Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Tái định canh, tái định cư công trình thủy điện Thượng Kon Tum

20 1.2K 7
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Tái định canh, tái định cư công trình thủy điện Thượng Kon Tum

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công trình thuỷ điện (CTTĐ) Thượng Kon Tum ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống 107 hộ dân trên địa bàn thôn Vi Rin và thôn Đăk Tăng thuộc xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Dự án đầu tư xây dựng khu TĐCư, TĐCa của dự án thủy điện Thượng Kon Tum tại thôn Vi Rin, thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum nhằm ổn định đời sống của các hộ dân bị ảnh hưởng khi CTTĐ Thượng Kon Tum được xây dựng và đi vào hoạt động. Đây là dự án thành phần di dân TĐCư của dự án thủy điện Thượng Kon Tum. Ngày 27112006 UBND tỉnh Kon Tum ra Thông báo số 306TBUBND thông báo kết luận của đồng chí Trần Quang Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần thủy điện VSSH vào ngày 13112006 về đầu tư thủy điện Thượng Kon Tum, theo đó UBND tỉnh Kon Tum giao UBND huyện Kon Plông làm chủ đầu tư dự án thành phần về TĐCư. UBND huyện Kon Plông và Công ty CP thủy điện VSSH đã lập biên bản thỏa thuận ngày 1332007 để tiến hành triển khai dự án Đền bù – TĐCư thuộc công trình thủy điện Thượng Kon Tum. BQL Di dân TĐCa, TĐCư dự án ĐTXD huyện Kon Plông là cơ quan đại diện chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án Đầu tư xây dựng khu TĐCư, TĐCa của dự án thủy điện Thượng Kon Tum tại thôn Vi Rin, thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

MỤC LỤC Chương 1 - Mô tả tóm tắt dự án 1 1.1. Tên dự án 1 1.2. Chủ dự án 1 1.3. Vị trí địa lý của dự án 1 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 4 Chương 2 - Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 6 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 6 Chương 3 - Tóm tắt đánh giá tác động môi trường 7 3.1. Tác động trong giai đoạn chuẩn bị, giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án 7 3.2. Tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng công trình 9 3.3. Tác động trong giai đoạn đưa khu TĐCa, TĐCư vào sử dụng 11 Chương 4 - Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 13 4.1. Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị , GPMB 13 4.2. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động giai đoạn san lấp mặt bằng, xây dựng 14 4.3. Giảm thiểu tác động khi đưa khu TĐCa, TĐCư vào sử dụng 15 Chương 5 - Chương trình quản lý và giám sát môi trường 16 5.1. Chương trình quản lý môi trường 16 5.2. Chương trình giám sát môi trường 17 Chương 6 - Tham vấn ý kiến cộng đồng 17 6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân và UBMTTQ VN xã Đăk Tăng 17 6.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Đăk Tăng 18 6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức được tham vấn 18 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 18 1.Kết luận 18 2.Kiến nghị 18 3. Cam kết 19 i Chương 1 - Mô tả tóm tắt dự án 1.1. Tên dự án “Đầu tư xây dựng khu tái định canh (TĐCa), tái định cư (TĐCư) của dự án thủy điện Thượng Kon Tum tại thôn Vi Rin, thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum”. 1.2. Chủ dự án Chủ dự án: Uỷ ban nhân dân huyện KonPlông. Đại diện chủ dự án: Ban Quản lý Di dân tái định canh, tái định cư dự án đầu tư xây dựng huyện Kon Plông. Địa chỉ: Thị trấn Măng Đen, Xã Đăk Long, huyện Kon Plông, - tỉnh Kon Tum. 1.3. Vị trí địa lý của dự án Dự án thực hiện đầu tư xây dựng các khu TĐCư, các công trình hạ tầng kỹ thuật và bố trí đất TĐCa cho các hộ dân tại thôn Đăk Tăng và Vi Rin, xã Đăk Tăng bị ảnh hưởng bởi Công trình thủy điện Thượng Kon Tum. Tổng số hộ cần tái định canh, tái định cư là 106 hộ dân với tổng số 400 nhân khẩu (tính đến năm 2014). Địa điểm bố trí các khu TĐCa và TĐCư của các thôn như sau: 1.3.1. Thôn Vi Rin - Có số hộ bị ảnh hưởng phải thực hiện tái định canh, tái định cư đến thời điểm năm 2014 là 40 hộ, 166 nhân khẩu. a. Đất tái định cư: Được bố trí tại khu vực suối nước Ka, thuộc tiểu khu 413, diện tích khoảng 12 ha (trong đó: Diện tích quy hoạch đã được duyệt là 6ha và diện tích thực hiện bổ sung Quy hoạch về phía Tây khoảng 6ha), cách trung tâm xã Đăk Tăng khoảng 10km, có vị trí và ranh giới như sau: + Phía Bắc giáp: Đồi cao. + Phía Đông giáp: Khe suối và đồi cao. + Phía Tây giáp: Khe suối và nương rẫy. + Phía Nam giáp: Suối, ruộng lúa và đồi cao. b. Đất tái định canh, trang trại, nghĩa trang, bãi rác: Diện tích quy hoạch khoảng 66,38 ha. Bố trí tại hai khu vực suối Nước Ngôm thuộc tiểu khu 413, diện tích khoảng 42,88 ha; Suối Nước Ka thuộc tiểu khu 413 và 474, diện tích khoảng 23,5 ha, cách trung tâm xã Đăk Tăng khoảng 10km, có vị trí và ranh giới như sau: * Khu vực tái định canh suối Nước Ka: + Phía Đông giáp: Suối và đồi cao. + Phía Tây giáp: Tỉnh lộ 676. + Phía Nam giáp: Đồi cao. + Phía Bắc giáp: Đất bố trí tái định cư. 1 * Khu vực tái định canh suối Nước Ngôm: + Phía Đông giáp: Suối và đồi cao. + Phía Tây giáp: Suối và đồi cao. + Phía Nam giáp: Đồi cao. + Phía Bắc giáp: Đồi cao. * Khu vực bố trí nghĩa trang, bãi rác: + Phía Đông giáp: Rừng và đồi cao. + Phía Tây giáp: Suối và đường TL676. + Phía Nam giáp: Rừng và đồi cao. + Phía Bắc giáp: Suối và đồi cao. 1.3.2. Thôn Đăk Tăng - Có số hộ bị ảnh hưởng phải thực hiện tái định canh, tái định cư đến thời điểm năm 2014 là 66 hộ, 234 nhân khẩu. a. Đất tái định cư: Được bố trí tại khu vực suối Nước Choi, thuộc tiểu khu 407, có diện tích khoảng 14 ha (trong đó: diện tích quy hoạch đã được phê duyệt là 10ha, tuy nhiên chỉ sử dụng được 7,04 ha; diện tích mở rộng điều chỉnh quy hoạch về phía Nam khoảng 7ha), cách trung tâm xã Đăk Tăng khoảng 2 km và khu vực phía sau trụ sở UBND xã Đăk Tăng, có vị trí và ranh giới như sau: + Phía Đông giáp: Đồi cao. + Phía Tây giáp: Tỉnh lộ 676. + Phía Nam giáp: Suối và đồi cao. + Phía Bắc giáp: Khe suối nước Chôi. b. Đất tái định canh, trang trại, nghĩa trang – bãi rác: Diện tích quy hoạch khoảng 118,04 ha bố trí tại 3 khu vực: Suối Nước Oi 1 thuộc tiểu khu 407, diện tích 53,50 ha, cách trung tâm xã Đăk Tăng khoảng 3km; Suối Nước Oi 2 và Vi Xây thuộc tiểu khu 411, diện tích 54,04 ha, cách trung tâm xã Đăk Tăng khoảng 3km; Suối Nước Rẽ thuộc tiểu khu 411, 412, diện tích 10,5 ha, cách trung tâm xã Đăk Tăng khoảng 1km có ranh giới như sau: * Khu vực tái định canh suối Nước Oi 1: + Phía Đông giáp: rừng và đồi cao. + Phía Tây giáp: suối và đường TL676. + Phía Nam giáp: suối Nước Choi và khu vực đất bố trí tái định cư. + Phía Bắc giáp: rừng và đồi cao. * Khu vực tái định canh suối Nước Oi 2: + Phía Đông giáp: suối và đồi cao. 2 + Phía Tây giáp: suối và đồi cao. + Phía Nam giáp: rừng và đồi cao. + Phía Bắc giáp: rừng và đồi cao. * Khu vực tái định canh suối Vi Xây: + Phía Đông giáp: suối và đồi cao. + Phía Tây giáp: suối và đồi cao. + Phía Nam giáp: rừng và đồi cao. + Phía Bắc giáp: rừng, đồi cao và khu vực bố trí nghĩa trang bãi rác. * Khu vực tái định canh suối Nước Rẽ: + Phía Đông giáp: rừng và đồi cao. + Phía Tây giáp: suối và đường TL676. + Phía Nam giáp: rừng và đồi cao. + Phía Bắc giáp: rừng và đồi cao. * Khu vực bố trí nghĩa trang, bãi rác: + Phía Đông giáp: khe cạn và đồi cao. + Phía Tây giáp: rừng và đồi cao. + Phía Nam giáp: rừng, đồi cao và khu vực định canh suối Vi Xây. + Phía Bắc giáp: đất bố trí tái định cư. 1.3.3. Thôn Vi Xây - Tái định canh: bố trí khu vực suối Vi Xây thuộc tiểu khu 407, diện tích 4,5ha (Đã tính trong diện tích khu tái định canh Đăk Tăng). + Phía Đông giáp: rừng và đồi cao. + Phía Tây giáp: suối và đường TL 676. + Phía Nam giáp: rừng và đồi cao. + Phía Bắc giáp: Suối và đồi cao. Tổng diện TĐCư là 26,04 ha, tổng diện tích TĐCa, trang trại, nghĩa trang bãi rác là 184,42 ha. Tổng diện tích các khu TĐCa, TĐCư là 210,46. Tiêu chuẩn khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ dân tối thiểu là 0,4 ha đất canh tác lúa nước và 01 ha đất canh tác nương rẫy. Vị trí các khu TDCư, TĐCa, trang trại, nghĩa trang – bãi rác được thể hiện trên bản đồ bố trí các khu TĐCa, TĐCư của dự án thủy điện Thượng Kon Tum tại thôn Vi Rin, thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. 3 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1. Mục tiêu của dự án Xây dựng hoàn trả nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cũng như đất sản xuất cho nhân dân nhằm đảm bảo đời sống người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi CTTĐ Thượng Kon Tum. Tạo động lực phát triển các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội và góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; hình thành cơ bản bộ mặt kiến trúc cảnh quan của các điểm dân cư thuộc xã Đăk Tăng theo hướng hiện đại và bản sắc truyền thống. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án a) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội Đầu tư xây dựng hoàn thiện 02 cụm TĐCư tại thôn Vi Rin (suối Nước Ka) và thôn Đăk Tăng (suối Nước Chôi) bao gồm: Nhà TĐCư, công trình công cộng. a1) Đầu tư xây dựng nhà ở TĐCư Mỗi hộ dân TĐCư được bố trí 1000 m 2 đất ở, thực hiện san nền từ 400 - 500 m 2 đất để xây dựng nhà ở và các công trình phụ, diện tích còn lại để phát triển kinh tế vườn. Nhà ở theo hình thức kiểu nhà sàn cải tiến, được chia làm 2 mẫu: - Hộ từ 01-05 khẩu: Nhà có diện tích sàn nhà là 45m 2 , diện tích công trình phụ trợ 20m 2 (nhà bếp, nhà vệ sinh), tổng cộng là 65m 2 . - Hộ trên 05 khẩu: Nhà có diện tích sàn nhà là 60m 2 , diện tích công trình phụ trợ 20m 2 (nhà bếp, nhà vệ sinh), tổng cộng là 80m 2 . a2) Đầu tư xây dựng công trình giáo dục Mỗi khu TĐCư đều được đầu tư xây dựng 01 trường mẫu giáo, nhà trẻ có diện tích 100m 2 và 01 trường tiểu học với quy mô nhà 01 tầng, kết cấu: Móng xây đá chẻ, tường xây gạch rỗng dày 15cm, mái lợp ngói, cửa gỗ nhóm IV, nền lát gạch hoa 400x400. Riêng trường tiểu học: Trần tole la phông dày 22mm. a3) Đầu tư xây dựng nhà rông văn hóa kết hợp sân thể thao Mỗi khu TĐCư được bố trí diện tích đất khoảng 3000 m 2 cho nhà rông văn hóa và sân thể thao. Nhà rông có diện tích xây dựng 160 m 2 với kết cấu: Cột, sàn, vách và cầu thang làm bằng gỗ nhóm III. Hệ thống khung, sườn bằng gỗ hoặc tre nứa, mái lợp tranh. b) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật b1) Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông Xây dựng 0,8 km đường trục chính vào khu TĐCư. Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m, lề đường 1,5m/bên. Xây dựng 2,7 km đường trong khu dân cư của 02 thôn. Nền đường rộng 6,0m, mặt đường rộng 3,5m, lề đường 1,25m/bên. Mặt đường bê tông xi măng đá 1x2 M300 (Đường trục chính), M250 (Đường trong khu dân cư) dày 20cm, lớp cát đệm dày 5cm, lề đường cấp phối dày 25cm, rãnh thoát nước hình thang (0,4 x 0,4 x 1,2m) nằm trong hành lang ATGT rộng 4,0m/bên. 4 Xây dựng 10 km đường đi khu sản xuất. Nền đường rộng 4,0m, mặt đường rộng 3,0m, lề đường 1,25m/bên; rãnh thoát nước hình thang nằm trong hành lang ATGT. Mặt đường cấp phối dày từ 20-25cm. b2) Đầu tư mạng lưới điện Xây dựng 022 trạm biến áp 22/0,4KV-100KVA cung cấp nguồn cho toàn bộ 2 khu TĐCư. Lấy điện từ đường dây 22 KV hiện có dọc theo tỉnh lộ 676 kéo vào các trạm biến áp 22/0,4KV. Các đường dây hạ áp cung cấp điện cho các khu TĐCư được thiết kế đi nổi sử dụng cáp vặn xoắn ABC-4x95. b3) Đầu tư cấp nước sinh hoạt Xây mới hoàn toàn công trình cấp nước cấp nước sinh hoạt bằng nguồn nước tự chảy với sơ đồ như sau: Đầu mối lấy nước => Đường ống vận chuyển nước thô => Bể lắng, lọc, chứa => Đường ống vận chuyển nước sạch về đầu làng => Mạng lưới phân phối nước đến các hộ dùng nước (Bồn chứa nước). Khu TĐCư thôn Đắk Tăng được cấp nước bằng nguồn nước từ suối Vi Xây. Khu TĐCư thôn Vi Rin được cấp nước bằng nguồn nước từ suối Nước Ka. b4) Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường - Thoát nước mưa: Giải pháp chủ yếu là thoát nước mặt, nước được thoát theo các rãnh dọc của đường giao thông, theo độ dốc dọc các tuyến đường dẫn về các điểm tụ thủy và khe suối. - Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Giải pháp thoát nước: Các loại nước thải từ các công trình công cộng và nhà ở TĐCư được xử lý cục bộ thông qua bể xí bán tự hoại tại nơi phát sinh chất thải, đảm bảo độ sạch cần thiết trước khi xả ra môi trường. Vệ sinh môi trường: Bố trí 02 bãi chôn lấp rác thải + nghĩa trang tại 02 khu TĐCư. Các hộ dân có thể đem đổ chất thải rắn sinh hoạt vào khu bãi rác hoặc tự đào các hố chôn rác trong khuôn viên đất ở của mỗi hộ để xử lý. b5) Đầu tư xây dựng thủy lợi Đầu tư xây dựng 01 công trình thủy lợi tại mỗi khu TĐCa bao gồm: Đập dâng dạng thực dụng mặt cắt hình thang, lõi đập bê tông đá 2x4 M100, bê tông cốt thép M200 bọc ngoài, bể tiêu năng bằng bê tông, các tường bên bê tông đá 1x2, M200. Kênh chính và công trình trên kênh bằng bê tông cốt thép đá 1x2, M200, mặt cắt kênh chữ nhật chiều rộng đáy kênh 40cm, chiều cao kênh 60cm, thành dày 8cm, cống lấy nước có van đóng mở. Những đoạn kênh có chiều cao đào lớn được thiết kế đan đậy. Kênh nội đồng: Sử dụng ống nhựa HDPE D90 để dẫn nước tới từng thửa ruộng. b6) San nền Các khu TĐCư nhìn chung được bố trí tại khu đất khá bằng phẳng, công tác đào, đắp, san nền không lớn, việc san đắp đất kết hợp với các tuyến giao thông. Phương án san nền là cục bộ khoảng 400-500m 2 /lô. Yêu cầu thiết kế san nền phải đáp ứng được yêu cầu kiến trúc và phải phù hợp với hệ thống giao thông xung quanh khu vực. 5 Chương 2 - Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất Nhìn chung, địa chất khu vực xây dựng khu TĐCa, TĐCư phù hợp với công tác xây dựng công trình với các mục tiêu khác nhau. Nền địa chất của các khu vực TĐCư và TĐca là ổn định, song vỏ phong hóa bở rời, nếu độ dốc lớn có thể gặp tai biến sạt, trôi trượt, ảnh hưởng đến các công trình giao thông ven sông – suối. Nhóm đất có giá trị cho trồng lúa nước trong khu vực dự án là đất phù sa ngòi suối trong các thung lũng nhỏ, có nước, chủ yếu là trồng một vụ lúa xen màu (rau, đỗ, lạc, ), nếu có nguồn nước tưới đầy đủ trong mùa khô có thể tăng sản xuất lúa thành hai vụ, bù đắp diện tích bị thu hồi trong vùng lòng hồ. Nhưng nhóm đất này có diện tích nhỏ. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng Xã Đắk Tăng, huyện KonPlông là một xã miền núi Tây Nguyên nên mang khí hậu đặc trưng Tây Nguyên và thuộc tiểu vùng khí hậu núi cao. Đặc điểm khí hậu khu vực này tương đối mát và ẩm ướt, nhiệt độ trung bình là 25,8 0 C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng là không nhiều, nền nhiệt tương đối điều hòa trong năm. Lượng mưa bình quân năm khoảng 2.200mm đến 2.500mm và chia ra hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng II đến tháng VIII và mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng I năm sau. Lượng mưa tập trung vào 04 tháng mùa mưa là khoảng 70% lượng mưa năm. Khu vực dự án có độ bốc hơi lớn, bốc hơi lưu vực bình quân đạt 1.482,4mm, trong đó, lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng mùa khô từ tháng II-IV. Khu vực dự án có hai mùa gió, từ tháng III đến tháng VIII, hướng gió thịnh hành là gió Đông và Đông Nam; từ tháng IX đến tháng II năm sau, hướng gió thịnh hành là Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió bình quân là 3,2 m/s. 2.1.3. Điều kiện thủy văn Với lượng mưa bình quân trong năm lớn, mạng lưới sông suối phân bố tương đối đồng đều trên khu vực, hệ thống nước ngầm khá dày và luôn có nước sẽ là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Theo tài liệu, số liệu địa chất thủy văn thì mực nước ngầm trên địa bàn ở độ sâu từ 15- 25m. Nguồn nước được đánh giá là dồi dào và phong phú, chất lượng nước ngầm khá tốt. Khi có hồ, nguồn nước ngầm có điều kiện dâng cao, thuận lợi cho cung cấp nước sinh hoạt tại các khu TĐCư nếu có được những giải pháp công trình lấy nước phù hợp. 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Dự án, Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM đã phối hợp với Công ty CP Tư vấn & Thẩm định môi trường Vinacontrol TPHCM tiến hành lấy mẫu và phân tích kết quả chất lượng môi trường khu vực dự án, kết quả như sau: 6 a/ Hiện trạng môi trường không khí Kết quả phân tích các mẫu không khí lấy tại các vị trí lựa chọn theo một số chỉ tiêu chính cho thấy, các chỉ tiêu đo đạc môi trường không khí nằm dưới giới hạn cho phép. Điều này cho thấy chất lượng không khí khu vực Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của các cộng đồng dân cư tại các khu vực TĐCa, TĐCư. b/ Hiện trạng môi trường nước Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của các khu vực dự án cho thấy nguồn nước mặt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng làm nước sinh hoạt. Nguồn nước mặt của các nhánh suối trong khu vực dự án có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. c/ Hiện trạng môi trường đất Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép, môi trường đất khu vực dự án đảm bảo chất lượng cho mục đích canh tác lúa nước và nương rẫy. 2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học a) Hiện trạng tài nguyên sinh học chung trong vùng Theo tài liệu hiện trạng rừng, khu vực dự án chủ yếu là rừng hỗn giao tre nứa và cây lá rộng thứ sinh thoái hóa đã bị tác động mạnh, cây gỗ chỉ chiếm khoảng 40% tổ thành loài với tán vỡ, mọc thưa, cao khoảng 15-20m, dưới là tầng cây gỗ nhỏ cao khoảng 7-10m mọc xen với tre nứa. Về quần thể động vật, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, động vật hoang dã khu vực dự án không đa dạng về thành phần loài, nhưng một số có tập tính sinh sống trong các quần thể tre nứa, nơi đất trống, trảng cỏ cây bụi thì có mật độ tương đối cao. b) Hiện trạng thực vật trong phạm vi dự án Nhận xét: Hiện trạng rừng trong khu vực bố trí TĐCa, TĐCư chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng thấp. Tổ thành loài gồm: Giẻ, Vỏ tím, Dền, Bứa, Hồng tùng, Chò, Vỏ sạn, v.v… Chương 3 - Tóm tắt đánh giá tác động môi trường 3.1. Tác động trong giai đoạn chuẩn bị, giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị, GPMB được tóm tắt trong Bảng 1. Bảng 1. Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị, GPMB TT Hoạt động Các tác động Mức độ ảnh hưởng 1 Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng. - Ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của người dân. - Giảm khả năng điều tiết nguồn nước, thay đổi khí hậu, hệ sinh thái. Nhẹ, phân tán, ngắn hạn. 2 Khai thác, bốc dỡ, vận chuyển gỗ, lâm sản; phát quang. - Sinh khối từ quá trình phát quang. - Bụi, khí thải từ quá trình khai thác, phát quang, bốc dỡ, vận chuyển gỗ. Nhẹ, phân tán, ngắn hạn. 7 3 Sinh hoạt của công nhân tại lâm trường. - Nước thải, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân. Nhẹ, phân tán, ngắn hạn. 3.1.1. Tác động do thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, rừng a) Đất rừng cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng Theo các báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng rừng phục vụ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; hồ sơ kiểm tra đánh giá trạng thái, trữ lượng rừng sang đất tái định cư; tái định canh phục vụ CTTĐ Thượng Kon Tum: Tổng diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng là 197,61 ha: - Rừng trung bình (IIIA2): Diện tích 79,2 ha, trữ lượng 134,70 m3/ha. - Rừng nghèo (IIIA1): Diện tích 75,77 ha, trữ lượng 61,43 m3/ha. - Rừng phục hồi (IIB): Diện tích 7,20 ha, trữ lượng 39,20 m3/ha. - Rừng hỗn giao le, nứa, gỗ (Le + Gỗ): Diện tích 3,50 ha, trữ lượng 25,50 m3/ha. - Rừng thông (Thông): Diện tích 0,70 ha. - Nhóm chưa có rừng (IA + IC): Diện tích 25,30 ha. Diện tích rừng cần chuyển đổi để xây dựng khu TĐCa, TĐCư chủ yếu là rừng trung bình, rừng nghèo có trữ lượng thấp. Mặt khác, diện tích rừng chuyển đổi sẽ được trồng bù trong khu vực nên sẽ giảm thiểu đáng kể các tác động do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong các giai đoạn sau này. Công ty Cổ phần thủy điện VSSH thực hiện việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum để đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế trên địa bàn theo các Quyết định 475/QĐ-UBND và 476/QĐ- UBND ngày 28/6/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thu và tạm thu tiền trồng rừng thay thế đối với Công ty Cổ phần thủy điện VSSH do sử dụng đất lâm nghiệp chuyển mục đích sang xây dựng CTTĐ Thượng Kon Tum. a) Đất nông nghiệp cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng Theo các báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng phục vụ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất bố trí tái định cư bổ sung; hồ sơ kiểm tra đánh giá trạng thái, trữ lượng rừng khu tái định canh CTTĐ Thượng Kon Tum: Diện tích đất nông nghiệp cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng là 44,31 ha: - Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): Diện tích 3,67 ha. - Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): Diện tích 4,63 ha. - Đất trồng cây hàng năm (NHK): Diện tích 31,74 ha. - Đất trồng cây lâu năm (LNC): Diện tích 4,24 ha. - Đất chyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt (TSN): Diện tích 0,04 ha. 8 Phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là diện tích đất trồng cây hàng năm. Đất trồng lúa nước chiếm tỷ lệ không lớn lắm, đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại rất ít là đất nuôi trồng thủy sản. Ngoài việc bố trí đất sản xuất cho các hộ dân bị ảnh hưởng với mức bình quân 0,2 ha đất canh tác lúa nước và 1 ha đất canh tác nương rẫy cho mỗi hộ dân, Công ty Cổ phần thủy điện VSSH còn tiến hành bồi thường vật dụng kiến trúc (trừ nhà ở đền bù bằng nhà), hoa màu, cây lâu năm, di chuyển mồ mả, bồi thường rừng với tổng chi phí thực hiện là 11.346.468.000 (Mười một tỷ ba trăm bốn mươi sáu triệu bốn trăm sáu mươi tám nghìn đồng). Ngoài ra, Công ty Cổ phần thủy điện VSSH thực hiện hỗ trợ trong giai đoạn di dời để các hộ dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, tổng dự toán chi phí hỗ trợ là 2.844.440.000 (Hai tỷ tám trăm bốn mươi bốn triệu bốn trăm bốn mươi bốn nghìn). 3.1.2. Tác động do khai thác, tận thu rừng a) Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải Theo số liệu tính toán, trữ lượng gỗ của khu vực dự án khoảng 15.694 m 3 . Sản lượng khai thác ước đạt 80% tổng trữ lượng. Tỷ trọng trung bình của gỗ 0,75 tấn/m 3 . Tổng sản lượng gỗ khai thác rừng khu vực dự án khoảng 9.442 tấn. Mỗi ngày có khoảng 11 chuyến xe ra vào khu vực khai thác để vận chuyển gỗ. Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình cưa hạ, cắt khúc gỗ, phát quang và bốc dỡ, vận chuyển gỗ là không đáng kể và phân bố rải rác nên mức độ ảnh hưởng rất thấp. Thảm thực vật chặt bỏ có khối lượng lớn được phân loại, người dân thu gom làm chất đốt hoặc đem chôn ủ nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất nên ít ảnh hưởng đến môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân khai thác khoảng 20 kg/ngày, bao gồm: Thực phẩm thừa, túi nilon, chai, lọ nhựa, lon, giấy báo… được thu gom và đem chôn lấp. Nước thải sinh hoạt của công nhân khai thác, tận thu rừng khoảng 2,4 m 3 /ngày, chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật,… có thể gây ô nhiễm cục bộ cho nguồn nước. b) Nguồn tác động không liên quan đến chất thải Diện tích rừng khai thác trắng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích rừng hiện có tại khu vực nên khả năng điều tiết nước trong khu vực thay đổi không đáng kể. Khai thác rừng làm giảm lượng bức xạ phản xạ từ tán rừng vào trong khí quyển dẫn đến thay đổi chế độ nhiệt đồng thời làm giảm quá trình thoát hơi nước của rừng dẫn đến giảm lượng mưa trong khu vực, tuy nhiên rừng khai thác chiếm tỷ lệ thấp nên tác động này không đáng kể. Khai thác rừng gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong khu vực, tuy nhiên sẽ dần được phục hồi sau khi các loài chuyển đến nơi trú ngụ lân cận. 3.2. Tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng công trình Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị, GPMB được tóm tắt trong Bảng 2. Bảng 2. Các tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng, xây dựng công trình TT Hoạt động Các tác động Mức độ 9 [...]... 3 Cam kết BQL Di dân TĐCa, T Cư dự án đầu tư xây dựng huyện Kon Plông cam kết phối hợp với các cơ quan liên quan và các đơn vị thi công thực hiện các công việc dưới đây: - Thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường như đã trình bày trong chương 4 của báo cáo này; - Thực hiện nghiêm túc chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong chương... giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng khu TĐCa, T Cư của CTTĐ Thượng Kon Tum tại thôn Vi Rin, thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng BQL Di dân TĐCa, T Cư dự án đầu tư xây dựng huyện Kon Plông kiến nghị Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, Chi cục kiểm lâm tỉnh Kon Tum, hạt kiểm lâm huyện Kon Plông, Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường huyện Kon Plông, UBND... Kết luận Dự án góp phần ổn định đời sống và canh tác của người dân khu vực lòng hồ khi thực hiện việc tích nước lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đời sống kinh tế - xã hội của người dân khu vực dự án, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Quá trình nhận diện và đánh giá các tác động đã cơ bản xác định đầy đủ các tác động đến môi trường từ giai đoạn chuẩn... thành dự án, đưa khu TĐCa, T Cư vào sử dụng Trên cơ sở đó, báo cáo ĐTM dự án đã đề xuất đầy đủ những biện pháp giảm thiểu mang tính khả thi để bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực trong các giai đoạn của dự án 2 Kiến nghị BQL Di dân TĐCa, T Cư dự án đầu tư xây dựng huyện Kon Plông mong muốn được các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển... dụng điện, nước sinh hoạt và sản xuất Đồng thời cần có biện pháp bảo vệ diện tích rừng xung quanh khu vực dự án 6.2 Ý kiến của UBMTTQ xã Đăk Tăng UBMTTQ xã Đăk Tăng đã có công văn gửi đến BQL Di dân TĐCa, T Cư dự án ĐTXD huyện Kon Plông về việc ý kiến cộng đồng đối với báo cáo ĐTM của dự án: - UBMTTQ xã Đăk Tăng đồng ý với các tác động đã nêu trong bản tóm tắt môi trường gửi đến UBMTTQ xã Dự án sẽ... hôi, ô nhiễm môi trường không khí nếu không có biện pháp xử lý thích hợp Thành phần chất ô nhiễm không khí từ hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường rất đa dạng như: NH3, H2S, Mecaptan,… các khí này có khả năng gây mùi nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư trong phạm vi dự án Tác động này được đánh giá ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường b) Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nước... Chủ dự án nhận thấy các ý kiến đóng góp như trên của UBND và UBMTTQ xã Đăk Tăng là hợp lý đồng thời cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của UBND và UBMTTQ xã Đăk Tăng cũng như các biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm không gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của nhân dân trong khu vực KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1 Kết luận Dự án. .. hành Chương 5 - Chương trình quản lý và giám sát môi trường 5.1 Chương trình quản lý môi trường 5.1.1 Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn chuẩn bị Công ty Cổ phần thủy điện VSSH thực hiện đền bù, hỗ trợ cho người dân theo phương án đền bù, hỗ trợ đã được phê duyệt đồng thời nộp tiền về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan... Plông về việc ý kiến cộng đồng đối với báo cáo ĐTM của dự án: - UBND xã Đăk Tăng đồng ý với các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc biệt giai đoạn xây dựng - UBND xã Đăk Tăng tán thành các giải pháp bảo vệ môi trường được nêu trong bản thông tin tóm tắt của dự án là đầy đủ và đảm bảo khả thi nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường 17 - UBND xã Đăk Tăng cũng kiến nghị đối với... thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đồng thời kính mong các cơ quan ban ngành có liên quan hỗ trợ, phối hợp giải quyết các vấn đề nằm ngoài thẩm quyền của BQL để công tác thi công khu T Cư, TĐCa và di dời, ổn định đời sống người dân đạt kết quả mong muốn 18 BQL Di dân TĐCa, T Cư dự án đầu tư xây dựng huyện Kon Plông kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan . v.v… Chương 3 - Tóm tắt đánh giá tác động môi trường 3.1. Tác động trong giai đoạn chuẩn bị, giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị, GPMB được tóm tắt trong Bảng. án ĐTXD huyện Kon Plông về việc ý kiến cộng đồng đối với báo cáo ĐTM của dự án: - UBMTTQ xã Đăk Tăng đồng ý với các tác động đã nêu trong bản tóm tắt môi trường gửi đến UBMTTQ xã. Dự án sẽ tạo thuận. 18 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 18 1.Kết luận 18 2.Kiến nghị 18 3. Cam kết 19 i Chương 1 - Mô tả tóm tắt dự án 1.1. Tên dự án “Đầu tư xây dựng khu tái định canh (TĐCa), tái định cư (TĐCư) của dự

Ngày đăng: 26/11/2014, 15:37

Mục lục

  • 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án

    • 1.4.1. Mục tiêu của dự án

    • 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án

    • Chương 2 - Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án

      • 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên

        • 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

        • 2.1.2. Điều kiện về khí tượng

        • 2.1.3. Điều kiện thủy văn

        • 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

        • 2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học

        • Chương 3 - Tóm tắt đánh giá tác động môi trường

          • 3.1. Tác động trong giai đoạn chuẩn bị, giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án

            • 3.1.1. Tác động do thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, rừng

            • 3.2. Tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng công trình

              • 3.2.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

              • 3.2.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

              • 3.3. Tác động trong giai đoạn đưa khu TĐCa, TĐCư vào sử dụng

                • 3.3.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

                • 3.3.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

                • Chương 4 - Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

                  • 4.1. Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị , GPMB

                    • 4.1.1. Phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của phương án lựa chọn

                    • 4.1.2. Giảm thiểu tác động do việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất

                    • 4.1.3. Giảm thiểu tác động do khai thác, tận thu rừng

                    • 4.2. Phòng ngừa, giảm thiểu tác động giai đoạn san lấp mặt bằng, xây dựng

                      • 4.2.1. Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải

                      • 4.2.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

                      • 4.3. Giảm thiểu tác động khi đưa khu TĐCa, TĐCư vào sử dụng

                        • 4.3.1. Giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải

                        • 4.3.2. Áp dụng các phương thức canh tác hợp lý đất đai

                        • Chương 5 - Chương trình quản lý và giám sát môi trường

                          • 5.1. Chương trình quản lý môi trường

                            • 5.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn chuẩn bị

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan