Nghiên cứu sử dụng rau lang và rau muống phối hợp với cỏ hoà thảo để nuôi thỏ thịt new zealand sinh trưởng

65 777 0
Nghiên cứu sử dụng rau lang và rau muống phối hợp với cỏ hoà thảo để nuôi thỏ thịt new zealand sinh trưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI      PHÙNG HUY THẮNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG RAU LANG VÀ RAU MUỐNG PHỐI HỢP VỚI CỎ HÒA THẢO ĐỂ NUÔI THỎ THỊT NEW ZEALAND SINH TRƯỞNG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRẠCH HÀ NỘI - 2012 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Phùng Huy Thắng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản; các cán bộ của Viện sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Phùng Huy Thắng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1.1. Tiêu hóa và hấp thu của thỏ 3 2.1.2. Sơ lược về giống thỏ New Zealand White 4 2.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ 7 2.1.5. Các loại thức ăn sử dụng cho thỏ 12 2.1.6. Các loại thức ăn cho thỏ dùng trong thí nghiệm 14 2.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THỎ Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 17 2.2.1 Tình hình chăn nuôi thỏ ở Việt Nam 17 2.2.2 Chăn nuôi thỏ ở các nước trên thế giới 20 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 22 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iv 3.2.1. Thiết kế thí nghiệm. 23 3.2.2. Nuôi dưỡng và quản lý 24 3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 24 3.2.4. Phân tích hóa học 26 3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 26 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. THÀNH PHẦN, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN 27 4.2. KHẢ NĂNG THU NHẬN THỨC ĂN 29 4.4. TĂNG TRỌNG VÀ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN 38 4.4.1. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ voi bằng rau muống đến tăng trọng và chuyển hóa thức ăn của thỏ 38 4.4.2. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang đến tăng trọng và chuyển hóa thức ăn của thỏ 41 4.5. NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT 46 4.5.1. Thí nghiệm thay thế cỏ setaria bằng rau lang ở các mức khác nhau 49 4.5.1. Thí nghiệm thay thế cỏ voi bằng rau muống ở các mức khác nhau 46 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. KẾT LUẬN 53 5.2. ĐỀ NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 54 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ các bộ phận đường tiêu hóa của gia súc (%) 4 Bảng 2.2: Thành phần hoá học của 2 loại phân thỏ 6 Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ qua các thời kì 8 Bảng 2.4: Thành phần hóa học của thân lá khoai lang 15 Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình qua các tuần thí nghiệm 22 Bảng 4.1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 27 Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được thay thế bằng rau muống (%VCK) 28 Bảng 4.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được thay thế bằng rau lang (%VCK) 28 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận khi thay thế cỏ voi bằng rau muống 30 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận khi thay thế cỏ Setaria bằng rau lang 32 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ voi bằng rau muống đến tiêu hoá thức ăn của thỏ New Zeadland 34 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ Setaria bằng rau lang đến tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của thỏ New Zeadland 36 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ voi bằng rau muống đến tăng trọng và chuyển hoá thức ăn của thỏ 40 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ Setaria bằng rau lang đến tăng trọng và chuyển hoá thức ăn của thỏ 43 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ Setaria bằng rau lang đến thành phần cơ thể của thỏ 52 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ voi bằng rau muống đến thành phần cơ thể của thỏ 48 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH Hình 2.1: Phân thường và phân vitamin Hình 2.2: Thỏ ăn phân vitamin 7 Hình 3.1 Các phần trong thân thịt của thỏ 26 Đồ thị 4.1 Khối lượng tích lũy của thỏ qua các tuần tuổi khi thay thế cỏ setaria bằng rau lang 44 Đồ thị 4.2. Khối lượng tích lũy của thỏ qua các tuần tuổi khi thay thế cỏ voi bằng rau muống 45 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT X : Trung bình ADF: Xơ không tan trong dung dịch axit ADG: Tăng trọng bình quân hàng ngày CHC: Chất hữu cơ CP: Protein thô FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn KL: Khối lượng n: Số mẫu NDF: Xơ không tan trong dung dịch trung tính RC: Răng cửa RH: Răng hàm RN: Răng nanh SE: Sai số TĂ: Thức ăn TLTH: Tỷ lệ tiêu hóa VCK: Vật chất khô Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhiều giống thỏ ngoại đã được nhập vào nước ta nhằm tăng nhanh năng suất chăn nuôi và đã được nông dân ưa chuộng. Tuy vậy, người chăn nuôi hiện nay còn có rất ít kiến thức về chăn nuôi thỏ, thức ăn chủ yếu cho thỏ vẫn dựa vào các cây cỏ tự nhiên nên khẩu phần ăn thường không phát huy hết tiềm năng di truyền của các giống thỏ nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh. Khẩu phần ăn cho thỏ nhập nội sinh trưởng cần có hàm lượng protein cao, trong khi đó thì phần lớn các loại cỏ lá bình thường có tỷ lệ protein thấp hơn nhu cầu của thỏ rất nhiều. Do vậy, việc bổ sung protein là rất cần thiết. Tuy nhiên, khác với động vật nhai lại, không thể bổ sung protein cho thỏ dưới dạng nitơ phi protein. Việc sản xuất và bổ sung thức ăn dạng viên hỗn hợp giàu đạm là một giải pháp dinh dưỡng tốt về mặt kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại các nước tiên tiến. Tuy nhiên, nuôi thỏ bằng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh có thể không kinh tế và không bền vững trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở nước ta. Một số loại cỏ có năng suất chất xanh cao và giàu chất xơ như cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Lông Para (Brachiaria mutica), cỏ Setaria (Setaria sphacelata), cỏ Guinea (Panicum maximum) vv…thường được người nông dân trồng để nuôi thỏ. Tuy nhiên, hàm lượng protein của các loại cỏ này thấp (trên dưới 10% CP), thấp hơn nhiều so với nhu cầu của thỏ nhập nội sinh trưởng nên không đáp ứng được nhu cầu của thỏ. Một trong những loại cây lá có hàm lượng protein cao hay được sử dụng trong chăn nuôi là cây rau muống (Ipomoea aquatica Forsk). Khoai lang (Ipomoea batatas) cũng là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột có vị ngọt, là một nguồn cung cấp rau, củ quan trọng, được sử dụng với vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 2 sử dụng như một loại rau với hàm lượng protein cao (18% vật chất khô).(Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2005) [6] Việc nghiên cứu tìm các khẩu phần ăn hợp lý cho các loại thỏ nhập nội trên cơ sở phối hợp các nguồn cây cỏ thuộc nhóm giàu xơ và protein cao là hết sức cần thiết nhằm khai thác được tối đa các nguồn thức ăn có thể sản xuất tại chỗ và nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn sản xuất chăn nuôi thỏ hiện nay ở nước ta, đặc biệt là chăn nuôi thỏ nông hộ. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu sử dụng rau Lang và rau Muống phối hợp với cỏ hòa thảo để nuôi thỏ thịt New Zealand sinh trưởng ” 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi thỏ nhập nội bằng việc bổ sung thức ăn xanh có hàm lượng protein cao vào khẩu phần cơ sở cho thỏ dựa trên các nguồn thức ăn xanh giàu xơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của việc thay thế, bổ sung các khẩu phần cơ sở là các loại cỏ giàu xơ thông dụng (cỏ voi và cỏ setaria) bằng các nguồn thức ăn xanh có hàm lượng protein cao (rau muống, rau lang ). - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao nói trên. - Tìm ra tỷ lệ phối hợp thích hợp giữa các loại thức ăn xanh giàu protein và thức ăn giàu xơ trong khẩu phần nuôi thỏ New Zealand. [...]... rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc xác định các khẩu phần ăn phù hợp cho thỏ nhằm tận dụng các loại thức ăn sẵn có, dễ trồng, nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ Trong đó, rau muống và khoai lang đã được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu sử dụng vào khẩu phần ăn cho thỏ Nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong và cộng... 18,8g/ngày lần lượt với các khẩu phần là rau muống, rau muống trộn với cỏ Ghinê và rau muống bổ sung thêm lá cây keo củi Như vậy, có thể thấy rằng khẩu phần có nguồn protein cao và xơ cao có tác dụng trong việc cải thiện tốc độ tăng trọng của thỏ New Zealand Doan Thi Giang và cộng sự (2007) [13] nghiên cứu trên thỏ Newzealand White để xem tác động của việc bổ sung thêm nguồn xơ thô (cỏ Ghinê) vào khẩu phần... quả sử dụng thức ăn, tốt nhất là cho thỏ dùng trước khi cỏ ra hoa (bánh tẻ) Ta nên cho ăn phần ngọn, phần thân sát mặt đất thường dính đất bẩn chứa phân hay vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh cho thỏ Các loại cỏ cho thỏ gồm: Cỏ gấu, cỏ gà, cỏ lồng vực, cỏ mật, cỏ lá tre… là các loại cỏ mọc tự nhiên Một vài loại cỏ trồng cho năng suất cao như là: Cỏ voi, cỏ pangola, cỏ stilô, cỏ xuđăng… + Các loại rau: ... ) và rau lang (Impoea batatas) trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Zealand Tổng số 30 thỏ đực New Zealand 1,5 tháng được phân ngẫu nhiên đều vào 5 lô, mỗi lô 6 con, để cho ăn 5 khẩu phần ăn: Lô 1: Cho ăn tự do chỉ một loại cỏ giàu xơ là cỏ Setaria (Đối chứng) Lô 2: Thay thế 25% (theo VCK) cỏ Setaria bằng rau lang Lô 3: Thay thế 50% (theo VCK) cỏ Setaria bằng rau lang Lô 4: Thay thế 75% (theo VCK) cỏ Setaria... Cỏ voi 23,13 88,54 14,41 62,36 33,10 Rau lang 11,14 86,22 23,30 37,76 25,47 Rau muống 11,39 88,50 27,08 30,07 19,82 Thóc 87,44 94,89 6,80 32,27 18,20 Chỉ tiêu Bảng 4.1 cho thấy rau muống và rau lang tuy không phải là cây họ đậu nhưng cũng có hàm lượng protein thô (CP) trong VCK tương đối cao (27,08% và 23,3%) Cỏ voi và cỏ setaria có thành phần protein thấp hơn so với rau lang và rau muống (14,41% và. .. Ngoan và cộng sự 2005) [6] Hầu hết cỏ hòa thảo sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như ngừng sinh trưởng vào vụ đông Đến mùa xuân cỏ hòa thảo lại phát triển nhanh và cho năng suất chất xanh cao Cỏ hòa thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cơ bản là hóa xơ, giá trị dinh dưỡng theo đó giảm nhanh Nhìn chung giá trị dinh dưỡng của cỏ hòa thảo thấp... lối tự phát, tận dụng, tự cung tự cấp, công tác nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn nuôi thỏ chưa được tiến hành nhiều, đặc biệt là thỏ nhập nội Một số nghiên cứu về dinh dưỡng của Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (Viện Chăn nuôi) cũng mới tập trung vào sử dụng cây mía và một số loại củ quả làm nguồn thức ăn nuôi thỏ phối hợp với một số loại lá giàu protein như lá dâu, chè khổng lồ (Trichanthera... Trong chăn nuôi thỏ rất cần thiết phải cung cấp vitamin, đặc biệt là thỏ nuôi nhốt và có năng suất cao Đối với thỏ sinh sản và thỏ con sau cai sữa hệ vi sinh vật trong manh tràng còn yếu chưa thể tổng hợp nên vitamin từ thức ăn nên rất hay thiếu, nhất là vitamin A, D, E Cũng như các động vật khác, khi thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh lý sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm và có các... vào 5 lô, mỗi lô 6 con, để cho ăn 5 khẩu phần ăn: Lô 1: Cho ăn tự do chỉ một loại cỏ giàu xơ là cỏ Voi (Đối chứng) Lô 2: Thay thế 25% (theo VCK) cỏ Voi bằng rau muống Lô 3: Thay thế 50% (theo VCK) cỏ Voi bằng rau muống Lô 4: Thay thế 75% (theo VCK) cỏ Voi bằng rau muống Lô 5: Thay thế 100% (theo VCK) cỏ Voi bằng rau muống Thí nghiệm 2 Xác định tỷ lệ thích hợp giữa cỏ Setaria (Setaria sphacelata ) và. .. nước ta, các nghiên cứu về thỏ là rất hạn chế Việc nghiên cứu về phát triển chăn nuôi thỏ chỉ được tăng cường kể từ khi Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây của Viện chăn nuôi được thành lập (năm 1993) Năm 1999 Trung tâm này đã nhập 3 giống thỏ mới có năng suất cao từ Hungari về nuôi nhân thuần và làm tươi máu đàn thỏ New Zealand (nhập từ năm 1978) đem lại hiệu quả tốt, tăng năng suất đàn thỏ giống . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI      PHÙNG HUY THẮNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG RAU LANG VÀ RAU MUỐNG PHỐI HỢP VỚI CỎ HÒA THẢO ĐỂ NUÔI THỎ THỊT NEW ZEALAND. nuôi thỏ hiện nay ở nước ta, đặc biệt là chăn nuôi thỏ nông hộ. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu sử dụng rau Lang và rau Muống phối hợp với cỏ hòa thảo để. cho thỏ. Các loại cỏ cho thỏ gồm: Cỏ gấu, cỏ gà, cỏ lồng vực, cỏ mật, cỏ lá tre… là các loại cỏ mọc tự nhiên. Một vài loại cỏ trồng cho năng suất cao như là: Cỏ voi, cỏ pangola, cỏ stilô, cỏ

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

    • Lời cam đoan

    • Lời cảm ơn

    • Mục lục

    • Mở đầu

    • Tổng quan tài liệu

    • Nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Kết quả và thảo luận

    • Kết luận và đề nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan