SỰ THẤT BẠI CỦA DỰ ÁN CẢNG BẾN NGHÉ

14 829 1
SỰ THẤT BẠI CỦA DỰ ÁN CẢNG BẾN NGHÉ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo UBND quận 7, đến nay, quận mới đền bù cho 153452 hộ dân với số tiền đền bù là 32 tỉ đồng, vừa khít số tiền TP rót cho quận. Chưa hết lo lắng vì quận áp giá đền bù quá chậm, người dân khu phố 5 lại sững sờ khi nghe thông tin TP có thông báo (ngày 2172009) không giải quyết chi tạm ứng từ ngân sách TP để bồi thường, tái định cư cho dự án. Điều này đồng nghĩa là dự án phải... tạm ngưng. Ông Trương Văn Pha, một người dân cố cựu ở đây chờ nhận tiền đền bù, buồn rầu: “Người dân đã quá khổ vì dự án “treo”, nay tiền đền bù cũng bị “treo” luôn”. Nhiều hộ dân cho rằng TP cần thông báo rõ là dự án chỉ tạm ngưng hay ngừng hẳn, nếu ngừng hẳn thì việc giải quyết đời sống người dân sẽ như thế nào? 32 tỉ đồng, làm sao thu hồi? Lý do ngưng dự án được UBND TP đưa ra là việc đầu tư dự án mở rộng cảng Bến Nghé giai đoạn 3 không hiệu quả và hiện ngân sách TP gặp khó khăn. Điều này cách đây nhiều năm, HĐND TP sau khi giám sát dự án cũng đã đề nghị TP xóa dự án “treo” này bởi kinh phí đền bù quá lớn mà khả năng thu lợi từ việc mở rộng cảng cũng khó bảo đảm. UBND phường Tân Thuận Đông và UBND quận 7 cũng đã có cùng đề nghị này tại nhiều cuộc họp với lãnh đạo TP. Thế nhưng nhiều năm qua, các kiến nghị này không được thực hiện để đến nay, khi phương án đền bù đã được triển khai thì quyết định ngưng dự án mới được ban hành. Trong những cuộc giám sát của Ban Kinh tếNgân sách HĐND TP, có đại biểu từng đặt vấn đề: “Phải chăng chủ đầu tư chỉ xí đất để đó mà thiếu phương án khả thi thực hiện?”. Chưa biết dự án sẽ ngưng đến bao giờ nhưng

TRƯỜNG ĐH HÙNG VƯƠNG TP.HCM LỚP 08QK4 NHÓM 11 THÀNH VIÊN: 1. PHAN BÍCH CHI (NHÓM TRƯỞNG) 2. NGUYỄN ĐINH TRUNG HIẾU 3. NGUYỄN KHÁNH DUY 4. HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG 5. PHAN THỊ THÚY TIÊN 6. TRƯƠNG THỊ QUYỀN TRÂN 7. LÊ THỊ MỸ TUYẾT\ 8. THIỀU QUANG VƯƠNG 2011 5/26/2011 DỰ ÁN CẢNG BẾN NGHÉ PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG DỰ ÁN CẢNG BẾN NGHÉ Dự án xây dựng cảng Bến Nghé giai đoạn 1 được thực hiện và hình thành từ năm 1988. - Năm 1995, giai đoạn 2 mở rộng cảng Bến Nghé tiếp tục được đầu tư. - Đến năm 1998, TP có quyết định đầu tư dự án cảng Bến Nghé (chủ đầu tư là cảng Bến Nghé) giai đoạn 3 với kinh phí 9,8 tỉ đồng nhằm nâng công suất xếp dỡ hàng hóa từ 3 triệu tấn/năm lên hơn 4 triệu tấn vào năm 2010. - Tháng 9-2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thu hồi trên 9 ha đất để thực hiện dự án mở rộng cảng giai đoạn 3. Dự án mở rộng cảng Bến Nghé giai đoạn 3 được phê duyệt kế hoạch từ năm 1998 với số vốn ban đầu là 9,8 tỷ đồng do Công ty TNHH 1 thành viên cảng Bến Nghé làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm bị chậm trễ, đến nay tổng kinh phí dự án đã bị đội lên 435 tỷ đồng. Đặc biệt, do dự án bị “treo” quá lâu khiến cuộc sống của gần 430 hộ dân khu phố 5, phường Tân Thuận Đông, Q.7 cũng lao đao, khốn khổ theo. - Tháng 3- 2006, sau khi được TP thông qua, UBND quận 7 đã ban hành quyết định bồi thường, tái định cư cho dự án mở rộng cảng Bến Nghé giai đoạn 3. Song, do kinh phí đầu tư dự án tăng lên quá cao, từ 9,7 tỉ năm 1998 lên 205,3 tỉ đồng năm 2006 (hơn 20 lần), riêng kinh phí đền bù giải tỏa là 170,1 tỉ đồng nên địa phương triển khai dự án theo kiểu “rót vốn đến đâu đền bù đến đó”. Theo UBND quận 7, đến nay, quận mới đền bù cho 153/452 hộ dân với số tiền đền bù là 32 tỉ đồng, vừa khít số tiền TP rót cho quận. Chưa hết lo lắng vì quận áp giá đền bù quá chậm, người dân khu phố 5 lại sững sờ khi nghe thông tin TP có thông báo (ngày 21-7-2009) không giải quyết chi tạm ứng từ ngân sách TP để bồi thường, tái định cư cho dự án. Điều này đồng nghĩa là dự án phải tạm ngưng. Ông Trương Văn Pha, một người dân cố cựu ở đây chờ nhận tiền đền bù, buồn rầu: “Người dân đã quá khổ vì dự án “treo”, nay tiền đền bù cũng bị “treo” luôn!”. Nhiều hộ dân cho rằng TP cần thông báo rõ là dự án chỉ tạm ngưng hay ngừng hẳn, nếu ngừng hẳn thì việc giải quyết đời sống người dân sẽ như thế nào? 32 tỉ đồng, làm sao thu hồi? Lý do ngưng dự án được UBND TP đưa ra là việc đầu tư dự án mở rộng cảng Bến Nghé giai đoạn 3 không hiệu quả và hiện ngân sách TP gặp khó khăn. Điều này cách đây nhiều năm, HĐND TP sau khi giám sát dự án cũng đã đề nghị TP xóa dự án “treo” này bởi kinh phí đền bù quá lớn mà khả năng thu lợi từ việc mở rộng cảng cũng khó bảo đảm. UBND phường Tân Thuận Đông và UBND quận 7 cũng đã có cùng đề nghị này tại nhiều cuộc họp với lãnh đạo TP. Thế nhưng nhiều năm qua, các kiến nghị này không được thực hiện để đến nay, khi phương án đền bù đã được triển khai thì quyết định ngưng dự án mới được ban hành. Trong những cuộc giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP, có đại biểu từng đặt vấn đề: “Phải chăng chủ đầu tư chỉ xí đất để đó mà thiếu phương án khả thi thực hiện?”. Chưa biết dự án sẽ ngưng đến bao giờ nhưng một vấn đề hiện làm UBND quận 7 “đau đầu” là xử lý thu hồi ra sao đối với số tiền hơn 32 tỉ đồng đã đền bù cho 153 hộ dân. Thông báo của UBND TPHCM yêu cầu UBND quận 7 “thu hồi nộp vào ngân sách số tiền này”. Văn phòng UBND quận 7 cho biết hôm nay, 4-8, quận 7 cùng các sở, ngành liên quan của TP sẽ có cuộc họp để giải quyết việc tạm ngưng dự án theo chỉ đạo của TP. Trong đó, đề xuất các phương án giải quyết một cách thỏa đáng quyền lợi của người dân thuộc dự án như tiếp tục thực hiện giải tỏa hay chỉnh trang khu dân cư này trên cơ sở kêu gọi đầu tư. Sống cùng ngập, ô nhiễm. Đặc điểm nhận dạng khu phố 5 chính là dãy nhà lụp xụp nằm trong con hẻm nhếch nhác nước bẩn, đối diện cổng vào của cảng Bến Nghé. Đi sâu vào bên trong là con rạch nhỏ lấp đầy rác cùng mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Bà Nguyễn Thị Hiền (ngụ số 20/7) than phiền: “Năm 2006, khi nghe chủ trương giải tỏa đền bù, khu vực này gần như bị bỏ mặc. Con rạch này đã biến thành bãi rác lộ thiên”. Nhiều hộ dân cũng cho biết do không có chỗ thoát nước nên sau mỗi cơn mưa, nhà nào cũng ngập đến đầu gối. Chỉ về phía căn nhà ở kế con rạch, anh Nguyễn Tiến Trinh (ngụ số 21/4B) cho biết: “Mưa là dột nhưng đành chịu vì biết được ở bao lâu mà bỏ tiền ra sửa”. Chính vì điều kiện sống ô nhiễm nên nhiều năm qua, anh Trinh buộc phải gởi hai con của mình sang quận 4 ở tạm nhà cha mẹ. Không chỉ hạ tầng thiếu thốn, nhà cửa xuống cấp, hệ thống nước sạch ở đây cũng không được đầu tư nên các hộ dân phải mua nước máy của các hộ ở đầu hẻm với giá từ 20.000 – 30.000 đồng/m 3 . Ông Nguyễn Quốc Thông, trưởng khu phố 5, cho biết toàn khu phố có 452 hộ dân với 3.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi dự án. Trong đó chỉ có 200 hộ có hộ khẩu thường trú, còn lại là diện KT2, KT3. PHẦN 2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN DỰ ÁN TREO Theo ông Nguyễn Trọng Cừu, Giám đốc Cty TNHH một thành viên cảng Bến Nghé, dự án mở rộng cảng Bến Nghé giai đoạn 3 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho thuê đất theo Quyết định số 902/QĐ-TTg ngày 20/9/2000. Mục tiêu của dự án là sẽ xây dựng tường rào, cổng cảng, san nền mở rộng, làm đường nhánh vào cảng Bến Nghé nhằm phát huy năng lực luân chuyển hàng hóa từ 3 triệu tấn/ năm như hiện nay lên hơn 4 triệu tấn vào năm 2010. Do tiến độ thực hiện công tác đền bù giải tỏa quá chậm nên theo ước tính sơ bộ tổng kinh phí thực hiện dự án hiện nay đã tăng gấp hơn 20 lần. Cụ thể : - Theo quyết định số 508 ngày 12/12/1998, dự án có tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng được lấy từ nguồn vốn tự có của DN, trong đó 4 tỷ đồng chi cho công tác bồi thường, giải tỏa 130 hộ dân. - Sau 8 năm “đóng băng”, tổng số hộ phải di dời tăng gấp 3 lần với trên 400 hộ. Và, để thu hồi mặt bằng, tổng số tiền chi cho đền bù lên tới hơn 170 tỷ đồng. Theo ông Đỗ Tiến Lực, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Cơ khí giao thông Sài Gòn (Samco) – đơn vị chủ quản của cảng Bến Nghé, do kinh phí thực hiện dự án tăng quá cao nên đã có lúc, DN này muốn “buông”. Tuy nhiên, UBND TPHCM đã không đồng ý. Để khích lệ DN, ngày 7/7/2006, UBND TPHCM đã có công văn số 4675 chấp thuận cho cảng Bến Nghé mượn 170 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Mới đây, Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Đua đã đồng ý tạm ứng 20 tỷ đồng để quận 7 tổ chức đền bù. Vì sao dự án bị “treo” quá lâu gây lãng phí ? Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án bị “tắc” ở khâu tái định cư. Hiện nay, UBND quận 7 và chủ đầu tư dự kiến sẽ bố trí số hộ bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư vào khu 2ha ở phường Phú Mỹ. Khu đất này hiện đang nằm giữa “đồng không nhà trống”, chưa có hạ tầng và chưa xong giai đoạn hiệp thương. Mới đây, chủ đầu tư đã tiếp tục kiến nghị thành phố cho phép dành 1ha trong khu đất 26 ha trên đường Phạm Hữu Lầu để chia nền tái định cư. Khu này đã hoàn thành hạ tầng nhưng thành phố chưa đồng ý. Kiểm tra tiến độ dự án mở rộng cảng Bến Nghé vào chiều 14/8, ông Nguyễn Minh Hoàng, trưởng ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND TPHCM nhận định: Dự án này là một sự lãng phí rất lớn, bắt nguồn từ sự tính toán sai lệch của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng, không chỉ lãng phí do chi phí đầu tư tăng vọt, nhiều đại biểu HĐND còn lo lắng bởi Quy hoạch tổng thể di dời cảng biển khu vực TPHCM và Đông Nam Bộ từ đó đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005. Dự án xây dựng, mở rộng Cảng Bến Nghé (giai đoạn 3) được phê duyệt quyết định từ năm 1998 của Sở Kế hoạch và Đầu tư với tổng mức đầu tư là 9,803 tỷ đồng, trong đó có 4 tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa. Theo kế hoạch, cảng Bến Nghé được mở rộng (giai đoạn 3) sẽ xây dựng tường rào, cổng cảnh, san nền mở rộng, đường nhánh vào cảng Bến Nghé. Sau khi mở rộng, năng lực luân chuyển hàng hóa của cảng tăng từ 3 triệu tấn/năm hiện nay lên 4 triệu tấn/năm vào 2010. Sau đó, theo báo cáo của Công ty TNHH một thành viên cảng Bến Nghé vào năm 2006, vốn đầu tư dự án đã tăng lên 205,3 đồng, trong đó chi phí đền bù giải tỏa 170 tỷ đồng, còn lại là chi phí xây lắp và các chi phí khác… Số tiền này bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp (35 tỷ đồng) và ngân sách thành phố cho mượn để thực hiện đền bù giải tỏa 170 tỷ đồng. Đến nay 2008, UBND thành phố lại tạm ứng tiếp số tiền 12,4 tỷ đồng cho cảng Bến Nghé mượn để chuyển UBND Q.7 chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị giải tỏa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn chưa thể khởi công xây dựng bởi công tác đền bù, giải tỏa chưa xong vì… thiếu vốn. Chính vì vậy, trong cuộc họp HĐND thành phố mới đây, bà Nhữ Thị Hương, Ban Dân vận quận 7 đặt thẳng vấn đề với Sở GTVT về tiến độ dự án khi nào mới giải tỏa xong cho dân nhờ? Trả lời vấn đề này, ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT thành phố cho biết, trong quá trình triển khai dự án, do khối lượng giải phóng mặt bằng lớn với 427 hộ và chính sách bồi thường, giải tỏa thường xuyên thay đổi, điều chỉnh khiến tiến độ bị kéo dài. Hiện chủ đầu tư đang tiếp tục điều chỉnh dự án theo quy định hiện hành với tổng mức đầu tư dự kiến là 435 tỷ đồng (đền bù giải tỏa là 400 tỷ đồng, xây lắp và chi khác là 35 tỷ đồng). Vậy là sau hơn 10 năm dự án bị ngưng trệ và điều chỉnh nhiều lần, số tiền đền bù giải tỏa đã bị đội lên gấp 100 lần. “Do chủ đầu tư đang khó khăn về vốn, nếu được UBND thành phố cân đối, bố trí đủ nguồn vay để thực hiện công tác giải tỏa, Sở GTVT sẽ đôn đốc chủ đầu tư phối hợp với UBND Q.7 đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất” - ông Phượng nói. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo phải trực tiếp tổ chức cuộc họp giữa cảng Bến Nghé, UBND Q.7, các ngành chức năng để xem nếu chủ đầu tư có năng lực tiếp tục, nếu không thành phố sẽ kiên quyết thu hồi dự án. Trong lúc chờ chủ đầu tư giải quyết khó khăn về vốn, hàng trăm hộ dân khu vực này chưa biết đến bao giờ mới hết cảnh sống tạm bợ, khốn khổ… Do chậm tiến độ, kinh phí cho dự án đầu tư mở rộng cảng Bến Nghé đợt 3 đã tăng hơn 20 lần, từ 9,8 tỷ đồng lên 205 tỷ đồng. Nhà đầu tư nản chí, trong khi hàng trăm hộ dân trong phạm vi giải tỏa khổ sở mọi bề, điều kiện sống không đảm bảo. Xuất phát từ chính sự sai lệch trong tính toán cũng như thái độ quá chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ đầu tư cũng như bộ phận thực hiện, quy hoạch dự án đã dẫn đến nhiều hậu quả không những về mặt vật chất mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây. PHẦN 3 HẬU QUẢ CỦA “DỰ ÁN TREO” Nhà dột nát, chắp vá… chết mòn vì chờ Đường vào khu phố 5, phường Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM lầy lội, nhỏ hẹp, hai bên đường là những căn nhà lá rách nát, mái tôn ọp ẹp. Người ngoài đi vào khu vực này lâu lâu lại đưa tay lên che mũi vì mùi hôi xộc vào… Trong lúc đó, vài em nhỏ đang chơi trước nhà, xung quanh là rác rưởi, kênh nước đen ngòm. Đó là nơi sinh sống của gần 430 hộ dân tại khu phố 5, ngược hoàn toàn với cảnh đường sá rộng rãi, nhộn nhịp ở thành phố dù khu vực này chỉ cách trung tâm thành phố 1km. Từ nhiều năm nay, người dân nơi đây không dám sửa sang, xây cất nhà cửa vì đất nằm trong dự án, chưa biết lúc nào phải dọn đi. Thế là những căn nhà tôn, nhà lá cứ dần dần xuống cấp, dột nát. “Ngập nước dữ quá tôi phải nâng tạm nền lên vài tấc, rốt cuộc chiều cao căn nhà có chỗ chưa tới 2m, đi ra đi vào đều đụng trần. Mưa, nước ngập lêng láng, tràn vào nhà kèm theo rác rưởi, mùi hôi. Nắng chiếu vào tận chỗ nằm, chưa kể buổi tối cả “dòng họ chuột” kéo đến phá, cắn xé trên đầu giường, nóc nhà…” - chị Nguyễn Thị Nhơn, tổ 64, khu phố 5 cho biết. Khi được hỏi sao không sửa chữa nhà cửa ở tạm, đến khi nào đền bù thì đi chỗ khác. Nhiều người than, khu vực này toàn người làm công nhân ở KCX Tân Thuận, vợ chồng công nhân đẻ con ra lớn lên cũng làm công nhân tiền đâu mà xây sửa. Biết đâu vừa sửa xong có lệnh phải dọn đi nhường đất cho dự án thì làm sao… Cùng tâm trạng là ông Châu Tá Ngỡi, tổ trưởng tổ dân phố 64, không ít lần đi họp khu phố, họp tổ, bà con đều kiến nghị xin gặp chủ đầu tư để họ trả lời dứt điểm khi nào đền bù, tái định cư cho người dân yên tâm mà sống? “Chờ mòn mỏi hơn 10 năm nay, giờ chỉ mong làm sao chủ đầu tư nhanh chóng đền bù, cấp suất tái định cư cho người dân chuyển đi nơi khác yên tâm sinh sống, làm ăn. Chứ dự án cứ nằm im không nhúc nhích kiểu này dân tụi tôi chết mòn vì chờ mất…” - ông Ngỡi nói bức xúc. Chị Nguyễn Thị Thủy, ngụ tại số 20/1 khu phố 5, đường Bến Nghé đã trên 20 năm, cho biết hầu như năm nào nơi này cũng có nhiều người sốt xuất huyết. Con kênh thoát nước bị rác vây kín nên muỗi nhiều. Chị Thủy bức xúc: Khi xây dựng khu chế xuất Tân Thuận, người ta lấp con rạch Phụ Nữ dẫn nước thẳng ra sông. Thay vào đó, họ cho đào con rạch này. Mỗi khi mưa, nước từ các nơi đổ về là con rạch không thoát nước kịp. Nước bẩn và rác dưới rạch lại dềnh lên và tràn vào nhà. Do nằm trong phạm vi giải tỏa nên gần 20 năm qua, khu phố không được lắp ống cấp nước. Mùa mưa thì hứng nước trời, sau đó lọc sạch để ăn. Còn mùa nắng phải đi mua từng can nước. Mua [...]... dùng để nấu ăn Sự thất bại của dự án cảng Bến Nghé thật sự đã để lại hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - xã hội – môi trường của người dân Việc lãng phí tiền của đã làm mất đi khoảng tiền lớn một cách vô ích, thậm chí để lại một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nơi đây Nhà nước, chủ đầu tư đã tính toán sai lầm cũng như không biết cách quản lý để dự án ‘treo” một... vậy Dự án đã vi phạm tất cả các mục tiêu đạt đến của một dự án Trong đó nặng nhất là chi phí Dự án treo dài trong 10 năm đã khiến không những đời sống nhân dân bị ảnh hưởng mà nguồn vốn đầu tư không hiệu quả Số tiền chi ra quá lớn trong khi chất lượng dự án không tới đâu PHẦN 4 KHẮC PHỤC Từ những nguyên nhân trên chúng ta thấy rõ sự rườm rà trong công tác quản lý, thiếu chuyên môn trong dự án cảng Bến. .. của người đó, thành lập một bộ phận chuyên về tính toán các chi phí cho dự án để họ có thể đưa ra một con số, một kết luận về tính khả thi của dự án hay - không? Chất lượng: Khi một dự án không có nguồn vốn, không có nguồn nhân lực, không có những con người có trình độ và kinh nghiệm, không có lòng nhiệt quyết thì chất lượng dự án không bao giờ đạt được cả Dự án đạt chất lượng hay không không chỉ dựa... chuyên môn trong dự án cảng Bến Nghé, đặc biệt là trong giai đoạn 3 của dự án Dự án bị xóa sổ bởi chính các nhà đầu tư thật sự không có năng lực cũng như không có nguồn vốn để hoàn thành dự án Việc giải tỏa đền bù cũng gặp nhiều khó khăn Dù dự án này đã bị xóa sổ nhưng thực tế chứng ta nhận thấy rằng việc điều chỉnh lại cách quản lý là một việc hết sức cần thiết Một dự án dù đòi hỏi đạt được các mục... đạt chất lượng hay không không chỉ dựa vào kết quả của nó mà còn là quá trình thực hiện nó Nó tốt, nó mang tính khả thi nhưng thời gian thực hiện kéo dài, chi phí bỏ ra cao hơn ban đầu dự tính thì dự án đó không thể gọi là “hiệu quả” Dự án cảng Bến Nghé là một trong nhiều dự án treo ở Việt Nam Mà tất cả chủ yếu đều do công tác quản lý của nhà nước Thực sự còn quá lỏng lẻo, quá tập trung bao cấp Số tiền... thời gian – chất lượng Dự án đã vi phạm cả 3 điều trên Vì vậy để khắc phục được hậu quả đó chính là điều chỉnh 3 yếu tố cơ bản của một dự án - Thời gian: Trong công tác giải tỏa đền bù cho người dân đã gặp trở ngại thì việc tiếp tục giai đoạn dự án là rất khó khăn Nhà nước cần phải nắm rõ nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của người dân để làm cho người dân nơi đây chấp thuận cho dự án được tiến hành cũng... trình thực hiện dự án - Công tác quản lý cần phải diễn ra nhanh hơn để không trì hoãn việc thực hiện Chi phí: Ngay từ đầu nhà nước đã sai lầm trong công tác tính toán dẫn đến việc dự án liên tục bị treo và số tiền nhà nước cho vay để thực hiện công tác giải tỏa đền bù ngày càng lớn Liệu khi cho vay khoản tiền đó nhà nước có tính đền những thiệt hại cũng như tính khả thi và thực trạng của dự án lúc hiện... trung bao cấp Số tiền chi ra quá lớn để rồi cuối cùng thời gian thực hiện dài, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống người dân và rồi không được gì Phải xóa sổ dự án đó trong danh sách Cho đến khi nào không còn dự án treo ở Việt Nam nữa? ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… . VIÊN: 1. PHAN BÍCH CHI (NHÓM TRƯỞNG) 2. NGUYỄN ĐINH TRUNG HIẾU 3. NGUYỄN KHÁNH DUY 4. HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG 5. PHAN THỊ THÚY TIÊN 6. TRƯƠNG THỊ QUYỀN TRÂN 7. LÊ THỊ MỸ TUYẾT 8. THIỀU QUANG VƯƠNG 2011 5/26/2011 DỰ. quả của nó mà còn là quá trình thực hiện nó. Nó tốt, nó mang tính khả thi nhưng thời gian thực hiện kéo dài, chi phí bỏ ra cao hơn ban đầu dự tính thì dự án đó không thể gọi là “hiệu quả” khi phương án đền bù đã được triển khai thì quyết định ngưng dự án mới được ban hành. Trong những cuộc giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP, có đại biểu từng đặt vấn đề: “Phải chăng chủ

Ngày đăng: 25/11/2014, 13:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan