luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam

78 1.4K 14
luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tuy nhiên nguồn lao động trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế khi và chỉ khi mà người lao động đã sử dụng sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hay nói cách khác là khi lao động có làm việc. Chính vì vậy nên một đất nước muốn phát triển thì phải giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm. Việt Nam là một nước có quy mô dân số đông, và gia tăng nhanh hàng năm và được đánh giá là nước có nguồn lao dộng dồi dào, tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên lao động của nước ta lại phân bố không đồng đều gữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn và giữa các vùng kinh tế. Hơn thế nữa, chất lượng lao động của nước ta vẫn còn thấp, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Hà Nam là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Vì vậy hiện trạng lao động – việc làm của tỉnh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng chung của lao động – việc làm của cả vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nam có diện tích nhỏ 860.5 km2, mà dân số lên tới 791 nghìn người. Là một tỉnh đông dân cư, dân số trong độ tuổi lao động lên tới 60% nên tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp, nền kinh tế còn đang trên dà phát triển đã tạo sức ép lớn lên vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động của tỉnh còn nhều điểm chưa hợp lý, tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của tỉnh vẫ còn cao. Đây cũng chính là những vấn đề còn tồn tại trong vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. Dưới sự hướng dẫn của Th.S Ngô Thị Hải Yến, em đã chọn vấn đề “Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam” làm đề làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc nghiên cứu về lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, và đưa ra một số giải pháp, những khuyến nghị để giải quyết những tồn tại của vấn đề này. Và em mong muốn trong tương lai không xa mình sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2. Mục Tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng lao động – việc làmcủa tỉnh Hà Nam, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp đối với những vấn đề còn tồn tại của vấn đề này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tổng quan một số vấn đề lý luận về lao động – việc làm Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm của tỉnh Hà Nam. Phân tích hiện trạng lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam. Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm cho người lao động tại Hà Nam. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Do hạn chế về nguồn tài liệu, thời gian và kiến thức thực tế của bản thân tác giả nên đề tài chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam giai đoạn 20002012. Lãnh thổ nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm 5 huyện và 1 thành phố. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giai đoạn 20002012. 4. Quan điểm nghiên cứu. 4.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Trong một không gian lãnh thổ thì các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội là không đồng nhất với nhau mà có những khác biệt, mang những tính chất đặc trưng riêng, tuy nhiên chugns lại có tác động qua lại với nhau. Áp dụng quan điểm này, cho phép ta xem xét các yếu tố trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau để từ đó tìm ra các quy luật phân bố, các xu hướng phát triển và tác động tới lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam. 4.2. Quan điểm hệ thống. Xét về cấu trúc thì vấn đề lao động – việc làm của Hà Nam là một hệ thống bao gồm nhiều nhân tố, bộ phận cấu thành. Bên cạnh đó vấn đề lao động – việc làm cũng là một phần của hệ thống địa lí dân cư thuộc hệ thống địa lí kinh tế xã hội chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đề nghiên cứu vấn đề nguồn lao động chúng ta phải nghiên cứu nó trong sự tác động của hệ thống tự nhiên, kinh tế xã hội trong sự vận động và phát triển không ngừng. 4.3 Quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiên tại nhưng không làm ảnh hưởng tới việc đáp ứng những nhu cầu đó của thế hệ tương lai. Quan điểm này đặt trong mối liên hệ kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy khi nghiên cứu về vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với việc khia thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thống kê. Số liệu được tác giả thu thập từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Hà Nam, Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Hà Nam và Bộ lao động – thương binh xã hội, Sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Hà Nam. Một số số liệu thô đã được tác giả xử lí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Từ các tài liệu thu thập được, hệ thống chúng lại một cách hợp lí và phục vụ đắc lực cho quá trình so sánh, phân tích, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. 5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ là một trong những phương pháp đặc trưng, không thể thiếu trong nghien cứu địa lý. Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho bài nghiên cứu trở nên trực quan, sinh động hơn và có sức thuyết phục cao hơn. 6. Cấu trúc của đề tài. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động – việc làm. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động – việc làm ở tỉnh Hà Nam. Chương 3: Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. Chương 4: Phương hướng phát triển nguồn lao động và một số giải pháp tạo việc làm của tỉnh Hà Nam. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 1. Một số khái niệm cơ bản. Nguồn lao động: Là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội đều do con người tạo ra, tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sức lực và tí tuệ để làm được điều đó, mà phải ở một độ tuổi nhất định con người mới có khả năng làm được điều đó. Nguồn lao động là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc tr 95, 20 Tuổi lao động: Là kết cấu dân số theo độ tuổi của một lãnh thổ được chia thành 3 nhóm: Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao độ. Độ tuổi lao động: là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Việc qui định độ tuổi lao động ở các nước khác nhau không giống nhau. Các căn cứ để xác định độ tuổi lao động là: sức khỏe của người dân, giới tính, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, căn cứ vào điều 6 của bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2002: Độ tuổi lao đông của người Việt Nam được xác định từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ tr58, 3 Năng suất lao động xã hội: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kì tham chiếu, thướng là một năm lịch tr 46, 18 Tổng sản phẩm làm ra (GDP) Năng suất lao động = ———————————————— (Đơn vị VND người) Tổng số lao động làm việc bình quân Dân số hoạt động kinh tế (còn gọi là lực lượng lao động hay dân số làm việc) bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định tr 96, 20 Căn cứ vào tổng số thời gian làm việc chia ra: dân số hoạt động thường xuyên và dân số không hoạt động thường xuyên. Dân số hoạt động thường xuyên: là những người đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày; nếu tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm nhỏ hơn 183 ngày là dân số không hoạt động thường xuyên. Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm toàn bộ số người đủ tuổi lao động trở lên nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế vì các lí do: đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có khả năng lao động (mất sức, ốm đau) và những người không có nhu cầu làm việc (được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc) PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục Tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 1 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2 4. Quan điểm nghiên cứu. 2 4.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. 2 4.2. Quan điểm hệ thống. 2 4.3 Quan điểm phát triển bền vững. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thống kê. 3 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 3 5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ. 3 6. Cấu trúc của đề tài. 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 4 1. Một số khái niệm cơ bản. 4 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động và việc làm. 6 2.1. Vị trí địa lí. 6 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 7 2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội. 8 3. Một vài nét về lao động và việc làm của Đồng bằng sông Hồng. 10 3.1. Lực lượng lao động. 10 3.2. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. 15 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM 17 1. Vị trí địa lí. 17 2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 18 2.1. Địa hình. 18 2.2. Khí hậu. 18 2.3. Đất đai. 19 2.4. Tài nguyên nước. 20 2.5. Tài nguyên khoáng sản. 21 3. Điều kiện kinh tế xã hội. 22 3.1. Dân số. 22 3.2. Chất lượng cuộc sống. 29 3.3. Tình hình phát triển kinh tế. 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA TỈNH 35 HÀ NAM 35 1. Nguồn lao động của tỉnh Hà Nam. 35 1.1. Quy mô nguồn lao động 35 1.2. Phân bố lao động. 36 1.3. Chất lượng nguồn lao động. 37 1.4 Cơ cấu lao động. 41 1.5 Năng suất lao động của tỉnh Hà Nam. 52 2. Thực trạng việc làm của tỉnh Hà Nam. 53 2.1. Lực lượng lao động có việc làm. 53 2.2. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. 56 2.3. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 20002012. 59 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM 63 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn lao động của tỉnh Hà Nam. 63 1.1. Mục tiêu phát triển nguồn lao động. 63 1.2. Phương hướng phát triển nguồn lao động. 63 2. Dự báo lao động và nhu cầu việc làm của tỉnh Hà Nam. 63 3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn tới. 64 3.1 Phát triển kinh tế xã hội để tạo mở thêm việc làm. 64 3.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thông qua các chương trình dự án. 65 3.3. Giới thiệu và tư vấn việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. 66 3.4. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm. 66 3.5 Một số biện pháp khác. 67 PHẦN KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tuy nhiên nguồn lao động trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế khi và chỉ khi mà người lao động đã sử dụng sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hay nói cách khác là khi lao động có làm việc. Chính vì vậy nên một đất nước muốn phát triển thì phải giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm. Việt Nam là một nước có quy mô dân số đông, và gia tăng nhanh hàng năm và được đánh giá là nước có nguồn lao dộng dồi dào, tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên lao động của nước ta lại phân bố không đồng đều gữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn và giữa các vùng kinh tế. Hơn thế nữa, chất lượng lao động của nước ta vẫn còn thấp, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Hà Nam là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Vì vậy hiện trạng lao động – việc làm của tỉnh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng chung của lao động – việc làm của cả vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nam có diện tích nhỏ 860.5 km 2 , mà dân số lên tới 791 nghìn người. Là một tỉnh đông dân cư, dân số trong độ tuổi lao động lên tới 60% nên tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp, nền kinh tế còn đang trên dà phát triển đã tạo sức ép lớn lên vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động của tỉnh còn nhều điểm chưa hợp lý, tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của tỉnh vẫ còn cao. Đây cũng chính là những vấn đề còn tồn tại trong vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. Dưới sự hướng dẫn của Th.S Ngô Thị Hải Yến, em đã chọn vấn đề “Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam” làm đề làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc nghiên cứu về lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, và đưa ra một số giải pháp, những khuyến nghị để giải quyết những tồn tại của vấn đề này. Và em mong muốn trong tương lai không xa mình sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Mục Tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng lao động – việc làmcủa tỉnh Hà Nam, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp đối với những vấn đề còn tồn tại của vấn đề này. 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tổng quan một số vấn đề lý luận về lao động – việc làm - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm của tỉnh Hà Nam. - Phân tích hiện trạng lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam. - Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm cho người lao động tại Hà Nam. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Do hạn chế về nguồn tài liệu, thời gian và kiến thức thực tế của bản thân tác giả nên đề tài chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: - Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012. - Lãnh thổ nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm 5 huyện và 1 thành phố. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giai đoạn 2000-2012. 4. Quan điểm nghiên cứu. 4.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Trong một không gian lãnh thổ thì các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội là không đồng nhất với nhau mà có những khác biệt, mang những tính chất đặc trưng riêng, tuy nhiên chugns lại có tác động qua lại với nhau. Áp dụng quan điểm này, cho phép ta xem xét các yếu tố trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau để từ đó tìm ra các quy luật phân bố, các xu hướng phát triển và tác động tới lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam. 4.2. Quan điểm hệ thống. Xét về cấu trúc thì vấn đề lao động – việc làm của Hà Nam là một hệ thống bao gồm nhiều nhân tố, bộ phận cấu thành. Bên cạnh đó vấn đề lao động – việc làm cũng là một phần của hệ thống địa lí dân cư thuộc hệ thống địa lí kinh tế - xã hội chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, đề nghiên cứu vấn đề nguồn lao động chúng ta phải nghiên cứu nó trong sự tác động của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội trong sự vận động và phát triển không ngừng. 4.3 Quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiên tại nhưng không làm ảnh hưởng tới việc đáp ứng những nhu cầu đó của thế hệ tương lai. 2 Quan điểm này đặt trong mối liên hệ kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy khi nghiên cứu về vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với việc khia thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thống kê. Số liệu được tác giả thu thập từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Hà Nam, Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Hà Nam và Bộ lao động – thương binh xã hội, Sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Hà Nam. Một số số liệu thô đã được tác giả xử lí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Từ các tài liệu thu thập được, hệ thống chúng lại một cách hợp lí và phục vụ đắc lực cho quá trình so sánh, phân tích, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. 5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ là một trong những phương pháp đặc trưng, không thể thiếu trong nghien cứu địa lý. Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho bài nghiên cứu trở nên trực quan, sinh động hơn và có sức thuyết phục cao hơn. 6. Cấu trúc của đề tài. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động – việc làm. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động – việc làm ở tỉnh Hà Nam. Chương 3: Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. Chương 4: Phương hướng phát triển nguồn lao động và một số giải pháp tạo việc làm của tỉnh Hà Nam. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 1. Một số khái niệm cơ bản. - Nguồn lao động: Là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội đều do con người tạo ra, tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sức lực và tí tuệ để làm được điều đó, mà phải ở một độ tuổi nhất định con người mới có khả năng làm được điều đó. Nguồn lao động là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc [tr 95, 20] - Tuổi lao động: Là kết cấu dân số theo độ tuổi của một lãnh thổ được chia thành 3 nhóm: Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao độ. Độ tuổi lao động: là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Việc qui định độ tuổi lao động ở các nước khác nhau không giống nhau. Các căn cứ để xác định độ tuổi lao động là: sức khỏe của người dân, giới tính, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, căn cứ vào điều 6 của bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2002: Độ tuổi lao đông của người Việt Nam được xác định từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ [tr58, 3] - Năng suất lao động xã hội: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kì tham chiếu, thướng là một năm lịch [tr 46, 18] Tổng sản phẩm làm ra (GDP) Năng suất lao động = ———————————————— (Đơn vị VND/ người) Tổng số lao động làm việc bình quân - Dân số hoạt động kinh tế (còn gọi là lực lượng lao động hay dân số làm việc) bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định [tr 96, 20] Căn cứ vào tổng số thời gian làm việc chia ra: dân số hoạt động thường xuyên và dân số không hoạt động thường xuyên. 4 Dân số hoạt động thường xuyên: là những người đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày; nếu tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm nhỏ hơn 183 ngày là dân số không hoạt động thường xuyên. - Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm toàn bộ số người đủ tuổi lao động trở lên nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế vì các lí do: đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có khả năng lao động (mất sức, ốm đau) và những người không có nhu cầu làm việc (được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc) [tr 96, 20] - Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động: Là tỉ lệ phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được qui định [tr 260, 16] Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Không có khả năng lao động Không có nhu cầu làm việc Nội trợ Đi học Thất nghiệp Đang làm việc Trên độ tuổi lao động đang làm việc Lao động trẻ em Trên độ tuổi lao động không làm việc Dưới độ tuổi lao động không làm việc Dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế Nguồn lao động Sơ đồ 1.1. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế [tr 96, 20] - Lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo: Là lao động đang làm việc trong nề kinh tế, và đã được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn kĩ thuật nhất định, nghiệp vụ nhất định bao gồm: sơ cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học [tr 40, 18] - Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: Là tỉ lệ số lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng lao động đang làm việc [tr 40, 18] - Việc làm: Là mọi hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm [tr254, 16] 5 - Người có việc làm: Bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham chiếu 1 tuần đã làm một số công việc được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật. Và những người hiện đang có việc làm nhưng trong khảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (vẫn được trả lương, trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thỏa thuận sẽ trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời) [tr39,18] - Người thấp nghiệp: Là những người trong tuần nghiên cứu không làm việc, nhưng có đi tìm việc làm và sãn sàng làm việc [tr255, 16] - Người thiếu việc làm: Là những người làm việc dưới 35 giờ 1 tuần, mong muốn và sẵn sàng làm việc [tr255, 16] - Tỉ lệ thất nghiệp: Là tỉ lệ phần trăm những người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định [tr260, 16] - Tỉ lệ thiếu việc làm: Là tỉ lệ phần trăm những người thiếu việc làm chiếm trong tổng số dân có việc làm trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định [tr 260, 16] 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động và việc làm. 2.1. Vị trí địa lí. Vị trí địa lí có ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn lao động, và được đánh giá trên hai khía cạnh: - Vị trí địa lí tự nhiên: có ảnh hưởng rất lớn tới sự cư trú và sản xuất của con người, hay nói cách khác nó ảnh hưởng tới quy mô dân số, mật độ dân số của tửng địa phương. Với các vị trí thuận lợi về mặt tự nhiên thì là những nơi có rất đông dân cư sinh sống và những nơi đó thì sẽ có nguồn lao động dồi dào hơn, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động hơn và ngược lại. - Vị trí địa lí kinh tế: có vai rò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của lãnh thổ. Nhũng nơi có vị trí kinh tế thuận lợi như có hệ thống giao thông phát triển, có các điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng, lãnh thổ khác, là nơi có vị trí được nhà nước và các ban lãnh đạo quan tâm, có nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đắn…thì đây sẽ là một nơi thu hút dân cư, lao động, và sẽ là một nơi có nguồn lao động dồi dào, lao động chất lượng cao, tạo ra nhiều việc làm. 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của dân cư, tạo ra nhiều việc làm, là nơi mà dân cư tập 6 trung đông đúc, nguồn lao động dồi dào; và sẽ ngược lại đối với những nơi có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khó khăn. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên ảnh hưởng tới lao động và việc làm của lãnh thổ thông qua các yếu tố như: địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên nước, khoáng sản. - Địa hình: Ảnh hưởng tới việc cư trú, đi lại của con người, chi phối phương thức canh tác cũng như năng suất sử dụng đất đai. Dân cư và lao động thường tập trung đông đúc tại những nơi có địa hình bằng phẳng như các đồng bằng, bồn địa và thung lũng miền núi để thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt tạo ra nhiều việc làm. Những nơi có địa hình không thuận lợi như các vùng núi cao, những nơi băng giá, hoang mạc là những nơi hoạt động kinh tế khó khăn, ít việc làm nên dân cư thưa thớt cùng với đó thì nguồn lao động ở những nơi này là rất eo hẹp. Thêm vào đó những nơi có địa hình khó khăn, đặc biệt là những nơi có địa hình cao thường là nơi khai thác kinh tế, liên quan đến sự di cư của lao động nam nhiều hơn lao động nữ, vì vậy cơ cấu nguồn lao động ở đây sẽ có đặc điểm là lao động nam nhiều hơn nữ. - Khí hậu: Chi phối mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Những nơi có khí hậu thuận lợi cũng thường là những nơi có dân cư tập trung đông đúc, nguồn lao động dồi dào. - Đất đai: Mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người đều phải có đất đai, hơn nữa đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng trong nông nghiệp. Những nơi có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động, là những nơi tập trung dân cư đông đúc, và cũng là nơi có nguồn lao động dồi dào. - Nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên quý giá và cần thiết cho mọi sự sống trên trái đất, và đối với con người thì nguồn nước lại càng quan trọng, con người cần nước để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, để canh tác trong nông nghiệp, phục vụ các ngành công nghiệp… Chính vì vậy, những nơi có nguồn nước dồi dào, thì sẽ là những nơi dân cư tập trung đông đúc, và ngược lại. - Khoáng sản: Là nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng phục vụ cho các ngành công nghiệp, những nơi có nguồn khoáng sản phong phú thường là những nơi tập trung các ngành công nghiệp đi cùng với nguồn khoáng sản đó, tạo ra nhiều việc làm từ đó sẽ thu hút dân cư, và nguồn lao động tới nơi đây, nên nơi đây sẽ là nơi có nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó, đặc thù của ngành khai thác khoáng sản là cần nhiều lao động nam, nên ngoài việc nó gây ảnh hưởng tới quy mô nguồn lao động thì nó còn ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu lao động. 7 2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội. Đây là nhân tố hết sực quan trọng quyết định đến sự phát triển, quy mô, cơ cấu cũng như chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm cho người lao động. Điều đó thể hiện qua các nhân tố sau. - Dân số: Số lượng, chất lượng của nguồn lao động chịu ảnh hưởng lớn của quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Hơn thế nữa nó cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm cho người lao động. Những nơi nào có dân cư đông đúc, chất lượng cuộc sống của dân cư cao thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư sẽ lớn, như vậy các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở những nơi này sẽ diễn ra sôi động hơn, và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động hơn và ngược lại. + Gia tăng tự nhiên: Dân số của một thời kì tăng hay hay giảm, trước hết là kết quả của mối tương quan giữa số sinh và số tử. Sự biến động này gọi là gia tăng dân số tự nhiên. Gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Nguồn lao động là bộ phận quan trọng của dân số quyết định sự gia tăng lao động trong tương lai. Mức độ gia tăng dân số cao thì gia tăng lao động cao và ngược lại. Gia tăng dân số cao, nguồn lao động phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng nguồn lao động kém thì năng suất lao động kém, thu nhập thấp, kinh tế chậm phát triển và tình trạng lao động thất nghiệp sẽ diễn ra phổ biến hơn. Gia tăng dân số thấp và ổn định thì số lượng lao động tăng hàng năm cũng tương đối ổn định, tỷ lệ tham gia lao động cao, sẽ có sự đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao trình độ lao động. Tuy nhiên gia tăng dân số quá thấp hoặc âm thì quy mô dân số sẽ bị sụt giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lao động trong tương lai bởi thiếu nguồn lao động bổ sung. + Gia tăng cơ học: Gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Và quy luật chung, người dân di chuyển từ những nơi có các điều kiện sống khó khăn tới những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện cuộc sống…Dòng di dân trên sẽ làm thay đổi quy mô, chất lượng lao động, cơ cấu nguồn lao động của những nơi xuất cư và những nơi nhập cư. 8 Ở mức nào đó việc xuất cư sẽ làm giảm bớt sự tập trung dân số, giảm được sự thất nghiệp trong lực lượng lao động tại địa phương, tuy nhiên nếu những người xuất cư, là những người lao động có sức khỏe, có trình độ nghề nghiệp và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, học vấn cao tham gia xuất cư thì sẽ ảnh hưởng mạnh tới số lượng lao động, cơ cấu nguồn lao động và đặc biệt là chất lượng nguồn lao động của địa phương đó theo xu hướng xấu đi. Với những nơi nhập cư có quy mô lao động nhỏ, nhưng có nhiều nguồn lực và điều kiện phát triển kinh tế thì lực lượng nhập cư sẽ góp phần tận dụng nguồn lực vốn có để phát triển kinh tế, góp phần cân đối sự phân bố dân cư và sử dụng lao động. Tuy nhiên cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những nơi nhập cư như gánh nặng thất nghiệp, và vấn đề an ninh xã hội, môi trường. + Cơ cấu dân số: góp phần quyết định đến quy mô, cơ cấu nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động. + Sự phân bố dân cư: Số dân sinh sống trong từng vùng nhất định được hình thành mang tính lịch sử và chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế-xã hội. Vì vậy có những nơi dân cư rất đông đúc, và có những nơi dân cư lại thưa thớt. Sự phân bố đó thường kéo theo sự phân bố nguồn lao động [tr65, 3]. Ở những nơi dân cư thưa thớt thì thường thiếu nguồn lao động cho việc khai thác các tiềm lực để phát triển kinh tế-xã hội, và những nơi này thường có tỉ lệ thất nghiệp của lao động thấp hơn. Ngược lại những nơi có dân cư tập trung cao là những nơi có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên những nơi này đã khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy mà số lượng việc làm tạo ra không thể đáp ứng đủ cho người lao động, nên những nơi này cũng là những nơi có tỉ lệ thất nghiệp cao. - Cơ cấu kinh tế: + Cơ cấu ngành kinh tế: Chi phối cơ cấu lao động theo ngành. Nếu cơ cấu ngành hợp lí góp phần sử dụng nguồn lao động hợp lí, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và ngược lại + Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó không phát huy được hết khả năng của mình. Thành kinh tế đa dạng, không những tạo cho người lao động có khả năng tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình, mà còn giúp cho người lao động tự chủ, phát huy hết khả năng về vốn, sức khỏe của mình cho sản xuất, góp phần tới việc nâng cao năng xuất lao động, tăng thu nhập cho bản thân người lao động. 9 + Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Ảnh hưởng tới sự phân bố lao động theo lãnh thổ, đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp của từng địa phương. Sự phân bố cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ càng hợp lí, phát triển, càng tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động của địa phương, tạo nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế. - Cơ sở hạ tầng: Những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của người dân, và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và những nơi đó thường là những nơi có dân cư tập trung đông đúc và thu hút đông đảo người lao động nên những nơi này sẽ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động cao. - Đường lối chính sách: Đường lối chính sách của đảng, nhà nước quyết định đến xu hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động. Đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần với các chính sách hợp lí, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước vào sản xuất, sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, và tạo nhiều việc làm, làm giảm thiểu số lượng lao động thất nghiệp. Các chính sách về giáo dục, y tế sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn lao động. 3. Một vài nét về lao động và việc làm của Đồng bằng sông Hồng. 3.1. Lực lượng lao động. 3.1.1. Quy mô, phân bố lao động. Đồng bằng sông Hồng là một vùng có dân số đông nhất cũng như mật độ dân số cao nhất cả nước. Từ đó ta cũng có thể thấy, Đồng bằng sông Hồng là một vùng có nguồn lao động dồi dào, và cơ cấu dân số trẻ nên số lượng lao động được bổ sung hàng năm là rất lớn. Bảng 1.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2011 (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2011 0-14 tuổi 31.2 24.5 22.6 15-59 tuổi 59.4 63.3 64.1 Từ 60 tuổi trở lên 8.5 12.2 14.3 Nguồn: Tổng cục thống kê-điều tra dân số, kế hoạch hóa gia đình. Ta có thể thấy, với cơ cấu dân số trẻ: số người dưới, và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, lượng lao động bổ sung hàng năm lớn. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ số người trong độ tuổi lao động của khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng liên 10 [...]... đúc, nguồn lao động dồi dào đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, nguồn lao động dồi dào, trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển cũng sẽ gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM 1 Nguồn lao động của tỉnh Hà Nam 1.1 Quy mô nguồn lao động Hà Nam là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào với 535 nghìn lao động năm 2012... động dân số của tỉnh Hà Nam, 2011 Trong địa bàn tỉnh có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh nên cũng tạo sức hút đối với lao động của các huyện trong tỉnh tới đây làm việc sinh sống Bên cạnh đó, còn có cả một phần lao động của một số tỉnh xung quanh ví dụ như Nam Định tới đây tìm việc làm Vì vậy mà thành phố Phủ Lý là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh Hà Nam có tỉ lệ di... kê tỉnh Hà Nam năm 2012 và báo cáo điều tra lao động – việc làm tỉnh Hà Nam năm 2012 Ta có thể thấy tương ứng với diên tích của các huyện thị thì sự phân bố nguồn lao động tương đối đồng đều và cân đối Thành Phố Phủ Lý là nơi có mật độ nguồn lao động cao nhất toàn tỉnh với 1584.5 lao động/ km2, bởi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả tỉnh, và là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và tạo việc. .. bình quân của tỉnh cũng thấp hơn so với các tỉnh, thành phố bên cạnh như Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội Điều này sẽ gây bất lợi cho tỉnh, bởi đây sẽ là lực đẩy lao động của tỉnh đi các tỉnh bên cạnh để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống Đặc biệt là lao động của tỉnh sẽ dịch chuyển đến thành phố Hà Nội để tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, bởi ở nơi đây lao động sẽ dễ... thể hiện bằng việc tỉ suất gia tăng cơ học của tỉnh luôn ở mức âm, với dân số đông, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sức đẩy nguồn lao động di cư đến những tỉnh ngoài nhằm tìm kiếm việc làm tăng thu nhập, lao động mang tính chất thuần nông, lao động của tỉnh Hà Nam chủ yếu di cư đến các thành phố lớn... khi Đông Nam Bộ là vùng có trình độ chuyên môn của lao động đứng thứ 2 cả nước, nhưng có tới 16.5% lao động đang làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.2 Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động luôn là mối quan tâm rất lớn của mỗi quốc gia Tình trạng này cũng đang là vấn đề khó khăn của vùng Đồng bằng sông Hồng Bảng 1.6 Tỉ lệ thất nghiệp, ... lợi cho sự phân công lao động và cân đối lao động trong toàn tỉnh mà không cần phải di chuyển lao động với quy mô lớn 1.2.2 Phân bố theo khu vực thành thị, nông thôn Nghìn người Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện số lượng lao động theo khu vực thành thị - nông thôn của tỉnh Hà Nam qua các năm Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà nam 2012 Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy lao động của tỉnh Hà Nam phân bố chủ yếu ở... Nam có những thuận lợi và khó khăn đối với lao động và việc làm của tỉnh như sau: - Thuận lợi Hà Nam là một tỉnh nằm phía nam thủ đô có đường quốc lộ 1A, và quốc lộ 21 chạy qua Tạo điều kiện cho tỉnh có thể giai lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác Giúp nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động Ta thấy tỉnh Hà Nam là một tỉnh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi:... thủ đô Hà Nội đã không quay về tỉnh, do tại Hà Nội có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và việc làm có thu nhập cao hơn Gần thủ đô Hà Nội cũng sẽ khiến có nhiều lao động của tỉnh do có thu nhập thấp, hoặc thất 17 nghiệp, thiếu việc làm sẽ lên thủ đô tìm kiếm việc làm vì vậy mà ảnh hưởng lớn đến quy mô nguồn lao động của tỉnh 2 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiên tự nhiên và tài nguyên... 2012 Trong đó 463 nghìn lao động tham gia hoạt động kinh tế, và 72 nghìn lao động không hoạt động kinh tế (50.5 nghìn sinh viên, 2.7 nghìn lao động làm nội trợ, 3.688 nghìn trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động, còn lại là những lao động thuộc các trường hợp khác) [8] Người Năm Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 Nguồn:

Ngày đăng: 27/11/2014, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan