Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và cho vay hộ nông nghiệp tại Ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh.doc

28 1.3K 14
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và cho vay hộ nông nghiệp tại Ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và cho vay hộ nông nghiệp tại Ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh

Trang 1

MỤC LỤC

Chương I: Tổng quan về ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh 6

1 Giới thiệu chung 6

1.1 Lịch sử hình thành 6

1.2 Các lĩnh vực hoạt động 6

2.Vai trò: 7

2.1 Đối với nền kinh tế 7

2.2 Đối với xã hội 8

Chương II: Quá trình thực tập 9

1.Giới thiệu sơ lược về phòng tín dụng 9

1 Phân tích hạn chế của một số sản phẩm tài chính được cung cấp tại ngânhàng Agribank Yên Phong- Bắc Ninh 11

1.1 Thanh toán quốc tế: 11

2.1/ Biện pháp cho dịch vụ thanh toán quốc tế: 19

2.1.1 Mở rộng các hình thức huy động vốn ngoại tệ và đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn 20

2.1.2 Giải pháp về khách hàng 21

2.1.3 Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mạng lưới thông tin 21

2.1.4 Đa dạng hoá và phát triển toàn diện các hình thức thanh toán 222.1.5 Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế 22

2.2/ Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 22

2.2.1 Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay 22

Trang 2

2.2.4 Thành lập công ty mua bán nợ và xử lý tài sản tại Ngân hàng chính 26

2.2.5 Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua thực hiện đường lối chính sách của Đảng và

nhà nước đã đề ra, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình sâu sắc: từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, giờ đây nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vững chắc hơn, bước đầu thoát khỏi những khó khăn do thời kì trước để lại Tuy nhiên, Việt Nam là một nước có 70% dân số làm nông nghiệp Vì vậy, ngành nông nghiệp có thể coi là ngành kinh tế then chốt của Đất nước Do đó, việc đầu tư vào nông nghiệp là một việc hết sức cần thiết để giúp bà con nông dân phát triển quy mô và hoạt động có hiệu quả để mang lại lợi ích cho Đất nước Bởi thế trong những năm qua nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến lĩnh vực này và luôn sẵn sàng bỏ ra một số vốn không nhỏ để thúc đẩy việc phát triển của ngành không chỉ trong nước mà còn mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu ra nước ngoài Để thực hiện được điều này ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đóng vai trò hết sức quan trọng là kênh dẫn vốn từ nhà nước tới bà con nông dân.

Giữ vững mục tiêu hoạt động, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn tạo điều kiện đưa ra những sản phẩm tài chính và các dịch vụ hết sức thiết thực với các thủ tục hợp lý để giúp các hộ nông nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, yên tâm sản xuất để góp phần cải thiện đời sống cũng như thúc đẩy sự phát triển của Đất nước trong giai đoạn mới hiện nay Để có thể hiểu rõ về hoạt động dịch vụ cũng như hoạt động hoạt động cho vay tại ngân hàng chúng em đã lựa

Trang 4

vay hộ nông nghiệp tại Ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh”.

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Hoàng Linh và sự giúp đỡ hết mình của cán bộ tín dụng Ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh để hoàn thành báo cáo thực tập giữa khóa này.

Nhóm sinh viên lớp Anh 3- K46- ĐTCK

Trang 5

Chương I: Tổng quan về ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh

1 Giới thiệu chung1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

AGRIBANK Yên Phong được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay.

1.2 Các lĩnh vực hoạt độnga) Dịch vụ tiền gửi

 Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

 Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức và kỳ hạn phong phú

b) Dịch vụ tín dụng

 Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế

Trang 6

 Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực

 cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ công nhân viên và các đối tượng khác.

c) Dịch vụ thanh toán trong nước

 Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế

 Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước

 Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án Thu, chi hộ đơn vị  Cho trả lương qua tài khoản

d) Các sản phẩm dịch vụ khác

 Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng

 Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức

 Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế VISA, MASTER CARD

 Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác

1 Vai trò:

2.1 Đối với nền kinh tế

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới

Trang 7

(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ.

2.2 Đối với xã hội

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước Chỉ riêng năm 2009, Agribank đã đóng góp xây dựng hàng chục trường học, hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, chữa bệnh và tặng hàng vạn suất quà cho đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai với số tiền hàng trăm tỷ đồng Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên Cũng trong năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009).

Trang 8

Chương II: Quá trình thực tập 1 Giới thiệu sơ lược về phòng tín dụng

- Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp và tiêu dùng

- Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi - Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng - Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn

- Một số nghiệp vụ có liên quan khác

1.3.Vai trò

Phòng tín dụng Ngân hàng Agribank Yên Phong, Bắc Ninh bao gồm 17

người trên tổng số 34 người, cho thấy phòng tín dụng nắm giữ một vai trò chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng Lĩnh vực tài cho vay chủ yếu của

Trang 9

ngân hàng là cho vay hộ nông nghiệp Sáu tháng đầu năm 2010 tổng cho vay

đạt mức 148 tỷ 375 triệu đồng Tăng 16,8% so với cùng kì năm 2009 Cho

thấy một sự cải thiện đáng kể trong hoạt động tại lĩnh vực cho vay của Ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc Ninh, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay hộ nông nghiệp và cho vay tiêu dùng.

2 Quá trình thực tập tại phòng tín dụng

- 28/6: Đến liên hệ xin thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Agribank YênPhong Bắc Ninh.

- Tuần 1: Tìm hiểu về chi nhánh ngân hàng Agribank Yên Phong Bắc

Ninh về môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động… và lựa chọn đề tài kiến tập.

- Tuần 2: Sau khi đã lựa chọn đề tài thì xin vào phòng tín dụng của chi

nhánh, bắt đầu tìm hiểu về các bước thẩm định hồ sơ cho vay, đọc cẩm nang tín dụng của Ngân hàng Agribank và đọc các hồ sơ báo cáo thẩm định dự án.

- Tuần 3: Quan sát công việc của cán bộ phòng Tín dụng và phòng

thanh toán của chi nhánh Thực hiện các công việc được giao Hỏi những điều chưa rõ về các sản phẩm cho vay và các hoạt động dịch vụ Xin thêm một số tài liệu để nghiên cứu cho việc viết báo cáo.

- Tuần 4: Hoàn thành việc viết báo cáo, xin thêm những tài liệu cần

thiết Xin ý kiến về báo cáo kiến tập

- 31/7: Xin giấy chứng nhận và nhận xét của phòng về đợt kiến tập, Kết

thúc đợt kiến tập.

Trang 10

Chương III: Phân tích các sản phẩm tài chính và đề xuấtbiện pháp khắc phục hạn chế

1 Phân tích hạn chế của một số sản phẩm tài chính được cung cấptại ngân hàng Agribank Yên Phong- Bắc Ninh

1.1 Thanh toán quốc tế:1.1.1 Các loại hình cung cấpa) Chuyển tiền đi:

 Đối tượng khách hàng:

- Khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa dịch vụ- Cá nhân chuyển tiền theo quy định của Ngân hàng nhà nước

Hồ sơ, thủ tục:

Đối với khách hàng là doanh nghiệp

- Để thực hiện chuyển tiền khách hàng cần phải có: - Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của Ngân hàng)

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng nếu có nhu cầu mua ngoại tệ của ngân hàng để thanh toán)

- Hợp đồng ngoại (có đóng dâú sao y bản chính của đơn vị)

Trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng sau khi đã nhận hàng phải xuất trình thêm bộ chứng từ nhận hàng và tờ khai hải quan bản photo có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị, đồng thời xuất trình tờ khai bản gốc để Ngân hàng đối chiếu.

 Đối với khách hàng cá nhân

Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam:

Trang 11

- Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền (Ví dụ: chuyển tiền cho học tập, chữa bệnh, định cư ở nước ngoài, du lịch, thăm viếng, sinh hoạt phí, trợ cấp, thừa kế…vv)

- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân theo qui định (Photocopy Sổ hộ khẩu, CMND hoặc giấy xác nhận của nơi cư trú…)

Đối với khách hàng cá nhân người nước ngoài:

- Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền (Ví dụ: chuyển tiền cho học tập, chữa bệnh, định cư ở nước ngoài, du lịch, thăm viếng, sinh hoạt phí, trợ cấp, thừa kế…)

- Hộ chiếu/Visa nhập cảnh còn hiệu lực.

Sau khi bộ hồ sơ được chấp thuận, khách hàng nộp tiền mặt hoặc trích từ tài khoản đề nghị Agribank bán ngoại tệ để thực hiện việc chuyển tiền.

b) Chuyển tiền đến:

 Đối tượng khách hàng:

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và cá nhân có thân nhân ở nước ngoài chuyển tiền về.

 Hồ sơ, thủ tục:

Khách hàng có nhu cầu chuyền tiền từ nước ngoài về tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc nội tệ của mình tại Agribank Yên Phong cần thông báo cho khách hàng hoặc thân nhân ở nước ngoài lưu ý một số điểm sau:

- Ghi rõ tên, địa chỉ của người chủ tài khoản tại ngân hàng Agribank Yên Phong

- Ghi rõ số tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc nội tệ cảu người nhận tiền tại Agribank Yên Phong:

+ Tên, địa chỉ SWIFT CODE Ngân hàng của người nhận tiền

Trang 12

Trong trường hợp người nhận tiền không có tài khoản tại ngân hàng Agribank Yên Phong, cần ghi cụ thể tên và địa chỉ người thụ hưởng, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu.

c.Thanh toán biên mậu:

Đối tượng khách hàng:

- Khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Hồ sơ, thủ tục:

trường hợp khách hàng lần đầu đến giao dịch về thanh toán quốc tế,

khách hàng trình cho Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế 01 bộ hồ sơ pháp lý bản sao bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng( nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ( có mã số xuất nhập khẩu)

Để thực hiện chuyển tiền khách hàng cần xuất trình hồ sơ chuyển tiền gồm:

- 02 Giấy đề nghị chuyển tiền

- Hợp đồng ngoại( có đóng dấu sao ý bản chính của đơn vị)

Trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng sau khi đã nhận hàng phải xuất trình thêm bộ chứng từ nhận hàng và tờ khai hải quan bản photo có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị, đồng thời xuất trình tờ khai bản gốc để Ngân hàng đối chiếu.

1.1.2 Tổng hợp kết quả kinh doanh từ các hoạt động dịch vụ

Bảng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ( Đơn vị: tỷ đồng)

Trang 13

- Nguồn vốn nội ngoại tệ nằm trong tay dân cư còn rất lớn Ngân hàng còn chưa huy động được, nguồn vốn ngoại tệ còn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp.

Trang 14

- Về thanh toán, mạng lưới rộng khắp của NHNN & PTNT tỉnh Bắc Ninh đang được các Ngân hàng khác sử dụng là kênh thanh toán và chi trả kiều hối.

- Một số lượng vốn ngoại tệ được chuyển sang VNĐ trước khi thanh toán qua NHNN tỉnh về các huyện bằng đường chuyển tiền điện tử Kết quả là NHNN & PTNT thành phố chỉ trung gian chuyển tiền không thu được phí Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là ngoại tệ mạnh vẫn mang tính tự phát từ chi nhánh.

- Chi nhánh hầu như mới đáp ứng được hai loại ngoại tệ là đồng USD và EURO còn các loại ngoại tệ khác như HKD, JYP,CHF có hoạt động nhưng ít.

-Thị trường hoạt động chủ yếu là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn do đó việc huy động nguồn vốn ngoại tệ cũng gặp nhiều khó khăn.

1.2 Sản phẩm cho vay

1.2.1/ Cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đìnha) Tiện ích

- Có thể lựa chọn thời hạn vay trong ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn, nguồn và khả năng trả nợ của chính gia đình mình.

- Lãi suất: lãi suất ban hành áp dụng tại thời điểm cho vay.

- Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.

- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận

b) Điều kiện để ngân hàng thực hiện cho vay

Trang 15

- Khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự; có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành hoặc khu vực giáp ranh, nơi có trụ sở của các chi nhánh Agribank.

- Phương án sử dụng vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng mang lại hiệu quả, đảm bảo có lợi nhuận đủ để trả nợ, lãi cho Ngân hàng.

c) Tài sản đảm bảo

- Bất động sản: Nhà, đất…

- Động sản: Hàng hóa, máy móc thiết bị, ôtô, phương tiện vận tải… đã mua các loại bảo hiểm cần thiết.

- Sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, chứng chỉ tài khoản tiền gửi; - Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác;

- Tài sản khác phù hợp với đánh giá của Ngân hàng.

Tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp, hoàn thành các thủ tục cầm cố và thế chấp đối với Ngân hàng, được quản giữ theo pháp luật hiện hành Khách hàng có thể cam kết thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba bảo lãnh cho việc vay tiền.

Trang 16

- Tổng dư nợ đến 30/6/2010: 189.647 triệu, tăng so với 31/12/2009 là 26.411 triệu, tốc độ tăng là 16,18%, so với cùng kì tăng 17.416 triệu đạt 99,81% kế hoạch quý II năm 2010 ( bao gồm cả 7 tỷ xin bổ sung ngoài kế hoạch).

 Phân tích cơ cấu dư nợ theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn: 135.403 triệu, chiếm tỷ trọng 71,4% tổng dư nợ - Dư nợ trung hạn: 54.012 triệu chiếm tỷ trọng 28,48% tổng dư nợ - Dư nợ dài hạn: 232 triệu chiếm tỷ trọng 0,12% tổng dư nợ.

- Dư nợ ủy thác đầu tư: 3.483 triệu  Nợ xấu: 2.047 triệu chiếm tỷ lệ 1,08%

Trang 17

+ Nợ nhóm 3: 1.163 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,61% tổng dư nợ + Nợ nhóm 4: 311 triệu chiếm tỷ lệ 0,16% tổng dư nợ.

+ Nợ nhóm 5: 573 triệu chiếm tỷ lệ 0,3% tổng dư nợ  Cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định 2213/QĐ- TTG: + Tổng doanh số cho vay đạt 7.685 triệu đồng.

+ Số khách hàng được vay vốn: 51 món.

+ Đối tượng đầu tư: 48 xe ô tô tải, 5 máy cày, 7 máy tuốt lúa, 6 máy gặt.

1.2.3 Hạn chế

- Mức vốn đầu tư bình quân cho một hộ sản xuất còn ở mức độ trung bình Cho vay mang tính chất dàn trải còn ở thế bị động, khách hàng đi tìm Ngân hàng chứ Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa chuyển mạnh sang đầu tư dự án.

- Chất lượng các dự án đầu tư còn kém mang tính hình thức, nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng được dự án và phương án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng Có khi phương án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ "vẽ" lên mà thôi Hơn nữa các thông tin báo cáo của hộ gia đình chỉ là hình thức, số liệu phản ánh không đúng sự thật, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành.

- Chất lượng kinh doanh đối với cán bộ tín dụng chưa đồng đều, còn tiềm ẩn nợ quá hạn, nợ quá hạn chưa bộc lộ rõ và chưa xử lý kịp thời.

Do thực hiện đầu tư trực tiếp là chủ yếu, việc mở ra cho vay liên doanh là còn ít; trong khi đó cán bộ làm công tác tín dụng còn thấp( chiếm 45%), do đó dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng( Bình quân một CBTD phụ trách hơn 800 hộ) Chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều dự án mang tính hình

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan