Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple

30 781 9
Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Khi đề cập đến các ông trùm trong lĩnh vực công nghệ thông tin chắc hẳn những cái tên như Microsoft, Apple Mac và Linux… sẽ được đề cập đến đầu tiên. Các hãng không ngừng nghiên cứu phát triển cho ra đời các sản phẩm mới mang lại tiện ích cao đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân loại.

Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 DANH SÁCH NHÓM STT Họ và Tên Ghi chú 1 Lê Hữu Nghĩa 2 Lê Quốc Tuấn 3 Nguyễn Thị Lệ Huyền 4 Lê Thanh Giang 5 Lê Thị Kim Thư 6 Vũ Hoàng Hải Phú 7 Trần Thanh Tiến 8 Trần Quốc Thảo 9 Phan Kim Phương 10 Nguyễn Thị Ngọc Thanh 11 Phan Thị Ngọc 12 Phan Huỳnh Minh Vân 13 Nguyễn Thị Mỹ Hằng GVHD: TS.Hay Sinh Trang 1/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 2 1.1.Trò chơi và quyết định chiến lược: 4 1.2. Các chiến lược ưu thế: 5 1.3.Cân bằng Nash: 5 1.4. Ngăn chặn sự gia nhập 5 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE 6 2.1 Giới thiệu về Microsoft 6 3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac: 9 3.2. Microsoft hợp tác với Apple trong cuộc chiến với Google 17 3.4. Điểm lại các vấn đề liên quan lý thuyết trò chơi đã vận dụng trong cuộc chiến: 23 KẾT LUẬN 29 LỜI MỞ ĐẦU  GVHD: TS.Hay Sinh Trang 2/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 Khi đề cập đến các ông trùm trong lĩnh vực công nghệ thông tin chắc hẳn những cái tên như Microsoft, Apple Mac và Linux… sẽ được đề cập đến đầu tiên. Các hãng không ngừng nghiên cứu phát triển cho ra đời các sản phẩm mới mang lại tiện ích cao đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân loại. Theo đó cuộc chiến giành giật thị phần luôn diễn ra gay gắt và biến động theo từng giai đoạn theo các chiến thuật riêng của các ông trùm này, tùy từng giai đoạn, lĩnh vực cụ thể mà họ có thể vừa đối đầu nhau và vừa bắt tay nhau để đạt được những mục tiêu nhất định. Trong đó cuộc chiến giữa hai ông lớn trong lĩnh vực này được xem là cuộc chiến khốc liệt nhất mọi thời đại đó là cuộc chiến giữa MICROSOFT và APPLE trong việc giành thị phần tuy nhiên đôi khi họ hợp tác nhau để thực hiện những mục tiêu cần thiết ngắn hạn. Do đó để tìm hiểu các hãng đã áp dụng Lý thuyết trò chơi như thế nào trong thực tế để đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình và đồng thời hợp tác với chính đối thủ cạnh tranh trong từng giai đoạn cụ thể để ngăn cản đối thủ khác nhằm đạt được lợi ích tối đa, nhóm sẽ đi vào nghiên cứu đề tài “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA MICROSOFT VÀ APPLE” GVHD: TS.Hay Sinh Trang 3/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH Khác với một độc quyền thuần túy hay một hãng có sức mạnh cạnh tranh hoàn hảo, đa số các hãng phải quan tâm đến những sự đối phó chắc sẽ có của các đối thủ cạnh tranh khi họ đề ra những quyết định về giá cả, chi tiêu quảng cáo, đầu tư vốn mới và những biến số khác. Có nhiều vấn đề về cấu trúc thị trường và thái độ của các hãng như: tại sao các hãng có xu hướng cấu kết với nhau trên một số thị trường khác?. Một số hãng xoay sở như thế nào để ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của họ đi vào doanh trường? Và các hãng phải tiến hành quyết định giá như thế nào khi các điều kiện nhu cầu hay chi phí đang thay đổi hoặc những đối thủ cạnh tranh mới đang đi vào thị trường. Chúng ta sẽ bàn luận các hãng có thể tiến hành như thế nào các biện pháp chiến lược để có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh hay để tiến hành một tình huống mặc cả. Và chúng ta sẽ thấy các hãng có thể sử dụng như thế nào những sự đe dọa, những sự hứa hẹn hay những hành vi cụ thể hơn để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đi vào thị trường. 1.1.Trò chơi và quyết định chiến lược: Trước hết chúng ta phải làm rõ tham gia cuộc chơi và ra quyết định chiến lược là gì? Thực chất chúng ta quan tâm đến các câu hỏi sau: nếu tôi tin rằng các đối thủ cạnh tranh của tôi là những người có lý trí và hành động để tối đa hóa lợi nhuận của họ, thì tôi phải tính đến hành vi của họ như thế nào khi ra quyết định tối đa hóa lợi nhuận của mình? * Trò chơi hợp tác và bất hợp tác: Trò chơi kinh tế mà các hãng tham gia có thể mang tính chất hợp tác hoặc bất hợp tác. Một trò chơi là hợp tác nếu những người chơi có thể đàm phán những cam kết ràng buộc lẫn nhau cho phép họ cùng lập các kế hoạch chiến lược chung. Một trò chơi là bất hợp tác nếu không thể đàm phán và thực thi có hiệu lực các cam kết ràng buộc. Một ví dụ về một trò chơi hợp tác gồm hai hãng trong một ngành, đàm phán về việc góp vốn đầu tư để phát triển công nghệ mới (khi không hãng nào có đủ năng lực để tự mình nghiên cứu thành công được). Nếu các hãng có thể ký một cam kết ràng buộc để chia lợi nhuận từ việc đầu tư chung của họ thì có thể có được một kết quả hợp tác làm cho hai bên đều được lợi. Một ví dụ về trò chơi bất hợp tác là một tình huống trong đó hai hãng cạnh tranh tính đến hành vi của nhau và xác định chiến lược định giá và quảng cáo một cách độc lập để chiếm được thị phần. Lưu ý rằng, sự khác nhau cơ bản giữa trò chơi hợp tác và bất hợp tác nằm ở các khả năng tương phản nhau. Trong trò chơi hợp tác, có thể đi đến các cam kết ràng buộc, còn trong trò chơi bất hợp tác thì không. GVHD: TS.Hay Sinh Trang 4/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 1.2. Các chiến lược ưu thế: Chúng ta có thể chọn chiến lược tốt nhất như thế nào để chơi? Chúng ta có thể xác định các kết cục có thể có của trò chơi như thế nào? Chúng ta cần một cái gì đó giúp chúng ta xác định cách thức mà một hành vi hợp lý của mỗi người chơi sẽ dẫn đến giải pháp cân bằng. Một số chiến lược có thể thành công nếu các đối thủ cạnh tranh thực hiện những sự lựa chọn nhất định nhưng sẽ thất bại nếu họ lựa chọn khác đi. Nhưng có những chiến lược có thể thành công bất kể các đối thủ cạnh tranh lựa chọn làm gì. Chúng ta bắt đầu bằng khái niệm chiến lược ưu thế-một chiến lược tối ưu đối với người chơi, bất kể đối thủ có phản ứng thế nào đi chăng nữa. 1.3.Cân bằng Nash: Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược (hoặc các hành động) mà người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình, khi cho trước hành động của các đối thủ, mỗi người chơi không có động cơ xa rời chiến lược Nash của mình nên các chiến lược này là các chiến lược ổn định. So sánh khái niệm cân bằng Nash với cân bằng trong các chiến lược ưu thế: - Các chiến lược ưu thế: Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được cho tôi, bất kể bạn có làm gia đi nữa. Bạn đang làm điều tốt nhất có thể được cho bạn, bất kể tôi làm gì đi nữa. - Cân bằng Nash: Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái bạn đang làm. Bạn đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái tôi đang làm. 1.4. Ngăn chặn sự gia nhập Lý do ngăn chặn sự gia nhập: tạo ra lợi nhuận và sức mạnh độc quyền Cách thức ngăn chặn sự gia nhập: hãng đang ở trong ngành phải thuyết phục được đối thủ cạnh tranh tiềm năng rằng sự gia nhập sẽ không có lợi. Hãng gia nhập tiềm năng nghĩ rằng hãng trong ngành thích ứng và duy trì giá cao sau khi có sự gia nhập, hãng này sẽ thấy là có lợi nếu gia nhập và sẽ làm như thế. GVHD: TS.Hay Sinh Trang 5/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE 2.1 Giới thiệu về Microsoft Microsoft được thành lâp năm 1975 bởi William H. Gates, III và Paul Allen, hai người bạn từ thời niên thiếu cùng có chung niềm đam mê đối với lập trình máy tính. Ngày 1-1-1975, sau khi đọc tờ tạp chí Điện tử phổ thông đăng tin về việc sản xuất máy tính Altair 8800, Bill Gates - đang là sinh viên năm thứ hai của trường Harvard - đã gọi cho nhà sản xuất MIST (Micro Instrumentation and Telemetry Systems) đề xuất viết ngôn ngữ lập trình BASIC cho máy này. Gates chẳng có một trình thông dịch cũng như một hệ thống Altair nào. Anh và Paul đã phải tranh thủ làm việc 8 tuần trên máy tính của trường để hoàn thành bản demo của BASIC- ngôn ngữ lập trình đầu tiên được viết cho máy tính cá nhân. Kết quả là bản demo đã chạy tốt và được MIST chấp nhận. Sau đó, Paul Allen gia nhập MIST, trở thành giám đốc phần mềm; còn Bill Gates, nhận ra giá trị to lớn của ngành phát triển phần mềm từ thành công ban đầu đó, anh hiểu rằng thời cơ của mình đã đến. Ngày 29-10-1975, cái tên Microsoft lần đầu tiên xuất hiện trong một bức thư Bill Gates gửi cho Paul Allen. Ngày 26-10-1976, Microsoft chính thức được đăng kí thương hiệu như chúng ta biết ngày nay. Năm 1980, IBM chon Microsoft viết hệ điều hành cho máy tính cá nhân của họ. Dưới áp lực về thời gian, Microsoft đã mua lại 86-DOS từ một công ty nhỏ tên là Seattle Computer Products với giá 50.000 đola, rồi cải tiến nó thành MS-DOS (Microsoft Disk Operating System). Cùng với thành công của MS-DOS, Microsoft bắt đầu phát triển các phần mềm ứng dụng cho máy tính cá nhân. Năm 1982, họ cho ra đời Multiplan, một chương trình bảng tính, năm tiếp theo là chương trình xử lý văn bản, Microsoft Word. Năm 1984, Microsoft là một trong số ít các công ty phần mềm phát triển các ứng dụng cho máy Macintosh - máy tính các nhân do Apple Computer sản xuất. Những phần mềm này bao gồm Word, Excel và Word đã đạt được thành công to lớn. Năm 1985, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows, một hệ điều hành sử dụng giao diện đồ hoạ người dùng với những tính năng mở rộng của MS-DOS trong nỗ lực GVHD: TS.Hay Sinh Trang 6/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 cạnh tranh với Apple computer. Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương thích với IBM và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows đều được tạo ra cho kiến trúc này. Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý của Intel trở nên phổ biến hơn và ngược lại. Năm 1987, Windows 2.0 ra đời với cách làm việc được cải tiến và hình thức mới hơn. Năm 1990 là phiên bản Windows 3.0 mạnh hơn, rồi kế đó là Windows 3.1 và 3.11. Những phiên bản bày được cài sẵn trong hầu hết các máy tính cá nhân nên đã nhanh chóng trở thành hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất. Trong năm này, Microsoft đã trở thành hãng sản xuất phần mềm máy tính đầu tiên đạt kỉ lục 1 tỉ đola doanh thu hàng năm. Năm 1996, Microsoft liên kết với hãng truyền thông NBC cho ra đời MSNBC. Cũng trong năm này, Microsoft giới thiệu sản phẩm Windows CE dành cho PDA. Năm 1997, Microsoft trả 425 triệu đola để mua WebTV Networks, nhà cung cấp các thiết bị kết nối TV với Internet giá rẻ. Microsoft cũng đầu tư 1 tỉ USD vào Comcast Corporation, nhà điều hành truyền hình cáp ở Mỹ như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng kết nối Internet tốc độ cao. Tháng 6-1998, Microsoft tung ra phiên bản Windows 98 có kết hợp các tính năng hỗ trợ Internet. Năm 1999, Microsoft trả 5 tỉ USD cho công ty truyền thông AT&T Corp để sử dụng hệ điều hành Windows CE cho các thiết bị cung cấp cho khách hàng với truyền hình cáp, điện thoại và các dịch vụ Internet tốc độ cao. Cũng năm 1999 công ty phát hành Windows 2000, phiên bản cuối cùng của Windows NT. Năm 2001 Microsoft phát hành Windows XP, hệ điều hành cho người tiêu dùng đầu tiên không dựa trên MS-DOS. Cũng trong năm này Microsoft giới thiệu Xbox, thiết bị Video game của công ty. Trong chiến lược công ty cũng có sự chuyển hướng khi tuyên bố một chiến lược mới mang tên .Net (Dot Net). Chiến lược này tìm kiếm khả năng cho GVHD: TS.Hay Sinh Trang 7/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 phép các thiết bị đa dạng như PC, PDA, điện thoại di động kết nối với nhau qua Internet, đồng thời tự động hoá các chức năng của máy tính. Tóm lại, trong thế kỉ 21, với đà phát triển hiện nay, Microssoft sẽ vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của một đế chế hùng mạnh nhất, vừa tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và Internet thế giới, vừa tiếp tục là tâm điểm cho những cuộc tranh cãi về độc quyền hay cạnh tranh lành mạnh. Một chu kì mới lại đang bắt đầu. 2.2 Giới thiệu về Apple Apple là tập đoàn của công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở Cupertino, bang California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007. Với sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13.9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc và chương trình nghe nhạc iTunes, nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh. Năm 1980, Apple phải đối mặt trước sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng máy tính khác. Kẻ đe dọa lớn nhất là hãng IBM, là một hãng lớn trong làng máy tính. Phiên bản PC chạy hệ điều hành DOS. Macintosh, một sản phẩm thành công của Apple, nhưng lại không đưa họ đến đỉnh vinh quang. Trong một chuyến thăm đến trụ sở Apple ở Cupertino, Jobs trình bày hệ điều hành Mac cho Bills Gate, người hiện đang là kiến trúc sư cho Microsoft. Năm 1985, hệ điều hành Windows được Microsoft tung ra thị trường. Vào thời điểm đó IBM giới thiệu rất nhiều sản phẩm máy tính cá nhân chạy trên hệ điều hành Window. Giá Windows và máy tính rẽ hơn nhiều so với Mac, vì vậy rất nhiều chương trình ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows. Những năm đầu thập niên 90, Microsoft bắt đầu trở thành hãng lớn hơn Apple. Microsoft trở thành tập đoàn thành công nhất thế giới và Apple không bao giờ trở lại thời kỳ hoàng kim của mình. Cuối cùng vào năm 1997 Apple phải bắt tay với đối thủ GVHD: TS.Hay Sinh Trang 8/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 truyền kiếp Microsoft. Microsoft cho Apple vay mượn 150 triệu USD và phát triển bộ ứng dụng văn phòng Office của mình trên hệ điều hành Mac. Một máy tính xách tay Macintosh, Powerbook được sản xuất bắt đầu vào năm 1990. Những sản phẩm khác của Apple là ProDOS, Mac OS og A/UX, kết nối sản phẩm Apple Talk và chương trình nghe nhạc quicktime. Những sản phẩm không được trình bày nữa chẳng hạn Apple Power Mac G4 Cube và Apple Newton. Những sản phẩm mới kết hợp những cái khác Apple Airport, sử dụng kết nối các loại máy tính khác nhau mà không sử dụng cổng cable. Năm 1998, Apple thay đổi thiết kế iMac và phát triển đồng thời sản phẩm Mac OSX, Apple computer và sản phẩm Powerbook và sau này là iBook và iMac có thể xem phim và tivi. Tháng 10 năm 2001, Apple giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc iPod cầm tay. Năm 2002, thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán nhạc trên iTunes Music Store. Chương trình của iTunes cũng hoạt động trên Windows. Với thành công của iPod, ngày 29 tháng 6 năm 2007 Apple đã giới thiệu đến người dùng công nghệ sản phẩm mới iPhone với các tính năng ưu việt. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm đó đã có 1,4 triệu sản phẩm iPhone được bán ra. Một năm sau khi iPhone ra đời, Apple tiếp tục giới thiệu phiên bản mới của dòng điện thoại thông minh này là iPhone 3G. Thông tin về iPad xuất hiện những ngày đầu năm 2010 đã khiến không ít người yêu thích công nghệ phát cuồng. Với iPad người dùng có thể duyệt mail, chơi game, đọc sách, xem phim, iPad được ví như một chiếc iphone cỡ lớn nhưng lại có đầy đủ tính năng của máy tính xách tay. CHƯƠNG III. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA MICROSOFT VÀ APPLE 3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac: GVHD: TS.Hay Sinh Trang 9/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 Những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của thế giới xuất hiện vào những năm 1970, nó đã truyền cảm hứng cho năm chuyên viên máy tính (Bill Gates và Paul Allen, Ronald Wayne , Steve Wozniak , Steve Jobs) và chính họ đã bắt đầu tạo dựng nên hai công ty, tiếp tục định hình tương lai của ngành máy tính như chúng ta đã biết hôm nay. Ngày 04/04/1975, công ty Microsoft đã chính thức được thành lập. Sau khi ra mắt hệ điều hành chạy trên đĩa mềm (hệ điều hành DOS) đầu tiên vào năm 1980, Microsoft đã nhanh chóng phát triển thành một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành máy tính cá nhân. Trong khi đó, vào ngày 01/04/1976, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập công ty của họ mang tên Apple, chỉ một năm sau khởi đầu của Microsoft. Không giống như Microsoft – tập trung vào sản xuất hệ điều hành cho phần cứng, Apple đã bắt đầu công việc kinh doanh của họ bằng việc bán bộ máy tính của riêng họ có tên là Apple I. a) Thị phần Chẳng có gì bí mật khi Microsoft vẫn đang dẫn đầu thị trường máy tính suốt hơn 30 năm qua. Lý do cho thành công này cũng hết sức đơn giản: Hệ điều hành Windows dễ dàng tương thích với mọi hệ thống phần cứng khác nhau, không phân biệt nhà sản xuất Dell, IBM, HP hay Sony. Ngược lại, Apple thiết kế hệ điều hành riêng theo hướng tối ưu hóa giữa phần mềm và phần cứng máy tính, tức là kém tương thích với phần cứng khác của nhà sản xuất thứ ba. Thống kê cho thấy Microsoft Windows đang chiếm tới 92% thị phần máy tính toàn cầu, trong khi Apple Mac OS chỉ nắm giữ khoảng 5% thị phần. Ngoài ra, 3% còn lại thuộc sở hữu của nhóm hệ điều hành khác. GVHD: TS.Hay Sinh Trang 10/30 [...]... của Apple là Icloud còn đối với Microsoft thì có Office 365,chúng ta sẽ tiếp tục chờ đợi kết quả.về cuộc cạnh tranh của hai dịch vụ mới này GVHD: TS.Hay Sinh Trang 26/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 c) Vấn đề phát tín hiệu trong cuộc cạnh tranh giữa Lion và Window 8: Mới đây, cuộc chiến huyền thoại giữa Mac và PC đã trở lại khi cả Apple và Microsoft. .. Điểm lại các vấn đề liên quan lý thuyết trò chơi đã vận dụng trong cuộc chiến: Qua những phân tích bên trên có thể điểm lại cụ thể một số vấn đề liên quan lý thuyết trò chơi đã được các Ông trùm trong lĩnh vực thông tin vận dụng: a)/ Chiến lược ưu thế: GVHD: TS.Hay Sinh Trang 23/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 Trong thập niên qua, nền kinh tế... Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS.Hay Sinh trong việc đưa ra các gợi ý và truyền đạt những nội dung cơ bản về lý thuyết trò chơi để chúng em có thể tìm hiểu việc ứng dụng lý thuyết trò chơi trong hoạt động kinh doanh GVHD: TS.Hay Sinh Trang 29/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 Giáo trình... đáng kể của Mac OS X, ít nhất trong điều kiện tương đối Cuộc cạnh tranh giữa Lion và Windows 8 GVHD: TS.Hay Sinh Trang 12/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 Phiên bản mới nhất hệ điều hành của Apple - Mac OS X 10.7 "Lion" sắp xuất hiện vào tháng tới, với cái giá khá mềm mà Apple mong muốn cung cấp cho khách hàng của mình Apple sẽ phải đối mặt với đối... được bán cho liên minh Apple -Microsoft- RIM Sau thất bại của Google, David Drummond, phó chủ tịch điều hành phụ trách mảng pháp chế của hãng này đã đưa lên blog chính thức của Google một bài viết trong đó chỉ GVHD: TS.Hay Sinh Trang 17/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 trích việc Apple và Microsoft bắt tay nhau để cố tình chơi xấu, “dìm hàng” Android... đáp ứng GVHD: TS.Hay Sinh Trang 27/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 được các nhu cầu đa dạng của người dùng và giúp tối ưu doanh thu cho Microsoft Nhiều công ty không thể cạnh tranh bởi những giá thấp như vậy với Microsoft, và thị phần chính đã bị Microsoft thao túng Đây là một chiến lược khôn ngoan của Microsoft phù hợp đặc thù của ngành công nghệ... chuyển sang sử dụng máy tính IBM và các máy tính khác chạy hệ điều hành của Windows Từ đấy Microsoft chiếm lĩnh thị trường PC và bỏ xa Apple Cho đến 2009, Microsoft đã chiếm lĩnh 91% thị trường hệ điều hành toàn cầu và dẫn đầu thị trường máy tính suốt 30 năm qua GVHD: TS.Hay Sinh Trang 25/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 Microsoft đã cải tiến không... Trang 21/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 Trong khi những công ty về công nghệ khác tiếp tục cắt giảm các khoản ngân sách quảng cáo để lèo lái qua khỏi thời khủng hoảng trầm trọng và dai dẳng như hiện nay thì Apple lại công bố trong bản cáo bạch mới đây rằng họ tiếp tục tăng các khoản chi tiêu nhiều hơn cho marketing và quảng cáo trong 3 tháng cuối... TS.Hay Sinh Trang 24/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 "Mac cạnh tranh PC" là một trong những chương trình tiếp thị được bàn tán nhiều nhất trong những năm qua Apple có khả năng khiến cho mọi người tin rằng nó ở khắp mọi nơi Và kết quả bây giờ niềm tin đó đã trở thành sự thật b)/ Lợi thế của người đi trước: Có thể nói trong lĩnh vực công nghệ, việc... Iphone 4 (06/2010) và gần đây là Ipad 2 (02/2011) Với kiểu dáng thời thượng thẩm mỹ, phương tiện truyền thông Apple đã tạo cho người sử dụng sự khác biệt với người xung quanh và phong cách thẩm mỹ thống nhất và những tính năng độc đáo cùng với chính sách định GVHD: TS.Hay Sinh Trang 20/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 giá phù hợp Apple đã nhanh chóng . gia nhập 5 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE 6 2.1 Giới thiệu về Microsoft 6 3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac: 9 3.2. Microsoft hợp tác với Apple trong cuộc chiến với Google. Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm 6_K20 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE 2.1 Giới thiệu về Microsoft Microsoft được thành lâp năm 1975 bởi William. TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA MICROSOFT VÀ APPLE 3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac: GVHD: TS.Hay Sinh Trang 9/30 Đề tài: Lý thuyết trò chơi trong cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Nhóm 8 _Đêm

Ngày đăng: 22/11/2014, 23:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.1.Trò chơi và quyết định chiến lược:

    • 1.2. Các chiến lược ưu thế:

    • 1.3.Cân bằng Nash:

    • 1.4. Ngăn chặn sự gia nhập

    • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT VÀ APPLE

      • 2.1 Giới thiệu về Microsoft

      • 3.1. Cuộc chiến giữa Microsoft và Apple Mac:

      • 3.2. Microsoft hợp tác với Apple trong cuộc chiến với Google

      • 3.4. Điểm lại các vấn đề liên quan lý thuyết trò chơi đã vận dụng trong cuộc chiến:

      • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan