cuộc đời và sự nghiệp của putin

9 1.9K 14
cuộc đời và sự nghiệp của putin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Giảng viên: TS. Trần Nam Tiến Sinh viên: NGUYỄN NGỌC LINH MSSV: K38.608.079 Khoa: Lịch sử Lớp: Quốc tế học K38A      CHỌN MỘT NHÂN VẬT CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI, PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN VẬT ĐÓ Vladimir Putin 1 Vladimir Putin, sinh ngày 7/10/1952, là một chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên Bang Nga, là Tổng thống Nga từ 26/03/2000 đến 7/5/2008 và từ 8/5/2012 đến nay. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo Hiến pháp từ ngày 31/12/1999 sau khi nguyên Tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức. Putin sinh tại Leningrad (St. Petersburg từ 1991 và trước 1914). Cuốn tiểu sử của ông, Ot Pervogo Litsa, dịch sang tiếng Anh dưới tiêu đề First Person (Người số Một) Putin tự nhận rằng mình có một tuổi thơ “dữ dội”. Ở trường, ông chơi đấm bốc, judo (đai đen) và như trong một bộ phim tài liệu của Đức mới đây, Putin tiết lộ “giành được địa vị ngày nay bằng những đòn giáng hiệu quả”. Cũng trong cuốn sách này, Putin nói rằng ông nội ông, một bếp trưởng, đã được đưa tới các khu ngoại ô Moscow nấu ăn ở một trong những căn nhà nông thôn (dacha) của Stalin. Trong cuốn sách The Court of the Red Tsar (Triều đình của Sa hoàng Đỏ) của Simon Sebag Montefiore, có một chú thích tại trang 300 ghi rằng Putin đã nói ông nội mình ít khi đề cập tới công việc, nhưng ông đã kể lại việc chuẩn bị các bữa ăn cho Grigori Yefimovich Rasputin khi ông này còn là một cậu bé và ngoài ra còn từng nấu ăn cho cả Lenin. Sau khi tốt nghiệp Ban quốc tế Khoa luật Đại học Quốc gia St. Petersburg năm 1975, Putin được tuyển dụng vào KGB – một ước mơ từ thuở thiếu thời được nuôi dưỡng từ những bộ phim trinh thám của Điện ảnh Xô viết do các diễn viên như Vyacheslav Vasilyevich Tikhonov và Georgiy Stepanovich Zhzhonov thủ vai. Từ 1985 đến 1990, KGB chuyển Putin sang làm việc tại Dresden, Đông Đức. Sau khi chế độ Đông Đức sụp đổ, Putin được gọi về Liên bang xô viết và quay trở lại Leningrad (nay là St. Petersburg) và vào tháng 6-1990, ông trở thành đồng nghiệp với giảng viên luật trước đây của mình – thị trưởng thành phố Anatoly Sobchak- tại ban Quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Leningrad. Tháng 6/1991, ông được chỉ định đứng đầu Ủy ban quốc tế trong văn phòng thị trưởng St. Petersburg, với trách nhiệm tăng cường quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài. Năm 1996, Putin trở thành phó chủ tịch Ban quản lý tài sản tại Kremlin và nhanh chóng được bổ nhiệm làm chủ tịch FSB vào tháng 7/1998. Vào tháng 8-1999, tổng thống Boris Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin. Sau khi Yeltsin từ chức năm 1999, Putin trở thành Tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3/ 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết. Ông Putin được giới truyền thông ca ngợi vì đã phục hồi sức mạnh của đất nước sau những năm cầm quyền gây hỗn loạn của Yeltsin. Trong tám năm cầm quyền (2000-2008), nền kinh tế đã ra khỏi cơn khủng hoảng với GDP tăng gấp sáu lần. Do nhiệm kỳ tổng thống bị giới hạn theo luật định, Putin không thể tranh cử tiếp nhiệm kỳ thứ 3. Sau thành công của người thân cận ông là Dmitry Medvedev trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga năm 2008, ông được Medvedev đề cử vào chiếc ghế Thủ tướng Nga và chính thức nhậm chức vào ngày 8/5/2008. 2 Và ngày 4/3/2012 Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, trở thành vị tổng thống thực hiện nhiệm kỳ 6 năm đầu tiên của nước Nga. Đó là những tóm tắt sơ lược về cuộc đời cũng như duyên cớ đi đến con đường thảm đỏ mang tên chính trị của ông để ông trở thành một chính trị gia cho đến ngày nay. Để trở thành chính trị gia đã khó, nhưng trở thành một chính trị gia thành công còn khó gấp nhiều lần. Có những kỹ năng tưởng chừng rất đơn giản, rất đời thường trong quan hệ cuộc sống thường ngày cũng trở thành những bí quyết làm nên thành công của một chính trị gia. Nhưng bên cạnh đó nó cũng đòi hỏi con người cần phải có những phẩm chất, những kỹ năng, năng lực, tầm trí tuệ cao để có thể ứng phó cũng như đề ra những giải pháp tích cực cho những hoạt động phức tạp của chính trị. Và Putin – một con người thật sự tài năng - hội tụ tất cả những yếu tố cần để thêu dệt nên một chính trị gia thành công. Theo như mọi người biết, chính trị là hoạt động của con người liên quan đến đấu tranh giành quyền lực quyết liệt một mất một còn nên các chủ thề chính trị không thể không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị. Khi Putin được Tổng thống Yeltsin chỉ định, rất ít người tin rằng Putin – một con người không rõ tiếng tăm – có thể giữ ghế lâu hơn so với những người tiền nhiệm. Những đối thủ chính và có thể là người kế nhiệm của Yeltsin như Thị trưởng Moskva Yuriy Mikhaylovich Luzhkov và cựu Thủ tướng Nga Yevgeniy Maksimovich Primakov đã tiến hành các chiến dịch vận động nhằm thay thế vị tổng thống già yếu, đã có phản ứng mạnh mẽ nhằm ngăn cản Putin xuất hiện với tư cách một đối thủ tiềm năng. Hình ảnh một nhân viên ngành an ninh tiếp cận và xử lý vấn đề khủng hoảng Chechnya (xem bên dưới) một cách cứng rắn của Putin đã nhanh chóng lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng, cho phép ông dần vượt xa các đối thủ. Trong khi chính thức không liên kết với một đảng nào, Putin lại nhận được sự ủng hộ của phe Edinstvo (thống nhất). Cuối cùng Putin được chỉ định làm Tổng thống thứ hai của nhà nước Liên bang Nga. Điều này có thể thấy rằng, để trở thành một chính trị gia, con người ta phải trải qua những gian nan, khó khăn, phải vượt qua những âm mưu, thủ đoạn đến có thể chạm tay đến con đường chính trị. Từ khi trở thành một chính trị gia, mọi hoạt động thuộc về chính trị của Putin luôn sang tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo các phương tiện truyền thong đưa tin, ngay khi trúng cử, Putin đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tái lập quyền lực tuyệt đối của Kremlin đối với đời sống chính trị Nga. Những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Putin được đánh dấu bằng sự dàn xếp quan hệ với các nhóm tài chính-công nghiệp lớn, mà các nguồn tài chính cũng như các đế chế truyền thông của họ từng là những vũ khí quan trọng trong cuộc chiến tranh chính trị xảy ra trong nước những năm trước đó. Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga đã dần khôi phục và phát triển đạt được những thành tựu đáng ca ngợi như : • Khôi phục lại được vị thế cường quốc • Khôi phục lại niềm tin của người Nga • Vượt qua khủng hoảng do các thắng lợi của các cuộc Cách mạng tại các nước láng giềng như Ukraine và Gruzia cũng như duy trì được các tổ chức CIS, CSTO và tham gia lập 1 tổ chức mới là SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải). 3 • Khôi phục lại phần nào thế lực tại những vị trí đã mất ở những khu vực ảnh hưởng truyền thống như Việt Nam, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc) và phát triển mối quan hệ với những đối tác mới (các nước châu Mỹ La tinh). Trong 4 năm giữ cương vị Thủ tướng Nga, ông Vladimir Putin đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó, đáng chú ý nhất là ông đã chèo lái đất nước vượt qua tâm bão khủng hoảng với thiệt hại thấp nhất. Dưới đây là 10 thành tựu đáng ghi nhận của ông. 1. Phát triển năng lượng quy mô toàn cầu: Việc đa dạng hóa ngành xuất khẩu năng lượng của Nga là nhiệm vụ ưu tiên của ông Putin trên cương vị Thủ tướng nhằm làm giảm bớt mức độ phụ thuộc của kinh tế Nga đối với các hoạt động xuất khẩu nguyên- nhiên liệu. Vì vậy, trong 4 năm điều hành chính phủ, ông Putin đã rất chú trọng lĩnh vực xuất khẩu khí đốt và cũng đạt được những tiến bộ đáng kể, nhất là trong dự án xây dựng “Dòng chảy phương Nam” dọc theo đáy Biển Baltic sang Đức. Giới chuyên gia đánh giá, với viện đưa vào thực hiện dự án này, ông Putin đã "khai thông cửa sổ năng lượng sang châu Âu", bất chấp những lo ngại và phản đối của một số nước trong khu vực. Chuyến hàng thương mại đầu tiên qua đường ống này được thực hiện tháng 11/2011 và dự kiến tới năm 2015, “Dòng chảy phương Nam” sẽ hoạt động rất hiệu quả. 2. Kiên cường chống khủng hoảng: Ngăn ngừa tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính thế giới là một trong những thách thức chủ yếu nhất đối với ông Putin trên cương vị Thủ tướng. Để chống lại những ảnh hưởng không mong muốn, ông Putin đã bơm hàng tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ rúp vào nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng. Hành động mạnh bạo và quyết đoán này của ông không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của các ngành công nghiệp, mà còn giúp kiềm chế lạm phát và thực thi đầy đủ các cam kết xã hội của Nhà nước đối với người dân. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2011 đạt 4,3%, cao hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng, và có thể sẽ duy trì ở mức 3,5% trong năm nay. 3. Liên kết không gian hậu Xô-viết: Ý tưởng liên kết kinh tế chặt chẽ trong không gian hậu Xô-viết là một trong những ưu tiên của ông Putin ngay từ nhiệm kỳ Tổng thống 2000-2008. Tuy nhiên, mãi đến năm 2011, Liên minh Hải quan 3 nước (Nga, Belarus vàKazakhstan) mới bắt đầu đi vào hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc hải quan chung. Từ năm 2012, Không gian Kinh tế Thống nhất (EEP) giữa 3 nước cũng bắt đầu hoạt động theo hướng đảm bảo tự do lưu chuyển vốn, hàng hóa và dịch vụ. Phát biểu về sự kiện này, ông Putin nhiều lần tuyên bố đây là “sự kiện địa chính trị lớn nhất trong không gian hậu Xô-viết sau khi Liên Xô sụp đổ”. Theo kế hoạch, Liên minh Hải quan và EEP sẽ là cơ sở để thành lập Liên minh Kinh tế Á- Âu vào năm 2015. 4. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Năm 2011, Nga đãchính thức đặt chân vào ngôi nhà chung WTO sau hành trình thương lượng đầy khó khăn kéo dài hơn 10 năm. Đây cũng là sự kiện đánh dấu việc Nga đã chính thức liên kết nền kinh tế thế giới. Theo kế hoạch, đến mùa Hè này, Nga sẽ trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này sau khi Quốc hội Nga phê chuẩn những thỏa thuận cuối cùng. 4 5. Phát triển cơ sở hạ tầng: Một trong những dự án cơ sở hạ tầng quy mô nhất trong những năm ông Putin làm Thủ tướng là phát triển khu vực Viễn Đông, đặc biệt là khu vực Primorye và Vladivostok - nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 9/2012. Tổng mức đầu tư để chuẩn bị cho diễn đàn APEC là khoảng 600 tỷ rúp. Phần lớn số tiền được đầu tư vào việc xây dựng những cây cầu đặc biệt qua vịnh “Sừng Vàng” tới tới "hòn đảo Nga", nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh. Ngoài ra, trên đảo còn xây dựng các tòa nhà thuộc Trường Đại học Liên bang Viễn Đông, nơi sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học của toàn bộ khu vực trong tương lai. 6. Ban hành Đạo luật về Thương mại: Việc thông qua Đạo luật về thương mại là một trong những sứ mệnh khó khăn và phức tạp nhất đối với chính phủ của ông Putin. Việc thông qua văn kiện này được tiến hành vào tháng 12/2009 sau nhiều năm tranh cãi giữa các nhà sản xuất, giới kinh doanh và nhiều bộ ngành khác nhau. Theo đó, đạo luật quy định cần phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và đẩy các biện pháp chống độc quyền. Trong một số trường hợp, chính phủ hoặc chính quyền bang có quyền hạn chế giá sản phẩm trong thời gian lên đến 90 ngày. 7. Tư hữu hóa các doanh nghiệp lớn: Bốn năm qua được đánh dấu bằng Chương trình tư hữu hóa giai đoạn 2011-2013 đã được chính phủ phê duyệt. Đây được coi như sự khởi đầu cho giai đoạn tư hữu hóa sở hữu nhà nước lần thứ hai được tiến hành trên quy mô lớn, kể từ sau giai đoạn đầu được thực hiện từ những năm 1990. Cụ thể, chính phủ Nga đã đột ngột cắt giảm danh sách các doanh nghiệp chiến lược, tiến hành bán hàng chục gói cổ phần lớn của các ngân hàng và các công ty. Qua đó, một mặt vừa cởi trói cho các doanh nghiệp nhà nước, vừa tạo động lực để các doanh nghiệp chủ động phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 8. Cải cách chế độ hưu trí: Đây là một trong những cải cách xã hội quan trọng nhất ở nước Nga trong 4 năm qua và cũng là cải cách đầu tiên theo hướng này ở nước Nga thời hiện đại. Theo đó, chính phủ Nga đã tiến hành đánh giá lại một cách đầy đủ mọiquyền lợi dành cho những công dân đã có công trong thời kỳ Xô-viết. Dựa trên cơ sở đánh giá lại này, chính phủ trả ngay 10% tổng số tiền và trả thêm1% cho mỗi năm làm việc tính đến năm 1991. Năm 2010, khoản tiền bổ sung bình quân cho mỗi người lên tới khoảng 1.100 rúp/tháng. 9. Chuẩn hóa kỳ thi quốc gia thống nhất: Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế được coi là hướng đi chính trong hoạt động của chính phủ trong 4 năm qua. Vì vậy, trong 4 năm làm Thủ tướng, ông Putin đã cố gắng hiện thực hóa một số sáng kiến do chính ông đưa ra từ khi còn là chủ nhân của điện Kremlin từ năm 2000-2008. Đáng chú ý, ông đã cho triển khai kỳ thi quốc gia thống nhất (CSE) trên phạm vi toàn quốc và đã đạt được các kết quả rất đáng khích lệ. Từ 1/1/2009, CSE đã trở thành tiêu chí xác nhận kết quả học tập chính thức đối với tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Nga. 10. Dành quyền đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới: Đối với Nga, cuối năm 2010 được đánh dấu bằng chiến thắng lớn và tương đối bất ngờ trong cuộc đấu tranh giành quyền đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2018. Nga đã vượt qua không chỉ nước Anh, mà còn cả những nhóm nước nộp đơn xin đồng đăng cai giải này như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Bỉ và Hà Lan, để giành quyền tổ chức giải đấu thể 5 thao hấp dẫn nhất hành tinh. Ông Putin cam kết chính phủ Nga sẽ chuẩn bị tốt nhất cho giải này, đồng thời tuyên bố những người tham dự cũng như khách mời sẽ được tới thăm nước Nga mà không cần thị thực. Ngoài khả năng trên, Putin còn có những kỹ năng, kỹ xảo cao, tầm trí tuệ tương ứng với những đòi hỏi phức tạp của chính trị. Theo tiểu sử, Putin vốn thông minh, học giỏi, vì thế một tầm trí tuệ tương ứng với chính trị đối với ông rất có khả năng. Bằng chứng đó là ông đã khiến cho nhiều người theo chủ nghĩa Quốc gia Nga và cả Bộ trưởng Quốc phòng của ông bất ngờ, ngay khi sau các vụ tấn công ngày 11/09/2001 tại Mỹ, đồng ý thành lập các căn cứ quân sự liên minh tại Trung Á trước và trong khi diễn ra cuộc tấn công quân sự do Mỹ tiến hành vào Afghanistan. Putin có cách ứng xử linh hoạt, kỹ năng tốt, không trịch thượng giúp ông chiếm nhiều tình cảm của xã hội. Điều này có thể thấy rõ qua con số tỷ lệ ủng hộ Putin từ mức trên 50% một chút khi ông đắc cử lần thứ nhất đã tăng một cách đều đặn. Năm 2012, Putin đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống, với gần 64% phiếu bầu. Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba này, ông Putin sẽ dẫn dắt nước Nga trong 6 năm, theo Hiến pháp sửa đổi của Nga. Ngoài ra, tầm trí tuệ của ông cũng không dừng lại ở việc gìn giữ những nét đẹp vốn có của quá khứ nước Nga. Putin từng không ủng hộ việc xóa bỏ quá khứ Liên bang Xô viết ra khỏi lịch sử nước Nga - chính sách trước kia của Yeltsin có mục đích chính là đối phó với các đối thủ Cộng sản. Ông đã miêu tả niềm tin của mình rằng dù những tội ác của chế độ cộng sản trước kia có như thế nào chăng nữa, tuy vậy đó vẫn là một phần quan trọng trong lịch sử Nga và có một ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại. Vì thế, một số biểu tượng thời Xô viết đã được phép quay trở lại nước Nga, như thương hiệu lá cờ đỏ của Hồng quân, tiêu ngữ "Ngôi sao Xô viết", vàQuốc ca Liên xô (dù đã được sửa chữa lời) – tất cả những thứ đó đã tạo được ấn tượng tốt với đa số dân chúng Nga. Trả lời những lời chỉ trích các hành động đó, Putin đã đưa ra lý lẽ rằng ông là tổng thống của mọi người Nga - gồm cả những người về hưu đã mất mọi thứ cùng với sự chuyển tiếp thời hậu Xô viết, những người trung thành một cách có thể thông cảm được với những biểu tượng của quá khứ. Mang một tầm trí tuệ cao, vì thế Putin luôn biết vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý các tình huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép chứng, giữa khách quan và chủ quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị, ông biết tiến, biết lùi đúng lúc. Việc Putin lên nắm quyền chỉ đạo chính phủ vào tháng 8 năm 1999 trùng khớp với sự tái hiện tình trạng gây hấn của cuộc xung đột hầu như đã yên tĩnh tại Bắc Caucasus, khi những người Chechnya tập hợp với nhau và xâm nhập Daghestan láng giềng. Cả trong nước Nga và bên ngoài, uy tín của Putin trước công chúng ngày càng tăng qua cách xử lý cứng rắn nhiệm vụ khó khăn này. Trong chiến dịch vận động bầu cử Duma mùa thu năm 1999, các phương tiện truyền thông đại chúng do Kremlin kiểm soát hoặc có liên minh với họ đã cáo buộc các đối thủ chính của Putin không cương quyết với chủ nghĩa khủng bố. Khi đã lên nắm quyền tổng thống ngày 31 tháng 12 năm 1999, Putin đã thực hiện một cuộc viếng thăm chưa từng có tới doanh trại quân đội Nga ở Chechnya; một trong những hình ảnh sớm nhất mà dân chúng Nga thấy được là vị tổng thống tạm quyền của họ đang giới thiệu những con dao săn cho các binh sĩ. Suốt mùa đông năm 2000, chính phủ Putin thường xuyên tuyên bố thắng lợi đã ở gần tầm tay. Trong những năm gần đây, khi tình hình trở nên bế tắc, Putin đã tự tách mình khỏi trách nhiệm giải quyết cuộc xung đột đang tiếp diễn đó. Cách giải quyết đó cho ta thấy rằng chính trị vốn rất phức tạp, vì thế con người ta phải kết hợp giữa thực tế và lý thuyết để giải quyết sự việc, biết tiến, biết lùi, biết lấn tới và biết ngưng đúng lúc. Tất cả những điều đó, Putin đã có thể làm được. Ông thật sự tài năng. 6 Một trong những yếu tố quan trọng để trở thành một chính trị gia thành công, tài năng đó là khả năng nắm bắt sự vận động của xã hội, dự báo chính xác các tình thế và thời cơ Cách mạng. Putin là một chính trị gia thành công vì thế ắt hẳn yếu tố đó ông hoàn toàn chiếm hữu. Trong bài viết của mình, Thủ tướng Putin thẳng thắn nêu lên tầm nhìn chiến lược của ông về các vấn đề chính sách đối ngoại lớn của nước Nga. Theo ông Edward Lozansky - sáng lập viên và Chủ tịch ĐH Mỹ ở Moscow – cho rằng: “đây không phải chỉ là chiêu “đánh bóng” tên tuổi nhằm kiếm thêm phiếu bầu trước thềm bầu cử. Tôi nghĩ lập trường của ông hoàn toàn hợp lý, thực tế và hứa hẹn giúp cải thiện quan hệ Nga - Mỹ trong tương lai.” Một số chính sách quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại mà ông Putin đề ra dựa trên sự vận động và tình thế của xã hội : • Nga cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân • Nga sẵn lòng xem xét các đề nghị viện trợ cho người dân Afghanistan bao gồm cả các biện pháp chống các hoạt động buôn bán ma túy sâu trong nội địa nước này. • Nga là một phần không thể không thể tách rời của một châu Âu vĩ đại lẫn nền văn hóa châu Âu và rằng người Nga luôn tâm niệm rằng họ là người châu Âu. Điều này mang ý nghĩa triết học và tâm lý vô cùng hệ trọng và sâu sắc. Tuyên bố này có thể mang hàm ý đề cập đến sự gắn bó giữa Nga với châu Âu. • Cuối cùng, lần đầu tiên Thủ tướng Putin sử dụng từ “liên minh” để ám chỉ quan hệ với Mỹ. Trong bối cảnh Nga - Mỹ nỗ lực làm ấm lại quan hệ song phương, từ “liên minh” mà Thủ tướng Putin sử dụng mang ý nghĩa vô cùng to lớn. “Nếu chúng ta thành công để đạt được bước đột phá mới về vấn đề lá chắn tên lửa, nó sẽ mở đường cho việc xây dựng một mô hình hợp tác mới giữa Nga và Mỹ - như một liên minh, trong nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm khác”, ông Edward Lozansky dẫn lời bài viết của Thủ tướng Putin. Putin được sự ủng hộ của nhân dân Nga nói riêng và dân chúng thế giới nói chung. Dù có nhiều lời chỉ trích trên các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây về những cuộc cải cách đã và đang diễn ra ở nước Nga ngày nay dưới thời Putin, không ai có thể bác bỏ sự thực rằng quá trình chuyển tiếp đã gây được ấn tượng mạnh mẽ và được nhiều sự ủng hộ của dân chúng bên trong và ngoài nước Nga. Như được minh chứng tại một cuộc khảo sát ý kiến dân chúng do Ý kiến dân chúng Thế giới tại Hoa Kỳ, 26/06  2/7/2006 và Levada Center tại Nga, 9  14/6/2006 tiến hành World Public opinion Chính phủ của Tổng thống Putin được đa số dân chúng trong nước ủng hộ thậm chí cho cả những cải cách “gây tranh cãi nhất” của ông. Trên thực tế Putin đã buộc toàn bộ các kênh truyền hình quốc gia phải nằm dưới sự kiểm soát gắt gao của chính quyền do Putin lãnh đạo để tô vẽ cho hình ảnh của ông. Điều này cho thấy rằng Putin là một chính trị gia biết vận động quần chúng, được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Ông Putin tự xây dựng hình ảnh là một nhà lãnh đạo năng động, nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong hình ảnh của một người mạnh mẽ. Những bộ ảnh chụp về ông như đánh võ, câu cá ngực trần, gần gũi với động vật hoang dã để để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng Nga. Ông là một người đầy tính dân chủ, khiêm nhường nhưng cũng đầy tự trọng, không xun xoe trước người trên, không hống hách với kẻ dưới. Từ một viên chức bình thường, luôn biết than biết phận, Putin trở thành một chính trị gia tầm cỡ thế giới với một phong cách tự tin nhưng không ngạo nghễ, biết tìm ra những mối lợi cho quốc gia mình từ những tình huống Quốc tế tưởng chừng như bế tắc. Như đã nói Putin rất được lòng mọi người. Ngay sau khi 7 cuộc bỏ phiếu kết thúc, hàng trăm ngàn người dân Nga đã đổ ra quảng trưởng Manezh ngay bên ngoài Điện Kremlin để chúc mừng ông Putin. Đích thân Thủ tướng Putin và tổng thống sắp mãn nhiệm Dmitry Medvedev cũng tới tham dự. Sau giới thiệu ngắn gọn của ông Medvedev, Thủ tướng Putin tuyên bố trước biển người ủng hộ: “Chúng ta đã chiến thắng trong một công chiến công khai và trung thực. Chúng ta đã đoàn kết được mọi người xung quanh lợi ích của nước Nga. Tôi đã nói với các bạn là chúng ta sẽ thắng!”. Giọng ông đứt quãng vì cảm xúc, còn đôi mắt ướt đẫm. Hình ảnh trên chính là hình ảnh của một chính trị gia đầy tâm huyết, gần gũi. Trong mắt những cử tri ủng hộ Thủ tướng Nga, ông Putin là con người của hành động, là người canh giữ sự ổn định và là nhà lãnh đạo cứng rắn của đất nước rộng lớn nhất thế giới. “Tôi bỏ phiếu cho Putin bởi ông ấy là Tổng thống tốt. Con cháu của chúng tôi được chăm sóc, thế đấy. Đấy là cảm nghĩ của tôi” - bà Maria Fedotova, 92 tuổi, bày tỏ khi đứng giữa đám con cháu trên quảng trường Manezh. Nhà làm phim Nikita Mikhalkov hào hứng: “Hôm nay là dấu hiệu rõ nhất cho thấy người dân đã lựa chọn một nước Nga vĩ đại”. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo. Bên cạnh những mặt tốt, Putin còn có những mặt xấu, bên cạnh những thành công còn có những thất bại. • Không có khả năng trở thành lãnh đạo thế giới về lối sống, văn hóa và nghệ thuật. Những lãnh thổ mà phần lớn người dân nói tiếng Nga đang nhỏ lại và vị thế của văn hóa và nghệ thuật Nga ở ngoài nước Nga bị sụt giảm. • Không tạo dựng được một chính sách hiệu quả trong quan hệ với cộng đồng người Nga ở nước ngoài như cách mà Trung Quốc tạo ra với cộng đồng Hoa kiều cũng như mất ảnh hưởng lên 2 nước láng giềng là Gruzia và Ukraina. • Thất bại trên thị trường hợp tác kỹ thuật quân sự với Algérie và Ấn Độ. Những người mua các loại vũ khí thường xuyên từ chối các hợp đồng mua bán của Nga và đưa ra lý do trì hoãn. Putin cũng có liên quan đến nhiều lời đồn đại. Khi Putin bước lên sân khấu cuộc mít tinh lớn chào mừng chiến thắng tối 4/3, đám đông 100.000 người hoan hô ông không dứt. Nhưng phe đối lập nói rằng cảnh tượng đó là do dàn xếp. Những tranh cãi như thế sẽ còn tiếp diễn quanh Putin khi ông lần thứ ba trở thành tổng thống Nga. Ngoài ra còn có sự kiện ngày 28 tháng 6, 2005, Putin được đưa lên trang đầu các báo sau một vụ rắc rối bất ngờ liên quan tới tờ New England Patriots Super Bowl XXXIX nhẫn vô địch. Ba ngày trước đó Putin đã gặp gỡ các nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ, gồm cả người sở hữu tờ Patriots là Robert Kraft. Gần cuối cuộc gặp Kraft đã giới thiệu chiếc nhẫn gắn 124 viên kim cương với Putin, và vị tổng thống rõ ràng đã rất ấn tượng. Khi ấy Kraft trao chiếc nhẫn để Putin thử đeo, bỏ nó vào túi và nhanh chóng đi ra. Sự kiện này đã gây ra một vụ xôn xao ngắn khi tờ New York Sun và các cơ quan thông tin khác cho rằng Kraft không có ý định cho đi một cái nhẫn rất giá trị như vậy. Kraft, người vốn có tổ tiên Nga, sau này đã nói với tờ Associated Press rằng ông đã trao chiếc nhẫn cho Putin làm quà và muốn biểu hiện sự kính trọng của mình. Dù tốt hay xấu ta cũng không thể phủ nhận những thành công mà ông đã mang lại cho đất nước cũng như con người Nga. Đó là điều mà đa số dân chúng Nga mong đợi, sau nhiều năm hỗn loạn kể từ khi Liên Xô tan rã. Putin đã ổn định đất nước và mang lại niềm tự hào cho người dân. Ông ấy chấm dứt cuộc chiến ở Chechnya, chấm dứt nạn tội phạm đường phố tràn lan và nâng chất lượng cuộc sống dân chúng Trong thời ông ấy cầm quyền, Nga cũng đạt nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Một nhà phân tích đã nói rằng: “Hiện nay, hệ thống chính trị Nga đang được xây dựng theo cách mà không thể có ai thay thế được Putin. Nếu ông ấy đáp ứng đòi hỏi của phe đối lập mà từ chức ngay bây giờ, nước Nga sẽ hỗn loạn”. 8 Tất cả những nét trên đã tạo ra một phong cách Putin, rất có ích cho đất nước Nga trên chặn đường mới đầy khó khăn và để tìm lại vị trí của mình trên bàn cờ chính trị thế giới. Putin là một con người có sự hòa quyện giữa tất cả những tinh hoa tốt đẹp nhất để sáng tạo nên một chính trị gia đức hạnh, tài ba, thông minh, xuất sắc. 9 . Vladimir Putin đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, trở thành vị tổng thống thực hiện nhiệm kỳ 6 năm đầu tiên của nước Nga. Đó là những tóm tắt sơ lược về cuộc đời cũng. 1999, Putin trở thành Tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3/ 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết. Ông Putin. của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính thế giới là một trong những thách thức chủ yếu nhất đối với ông Putin trên cương vị Thủ tướng. Để chống lại những ảnh hưởng không mong muốn, ông Putin

Ngày đăng: 22/11/2014, 12:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan