Đánh giá tài nguyên khoáng sản trong và ngoài nước

29 1.2K 4
Đánh giá tài nguyên khoáng sản trong và ngoài nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu Nhu cầu nguyên liệu khoáng đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng cũng như kinh tế đối ngoại cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, phải dựa vào khai thác sử dụng những loại khoáng sản có tiềm năng và mang tính chất chiến lược cho từng giai đoạn đôi khi do mức độ cấp bách đối với một loại khoáng sản nào đó trước yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật xây dựng và củng có quốc phòng … đòi hỏi người ta phải khắc phục khó khăn tập trung nhân lực, tài lực, vật lực để đưa mỏ khoáng sản vào khai thác, sử dụng mặc dầu mỏ chưa có các tiêu chuẩn và nhân tố. Ngược lại, có một số đối tượng mỏ khoáng đạt được các tiêu chuẩn xong vì cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường, sinh thái không cho phép cũng đành phải loại bỏ. Một mỏ khoáng có giá trị công nghiệp hoặc kinh tế phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn. Nhưng hiện nay đánh giá giá trị công nghiệp ngoài những tiêu chuẩn đó còn có các tiêu chuẩn khác. Khoáng sản có vai trò to lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Song vấn đề là ở chỗ khai thác những mỏ khoáng nào, khi nào mỏ có thể là đối tượng khai thác là vấn đề quan trọng không những trong công tác thăm dò mà còn cả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Trữ lượng, chất lượng khoáng sản là vô cùng quan trọng nhưng yếu tố khác cũng vô cùng cần thiết. Nội dung của nó thể hiện bản chất kinh tế mỏ khoáng ( giá trị công nghiệp của mỏ khoáng). Để thực hiện đề tài này, chúng em đã thu thập tài liệu về kinh tế khoáng sản, kinh tế nguyên liệu khoáng, đánh giá tài nguyên khoáng trong và ngoài nước. Đặc biệt là tập trung vào nguồn trữ liệu “Mineral Economic” của G.S Martin Hale (ITC Hà Lan). Nhất là sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Trần Bỉnh Chư, trường Đại học Mỏ - Địa chất, chúng em đã hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Chương I: Các yếu tố nội tại mỏ. 1. Trữ lượng địa chất: Tài nguyên là những tích tụ khoáng sản trong lòng đất hoặc trên mặt đất ở thể lỏng rắn hoặc khí mà về số lượng và chất lượng có thể thu hồi có lãi ở hiện tại hoặc trong tương lai. Có thể nói tài nguyên gần tương đương với trữ lượng địa chất. Vậy trữ lượng địa chất là một phần của tài nguyên khoáng mà các tiêu chuẩn tối thiểu về hóa lí liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến bao gồm phẩm chất, chất lượng kích thước, độ sâu chôn vùi đã được điều tra tính toán xác định là có giá trị kinh tế để có thể khai thác sản xuất có lãi và đảm bảo tính hợp pháp tại thời điểm đánh giá. Nói cách khác trữ lượng địa chất là một phần của tài nguyên khoáng và qua luận chứng kinh tế - kĩ thuật đã chứng minh rõ ràng việc khai thác chúng là có hiệu quả kinh tế. 2. Trữ lượng khai thác: Trữ lượng khai thác là bước tính toán tiếp theo của việc tính trữ lượng địa chất nhưng ở mức độ chi tiết hơn, áp dụng để khai thác một loại quặng cụ thể. Trữ lượng khai thác của một mỏ là thông số kinh tế - kĩ thuật quan trọng có ảnh hưởng tới giá thành khai thác, vốn đầu tư xây dựng xí nghiệp mỏ cũng như thời hạn xây dựng và khai thác mỏ. Trữ lượng khai thác được xác định bằng các phương pháp tính trữ lượng. Ta có thể thống kê một số phương pháp sau. + Phương pháp trung bình cộng. + Phương pháp khối địa chất . + Phương pháp khối khai thác và địa chất thống kê. + Phương pháp hình đa giác. 3. Hàm lượng trung bình các thành phần có ích chứa trong quặng . Đó là hàm lượng trung bình trong khối tính trữ lượng có giá trị nhỏ nhất đảm bảo khai thác có lãi để hoàn tất công tác chi phí thăm dò, tuyển 2 luyện khai thác cùng với lợi nhuận trong quá trình sản xuất. Tức là phải thỏa mãn điều kiện cân bằng giữ giá trị sản phẩm thu được và toàn bộ chi phí cho tìm kiếm thăm dò tuyển luyện quặng. 4. Hàm lượng biên. Hàm lượng biên là hàm lượng giới hạn tối thiểu làm ranh giới phân chia giữa quặng công nghiệp với quặng không đạt giá trị công nghiệp hoặc giữa quặng và đá vây quanh. Khác với chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu, hàm lượng biên không phải là hàm lượng trung bình mà hàm lượng biên là hàm lượng cụ thể của từng mẫu được sử dụng để khoanh ranh giới ngoài rìa và hoàn toàn không đặc trưng cho trữ lựợng bên trong của quặng. Hàm lượng công nghiệp tối thiểu là khái niệm đồng nghĩa với hàm lượng trung bình có thật trong thân quặng, còn hàm lượng biên giúp cho khoanh nối thân quặng đơn giản có lợi cho khai thác hơn. Hàm lượng biên chỉ được sử dụng hợp lí trong những trường hợp khoanh nối thân quặng theo hàm lượng công nghiệp tối thiểu dẫn đến làm giản quặng hoặc gây ra tổn thất nhiều trữ lượng quặng hoặc quặng kim loại. Ví Dụ: Do việc khoanh ranh giới thân quặng theo hàm lượng công nghiệp tối thiểu dẫn đến việc phân chia quặng địa chất thành từng khu vực nhỏ, từng ổ quặng hoặc thấu kính quặng làm giảm đi điều kiện khai thác mỏ, giảm năng suất trong khai thác mỏ và như vậy sẽ tăng giá thành khai thác. Đối với khoáng sản cần phải sử dụng hàm lượng biên thì giữa hàm lượng biên và hàm lượng công nghiệp tối thiểu, hàm lượng trung bình tối thiểu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng rất phức tạp. Khi thay đổi hàm lượng biên dẫn đến thay đổi hàm lượng quặng thay đổi năng suất sản xuất của xí nghiệp và cuối cùng làm thay đổi trạng thái kinh tế khai thác mỏ. Như vậy trong một số trường hợp cầm thiết, kèm theo sự thay đổi của hàm lượng biên phải xem xét lại và thay đổi chỉ tiêu về hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Nói 3 tóm lại sự xác định hàm lượng biên và hàm lượng công nghiệp tối thiểu phải được xác định đồng thời. 5. Chiều dày công nghiệp tối thiểu của thân quặng ( Mmin): Là chiều dày nhỏ nhất được quy đổi sang chiều dày thật của thân quặng trong quá trình thăm dò, là một chỉ tiêu quan trọng, phụ thuộc chặt chẽ vào kỹ thuật khai thác. Nếu chiều dày quá nhỏ thì áp dụng công thức hệ số met % tối thiểu (Kmin). Căn cứ vào chiều dày chia ra : - Vỉa mỏng: Có chiều dày ≤ 1m – 1.5 m - Vỉa trung bình: Có chiều dày 1m – 1.5m đến 3m – 4 m - Vỉa dày: Từ 3m – 4m đến 8m – 15m - Vỉa rất dày: Từ 15m đến 50m - Vỉa đặc biệt dày: > 50m 4 Chương II: Hạ tầng cơ sở vùng mỏ Hạ tầng cơ sở vùng mỏ gồm các yếu tố: - Mỏ ở gần hay xa thành phố - Hệ thống đường giao thông - Khả năng cung cấp điện nước - Các dịch vụ khác Các yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị kinh tế của mỏ. Thường được xem xét dưới góc độ bảo đảm cung ứng nguyên liệu khoáng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, khả năng đóng góp lợi nhuận của việc khai thác mỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tức là đóng góp thực tế vào việc khai thác mỏ vào phúc lợi xã hội nhự tạo công ăn việc làm, cung cấp điện, nước, các vật liệu khác…Đối với các mỏ gần thành phố thì rất thuận tiện về các vấn đề hạ tầng cơ sở. Ngược lại, ở những mỏ ở xa thành phố nằm ở vùng sâu địa hình phức tạp thì khó khăn về mọi mặt. Nhất là ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư khai thác mỏ. Trong đánh giá kinh tế địa chất mỏ các điều kiện giao thông vận tải, điều kiện năng lượng, điều kiện khí hậu, địa hình nguồn nước ăn và nguồn nước công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá và lựa chọn mỏ đưa vào khai thác công nghiệp. Đặc biệt cơ sở hạ tầng còn thấp như nước ta thì các yếu tố kinh tế địa lý cần được đánh giá đúng mức trong đánh giá kinh tế mỏ. Ví dụ như mỏ sắt Quý Xa, tỉnh Lào Cai. Mỏ sắt Quý Sa có trữ lượng trên 120 triệu tấn, trải rộng trên 100 ha trên địa bàn xã Sơn Thuỷ, đây là mỏ sắt có trữ lượng lớn thứ 2 của Việt Nam (sau mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh). Theo thiết kế, sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng cơ bản, mỏ sắt này sẽ bắt tay vào khai thác giai đoạn I vào đầu quý I/2008, dự kiến khai thác từ 1,5 đến 3 triệu tấn quặng/năm. Dự kiến mỏ sắt Quý Sa sẽ khai thác liên tục từ 40 đến 50 năm.Cùng với mỏ sắt Quý Sa, Liên doanh này cũng sẽ xây dựng nhà máy 5 gang thép tại khu công nghiệp Tằng Loỏng của huyện Bảo Thắng. Dự án này được chia làm 3 giai đoạn; giai đoạn I từ 2008 đến 2009 xây dựng và vận hành luyện gang thép với công suất 500.000 tấn gang/năm; giai đoạn II (năm 2012) xây dựng và vận hành xưởng luyện thép với công suất 500.000 tấn phôi thép/năm; giai đoạn III (2015) xây dựng dây chuyền cán thép với công suất 500.000 tấn thép/năm. 6 Chương III : Điều kiện khai thác 1: Hàm lượng công nghiệp nhỏ nhất của thân quặng: C min Hàm lượng công nghiệp tối thiểu của thành phần có ích (kim loại ) trong thể tích khối tính trữ lượng là hàm lượng có giới hạn thấp nhất bảo đảm sử dụng nguyên liệu khoáng hiện tại còn hợp lý kinh tế. Hay hàm lượng công nghiệp tối thiểu là loại hàm lượng là loại thành phần có ích trong khối tính trữ lượng có giá trị thu hồi bảo đảm hoàn trả tất cả các chi phí cho khai thác, tuyển luyện, thăm dò, vốn đầu tư để khai thác sản phẩm. Thực tế xác định hàm lượng công nghiệp tối thiểu bằng công thức: C min = NTG F 100. F: Tổng chi phí thăm dò,khai thác,USD cho 1 tấn sản phẩm. G: Giá bán 1 tấn sản phẩm USD. T: Hệ số thu hồi vốn thời hạn có ích. N: Hệ số nghèo quặng trong khai thác. Tức là: C min = NTG FFF TKTTD )( ++ Khi tính cho kim loại thì : C min = ) )(( 100).( 0 NTGFG FFF KKK LKKTTD − ++ Trong đó : G 0 : Giá bán 1 tấn tinh quặng USD/tấn. G K :Giá bán 1 tấn kim loại USD/tấn. F K : Chi phí vận chuyển USD/tấn. 7 T K : Hệ số thu hồi thành phần có ích trong quặng cuối cùng. Hàm lượng công nghiệp tối thiểu quan trọng nhất, nó đóng vai trò yếu tố chủ đạo quyết định giá trị kinh tế của mỏ khoáng. Trong sử dụng thực tế hàm lượng công nghiệp tối thiểu thường đóng vai trò là tiêu chuẩn để phân chia trữ lượng kinh tế. Ví dụ: Sau khi hoàn thành việc xây dựng xí nghiệp khai thác mỏ thì trong chu vi công nghiệp ngoài loại trữ lượng kinh tế được tính toán trước đây còn có thể có những khối tính trữ lượng có hàm lưọng trung bình thấp hơn chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu, song khai khác vẫn có lãi, do khối lượng trữ lượng này không gánh chịu phần phí tổn khấu hao vốn đầu tư nên tính lại hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Khai thác quặng Cu với hàm lượng công nghiệp tối thiểu > 3% nếu < 3% thì không gọi là quặng mà là đá thải. Nhưng hiện nay thì hàm lượng công nghiệp tối thiểu > 1- 3% Cu thì có thể khai thác được. Đứng trên quan điểm sử dụng tổng hợp và triệt để tài nguyên khoáng sản, thì xu hướng cơ bản hiện nay là hoàn thiện phương pháp xác định chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu nhằm đảm bảo nguyên tắc nghiên cứu toàn diện và sử dụng tổ hợp khoáng sản trong khu vực thăm dò. Trong khai thác lộ thiên các lớp phủ trên quặng thường là đá vôi, cát kết, bột kết, sét kết ….có thể sử dụng làm đá xây dựng thông thường. Do tận dụng đất đá phủ nên lợi nhuận trong khai thác vẫn đảm bảo khi hạ thấp giá trị hàm lượng công nghiệp tối thiểu của thành phần chính. 2. Độ sâu, thế năm thân quặng. Điều kiện thế nằm của thân khoáng có ảnh hưởng quyết định đến phương pháp khai thác và giá thành khai thác. Dựa vào góc dốc α (anpha) chia ra: Thân quặng nằm ngang hoặc rất thoải thì α = 0 – 5 độ Thân quặng nằm dốc thoải thi α = 5 – 25 độ 8 Thân quặng nằm tương đối dốc α = 25 – 45 độ Thân quặng dốc nghiêng thì α = 45 – 60 độ Thân quặng dốc đứng thì α = 60 – 90 độ Những biểu hiện kiến tạo kèm theo đứt gãy, đới dập vỡ, vò nhàu, đá vây quanh, khoáng sản là nguyên nhân quan trọng làm phức tạp hoá điều kiện thế nằm của các thân khoáng Hoạt động magma sau tạo quặng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm phức tạp hoá điều kiện thế nằm của thân khoáng sản Ví dụ như mạch đai cơ lamprofia trong khoáng sản apatit Lào Cai làm thay đổi điều kiện thế nằm của vỉa apatit và thường tạo nên các khối apatit không đạt giá trị công nghiệp. Điều kiện thế nằm và độ sâu thế nằm cũng ảnh hưởng đến khai thác lộ thiên hay hầm lò. Như các thân quặng dốc thoải và phần trên của thân quặng dốc đứng thì được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, có thể các thân quặng dốc đứng, dốc nghiêng và sâu thì được khai thác bằng phương pháp hầm lò. 3. Hình thái thân quặng. Thân quặng có thể có dạng: dạng lớp, dạng vỉa, dạng thấu kính, ống, dải, ổ… Kích thước thân quặng có thể thay đổi trong một giới hạn khá rộng lớn từ vài m đến hàng chục km phụ thuộc vào kích thước, thế nằm, giá trị của nguyên liệu khoáng vật. Những thân khoáng lớn có thể là cơ sở xây dựng 1 xí nghiệp mỏ. Thân khoáng lớn và trung bình là đối tượng để mở những công trình khai thác độc lập bên trong 1 xí nghiệp mỏ, những thân khoáng nhỏ và bé thường không có giá trị công nghiệp thì được khai thác với quy mô địa phương. Cấu trúc thân quặng khoáng sản được xác định bằng thành phần, sự phối hợp và quy luật phân bố không gian của những đơn vị cấu tạo nhỏ hơn. 9 Đặc điểm hình thái của thân quặng có ý nghĩa to lớn trong quá trình thăm dò và khai thác các mỏ khoáng. Dựa vào hình dạng kích thước, thế nằm các thân khoáng để phục vụ cho việc thiết kế khai thác mỏ. 4. Vị trí thân quặng Vị trí thân quặng là yếu tố quyết định phương pháp khai thác. Vị trí thân quặng thuận lợi nằm gần mặt đất có thể khai thác lộ thiên. Ví dụ như các vỉa than trước kia hầu hết được khai thác bằng lộ thiên nhưng bây giờ khai thác bằng hầm lò. Nếu khai thác lộ thiên thì chi phí rẻ hơn rất nhiều so với khai thác hầm lò 5. Đặc điểm tiếp xúc với đá vây quanh, độ cứng của đá, và mức độ nứt nẻ của đá và quặng. Nhất là độ cứng của đá vây quanh ảnh hưởng rất lớn để ta khai thác sao cho phù hợp. Đá vây quanh có độ cứng thấp mà khai thác hầm lò thì rất khó khăn cho việc chống, đỡ, khung chống phải cực kỳ vững chắc …muốn chống được thì phải đầu tư vào rất lớn vì thế chi phí lại tăng lên. Ngựơc lại đá vây quanh có độ cứng cao thì chi phí cho việc khai thác lại thấp đi. Vì thế thân quặng tiếp xúc với đá vây quanh là đặc điểm rất quan trọng, nên ta phải nghiên cứu kỹ đá vây quanh để chọn những giải pháp hiệu quả nhất mà chi phí lại ít. Cũng như độ cứng của đá thì mức độ nứt nẻ của đá và quặng cũng là điều kiện không thể thiếu khi thiết kế các phương pháp khai thác cho hợp lý. Còn quặng với độ nứt nẻ lớn thì lại dễ cho việc khai thác như độ nứt nẻ lớn…. 6. Hệ số bốc đất, điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình. Hệ số bốc đất cho phép xác định số lượng đất bốc tối đa trên tấn khoáng sản.Nếu số lượng đất bốc quá lớn thì khai thác lộ thiên Khi khai thác bằng phương pháp lộ thiên, được xem có lợi kinh tế chỉ khi giá thành khai thác 1 tấn quặng kể cả bốc đất đá không lớn hơn giá thành khai thác 1 tấn quặng bằng phương pháp hầm lò 10 [...]... thác cùng Zr,Cr +Trong khoáng sản đồng ngoài khoáng sản chính là lấy đồng Trong trường hợp cụ thể có thể khai thác các khoáng sản phụ đi kèm, là nguyên tố thứ yếu đi cùng khoáng sản chính, có thể lấy từ đuôi quặng sau khi tuyển quặng chính, có thể lấy khoáng sản phụ ở lớp đất đá phủ trong khai thác phải đem ra bãi thải Đứng trên quan điểm sử dụng tổng hợp và triệt để tài nguyên khoáng sản thì xu hướng... thế giá cả và mối quan hệ cung cầu của hàng hóa nguyên liệu khoáng Nhu cầu của thị trường: Xác định vị trí và vai trò của sản phẩm dự án trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nước hoặc trong quy hoạch nghành Ví dụ: Lần đầu tiên vào năm 1770 vàng được định giá bằng USD với mức 35USD Giá chính thức của nó được liên hệ với công dụng trong việc làm đồ trang sức và tiền tệ Việc sử dụng vàng... phần khoáng vật quặng 12 Khi nguyên cứu thành phần khoáng vật để đánh giá chất lượng và các tính chất công nghệ của nguyên liệu khoáng, cần làm sáng tỏ kích thước, hình dạng cảu chúng, các tính chất vật lý và thành phần nguyên tố của chúng, phải chú ý đến hàm lượng các nguyên tố tạo quặng và các nguyên tố đi kèm, bởi vì chúng là thông số cơ bản quyết định giá trị công nghiệp của khoáng sản Thành phần khoáng. .. nước, không được tháo dỡ, phá huỷ; c) Ngoài những tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực chế biến khoáng sản; d) Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định này và. .. cấp nguyên nhiên vật liệu cho các nhà máy - Được sự ủng hộ của nhà nước trong việc khai thác khoáng sản hiện nay, nên cũng có thể vay vốn ưu đãi của nhà nước - Dựa vào sản phẩm hay dịch vụ mà dự án cung cấp về chất lượng, chủng loại giá cả…mà quyết định ủng hộ dự án trong việc đạt được mục đích Do vậy cũng có thể vay vốn trước 4 Thị trường quặng, tinh quặng kim loại Sự có mặt của tài nguyên khoáng sản. .. vàng trong công nghiệp mới được phát triển 18 gần đây Có thể thấy trong đô thị, những sự kiện chính trị, chiến tranh và khủng hoảng có ảnh hưởng lớn đến đường biểu diễn giá vàng Giữa năm 1800 và 1880 giá vàng tương đối ổn định, chỉ có dao động tăng không đáng kể khi có cơn sốt vàng ở Califonia Giá vàng đạt đỉnh cao lần thứ thất vào đầu thể kỉ 20, gắn liền với cuộc chiến tranh Tây Ban Nha Giá vàng đạt... tính chất quyết định đến giá trị công nghiệp mỏ kể trên có vai trò không đồng nhất trong từng mỏ khoáng cần đánh giá Do vậy, khi đánh giá kinh tế địa chất mỏ khoáng cụ thể cần thiết phải lựa chọn những yếu tố có vai trò chủ đạo và phản ánh ảnh hưởng của chúng đến giá trị kinh tế mỏ bằng các thông số kinh tế kỹ thuật mỏ tương ứng Việc khai thác, chế biến, sử dụng nguyên liệu khoáng có ảnh hưởng mạnh... thấy tầm quan trọng của việc đánh giá tài nguyên khoáng sản để có thể đầu tư khai thác một cách có hiệu quả kinh tế tối ưu cũng như để khỏi thua thiệt khi chuyển nhượng hoặc bán mỏ khoáng cho các công ty nước ngoài Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Bỉnh Chư đã giúp em hoàn thành báo cáo này 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TRẦN BỈNH CHƯ Kinh Tế Nguyên Liệu Khoáng Trường Đại học Mỏ - Địa... biết giá trị nào là thích hợp cho dự án 11 Đánh giá giá trị hiện tại thực(NPV-net present valua) Là sự chênh lệch giữa luồng tiền thu và chi hàng năm trong suốt thời gian thực hiện dự án được quy về năm đánh giá (năm 0) Khi tính NPV suất chiết khấu thương lấy là tỉ lệ lãi vay mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay Khi đánh giá một dự án theo NPV dự án được chấp nhận khi NPV.= 0 .Trong. .. phần có ích trong khối khai thác hoặc trong quặng khai thác phụ thuộc vào kích thước của khối quặng khai thác, kích thước lò khai thác Sự thay đổi kích thước này dẫn đến sự thay đổi hàm lượng trung bình của thành phần có ích Các điều kiện về khai thác và tuyển luyện khoáng sản có ảnh hưởng quyết định đến khái niệm về đối tượng nghiên cứu của kỹ sư thăm dò 14 Việc đánh giá mức độ giá trị của khoáng sàng . tài này, chúng em đã thu thập tài liệu về kinh tế khoáng sản, kinh tế nguyên liệu khoáng, đánh giá tài nguyên khoáng trong và ngoài nước. Đặc biệt là tập trung vào nguồn trữ liệu “Mineral Economic”. cùng Zr,Cr. +Trong khoáng sản đồng ngoài khoáng sản chính là lấy đồng .Trong trường hợp cụ thể có thể khai thác các khoáng sản phụ đi kèm, là nguyên tố thứ yếu đi cùng khoáng sản chính, có thể. giá cả và mối quan hệ cung cầu của hàng hóa nguyên liệu khoáng. Nhu cầu của thị trường: Xác định vị trí và vai trò của sản phẩm dự án trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nước

Ngày đăng: 26/11/2014, 08:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan