Lý thuyết tổng hợp nghề công nghệ ô tô (2)

5 358 0
Lý thuyết tổng hợp nghề công nghệ ô tô (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG _________________________ Kỳ thi tốt nghiệp trung cấp nghề Khóa ngày:…./ /20… Môn thi: Lý thuyết tổng hợp nghề Công nghệ ô tô Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI Câu 1. (3 điểm) - Điền các chú thích (theo hình 1) - Trình bày định nghĩa các thuật ngữ cơ bản và thông số kỹ thuật của động cơ đốt trong. Câu 2. (2 điểm) Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ 1 xy lanh (Theo hình 1) Câu 3. (2 điểm) Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, cấu tạo của xupáp. Phân tích những hư hỏng thường gặp của xupáp? Câu 4. (2 điểm) Cho dầm chịu lực như hình 2. Tính phản lực NA, NB: Câu 5. (1 điểm) Cho sơ đồ truyền động đai như hình 3. Trong đó: D1= 6 dm và D2 = 3 dm là đường kính của các buly, N1 và N2 là số vòng quay của các buly. Tính số vòng quay của buly N2. Biết N1 = 1000v/p (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) ___________________ Hết __________________ DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Trần Quốc Khánh Mã đề: T_LT_CNO_02 Hình 1 Hình 3 N1, D1 N2, D2 Hình 2 A F2= 1500 KN 1m 2m B 2m F1= 1000 KN NA NB UBND TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG Kỳ thi tốt nghiệp trung cấp nghề Khóa ngày: …./… /20… Môn thi: Lý thuyết tổng hợp nghề Công nghệ ô tô HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) - Điền chú thích (theo hình vẽ) (1 điểm) - Trình bày định nghĩa các thuật ngữ cơ bản và thông số kỹ thuật của động cơ đốt trong. (2 điểm) 1- đường ống nạp (0.1 điểm) 2- Xupáp nạp (0.1 điểm) 3- Bu-gi (0.1 điểm) 4- Xupáp thải (0.1 điểm) 5- đường ống thải (0.1 điểm) 6- Xy-lanh (0.1 điểm) 7- piston (0.1 điểm) 8- Thanh truyền (0.1 điểm) 9- Trục khuỷu (0.1 điểm) 10- Chiều quay động cơ (0.05 điểm) 11- Nắp máy (0.05 điểm) 1. Điểm chết (ĐC) (0.2 điểm) Là các vị trí trong xylanh mà tại đó pittông thay đổi hướng chuyển động. Có hai vị trí điểm chết: - Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí của đỉnh pittông trong xylanh ở xa tâm trục khuỷu nhất. - Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí của đỉnh pittông piston trong xylanh ở gần tâm trục khuỷu nhất. 2. Hành trình (S) (0.2 điểm) Khoảng cách khi pittông chạy từ vị trí giới hạn này sang vị trí giới hạn kia được gọi là hành trình pittông S: S = 2R (R – bán kính quay của trục khuỷu). 3. Chu trình công tác (0.2 điểm) Là các quá trình liên tiếp nhau để biến đổi nhiệt năng thành cơ năng. 4. Kỳ (0.2 điểm) Là một phần của chu trình công tác ứng với píttông chuyển động từ điểm chết này đến điểm chết kia. 5. Thể tích buồng cháy ( Vc ) (0.2 điểm) Là thể tích phần không gian giới hạn bởi thành xi lanh, nắp máy và đỉnh piston khi nó ở ĐCT. 6. Thể tích công tác ( Vh ) (0.25 điểm) Mã đề: T_LT_CNO_02 Là thể tích giới hạn bởi thành xy lanh và các vị trí ĐCT, ĐCD của piston ( là thể tích phần không gian được giải thoát khi piston dịch chuyển từ ĐCT tới ĐCD ): D 2 V h = π. .S 4 Trong đó: D – đường kính xylanh (mm) S – hành trình pittông (mm) 7. Thể tích toàn bộ xylanh ( Va) (0.25 điểm) Va thể tích toàn phần là thể tích của xilanh khi pittông nằm ở ĐCD. Va = Vc + Vh (cm3, l) 8. Tỉ sô nén (0.25 điểm) Tỉ số nén ε - là tỉ số giữa thể tích toàn phần Va và thể tích buồng cháy Vc: V a ε = V c Tỉ số nén ε chỉ rõ : thể tích xylanh phía trên pittông bị giảm bao nhiêu lần, tức là bị ép nhỏ bao nhiêu lần khi pittông đi từ ĐCD lên ĐCT. 9. Thể tích làm việc của động cơ (Ve )(0.25 điểm) Là tổng thể tích công tác của các xylanh trong động cơ Ve = i.Vh Vh - Thể tích công tác của xy lanh i - Số xylanh trong động cơ Câu 2: (2 điểm) Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ 1 xy lanh (Theo hình 1) * Nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kỳ, 1 xi lanh Một chu trình làm việc của động cơ trải qua 4 kỳ (hút, ép nổ, xả) tương ứng với 4 hành trình dịch chuyển của piston hay 2 vòng quay trục khuỷu: (0.2 điểm) - Kỳ hút (0.3 điểm) + Supap hút: Mở (0.05 điểm) + Supap xả: Đóng (0.05 điểm) + Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD (0.1 điểm) + Trục khuỷu quay: Từ 0 ÷180 0 (0.1 điểm) Hỗn hợp đốt (xăng và không khí sạch) được hút vào xy lanh qua supáp nạp do áp suất buồng đốt nhỏ hơn áp suất không khí. - Kỳ ép (0.5 điểm) + Supáp hút: Đóng (0.1 điểm) + Supáp xả: Đóng (0.1 điểm) + Piston dịch chuyển: Từ ĐCD → ĐCT (0.1 điểm) + Trục khuỷu quay: Từ 180 0 ÷ 360 0 (0.1 điểm) Hỗn hợp đốt được nén lại trong buồng đốt. (0.1 điểm) - Kỳ nổ (0.5 điểm) Khi piston gần đến điểm chết trên cách điểm chết trên một khoảng tương ứng với góc đánh lửa sớm của trục khuỷu thì bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp.(0.1 điểm) + Supáp hút: Đóng (0.1 điểm) + Supáp xả: Đóng (0.1 điểm) + Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD (0.1 điểm) + Trục khuỷu quay: Từ 360 0 ÷ 540 0 (0.1 điểm) - Kỳ xả (0.5 điểm) + Piston: ĐCD → ĐCT (0.1 điểm) + Trục khuỷu: 540 0 ÷ 720 0 (0.1 điểm) + Supáp hút: Đóng (0.1 điểm) + Supáp xả: Mở (0.1 điểm) Sản phẩm cháy được xả ra ngoài qua supáp xả (0.1 điểm) Câu 3: (2 điểm) Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, cấu tạo của xupáp. Phân tích những hư hỏng thường gặp của xupáp? + Nhiệm vụ: (0.25 điểm) Đóng, mở các lỗ hút, xả thông với phần không gian trong xi lanh theo một quy luật xác định bởi pha phân phối khí của động cơ. + Điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo: (0.25 điểm) Chịu nhiệt độ cao của buồng đốt đặc biệt là xupáp xả, chịu lực ma sát khi đóng, mở và di Xupáp nạp được làm mát tốt hơn xupáp xả. + Cấu tạo: Hình vẽ : (0.25 điểm) Xu páp chia làm ba phần: Nấm (đầu xupáp ), thân và đuôi xupáp (0.25 điểm) a. Nấm xupáp: (0.25 điểm) Có dạng hình côn phía trên đỉnh làm phẳng hoặc lõm, mặt vát của nấm tiếp xúc kín với mặt vát của đế xupáp, mặt côn có góc vát thường 45 0 hay 30 0 Nấm xupáp có phần mép hình trụ có chiều dày đủ lớn để đảm bảo bền và kích thước khi sửa chữa. (0.1 điểm) Nấm xupáp có các dạng: - Dạng bằng: Đây là dạng thông dụng nhất, nó có diện tích chịu nhiệt nhỏ, đơn giản dễ chế tạo (hình a). (0.05 điểm) - Dạng lồi: Có độ cứng vững cao, nhưng diện tích chịu nhiệt lớn. Thường sử dụng cho xupáp xả (hình b). (0.05 điểm) - Dạng lõm: Thuận lợi cho dòng khí nạp lưu thông, nhưng có độ cứng kém và diện tích chịu nhiệt lớn. Thường sử dụng cho xúp páp nạp (hình c). (0.05 điểm) b. Thân xupáp: (0.25 điểm) Có dạng hình trụ, gia công chính xác để lắp vào bạc dẫn hướng với khe hở rất nhỏ. Động cơ công suất lớn thân xupáp xả được làm rỗng trong chứa bột Nátri để nhanh truyền nhiệt làm mát d. Đuôi xupáp: (0.25 điểm) Là phần nhận lực của cò mổ, có tiện rãnh tròn để lắp móng hãm cùng đế chặn lò xo. Móng hãm được xẻ làm hai, mặt ngoài hình côn, đáy lớn ở trên. Mặt trong của đế đỡ lò xo cũng là mặt côn ăn khớp với mặt ngoài của móng hãm bóp chặt hai phần móng hãm ngàm vào rãnh. + Hư hỏng thường gặp của xupáp: (0.25 điểm) −  Bề mặt làm việc của nấm xupáp bị mòn, rỗ do ma sát,va đập, chịu nhiệt độ cao, chịu sói mòn và ăn mòn hoá học của dòng khí, làm xupáp đóng không kín và giảm công suất động cơ. (0.1 điểm) −  Nấm xupáp bị nứt, vỡ, cháy do va đập, chịu nhiệt độ cao, xupáp đóng không kín, lò xo yếu, ống dẫn hướng mòn, nước làm mát kém (0.05 điểm) −  Thân xupáp bị mòn do ma sát, bị cong, kẹt trong ống dẫn hướng do khe hở lắp ghép lớn, nhớt bị cháy, nhiều muội than. (0.05 điểm) −  Đuôi xupáp mòn do ma sát, va đập. (0.05 điểm) Câu 4: (2 điểm) Cho dầm chịu lực như hình 2. Tính phản lực NA, NB: ΣmA = 1m*F1 + 3m*F2 – 5m*NB = 0 (1) (0.25 điểm) NA – F1 – F2 + NB = 0 (2) (0.25 điểm) Từ (1) => NB = (1m*F1 + 3m*F2)/5m (0.25 điểm) Thay số ta được: NB = (1m*1000 + 3m*1500)/5 = 1100 KN (0.25 điểm) Đúng đơn vị (KN) (0.25 điểm) Từ (2) => NA = F1 + F2 – NB (0.25 điểm) Thay số ta được:1000KN + 1500KN – 1100KN = 1400KN (0.25 điểm) Đúng đơn vị (KN) (0.25 điểm) Câu 5: (1 điểm) Cho sơ đồ truyền động đai như hình vẽ. Trong đó: D1= 6 dm và D2 = 3 dm là đường kính của các buly, N1 và N2 là số vòng quay của các buly. Tính số vòng quay của buly N2. Biết N1 = 1000v/p Ta có: i = D2/D1 = N1/N2 (0.25 điểm) => N2 = N1* D1/D2 (0.25 điểm) Thay số vào ta được: 1000* 6/3 = 2000 V/P (0.25 điểm) Đúng đơn vị (0.25 điểm) DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Hình 2 A F2= 1500 KN 1m 2m B 20dm F1= 1000 KN NA NB Hình 3 N1, D1 N2, D2 . CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG _________________________ Kỳ thi tốt nghiệp trung cấp nghề Khóa ngày:…./ /20… Môn thi: Lý thuyết tổng hợp nghề Công nghệ ô tô Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời. KN NA NB UBND TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG Kỳ thi tốt nghiệp trung cấp nghề Khóa ngày: …./… /20… Môn thi: Lý thuyết tổng hợp nghề Công nghệ ô tô HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) - Điền. xylanh phía trên pittông bị giảm bao nhiêu lần, tức là bị ép nhỏ bao nhiêu lần khi pittông đi từ ĐCD lên ĐCT. 9. Thể tích làm việc của động cơ (Ve )(0.25 điểm) Là tổng thể tích công tác của các xylanh

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan