Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài

113 648 9
Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ ÚT HÀ “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” TRONG VĂN TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thái Nguyên, năm 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ ÚT HÀ “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” TRONG VĂN TÔ HOÀI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn GS. Phong Lê, người thầy đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn. Các thầy cô giáo cộng tác, các cấp quản lí, lãnh đạo của Trường Trung học phổ thông Vị Xuyên - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang Khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, các quý thầy cô giảng dạy lớp cao học Văn K19 - trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tác giả học tập và nghiên cứu. Toàn thể các anh chị em, bạn bè và gia đình đã quan tâm giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Út Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Ngƣời viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Út Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii PHẦN MỞ ĐẦU 6 PHẦN NỘI DUNG 12 Chƣơng 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI - ĐỜI SỐNG VĂN HỌC NHỮNG NĂM 1941 -1945 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI 12 1.1. Bối cảnh xã hội những năm 1941 – 1945 12 1.2. Đời sống văn học trong những năm 1941 - 1945 15 1.3. Sự nghiệp sáng tác và vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài 16 1.3.1. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài. 16 1.3.2. Vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài 18 Chƣơng 2: GIÁ TRỊ VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” 23 2.1. Bức tranh đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội 23 2.2. Người và cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội. 33 2.2.1. Con người trong Chuyện cũ Hà Nội 33 2.2.2. Cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội 44 2.3. Nếp sống và phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội 54 2.3.1. Nếp sống trong Chuyện cũ Hà Nội 54 2.3.2. Phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội 58 2.4. Ẩm thực và thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội 67 2.4.1. Ẩm thực trong Chuyện cũ Hà Nội 67 2.4.2. Thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.5. Nội thị và ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội 77 2.5.1. Nội thị trong Chuyện cũ Hà Nội 77 2.5.2. Ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội 82 Chương 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT VÀ PHONG CÁCH CỦA TÔ HOÀI 86 3.1. Sức nhớ và sức nghĩ của Tô Hoài 86 3.2. Cái hóm hỉnh và tiếng cười tinh nghịch trong văn Tô Hoài 96 3.3. Cách kể chuyện của Tô Hoài 101 PHẦN KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, luôn là một nguồn cảm hứng, là đề tài khiến nhiều nhà văn say mê. Có những nhà văn đã dành tâm huyết cả cuộc đời cho những trang viết về Hà Nội. Trong số những nhà văn ấy, Tô Hoài là một người tiêu biểu. Đề tài Hà Nội có mặt trong nhiều sáng tác của Tô Hoài. Trong bài Tô Hoài sáu mươi năm viết GS Phong Lê đã nhận xét:“Đề tài Hà Nội cũ và mới vốn là mạch sống quen thuộc ở Tô Hoài, vẫn liên tục xuất hiện cho đến nay; mỗi tác phẩm ra đời, từ Người ven thành (1972), qua Quê nhà (1980) đến Kẻ cướp bến bỏi (1996), đều được bạn đọc chú ý, tuy không gây sôi nổi trong dư luận. Có tác phẩm rất quý giá về tư liệu và vui hóm trong cách kể như hai tập Chuyện cũ Hà Nội (1998), nhưng lại có ít bài bàn và bình.” [23, 18] 1.2. Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài về đề tài Hà Nội. Được viết vào những năm 90 của thế kỉ XX, bao gồm 114 truyện ngắn, mỗi truyện như kể lại, thuật lại những cảnh, những người, những việc hoàn toàn có thật của một Hà Nội vào nửa đầu thế kỉ XX trong thời kì thuộc Pháp. Một Hà Nội xưa cũ với người và cảnh, nếp sống và phong tục qua những trang văn Tô Hoài đã đem lại cho người đọc một lượng kiến thức rất phong phú về xã hội học, dân tộc học và phong tục học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội. Vì vậy, đây là một nội dung còn mới mẻ, rất cần được nghiên cứu. 1.3. Năm 2010 vừa qua, nước ta tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đại lễ thể hiện niềm tự hào của nhân dân cả nước với lịch sử và truyền thống thủ đô ngàn năm tuổi. Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Hà Nội càng nhận được sự quan tâm của nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Hà Nội đã, đang và sẽ mãi là trái tim của đất nước Việt Nam. Với niềm tự hào về thủ đô Hà Nội xưa và nay, với tình yêu mến dành cho nhà văn Tô Hoài, nhằm giúp cho bạn đọc có một cái nhìn cụ thể hơn về Hà Nội trong văn học, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chuyện cũ Hà Nội” trong văn Tô Hoài. 2. Lịch sử vấn đề Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài, nhưng nghiên cứu về hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội của ông lại rất ít, chỉ có một vài ý kiến của các nhà phê bình được nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, mà chưa thực sự đi vào nghiên cứu chuyên biệt. Trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ điểm duyệt những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài Hà Nội của nhà văn Tô Hoài. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Ông đã phát hiện ra:“Người “kẻ Bưởi” là những người ở gần Hà Nội, đã nhiễm ít nhiều thói tục của đất kinh kỳ, tuy tính tình họ còn giản dị và chất phác, nhưng cách sống của họ đã bắt đầu phức tạp, không còn như những dân quê các miền xa.” [23, 58] Trong bài Tô Hoài sáu mươi năm viết GS Phong Lê nhận xét:”Ở đề tài Hà Nội - quê ông, tức Hà Nội ven đô, Hà Nội mà ông đã vừa trải rộng vừa đào sâu vào thế giới bên ngoài và bên trong nó, Hà Nội ấy vẫn đi theo ông, dẫu ông đi bất cứ đâu, để thành hành trang của ông, để mỗi lúc soi nhìn nó, ông lại thấy bao điều mới lạ, cả trong ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Một Hà Nội - quê hương trong ba chiều thời gian, quả đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Huy Tưởng - cái “bộ tứ” làm nên khuân hình và chất lượng “người Hà Nội – Văn Hà Nội”[23,37] Cũng nhận xét về đề tài Hà Nội, PGS Trần Hữu Tá viết : “Ông viết về Hà Nội hồi đầu thế kỉ với những công cuộc đấu tranh, quật khởi chống Pháp ngấm ngầm hay công khai ( Quê nhà - tiểu thuyết; Câu chuyện bên bờ đầm sen và cửa miếu Đồng Cổ - truyện ngắn). Một Hà Nội với đủ mọi thứ chuyện của đời thường trong mấy chục năm trước Cách mạng tháng Tám: từ cảnh mua bán người thê thảm ở phố Mới đến chuyện kinh doanh thức ăn thừa rất dơ dáy của lính Tây ở cửa Đông; từ việc Tây đoan khám rượu lậu đến “tiếng rao đêm” bán quà bánh trên các đường phố vv ( Chuyện cũ Hà Nội) Cái quý của những tác phẩm này còn ở giá trị tư liệu. Biết bao nhiêu thứ chuyện, bao nhiêu cảnh đời một thời vang bóng đã được tái hiện một cách sống động. Nó giúp ta hiểu quá khứ, từ những chi tiết sinh hoạt nhỏ nhặt. Những tên đất, tên trạm, đặc sản địa phương. Cách chạm cửa miếu và lễ dựng nóc. Cảnh rước kiệu linh đình, kiệu bay, kiệu bò. Cách nói, cách gọi đồ vật, sự vật theo lối xưa vv Tất cả làm tăng màu sắc cổ kính của tác phẩm và chứng tỏ công phu tìm tòi hết sức say mê, tỉ mỉ của tác giả để có thể gợi lên “hồn núi sông ngàn năm.”” [23, 150 - 151] Nhà văn Băng Sơn là người hàng chục năm nay vẫn được tôn vinh là một trong vài nhà văn viết hay nhất, sâu lắng nhất về Hà Nội, nhưng khi đọc tập Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài ông cũng phải thốt lên rằng: “Thế hệ trẻ trên dưới 40 tuổi sẽ không biết gì về Hà Nội nếu không đọc bộ sách này''. Về đề tài Hà Nội, Tô Hoài viết kĩ, tỉ mỉ. Chính vì thế mà nhà phê bình Hoài Anh đã nhận xét trong Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú: “Đề tài Hà Nội luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tô Hoài: Vỡ tỉnh, [...]... tài Hà Nội của Tô Hoài qua hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn không nghiên cứu tất cả những tác phẩm viết về đề tài Hà Nội của Tô Hoài mà chỉ tập trung vào hai tập Chuyện cũ Hà Nội 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn chỉ ra, làm rõ những giá trị và đặc trưng trong nội dung hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội cùng với những đặc điểm về nghệ thuật, phong cách của Tô Hoài. .. http://www.lrc-tnu.edu.vn Chuyện cũ Hà Nội để phân biệt với những tác phẩm viết về Hà Nội của Tô Hoài cũng như của nhiều người viết về Hà Nội khác nói chung Như vậy, sau Cách mạng, viết về Hà Nội, Tô Hoài đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử, và với Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài lại có sự đổi thay trong cách viết Đây là một bước tiến của Tô Hoài khi ông viết về mảnh đất mà ông gắn bó cả cuộc đời mình, có lẽ vì đó mà đề tài Hà. .. viết Mười năm (1958), Người ven thành (1972), Quê nhà (1980), Chuyện cũ Hà Nội (1998) Năm 1996 Tô Hoài được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh Giải thưởng cao quý này đã khẳng định một sức sáng tạo dồi dào và phong phú của một nhà văn tài năng 1.3.2 Vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Trong hành trình sáng tạo của mình, Tô Hoài gắn bó và giành cho Hà Nội một tình yêu tha thiết và sâu... lớn về Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XX Đó là một thành phố đang trong quá trình đô thị hóa gấp gáp, đổi mới cả trong tư duy, trong tư tưởng, trong lối sống, sinh hoạt và cả trong cách ăn mặc thường ngày 2.2 Người và cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội 2.2.1 Con người trong Chuyện cũ Hà Nội Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài viết về những chuyện đời thường, với những con người bình thường Ông hướng ngòi bút... mình, có lẽ vì đó mà đề tài Hà Nội có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông Chƣơng 2 GIÁ TRỊ VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” 2.1 Bức tranh đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội Trong truyện ngắn Những cửa ô Tô Hoài có ghi lại rằng Hà Nội chính thức trở thành mảnh đất của Pháp từ năm 1888, kể từ ngày 3 tháng 10.Vua Đồng Khánh nhà Nguyễn cắt đất Hà Nội cho Pháp gọi là “nhượng địa”... tác giả trong Tự lực văn đoàn đưa ra một chủ nghĩa “vô luân” Nguyễn Tuân đi vào hoài cổ, xê dịch và cuộc sống trụy lạc Thơ Mới khủng hoảng nghiêm trọng với thơ say, thơ điên, thơ loạn 1.3 Sự nghiệp sáng tác và vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài 1.3.1 Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài Tô Hoài sinh ngày 27.9.1920 tại quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ ( nay... nhà văn Tô Hoài đã ghi lại quá trình đô thị hóa ở Hà Nội trong thời kì Pháp thuộc qua hai tập Chuyện cũ Hà Nội Quá trình đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội được tác giả ghi lại ở mọi khía cạnh, từ khung cảnh đường phố đến sự phát triển về công thương nghiệp, giao thông, đô thị và cả phong tục, nếp sống sinh hoạt của con người Dưới ngòi bút ký họa của mình, Tô Hoài đã vẽ nên một Hà Nội đang trong quá... nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê” Trong truyện ngắn Băm sáu phố phường, Tô Hoài đã ghi lại tỉ mỉ về quá trình đô thị hóa đường phố ở Hà Nội thời Pháp thuộc Trước khi Pháp vào Hà Nội thì đường phố Hà Nội rất nhỏ bé “Tỉnh Hà Đông, tỉnh Bắc Ninh bọc quanh, Hà Nội hẹp toen hoẻn ở giữa Xuống cuối đường Huế đã hết đất thành phố” [11, 42] và con người nơi đây sống rất hài hòa Nhưng từ khi Pháp đến Hà Nội. .. Giấy, Hà Nội) Quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây Ngay từ những ngày còn thơ ấu, Tô Hoài đã sống gắn bó với mảnh đất và con người ven đô Vì thế cuộc sống và con người làng Nghĩa Đô đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho nhà văn Tô Hoài đã từng tâm sự: “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong sáng tác của tôi.” Tên thật của Tô Hoài là Nguyễn Sen Trong. .. một truyện ngắn nhưng Tô Hoài đã ghi lại quá trình đô thị hóa qua từng ngõ phố, các con đường cùng với cảnh người tấp nập Tô Hoài ghi rằng “Giữa Hà Nội quen thuộc quá mà phường phố thì thật xa lạ” [11, 49] Đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội không chỉ là ở các ngõ phố, những con đường mà còn được tác giả ghi lại ở các phương tiện Nếu như trước khi Pháp vào Hà Nội và biến Hà Nội trở thành thủ đô của Đông . cũ Hà Nội. 33 2.2.1. Con người trong Chuyện cũ Hà Nội 33 2.2.2. Cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội 44 2.3. Nếp sống và phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội 54 2.3.1. Nếp sống trong Chuyện cũ Hà Nội. 2.3.2. Phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội 58 2.4. Ẩm thực và thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội 67 2.4.1. Ẩm thực trong Chuyện cũ Hà Nội 67 2.4.2. Thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội 74 Số hóa. tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài 18 Chƣơng 2: GIÁ TRỊ VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” 23 2.1. Bức tranh đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội 23 2.2. Người và cảnh trong Chuyện cũ

Ngày đăng: 21/11/2014, 21:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan