bài giảng kinh tế học chương 14 tổng cầu và tổng cung

24 467 0
bài giảng kinh tế học chương 14 tổng cầu và tổng cung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 1 CHƯƠNG 14 TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hoá và dịch vụ liên tục tăng lên theo thời gian. Do có sự gia tăng của lực lượng lao động, tư bản và tiến bộ công nghệ, nền kinh tế ngày càng có thể sản xuất nhiều hơn. Sự tăng trưởng này cho phép mọi người hưởng thụ mức sống cao hơn. Trung bình trong 50 n ăm qua, sản lượng của nền kinh tế Mỹ tính bằng GDP thực tế tăng trưởng khoảng 3 phần trăm mỗi năm. Tuy nhiên, trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường này đã không xảy ra. Các doanh nghiệp không bán được hết hàng hoá và dịch vụ và quyết định cắt giảm mức sản xuất. Nhiều công nhân bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nhiều nhà máy bị b ỏ không. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá và dịch vụ ít hơn, GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm đi. Những thời kỳ thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái nếu tình hình không nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảng nếu vấn đề thực sự nghiêm trọng. Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tế trong ngắn hạn? Các chính sách công cộng có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm và thất nghiệp tăng cao? Khi kinh tế suy giảm hoặc suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để giảm bớt độ dài và mức độ trầm trọng của chúng? Đây là những câu hỏi mà chúng ta xem xét trong chương này và hai chương tiếp theo. Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các biến số mà chúng ta đã biết. Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức giá. Các công cụ chính sách của chính phủ như chi tiêu, thuế và cung ứng tiền tệ cũng đã quen thuộc với chúng ta. Điểm khác biệt ở trong các chương tiếp theo là khoảng thời gian phân tích. Trọng tâm của bảy chương vừa rồi là nền kinh tế trong dài hạn. Giờ đây, chúng ta quan tâm đến những biến động trong ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn củ a nền kinh tế. Mặc dù còn có sự tranh luận giữa các nhà kinh tế về phương pháp phân tích biến động kinh tế trong ngắn hạn, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung. Học cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các chính sách là nhiệm vụ chủ yếu sắp tới của chúng ta. Trong chương này, chúng ta bàn đến hai mảng then chốt của mô hình là tổng cầu và tổng cung. Sau khi có cái nhìn tổ ng quan về mô hình trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong hai chương tiếp theo. BA ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ Những biến động trong ngắn hạn của các hoạt động kinh tế diễn ra ở tất cả các nước và mọi thời đại trong suốt chiều dài lịch sử. Để có điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu những biến động từ năm này sang năm khác, chúng ta hãy trình bày một vài tính chất quan trọng nhất của chúng. Đặc điểm 1: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Như thuật ngữ này cho thấy, biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Khi GDP tăng trưởng nhanh, hoạt động kinh doanh phát đạt. Các doanh nghiệp có nhiều khách hàng và lợi nhuận ngày càng tăng. Ngược lại, khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 2 bán được ít hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng biến động kinh tế diễn ra theo một quy luật và có thể dự báo được. Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự báo với độ chính xác cao. Phần (a) của hình 1 biểu thị GDP của Mỹ từ năm 1965. Ph ần có mầu tối chỉ ra những thời kỳ suy thoái. Như biểu đồ này cho thấy, các đợt suy thoái không diễn ra đều đặn theo thời gian. Đôi khi các đợt suy thoái diễn ra gần nhau như trong năm 1980 và 1982. Song trong nhiều năm khác, nền kinh tế lại không trải qua đợt suy thoái nào. Hình 1. Quan sát biến động kinh tế ngắn hạn. Hình này biểu thị GDP thực tế trong phần (a), chi tiêu cho đầu tư trong phần (b), và tỷ lệ thất nghiệp trong phần (c) của nền kinh tế Mỹ Suy thoái (a) GDP thực tế Tỷ đô la 1992 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000 5.500 6.000 6.500 $ 7.000 GDP thực tế ( b ) Chi tiêu cho đầu t ư Tỷ đô la 1992 300 400 500 600 700 800 900 1 , 000 $ 1 , 100 Chi tiêu cho đầu t ư 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 Suy thoái (c) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp 0 2 4 6 8 10 12 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 Phần trăm lực lượng lao động S uy thoái NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 3 với số liệu quý từ năm 1965. Các cuộc suy thoái được đánh dấu bởi các vùng màu tối. Hãy chú ý rằng, GDP thực tế và chi tiêu cho đầu tư giảm trong thời kỳ suy thoái, trong khi thất nghiệp tăng. Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, Bộ lao động Mỹ. Đặc điểm 2: Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động GDP thực tế là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nh ất để theo dõi những thay đổi trong ngắn hạn của nền kinh tế vì nó là chỉ tiêu toàn diện nhất về hoạt động kinh tế. GDP thực tế phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Nó cũng phản ánh tổng thu nhập (đã loại trừ lạm phát) của mọi người trong nền kinh tế. Nhưng thực ra khi theo dõi biến độ ng kinh tế ngắn hạn, việc sử dụng chỉ tiêu nào để phản ánh hoạt động kinh tế mà chúng ta theo dõi không quan trọng. Phần lớn các biến số kinh tế vĩ mô đo lường thu nhập, chi tiêu hay mức sản xuất, cùng biến động. Khi GDP giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống. Do suy thoái là một hiện tượng x ảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều nguồn số liệu vĩ mô khác nhau. Mặc dù các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động, song chúng biến động với quy mô khác nhau. Cụ thể, như trong phần (b) của hình 1 cho thấy, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ bằng khoảng một phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp vào hai ph ần ba mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác, khi các điều kiện kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới. Đặc điểm 3: Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng Những thay đổi trong sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với nhữ ng thay đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách khác, khi GDP thực tế giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: khi các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng. Phần (c) trong hình 1 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ từ nă m 1965. Một lần nữa, các thời kỳ suy thoái được đánh dấu bằng các vùng màu tối. Biểu đồ cho thấy tác động rõ rệt của suy thoái lên thất nghiệp. Trong mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống bằng không, mà thường biến độ ng xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng khoảng 5 phần trăm. Kiểm tra nhanh: Hãy nêu và giải thích ba đặc điểm then chốt của những biến động kinh tế. LÝ GIẢI NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN Việc mô tả xu thế định kỳ mà nền kinh tế trải qua khi nó biến động theo thời gian là một công việc đơn giản. Song việc lý giải nguyên nhân gây ra những biến động đó khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu so với các chủ đề mà chúng ta đã nghiên cứu trong các chương trước, lý thuyết về biến động kinh tế vẫn còn tranh luận nhiều. Trong chương này và hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển mô hình mà phần lớn các nhà kinh tế sử dụng để lý giải các biến động kinh tế ngắn hạn. Ngắn hạn và dài hạn khác nhau như thế nào Trong các chương trước, chúng ta đã xây dựng những mô hình xác đị nh các biến số kinh tế vĩ NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 4 mô quan trọng nhất trong dài hạn. Chương 24 lý giải thích quy mô và tốc độ tăng năng suất và GDP thực tế. Chương 25 lý giải việc lãi suất điều chỉnh như thế nào để cân bằng đầu tư và tiết kiệm. Chương 26 lý giải tại sao luôn có thất nghiệp trong nền kinh tế. Chương 27 và 28 trình bày hệ thống tiền tệ và những thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng đến mứ c giá, lạm phát và lãi suất danh nghĩa như thế nào. Chương 29 và 30 mở rộng phân tích này cho nền kinh tế mở để lý giải cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Tất cả những phân tích này trong phần trên đều dựa vào hai ý tưởng có quan hệ với nhau là sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền. Nhớ lại rằng sự phân đôi cổ điển là sự tách biệt giữa các biến thực t ế (tính bằng lượng hay giá tương đối) và các biến danh nghĩa (tính bằng tiền). Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa, chứ không ảnh hưởng đến các biến thực tế. Với tính trung lập của tiền, chương 24, 25 và 26 có thể xem xét các yếu tố quyết định những biến thực tế (GDP thực t ế, lãi suất thực tế và thất nghiệp) mà không cần đưa vào các biến danh nghĩa như cung ứng tiền tệ và mức giá. Những giả định này của kinh tế học vĩ mô cổ điển có thể áp dụng vào thế giới mà chúng ta đang sống không? Lời giải đáp cho câu hỏi này có vai trò quyết định trong việc tìm hiểu phương thức vận hành của nền kinh tế: Hầu hết các nhà kinh tế cho rằ ng lý thuyết kinh tế cổ điển mô tả thế giới trong dài hạn, chứ không phải trong ngắn hạn. Sau vài năm, thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng đến mức giá và các biến danh nghĩa khác, nhưng không ảnh hưởng đến GDP thực tế, thất nghiệp hay các biến thực tế khác. Khi nghiên cứu về những thay đổi từ năm này qua năm khác, giả định về tính trung lập củ a tiền không còn đúng nữa. Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng trong ngắn hạn, các biến thực tế và danh nghĩa liên quan với nhau. Đặc biệt, thay đổi trong cung ứng tiền tệ có thể tạm thời đẩy sản lượng ra khỏi xu thế dài hạn của nó. Do đó, để hiểu nền kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần một mô hình mới. Để xây dựng mô hình này, chúng ta dựa vào những công cụ đã phát triển trong các chươ ng trước và không dựa vào sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền. Mô hình cơ bản về biến động kinh tế Mô hình của chúng ta về các biến động kinh tế ngắn hạn tập trung vào hành vi của hai biến số. Biến thứ nhất là sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế tính bằng GDP thực tế. Biến thứ hai là mức giá chung tính bằng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP. Cần chú ý rằng sản lượng là biến thực tế trong khi mức giá là biến danh nghĩa. Do đó, bằng cách tập trung vào mối quan hệ giữa hai biến số này, có nghĩa chúng ta thừa nhận không có sự phân đôi cổ điển. Hình 2. Tổng cầu và tổng cung. Các nhà kinh tế sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để phân tích các biến động kinh tế. Trên trục tung là mức giá chung. Trên trụ c hoành là tổng Sản lượng cân bằng Sản lư ợ n g Mức g iá 0 Mức giá cân bằng Tổng cung Tổng cầu NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 5 lượng hàng hoá và dịch vụ được nền kinh tế sản xuất ra. Sản lượng và mức giá điều chỉnh đến điểm mà tại đó đường tổng cầu và tổng cung cắt nhau. Chúng ta phân tích biến động của cả nền kinh tế với tư cách một tổng thể bằng mô hình tổng cầu và tổng cung được minh họa trong hình 2. Trên trục tung là mức giá chung trong nền kinh tế. Trên trục hoành là tổng sả n lượng hàng hoá và dịch vụ. Đường tổng cầu cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ muốn mua tại mỗi mức giá. Đường tổng cung cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn bán ra tại mỗi mức giá. Theo mô hình này, mức giá và sản lượng điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung. Chúng ta có thể muốn coi mô hình này chẳng qua là hình ảnh phóng to của mô hình cung và cầu th ị trường đã được đề cập trong chương 4. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình này khác hẳn. Khi chúng ta xem xét cung và cầu trên một thị trường cụ thể, chẳng hạn thị trường kem, hành vi của người mua và bán phụ thuộc vào khả năng di chuyển nguồn lực từ thị trường này qua thị trường khác. Khi giá kem tăng lên, lượng cầu giảm đi vì người tiêu dùng muốn mua sản phẩm khác. Tương tự như vậy, khi giá kem tăng, lượ ng cung tăng do các nhà sản xuất có thể tăng sản lượng bằng cách thuê thêm lao động từ các bộ phận khác của nền kinh tế. Sự thay thế mang tính kinh tế vi mô từ thị trường này sang thị trường kia không có ý nghĩa khi chúng ta phân tích cho cả nền kinh tế. Xét cho cùng, lượng hàng mà mô hình của chúng ta tìm cách lý giải - GDP thực tế - phản ánh tổng lượng hàng hoá sản xuất trên tất cả các thị trường. Để hiểu tại sao đường tổ ng cầu dốc xuống và đường tổng cung dốc lên, chúng ta cần có lý thuyết kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây dựng một lý thuyết như vậy. Kiểm tra nhanh: Hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn khác với hành vi của nó trong dài hạn như thế nào? Hãy vẽ mô hình tổng cầu và tổng cung. Các biến số nào nằm ở trên hai trục? ĐƯỜNG TỔNG CẦU Đường tổng cầu cho biết tổng lượ ng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tại mức giá bất kỳ cho trước. Hình 3 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống. Điều này có nghĩa là nếu những cái khác không thay đổi, sự giảm sút mức giá chung của nền kinh tế, ví dụ từ P 1 xuống P 2 , có xu hướng làm cho lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng, chẳng hạn từ Y 1 lên Y 2 . Tại sao đường tổng cầu dốc xuống Tại sao sự giảm sút mức giá chung lại làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhớ lại rằng GDP thực tế (Y) bằng tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX): Y = C + I + G + NX Các thành tố này đều đóng góp vào t ổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Bây giờ, chúng ta giả định rằng, chi tiêu của chính phủ được cố định bởi chính sách. Ba thành tố còn lại - tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng - phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, cụ thể là mức giá chung. Bởi vậy, để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống, chúng ta phải xem mức giá ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hoá và dịch v ụ cho tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng như thế nào. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 6 Hình 3. Đường tổng cầu. Sự giảm sút mức giá từ P 1 xuống P 2 làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ từ Y 1 lên Y 2 . Mối quan hệ nghịch này do ba nguyên nhân gây ra. Khi mức giá giảm, của cải thực tế tăng, lãi suất giảm và tỷ giá hối đoái giảm. Các hiệu ứng này kích thích tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng. Tăng chi tiêu cho các thành tố của sản lượng có nghĩa là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn. Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải. Hãy nhìn vào khoản tiền trong ví hay tài khoản ngân hàng của bạn. Giá trị danh nghĩa c ủa những khoản tiền này cố định, nhưng giá trị thực tế của nó thì không. Khi mức giá giảm, những đồng tiền này có giá hơn vì chúng có thể mua được nhiều hàng hoá hơn. Như vậy, sự giảm sút mức giá làm cho người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều của cải hơn và điều này khuyến khích họ mua nhiều hơn. Chi cho tiêu dùng tăng lên có nghĩa là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn. Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất. Như đã thảo luận trong chương 28, mức giá là một trong những yếu tố quyết định của lượng cầu về tiền. Với mức giá thấp hơn, mọi người cần ít tiền hơn cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy khi mức giá giảm, các hộ gia đình sẽ tìm cách giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách cho vay m ột phần số tiền hiện có. Ví dụ, một hộ gia đình nào đó có thể dùng số tiền dôi ra của mình để mua trái phiếu có lãi. Hoặc họ có thể gửi vào tài khoản tiết kiệm và ngân hàng lại dùng khoản tiền này để cho vay. Trong cả hai trường hợp, do các hộ gia đình chuyển một phần số tiền nắm giữ thành các tài sản sinh lãi, họ làm cho lãi suất giảm xuống. Lãi suất giảm đến lượt nó lạ i kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị mới hoặc các hộ gia đình mua nhà ở mới. Do vậy, mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu mua hàng đầu tư và qua đó làm tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái. Như chúng ta vừa thảo luận, mức giá thấp hơn ở Mỹ làm cho lãi suất ở Mỹ thấp hơn. Điều này làm cho một số nhà đầu tư muốn đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài. Ví dụ, khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm, một quỹ hỗ tương bán trái phiếu chính phủ Mỹ để mua trái phiếu chính phủ Đức. Khi quỹ hỗ tương chuyển tài sản ra nước ngoài, nó làm tăng cung về đô la trên thị trường ngoại tệ. Sự tăng cung về đô la làm cho đồng đô la giảm giá so với các đồng tiền khác. Vì một đô la giờ đây mua được ít đơn vị ngoại tệ hơn, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt hơn hàng hoá và dịch vụ Mỹ. Sự thay đổi này trong tỷ giá hối đoái thực tế (giá tương đối của hàng nội so với hàng ngoại) làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu) sẽ tăng lên. Như vậy, khi sự giảm sút mức giá làm cho lãi suất giảm, tỷ giá hối đoái Sản lượng Mức giá 0 Tổng cầu P 1 Y 1 Y 2 P 2 2. làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ 1. Sự giảm sút trong mức giá NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 7 thực tế giảm, dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và qua đó làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Tóm tắt. Như vậy có ba lý do có quan hệ với nhau lý giải tại sao khi mức giá giảm, lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng: (1) Người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều tài sản hơn nên tăng cầu về hàng tiêu dùng. (2) Lãi suất giảm và điều này kích thích cầu về hàng hoá đầu tư. (3) T ỷ giá hối đoái thực tế giảm, kích thích nhu cầu về xuất khẩu ròng. Vì cả ba lý do này mà đường tổng cầu dốc xuống. Điều quan trọng là cần nhớ rằng, đường tổng cầu cũng giống như các đường cầu khác được xác định khi giữ cho “các yếu tố khác không đổi”. Đặc biệt, cả ba cách lý giải của chúng ta về đường tổng cầu dốc xuống đều giả định rằng cung ứng tiền tệ không thay đổi. Nghĩa là chúng ta đang xét xem sự thay đổi của mức giá ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ trong khi giữ cho lượng tiền trong nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta sẽ thấy, sự thay đổi trong lượng tiền sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. Hiện tại hãy nhớ rằng đường tổng cầu được vẽ cho một lượng tiền nhất định. Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển Sự dốc xuống của đường tổng cầu cho biết rằng sự suy giảm mức giá làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tại một mức giá cho trước. Khi một trong những yếu t ố này thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ về những biến cố làm dịch chuyển đường tổng cầu. Chúng ta có thể phân loại chúng theo thành tố chi tiêu trực tiếp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng. Giả sử người Mỹ đột nhiên trở nên quan tâm nhiều hơn đến tiết kiệm cho khi nghỉ hưu, và kết quả là h ọ giảm mức chi tiêu hiện tai. Do lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức giá thấp hơn, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, hãy tưởng tượng rằng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán làm cho người ta trở nên giàu có và ít quan tâm đến tiết kiệm hơn. Việc chi tiêu cho tiêu dùng tăng lên phát sinh từ đó có nghĩa là lượng cầu lớn hơn tại mỗi mức giá, do vậ y đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Vì vậy, bất cứ sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Một biến chính sách có ảnh hưởng như vậy là mức thuế. Khi chính phủ cắt giảm thuế thì điều đó đã khuyến khích mọi người tiêu dùng nhiều hơn, do đó đường tổng cầ u dịch chuyển sang phải. Khi chính phủ tăng thuế, mọi người tiêu dùng ít hơn, và đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái. Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư. Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của các doanh nghiệp tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ, ngành sản xuất máy tính cho ra mắt một dòng máy có tốc độ cao h ơn và nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào các hệ thống máy tính mới này. Do lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức giá cao hơn, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu các hãng bi quan về điều kiện kinh doanh trong tương lai thì họ có thể cắt giảm chi tiêu đầu tư và điều này làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Chính sách thuế cũng có thể ả nh hưởng tới tổng cầu thông qua đầu tư. Như chúng ta đã thấy trong chương 25, chính sách giảm thuế đầu tư (tức là chính phủ giảm thuế khi các doanh NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 8 nghiệp chi tiêu cho đầu tư) làm tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại bất kỳ mức giá nào. Bởi vậy, nó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Việc huỷ bỏ chính sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Một biến chính sách khác có thể ảnh hưởng đến đầu tư và tổng cầu là cung ứ ng tiền tệ. Như chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong chương sau, sự gia tăng cung ứng tiền tệ làm cho lãi suất giảm trong ngắn hạn. Điều này làm cho khoản vay trở nên ít tốn kém hơn, nó kích thích chi đầu tư và do đó đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Trái lại, khi cung ứng tiền tệ giảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng c ầu dịch chuyển sang trái. Nhiều nhà kinh tế tin rằng trong suốt lịch sử nước Mỹ, thay đổi trong chính sách tiền tệ là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự dịch chuyển trong tổng cầu. Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu của chính phủ. Một trong những cách trực tiếp mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua chi tiêu chính phủ. Ví dụ như quốc hội quyết định giảm mua sắ m các hệ thống vũ khí mới. Do lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ thấp hơn tại mọi mức giá, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại, nếu các chính quyền bang khởi công xây dựng nhiều đường cao tốc hơn, kết quả là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ cao hơn tại mọi mức giá và đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Sự dị ch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng. Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Ví dụ khi châu Âu bước vào thời kỳ suy thoái, nó mua ít hàng hoá hơn từ Mỹ. Điều này làm giảm xuất khẩu ròng của Mỹ và dịch chuyển đường tổng cầu của nền kinh tế Mỹ sang bên trái. Khi nền kinh tế châu Âu hồ i phục và lại mua hàng hoá của Mỹ, nó sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải. Xuất khẩu ròng nhiều khi cũng thay đổi do những biến động trong tỷ giá hối đoái. Giả sử các nhà đầu cơ quốc tế đẩy giá trị đồng đô la lên trên thị trường ngoại tệ. Sự lên giá này của đồng đô la làm cho hàng hoá của Mỹ đắt đỏ hơn so với hàng ngoại. Đi ều đó kìm hãm xuất khẩu, khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, sự mất giá của đồng đô la sẽ thúc đẩy xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường tổng cầu về bên phải. Tóm tắt. Trong chương sau, chúng ta sẽ phân tích đường tổng cầu chi tiết hơn. Chúng ta sẽ xem xét chính xác hơn các công cụ của chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu như thế nào và liệu các nhà làm chính sách có nên dùng những công cụ này cho mục đích đó không. Nhưng ở đây, bạn cũng nên biết qua tại sao đường tổng cầu dốc xuống và loại biến cố và chính sách nào có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu. Bảng 1 tóm tắt những gì chúng ta vừa học. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống? 1. Hiệu ứng của cải: Mức giá thấp hơn làm tăng của cải thực tế, kích thích chi tiêu cho tiêu dùng. 2. Hiệu ứng lãi suất: Mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu cho đầu tư. 3. Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: Mức giá thấp hơn làm giảm tỷ giá hối đoái thực tế, thúc đẩy xuất khẩu ròng. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 9 Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển? 1. Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng: Một biến cố thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn tại một mức giá cho trước (giảm thuế, thị trường chứng khoán bùng nổ) làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Một biến cố làm cho người tiêu dùng chi tiêu ít hơn tại một mức giá cho trước (tăng thuế, sự sa sút củ a thị trường chứng khoán) làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. 2. Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư: Một biến cố khiến các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn tại một mức giá cho trước (lạc quan về tương lai, giảm lãi suất do cung ứng tiền tệ tăng) dịch chuyển đường tổng cầu về bên phải. Một sự kiện khiến các doanh nghiệ p đầu tư ít đi ở một mức giá cho trước (bi quan về tương lai, lãi suất tăng do giảm cung ứng tiền tệ) dịch chuyển đường tổng cầu về bên trái. 3. Sự dịch chuyển phát sinh từ mua sắm chính phủ: Sự gia tăng mua sắm chính phủ về hàng hoá và dịch vụ (chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng hoặc xây dựng các đường cao tốc) làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Gi ảm mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (giảm chi cho quốc phòng và làm đường) làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái. 4. Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng: Một biến cố làm tăng chi tiêu cho xuất khẩu ròng tại một mức giá cho trước (bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm) sẽ dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Một biến cố làm gi ảm chi tiêu cho xuất khẩu ròng (suy thoái ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng) sẽ dịch chuyển đường tổng cầu sang trái. Bảng 1. Đường tổng cầu: Tóm tắt. Kiểm tra nhanh: Hãy giải thích ba nguyên nhân làm cho đường tổng cầu dốc xuống. Hãy nêu một ví dụ về một hiện tượng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Sự kiện này làm cho nó dịch chuyển theo hướng nào? ĐƯỜNG TỔNG CUNG Đường tổng cung cho biết tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra và muốn bán tại mỗi mức giá cho trước bất kỳ. Không giống như đường tổng cầu lúc nào cũ ng dốc xuống, đường tổng cung biểu thị một mối quan hệ về cơ bản phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên cứu. Trong dài hạn, đường tổng cung thẳng đứng; còn trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên. Để hiểu những biến động kinh tế ngắn hạn và sự chệch khỏi vị trí dài hạn của nền kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần nghiên cứu cả đường tổng cung dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn. Tại sao đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn Nhân tố nào quyết định lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong dài hạn? Chúng ta đã ngầm trả lời câu hỏi này trong phần đầu của cuốn sách khi phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, sản lượng hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế (GDP thực tế của nó) phụ thuộc vào nguồn cung về lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ dùng để chuyển các yếu tố sản suất này thành các hàng hoá và dịch vụ. Do mức giá không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định GDP thực tế trong dài hạn, nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng như trong hình 4. Nói cách khác, trong dài hạn nguồn lao động, tư bản, tài nguyên thiên NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 10 nhiên của nền kinh tế và công nghệ quyết định tổng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, lượng cung vẫn sẽ giữ nguyên bất kể mức giá thay đổi ra sao. Hình 4. Đường tổng cung dài hạn. Trong dài hạn, lượng cung về sản phẩm phụ thuộc vào lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế và công nghệ dùng để chuyển các đầu vào này thành sản lượng. Lượng cung ứng không phụ thuộ c vào mức mức giá chung. Kết quả là, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên. Về thực chất, đường tổng cung thẳng đứng chỉ là một cách áp dụng sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền. Như chúng ta đã thảo luận, lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dựa trên giả định cho rằng các biến thực t ế không phụ thuộc vào các biến danh nghĩa. Đường tổng cung thẳng đứng phù hợp với tư tưởng này, vì nó hàm ý rằng sản lượng (biến thực tế) không phụ thuộc vào mức giá (biến danh nghĩa). Như đã lưu ý trước đây, hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nguyên lý này đúng khi nghiên cứu nền kinh tế trong thời kỳ dài nhiều năm và không còn đúng nếu nghiên cứu sự thay đổi từ năm này qua nă m khác. Do vậy, đường tổng cung chỉ thẳng đứng trong dài hạn. Người ta có thể băn khoăn rằng tại sao đường cung về các mặt hàng cụ thể có thể dốc lên nếu đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Lý do là cung về hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào giá tương đối - tức giá của hàng hoá và dịch vụ đó so với các giá khác trong nền kinh tế. Ví dụ khi giá kem tăng lên, các nhà sản xuất kem sẽ tăng sả n lượng và lấy đi lao động, sữa, sô cô la và các đầu vào khác từ sản xuất các sản phẩm khác, chẳng hạn sữa chua. Trái lại, tổng sản lượng của cả nền kinh tế bị giới hạn bởi lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Do đó, nếu giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế cùng tăng lên thì tổng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ sẽ không thay đổi . Tại sao đường tổng cung dài hạn có thể dịch chuyển Vị trí của đường tổng cung dài hạn cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ được lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dự báo. Mức sản lượng này thường được gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng toàn dụng. Nói chính xác hơn, ta gọi đó là mức sản lượng tự nhiên vì nó cho biết n ền kinh tế sản xuất ra bao nhiêu khi thất nghiệp ở mức tự nhiên hay bình thường. Mức sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế hướng tới trong dài hạn. Sản lượng Mức sản lượng tự nhiên Mức giá 0 Tổng cung dài hạn P 1 P 2 2. không ảnh hưởng đến lượng cung về hàng hoá dịch vụ c trong dài hạn 1. Sự thay đổi trong mức giá [...]... lợi của đường tổng cung ngăn hạn Tổng cung dài hạn AS2 Tổng cung ngắn hạn, AS1 B P2 A P1 3 .và mức giá tăng lên Tổng cầu 0 Y2 Y1 Sản lượng 2 .làm sản lượng giảm NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 19 Hình 10 Sự dịch chuyển bất lợi trong tổng cung Khi biến cố nào đó làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS1 đến AS2 Nền kinh tế chuyển từ điểm... Đường tổng cung ngắn hạn cũng đi qua điểm này cho thấy rằng tiền lương và giá cả đã được điều chỉnh hoàn toàn để đạt tới điểm cân bằng dài hạn Nghĩa là khi nền kinh tế ở mức cân bằng dài hạn, nhận thức, tiền lương và giá cả đã phải điều chỉnh để giao điểm giữa đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn trùng với giao điểm của đường tổng cầu và tổng cung dài hạn NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu. .. hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn, kỳ vọng được cố định và nền kinh tế nằm ở giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn Trong dài hạn, kỳ vọng được điều chỉnh và đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển Sự dịch chuyển này cuối cùng sẽ đưa nền kinh tế đến giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn Bây giờ bạn đã hiểu tại sao đường tổng cung ngắn hạn... P2000 4 và lạm phát tiếp P1990 diễn P1980 AD2000 AD1980 0 Y1980 Y1990 AD1990 Y2000 Sản lượng 3 dẫn đến sự táng trưởng của sản lượng NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 12 Hình 5 Tăng trưởng dài hạn và lạm phát trong mô hình tổng cầu và tổng cung Khi nền kinh tế có khả năng sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn theo thời gian, trước hết là nhờ tiến bộ công nghệ, đường tổng cung dài... thất thường và phần lớn không dự báo được Khi suy thoái diễn ra, GDP thực tế và các đại lượng khác phản ánh thu nhập, chi tiêu, và sản xuất giảm và thất nghiệp tăng Các nhà kinh tế phân tích biến động kinh tế ngắn hạn bằng cách sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung Theo mô hình này, sản lượng hàng hoá và dịch vụ, cũng như mức giá chung điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung Đường tổng cầu dốc xuống... tiền lương và giá cả điều chỉnh, mức giá giảm xuống mức ban đầu và sản lượng phục hồi CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN Khủng hoảng Suy thoái Mô hình tổng cầu và tổng cung Đường tổng cầu Đường tổng cung Lạm phát kèm suy thoái Depression Recesion Model of aggregate demand and aggregate supply Aggregate demand curve Aggregate supply curve Stagflation NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 24 ... làm công cộng Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra xem các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để tác động vào tổng cầu Các phân tích trong chương sau và cũng như chương này đều là di sản của John Maynard Keynes NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 22 TÓM TẮT Tất cả các xã hội đều trải qua những biến động kinh tế ngắn hạn xung... của nền kinh tế nằm ở giao điểm giữa đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn (điểm A) Khi nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng dài hạn thì nhận thức, tiền lương và giá cả sẽ điều chỉnh để đường tổng cung ngắn hạn cũng đi qua điểm này Hình 7 biểu thị nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng dài hạn Sản lượng và mức giá cân bằng được xác định tại giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung dài... lại AS1, mức giá giảm và sản lượng tiến tới mức NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 20 tự nhiên Trong dài hạn, nền kinh tế trở lại điểm A, nơi đường tổng cầu cắt đường tổng cung dài hạn Phương án khác là các nhà hoạch định chính sách –những người nắm quyền kiểm soát chính sách tài khóa và tiền tệ- có thể muốn triệt tiêu ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn bằng cách... suy giảm tổng cầu Trong ngắn hạn, 2 .làm sản lượng giảm trong ngắn hạn Mức giá Tổng cung ngắn hạn, AS1 Tổng cung dài hạn AS2 3 .nhưng theo thời gian, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển A P1 B P2 P3 1 Sự giảm xuống của tổng cầu C AD2 0 Y2 Y1 4 .và sản lượng trở về mức tự nhiên Tổng cầu, AD1 Sản lượng Hình 8 Sự suy giảm tổng cầu Sự suy giảm tổng cầu, có thể do làn sóng bi quan trong nền kinh tế gây . NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 1 CHƯƠNG 14 TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hoá và dịch. Mức giá cân bằng Tổng cung Tổng cầu NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 5 lượng hàng hoá và dịch vụ được nền kinh tế sản xuất ra. Sản lượng và mức giá điều chỉnh. nguyên thiên NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 10 nhiên của nền kinh tế và công nghệ quyết định tổng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, lượng cung vẫn sẽ giữ nguyên

Ngày đăng: 23/11/2014, 12:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan