiễn không đi đôi với bảo vệ môi trường sẽ bị tự nhiên trừng phạt - GV : Để bảo vệ môi trường, hạn chế sự nóng lên toàn cầu, lũ quét như 2 ví dụ đã tìm hiểu em sẽ làm gì? - HS trả lời: không chặt cây, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dùng túi sinh học, tắt điện khi không dùng… - GV: Đối với các nhà hoạch định chính sách, quy luật này có vai trò quan trọng. GV nêu ý nghĩa - GV đưa ra tình huống: nếu em là người ra quyết định xây dựng một công trình thủy điện ở thượng nguồn 1 con sông, em sẽ vận dụng quy luật trên vào thực tiễn như thế nào? GV gợi ý HS đóng vai: 1 chủ tịch tỉnh, 1 giám đốc sở tài nguyên môi trường, giám đốc sở xây dựng, đại diện bên thầu mở một cuộc họp để đưa ra phương án xây dựng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới các thành phần khác. - HS đóng vai và nêu được: cần khảo sát chế độ dòng chảy, địa chất công trình, sự phân bố dân cư trong cả lưu vực con sông, sự phân bố của thảm thực vật và động vật trong lưu vực, tính toán được cái được cái mất khi xây dựng công trình từ đó xây dựng kế hoạch xây dựng - GV nhận xét, bổ sung: cần xây dựng được bản đánh giá tác động môi trường. * Với các nhà hoạch định chính sách - Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện các điều kiện địa lí của lãnh thổ trước khi khai thác - Có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng một thành phần nào đó vào mục đích kinh tế, qua đó hạn chế các tác động tiêu cực. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 4.1. Tổng kết (3 phút) - Giáo viên sơ đồ hóa lớp vỏ địa lí và nội dung quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí Hình 1. Lớp vỏ địa lí Hình 2: Biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 4.2. Hướng dẫn học tập (3 phút) - Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ - Lấy thêm 1 ví dụ thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Đọc trước bài 21. KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN LV ĐL Khí quyển Sinh quyển Thạch quyển Thổ nhưỡng quyển Thủy quyển Đồng Thị Thu Hồng . đầu tiên sẽ là người chiến thắng. + Câu 1: Đây là tính chất quan trọng nhất của đất? (từ hàng ngang này gồm 6 chữ cái) Đáp án: TƠI XỐP + Câu 2: Vỏ Trái Đất là lớp… …., mỏng, có độ dày dao động

Ngày đăng: 27/11/2014, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan