Tiểu luận Ngân hàng quốc tế CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

16 902 14
Tiểu luận Ngân hàng quốc tế CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Ngân hàng quốc tế CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Trước khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam vào năm 1858, Việt Nam chưa có tổ chức ngân hàng và tín dụng. Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông Dương thì Việt Nam trở thành một thị trường độc chiếm của Pháp. Do các hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương bành trướng mạnh nên chính phủ phải lập các ngân hàng để hổ trợ các hoạt động ấy. Lúc đầu có 2 ngân hàng được hình thành có trụ sở đặt tại Pháp, nhưng các chi nhánh được thiết lập tại các thành phố lớn ở Đông Dương là :

CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1. Bối cảnh hình thành 1.1 Giai đoạn trước 1990, trước khi có sự ra đời của pháp lệnh Ngân hàng Trước khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam vào năm 1858, Việt Nam chưa có tổ chức ngân hàng và tín dụng. Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông Dương thì Việt Nam trở thành một thị trường độc chiếm của Pháp. Do các hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương bành trướng mạnh nên chính phủ phải lập các ngân hàng để hổ trợ các hoạt động ấy. Lúc đầu có 2 ngân hàng được hình thành có trụ sở đặt tại Pháp, nhưng các chi nhánh được thiết lập tại các thành phố lớn ở Đông Dương là :  Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine): Là một công cụ hữu hiệu của chính quyền thuộc địa, Ngân hàng Đông Dương là cơ quan tài chính lớn nhất của chính quyền và tài phiệt Pháp. Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một Ngân hàng Trung ương, nó còn là một ngân hàng kinh doanh thương mại lớn nhất. Ngân hàng Đông Dương cung cấp vốn cho hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương như Công ty Hỏa xa Hải Phòng-Vân Nam, Công ty Than Hòn Gai-Cẩm Phả, Công ty Rượu Đông Dương, Công ty đường Hiệp Hòa, Công ty Cao su Đất Đỏ.  Pháp-Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise): được thành lập với mục đích hỗ trợ các giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương và Trung Hoa cũng như với một vài nước khác ở Á Đông như Nhật, Thái Lan. Ngoài hai ngân hàng trên, các nước có quyền lợi kinh tế trong vùng cũng có thiết lập các ngân hàng ở Việt Nam như The Chartered Bank, The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation của Anh, Trung Quốc ngân hàng và Giao thông ngân hàng của Trung Quốc. Từ cuối thế kỷ 19 đến 3 thập niên đầu thế kỷ 20, các hoạt động ngân hàng đều ở trong tay người nước ngoài. Mãi đến năm 1927, một số tư bản người Việt Nam mới thành lập một ngân hàng lấy tên là An Nam ngân hàng (sau đổi tên là Việt Nam ngân hàng) với vốn hoàn toàn của người Việt, chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động nông nghiệp. Cho đến năm 1954, người Việt có ngân hàng thứ hai là Việt Nam công thương ngân hàng. Giai đoạn từ 1954 – 1990: Sau Hiệp định Geneve, chính phủ Pháp ký một loạt hiệp định với Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, chính thức công bố sự phá vỡ tình trạng hợp nhất tiền tệ và quan thuế giữa ba nước Đông Dương, giải thể các định chế bốn bên do Pháp khống chế, khẳng định nguyên tắc mỗi quốc gia được quyền tự do phát hành và kiểm soát tiền tệ, ấn định hối suất, độc lập đề ra các chính sách tiền tệ, ngoại hối và ngoại thương. Do đó, ngày 31-12- 1954, với dụ số 48 của Bảo Đại, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, thay thế viện phát hành Đông Dương, chính thức phát hành giấy bạc cho cả miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng Pháp vẫn còn đè nặng trên những hoạt động kinh tế của Sài Gòn. Theo thói quen dân chúng và giới kinh doanh vẫn ưa chuộng các ngân hàng Pháp còn hoạt động: Vẫn thích ký thác tiền và sử dụng những dịch vụ của ngân hàng này. Giới kinh doanh người Hoa, do những quan hệ thị trường với Hong Kong, Đài Loan, Malaysia và Singapore, vẫn tiếp tục sử dụng các ngân hàng Anh, Hong Kong, Đài Loan. Những quyền lợi kinh tế của người Pháp ở miền Nam vẫn còn nhiều và hoạt động về ngân hàng của họ cũng khá mạnh. Vào cuối năm 1953, khi Ngân hàng Đông Dương chấm dứt các hoạt động thương mại của nó thì một phần nhiệm vụ của nó được Page 1 of 16 chuyển qua Ngân hàng Việt Nam Thương tín và một phần được chuyển qua Ngân hàng kế nghiệp của người Pháp ở miền Nam là Pháp Á ngân hàng-ngân hàng tư lớn nhất hoạt động trong thời kỳ này, qui tụ giới tư bản kinh doanh của Pháp đang tiếp tục kinh doanh khai thác các đồn điền cao su, cà phê, trà và các nhà kinh doanh công nghiệp của các hãng Dumarest, Oligastre, Alcan etCie Denis Freres, BGI, Mitac, Caric Ngoài ra còn có các Ngân hàng của một số nước khác như Bangkok bank, thiết lập 1961, The Bank of Tokyo, thiết lập năm 1962. 1.2 Giai đoạn từ năm 1990 cho đến nay Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thành lập từ năm 1990 khi Việt Nam thực hiện mở cửa kinh tế với sự ra đời 2 pháp lệnh về ngân hàng là pháp lệnh về ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp: Ngân hàng cấp 1: Ngân hàng nhà nước, thực thi nhiệm vụ của 1 ngân hàng trung ương, là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng cấp 2: Bao gồm ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện. Các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 Tuy nhiên, đến năm 1992 thì các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thực sự vào Việt Nam, đầu tiên là Ngân hàng Credit Agricole-CN TP.HCM được cấp phép ngày 01/04/1992, Bangkok Bank–CN TP.HCM cấp phép ngày 15/04/1992, Credit Agricole- CN Hà Nội cấp phép ngày 27/05/1992, Natixis (Pháp) cấp giấy phép ngày 12/06/1992, ANZ (Úc)- CN Hà Nội thành lập ngày 15/06/1992. Số lượng các chi ngân hàng nước ngoài tăng liên tục từ năm 1990 đến 1997 và từ 1998 có khuynh hướng chững lại về số lượng ngân hàng, quy mô cũng như thị phần hoạt động và từ khi Việt Nam có triển vọng trở thành thành viên chính thức của WTO thì số lượng lại có khuynh hướng tăng lên. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo văn bản cam kết của Việt Nam với WTO, đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, phân ngành dịch vụ ngân hàng, bắt đầu từ ngày 1/4/2007, Việt Nam đồng ý cho thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài được phép thiết lập sự hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài có vốn nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, các công ty cho thuê tài chính liên doanh, các công ty tài chính cho thuê 100% vốn nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài , nhưng đến 8/9/2008, Ngân hàng nhà nước mới cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đó là Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Trước đó các ngân hàng này đã thành lập các văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam sau khi có văn bản chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì các ngân hàng này đã tiến hành thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tại Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered đã có lịch sử hoạt động từ năm 1904 - khi Ngân hàng lập chi nhánh đầu tiên tại Page 2 of 16 Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi nhận được giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2009, Ngân hàng Standard Chartered đã chính thức khai trương hoạt động của ngân hàng con với tên gọi là Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam). Việc thành lập ngân hàng con đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng tại Việt Nam. Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam có ba chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 2011 trở đi, các ngân hàng nước ngoài được hưởng chế độ đối xử quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về việc mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là không quá 30%. Tính đến ngày 30/06/2013, tại Việt Nam có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động. Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. các ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đóng vai trò là cầu nối thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các tổ chức này là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các ngân hàng thương mại trong nước, nhưng cũng là kênh truyền dẫn vào Việt Nam những công nghệ ngân hàng hiện đại, những thông lệ quốc tế về quản trị tốt nhất và là nguồn tài chính không nhỏ bổ sung cho thị trường tài chính của Việt Nam. 2 Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 2.1 Các văn bản cụ thể : • Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2008 quy định “Về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam” • Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 ngày 16/7/2009 quy định “Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại”. • Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 Luật các Tổ chức tín dụng. • Thông tư số 40/2011/TT-NHNN Thông tư Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Vệt Nam • Ngoài ra, còn các văn bản quy định, điều chỉnh cụ thể khác như Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010,…. 2.2 Chi tiết một số quy định : 2.2.1 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Mục 2 Chương IV (Điều 98 đến Điều 107) Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 như : • Hoạt động của ngân hàng thương mại : nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản. • Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Page 3 of 16 • Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính • Mở tài khoản • Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán • Góp vốn, mua cổ phần • Tham gia thị trường tiền tệ … 2.2.2 Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài : Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động theo quy định tại mục 2.2.1, trừ các hoạt động sau đây: a) Hoạt động quy định tại Điều 103 của Luật các TCTD : Góp vốn, mua cổ phần. b) Hoạt động mà ngân hàng nước ngoài không được phép thực hiện tại nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính. c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngoại hối. d) Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật này, phù hợp với quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài. 2.2.3 Về việc tổ chức, cấp phép, hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo TT 40/2011/TT-NHNN. Chẳng hạn : • Để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, cổ đông sáng lập – chủ sở hữu là TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và một số điều kiện khác theo quy định Điều 10 thông tư này. • Để thành lập Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép và một số quy định khác theo Điều 11 thông tư này. 2.2.4 Các quy định về an toàn hoạt động : Thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. 2.2.5 Định nghĩa và giải thích một số thuật ngữ • “Ngân hàng nước ngoài” là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng. • Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức tổ chức sau đây :  Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;  Ngân hàng liên doanh; Page 4 of 16  Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. • Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ. • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng nước ngoài; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là một ngân hàng nước ngoài hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ. 3 Sản phẩm dịch vụ 3.1 Sản phẩm huy động vốn Mảng dịch vụ huy đống vốn không phải là thế mạnh của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoại, vì nếu một đặc trưng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước những năm gần đây là các cuộc đua lãi suất huy động, thì chiến lược khối ngoại dường như chỉ thực sự tập trung ở các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tài chính toàn cầu, ngoại hối và thanh toán quốc tế … Đồng thời các rào cản về pháp lý khiến các ngân hàng này chiếm thị phần không nhiều trong huy động vốn. Ví dụ: Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng nước ngoài thường yêu cầu số tiền gửi tối thiểu lớn. - ANZ: tiền gửi tối thiểu 50tr đồng cho tài khoản tiền đồng, 2.500 đô la Mỹ hoặc tương đương cho tài khoản ngoại tệ. - Citibank: tiền gửi tối thiểu ban đầu là 20.000.000 VND hoặc 3.000USD hoặc tương đương. 3.2 Sản phẩm tín dụng và tài trợ thương mại Hầu hết các ngân hàng nước ngoài tập trung cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp 100% vốn FDI, doanh nghiệp liên doanh và một số tổng công ty Nhà nước có ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hầu hết đây là những doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính đủ mạnh, đây cũng là hoạt động chính và thế mạnh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trước đây, khi mới bước đầu kinh doanh tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài trọng tâm vào hình thức bán buôn. Trong thời gian gần đây, hình thức bán lẻ đã được chú trọng hơn. Page 5 of 16 Hiện nay, các ngân hàng trong nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thị phần bán lẻ ở Việt Nam. Thế nhưng, các ngân hàng ngoại đang nỗ lực thu hẹp thị phần này bằng cách tung ra những tiện ích, dịch vụ công nghệ cao, mà nhiều ngân hàng nội không có. Mặc dù, cho dù chiếm thị phần không lớn, nhưng các ngân hàng ngoại đang chiếm được phần bánh tốt nhất trên thị trường bằng việc tập trung vào đối tượng khách VIP cá nhân, là bộ phận khách hàng có thu nhập khá và cao (khoảng 10 triệu đồng/tháng trở lên). Ví dụ: Sản phẩm tài trợ thương mại của HSBC gồm có: cho vay nhập khẩu, cho vay xuất khẩu, chiết khấu tín dụng thư xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu xuất khẩu, chiết khấu hóa đơn, chiết khấu miễn truy đòi, tài trợ những khoản phải thu. 3.3 Dịch vụ thanh toán Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường đến từ những nước phát triển nơi mà hệ thống ngân hàng tài chính cũng đạt đến trình độ phát triển tương đối cao nên hoạt động của các chi nhánh này tại Việt Nam cũng được thừa hưởng những ưu thế đó. Điều này được thể hiện rõ qua các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài thường tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới. Do vậy có thể nói các ngân hàng nước ngoài thường chiếm ưu thế trong các dịch vụ thanh toán và hoạt động phi tín dụng. Ví dụ: Dịch vụ Chuyển khoản Quốc Tế Citibank giúp chuyển tiền nhanh chóng giữa các tài khoản Citibank các nước Dịch vụ sử dụng dễ dàng, nhanh chóng và chi phí thấp hơn so với dịch vụ chuyển tiền quốc tế truyền thống. Chuyển khoản nhanh chóng từ Việt Nam đến các nước: Úc, CH Séc, Malaysia, Philippines, Đảm Guam, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Đức, Hàn Quốc, Bỉ, Nhật. 3.4 Sản phẩm dịch vụ bảo lãnh Một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã phát hành các loại bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hiểm cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng như các công ty Việt Nam để giúp họ đấu thầu các dự án quốc gia và quốc tế tại Việt Nam. Với uy tín của ngân hàng mẹ cũng như tiềm lực tài chính vững mạnh, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài ở VN ngày càng phát triển, mở rộng cả với doanh nghiệp trong nước đặc biệt là bảo lãnh các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng, kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm tín dụng ngắn và dài hạn của các ngân hàng thương mại nội địa. Ví dụ: Page 6 of 16 HSBC cung cấp các dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán trả trước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu/VAT, bảo lãnh bảo hành. Shinhan Việt Nam cung cấp các loại bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành. 3.5 Dịch vụ tài chính phái sinh Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài chính là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Hiện nay, tại Việt Nam các ngân hàng trong nước chưa chú trọng nhiều đến dịch vụ tài chính phái sinh. Còn đối với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các sản phẩm phái sinh đã được nghiên cứu rất lâu và đưa vào sử dụng. Ví dụ: - HSBC cung cấp sản phẩm quyền chọn tiền tệ, hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất. - ANZ cung cấp công cụ phái sinh lãi suất - Citibank chi nhánh TPHCM được phép cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. 3.6 Dịch vụ tư vấn Một trong những hoạt động thường xuyên của các ngân hàng nước ngoài là cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, ngân hàng mẹ và các chi nhánh ngân hàng khác những thông tin về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam, về cơ hội kinh doanh và các đối tác Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin về các giao dịch tín dụng thư với các ngân hàng Việt Nam, … Ngoài các sản phẩm dịch vụ thông thường, các ngân hàng nước ngoài thường có các sản phẩm dịch vụ đặc trưng riêng của ngân hàng như: - Citigold của Citibank - HSBC Premier của HSBC - Dịch vụ ngân hàng ưu tiên của Standard Charter’s 4 Vị thế cạnh tranh 4.1 Vị thế cạnh tranh về năng lực tài chính Xét về năng lực tài chính và tài sản của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài so với các ngân hàng lớn ở Việt Nam thì các ngân hàn hầu như chỉ đầu tư vốn điều lệ ở mức 3000 tỷ đồng theo quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo lộ trình của Việt Nam. Các ngân hàng lớn ở Việt Nam đều đã dừng nâng mức vốn điều Page 7 of 16 lệ của mình và đặc biệt là các ngân hàng hàng đầu Việt Nam thì vốn điều lệ đã lên đến hàng chục ngàn tỷ vào năm 2012 (chi tiết theo bảng thông kê bên dưới). Như vậy về vị thế cạnh tranh về năng lực tài chính thì các ngân hàng 100% vốn nước ngoài còn thua xa các ngân hàng lớn trong nước và tương đương với các ngân hàng phổ thông. Trong thời gian tới nếu việc đầu tư trực tiếp nước ngoài được thông thoát và có sức thu hút hơn đặt biệt là trong lĩnh vực ngân hàng thì có thể các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng vốn điều lệ lên để cạnh tranh với các ngân hàng trong nước. Tiềm lực của các ngân hàng nước ngoài là rất lớn vì vậy mà các ngân hàng trong nước cũng không nên quá chủ quan về năng lực cạnh tranh về tài chính của mình. So sánh vốn điều lệ của một số ngân hàng nội và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đến 31/12/2012. Đơn vị: tỷ đồng STT Tên viết tắt Vốn điều lệ STT Tên viết tắt Vốn điều lệ NHTMVN 31/12/2012 NH 100% vốn nước ngoài 31/12/2012 1 Vietcombank 23.174 1 ANZ 3.000 2 Vietinbank 26.218 2 HSBC 3.000 3 Agribank 29.154 3 Standard Chartered 3.000 4 BIDV 23.012 4 Hong Leong 3.000 5 Sacombank 10.740 5 Shinhan Viet Nam 7.5417,1 6 Eximbank 12.355 7 Techcombank 8 788 Nguồn: Website ngân hàng nhà nước Việt Nam Xét về tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/7/2012 Page 8 of 16 Nguồn: Website ngân hàng nhà nước Xét về thị phần tổng tài sản thì đến 31/07/2012 thì thị phần của các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng khoản 10,66%, trong khi thị phần của các ngân hàng TMCP chiếm đến 44,25% và các ngân hàng TM nhà nước chiếm đến 40,86%. Như vậy tổng tài sản của các ngân hàng nước ngoài chỉ bằng ¼ các ngân hàng trong nước. Điều này chứng minh năng lực cạnh tranh về tài chính của các ngân hàng nước ngoài còn kém so với các ngân hàng trong nước . Tuy nhiên, tính đến 30/06/2013, tài sản của khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng 14,8%, trong khi mức tăng của khối ngân hàng cổ phần lại không đáng kể. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước. 4.2 Cạnh tranh về thị phần : Cơ cấu thị phần huy động (đơn vị: %) Page 9 of 16 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Xét về cơ cấu thị phần huy động thì qua các năm, các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm thị phần từ 6,6% đến 8,8%. Trong khi đó các ngân hàng trong nước chiếm thị phần trên 80%. Có thể các ngân hàng nước ngoài còn xa lạ với người dân Việt Nam nên thị phần huy động vốn còn thấp. Tuy nhiên, khoảng 80 ngân hàng và phần lớn thị phần tập trung vào các ngân hàng dẫn đầu nên rất có thể các ngân hàng nước ngoài lại có sức thu hút vốn hơn các ngân hàng nhỏ trong nước. Tương tự như vậy thị phần tín dụng của các ngân hàng nước ngoài cũng chỉ chiếm từ 8% đến 11%. Điều này cũng dễ hiểu là do thị phần huy động thấp nên dẫn đến khả năng cho vay cũng thấp, đó là chưa kể đến việc xét, cấp hạn mức tín dụng của các ngân hàng nước ngoài có thể khó khăn hơn các ngân hàng trong nước. Hiện tại các ngân hàng nước ngoài còn bị cản trở bởi một số chính sách bảo hộ ngân hàng trong nước của chính phủ nên việc cạnh tranh còn chưa công bằng, sắp đến Việt Nam buộc phải tháo dần các rào cản thì có thể các ngân hàng nước ngoài sẽ có chiến lược cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh được nâng cao hơn. Cơ cấu thị phần tín dụng (đơn vị: %) Page 10 of 16 [...]... trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở Page 13 of 16 rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho...Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam 4.3 Cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng nước ngoài) luôn có lợi thế trong thu hút nguồn nhân lực so với các ngân hàng trong nước, bởi họ có rất nhiều yếu tố hấp dẫn nguồn lao động trẻ Thứ nhất,... ngoài tại Việt Nam trong tương lai Nhìn chung, các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đóng vai trò là cầu nối thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Các tổ chức này là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các ngân hàng thương mại trong nước, nhưng cũng là kênh truyền dẫn vào Việt Nam những công nghệ ngân hàng hiện đại, những thông lệ quốc tế về quản trị tốt nhất và là nguồn tài chính... hết các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp 100% vốn FDI, doanh nghiệp liên doanh và một số tổng công ty Nhà nước có ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Hầu hết đây là những doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính đủ mạnh, đây cũng là hoạt động chính và thế mạnh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. .. 9/2010, Ngân hàng HSBC cũng đã khai trương chi nhánh thứ 5 tại Việt Nam Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng nước ngoài mới ra đời đa dạng hơn như : bảo lãnh, tư vấn khách hàng, … Đồng thời các NHNg sẽ triển khai cung cấp các sản phẩm hiện đại như: Giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế; thực hiện các giao dịch hoán đổi (lãi suất, hoán đổi các đồng tiền) và các công... của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Có thể thấy, khi những rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và... khách hàng không trả nợ - Hoạt động huy động vốn: Bên cạnh việc nhờ vào vốn được cấp từ ngân hàng mẹ, có thể nói trong những năm gần đây chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có chính sách huy động vốn đúng đắn và chính nhờ chính sách này các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tính thanh khoản tốt hơn các ngân hàng thương mại khác Đặc biệt hơn chi nhánh ngân hàng huy động được USD tại thị trường nước ngoài. .. của HSBC trên thị trường Việt Nam 4.5 Cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ : Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài luôn đi tiên phong trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam Nhiều ngân hàng nước ngoài đã có những chiến lược mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng khá tốt và đa dạng Nếu như trước kia hầu hết các ngân hàng này chỉ tập trung... nhỏ bổ sung cho thị trường tài chính của Việt Nam Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới Do vậy, có thể nói các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường chiếm ưu thế trong các dịch vụ thanh toán và hoạt động phi tín dụng Không chỉ thâu tóm hàng loạt khách hàng lớn, ngân hàng nước ngoài còn đang lên kế hoạch chiếm lĩnh khối... khách hàng giảm rủi ro trong hoạt động tài chính; tín dụng hàng hoá 5 Triển vọng phát triển 5.1 Các nhân tố khách quan góp phần thúc đẩy phát triển các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong tương lai 5.1.1 Pháp lý Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong

Ngày đăng: 24/11/2014, 00:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan