phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông

49 635 1
phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về PPDHSH 2. Ðặc điểm II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1. Cơ sở phân loại 2. Kiểu dạy học thông báo 3. Kiểu dạy học nêu vấn đề 4. Kiểu dạy học nghiên cứu 5. Hệ thống các PPDHSH III. MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC CHỦ YẾU 1. Nhóm các phương pháp dùng lời 2. Nhóm các phương pháp trực quan 3. Nhóm các phương pháp thực hành 4. Phương pháp thí nghiệm IV. SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC - SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP Từ khóa 1 - Phương pháp dạy học sinh học (PPDHSH) - Kiểu phương pháp dạy học - Phương tiện dạy học sinh học - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành *Tóm tắt nội dung Quá trình dạy học sinh học (DHSH) không chỉ quan trọng ở khâu truyền thụ kiến thức mới. Ðể học sinh nắm vững kiến thức và có thể vận dụng những hiểu biết về sinh học vào trong hoạt động sống của bản thân, phục vụ cộng đồng; khâu ôn tập củng cố cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh không thể thiếu. Bằng sự lựa chọn các phương pháp DHSH một cách hợp lý, năng động dựa vào nội dung kiến thức sinh học phổ thông, đối tượng học sinh; người giáo viên sinh học đạt được mục đích dạy học. Bài này trình bày : phương pháp DHSH là gì, đặc điểm và sự phân loại các phương pháp DHSH, bản chất và cách tiến hành các phương pháp DHSH chủ yếu. *Yêu cầu đối với sinh viên Xem lại phần "PPDH" trong giáo trình "Lý luận dạy học các môn học ở trường phổ thông" (của Lộc 1997) Nắm vững bản chất, cấu trúc, của từng phương pháp dạy học cụ thể. Biết cách vận dụng các PPDH cho từng loại kiến thức trong nội dung chương trình sinh học phổ thông. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.Khái niệm về phương pháp DHSH TOP Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định (Lộc, 1997). Ðể hiểu 2 thế nào là phương pháp DHSH chúng ta hãy xem xét 3 cách dạy của 3 giáo viên sinh học phổ thông khi trình bày phần "Cơ chế quang hợp" (bài 12- SH10). + Giáo viên 1 : vừa vẽ hình lên bảng (H23 - SGK) kết hợp với lời nói trình bày (giải thích) bản chất chuỗi phản ứng sáng, chuỗi phản ứng tối sau đó hỏi đáp để học sinh nhắc lại (củng cố, khắc sâu kiến thức). + Giáo viên 2 : treo tranh, sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp (H23 - SGK), hỏi đáp để học sinh tự rút ra kết luận về tính 2 pha của quang hợp. + Giáo viên 3 : sử dung sách giáo khoa (SGK) : Trang 46 và quan sát H23, sau đó cho học sinh mô tả diễn tiến quá trình quang hợp. Bằng hỏi đáp, học sinh rút ra kết luận về bản chất của pha sáng, pha tối. Có mấy yếu tố tham gia trong quá trình tổ chức học sinh nghiên cứu "Cơ chế quang hợp" ? Vấn đề 1.1 : phân tích hoạt động của thầy và trò, phương tiện và kết quả của hoạt động dạy và học ở ví dụ trên. Quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò nên phương pháp dạy học phải phản ánh mối quan hệ qua lại giữa dạy và học. Từ đó có thể định nghĩa PPDHSH như sau : phương pháp dạy học sinh học là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối quan hệ qua lại để đạt mục đích dạy học sinh học. 2. Ðặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học sinh học TOP - Tính mục đích : mục đích nào phương pháp đó, phươg pháp giúp con người thực hiện mục dích : nhận thức và cải tạo thế giới để qua đó tự cải tạo mình. Ví dụ : để đạt mục đích của DHSH là hoàn thiện, củng cố kiến thức thường sử dụng phương pháp hỏi đáp. Như vậy thông qua hỏi đáp, giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức chuyên môn đồng thời có thể vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống trong lao động, học tập, trong sản xuất nông nghiệp. 3 - Tính cấu trúc : để đạt mục đích con người thực hiện một loạt các thao tác được sắp xếp theo trình tự logic, hệ thống, có kế hoạch. - Phương pháp gắn liền với nội dung : nội dung qui định phương pháp, phương pháp có tác động trở lại nội dung, làm cho nội dung phát triển. Ví dụ : nội dung bài học thuộc về kiến thức sinh lý, giáo viên sinh học phổ thông sẽ sử dụng phương pháp dùng lời (diễn giảng) kết hợp với thực hành (thí nghiệm thực hành). Chính qua công tác thí nghiệm thực hành bản chất của quá trình sinh lý đó được học sinh hiểu một cách sâu sắc hơn. Ba đặc điểm trên thể hiện mối quan hệ có tính qui luật giữa mục đích - nội dung - phương pháp trong quá trình dạy học sinh học. Vấn đề 1.2 : từ một ví dụ cụ thể trong DHSH hãy phân tích để thấy được tính mục đích, tính cấu trúc, của phương pháp DHSH. II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1. Cơ sở phân loại TOP Dựa vào nguồn tri thức và tính đặc trưng của sự tri giác thông tin (dựa vào phương tiện chính trong dạy học) : người ta phân ra 3 nhóm phương pháp lớn sau đây : - Nhóm phương pháp dùng lời - Nhóm phương pháp trực quan - Nhóm phương pháp thực hành Dựa vào mục đích của DHSH phân ra các nhóm sau đây : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu mới hình thành kỹ năng kỹ xảo 4 - Phương pháp hoàn thiện tri thức kỹ năng kỹ xảo - Phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng kỹ xảo Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh (cách tổ chức hoạt động nhận thức) các nhà LLDH đã tìm ra các kiểu dạy học sau : - Dạy học giải thích - minh họa tái hiện - Dạy học tìm tòi bộ phận (Hai kiểu dạy học này có thể đươc xếp chung là dạy học thông báo) - Dạy học nêu vấn đề - Dạy học nghiên cứu Ngoài ra có thể dựa vào mức độ tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh mà phân ra 2 loại : - Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Vial, 1986) 2. Kiểu dạy học thông báo TOP • Bản chất Giáo viên giảng giải - minh họa tri thức và cách thức hành động cho học sinh còn học sinh chỉ tiếp thu, tái hiện theo các thao tác mẫu. Giáo viên nghiên cứu nội dung kiến thức, bằng phương pháp dùng lời truyền đạt thông tin đến học sinh và học sinh sẽ học bài ghi được trên lớp. • Ưu điểm Truyền đạt được khối lượng lớn các thông tin có hệ thống, chính xác trong thời gian ngắn Cần ít phương tiện dạy học, ít tốn công sức • Nhược điểm Chưa phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập và tư duy sáng tạo của học sinh 5 • Các bước - Ðặt vấn đề : giáo viên thông báo nội dung sắp học dưới dạng chung nhất để tạo sự chú ý ở học sinh - Phát biểu vấn đề : giáo viên nêu câu hỏi mục đích phát biểu vấn đề sắp trình bày - Giải quyết vấn đề : nội dung chính của bài giảng được trình bày ở đây có thể bằng con đường qui nạp hoặc diễn dịch - Kết luận : tóm ý cô đọng của giáo viên một cách rõ ràng, chính xác, nêu bậc vấn đề cơ bản, mấu chốt của bài giảng, mang tính khái quát cao • Các kiểu thông báo + Dùng lời - thông báo (Diễn giảng, trần thuật, vấn đáp, sách giáo khoa, băng ghi âm ) + Trực quan - thông báo (thí nghiệm, mô hình, tranh, biểu bảng, phim, máy tính, tham quan ) 3. Kiểu dạy học nêu vấn đề TOP • Bản chất : Giáo viên nêu ra cho học sinh một vấn đề cần giải quyết đồng thời tạo điều kiện để học sinh tự lực giải quyết vấn đề trên cơ sở những mối liên hệ cái đã có và cái cần biết, giữa điều đã biết và điều chưa biết. - Vấn đề : có thể là những mâu thuẫn mà thiên nhiên hay xã hội đặt ra cho con người giải quyết - Tình huống có vấn đề : trạng thái tâm lý trong đó học sinh nhận thức vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề và có khả năng giải quyết vấn đề với sự nổ lực nhất định (Lộc, 1997). • Cấu trúc: 4 giai đoạn + Giai đoạn 1: Ðịnh hướng - Bước 1: nêu vấn đề 6 - Bước 2: đưa học sinh vào tình huống có vấn đề - Bước 3: phát biểu vấn đề + Giai đoạn 2: lập kế hoạch - Bước 4: học sinh huy động tri thức, tích lũy tư liệu - Bước 5: đề xuất giả thuyết, dự đoán các phương án - Bước 6: lập kế hoạch giải quyết + Giai đoạn 3: thực hiện kế hoạch - Bước 7: thực hiện kế hoạch giải - Bước 8: đánh giá việc thực hiện. Nếu đúng thì tiếp tục sang bước 9. Nếu bất hợp lý (sai) trở lại bước 6. + Giai đoạn 4: kiểm tra và tổng kết (vận dụng) - Bước 9: phát biểu kết luận về cách giải quyết - Bước 10: thể nghiệm và ứng dụng (Bằng, 1993). • Các mức độ và hình thức dạy học nêu vấn đề + Các mức độ - Mức độ nghiên cứu : học sinh thực hiện đủ 10 bước - Mức độ tìm tòi từng phần : học sinh không thực hiện đầy đủ 10 bước - Mức độ trình bày nêu vấn đề : giáo viên thực hiện cả 10 bước + Hình thức dạy học nêu vấn đề: Có thể thực hiện trên lớp, cho từng nhóm nhỏ, hoặc ở nhà. • Ưu, khuyết điểm 7 + Ưu : - Học sinh nắm tri thức vững chắc, sáng tạo, linh hoạt, nắm phương pháp tự học - Học sinh phát triển được tư duy - Học sinh xây dựng được niềm tin + Khuyết: - Giáo viên cần có nhiều thời gian trong giảng dạy, cần nhiều điều kiện hỗ trợ. - Phương pháp này không phải lúc nào cũng áp dụng được. • Vận dụng (xem bài 2 - Dạy học nêu vấn đề) 4. Kiểu dạy học nghiên cứu TOP Kiểu dạy học nghiên cứu có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau - Bản chất Giáo viên nêu đề tài nghiên cứu còn học sinh bằng tìm tòi, sáng tạo sẽ là người trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm tòi toàn bộ vấn đề. - Cấu trúc: 4 giai đoạn + Giai đoạn 1: định hướng - Bước 1: đặt vấn đề bằng cách thông báo tài liệu nghiên cứu - Bước 2: phát biểu vấn đề, nêu nhiệm vụ của đề tài + Giai đoạn 2: lập kế hoạch 8 - Bước 3: huy động tri thức, tích lũy tư liệu - Bước 4: đề xuất giả thuyết, dự đoán phương án giải quyết - Bước 5: lập kế hoạch giải quyết + Giai đoạn 3 : thực hiện kế hoạch - Bước 6: thực hiện kế hoạch giải - Bước 7: đánh giá việc thực hiện. Nếu đúng thì tiếp tục sang bước8. Nếu sai thì trở lại bước 4 - Bước 8: phát biểu kết luận + Giai đoạn 4 : kiểm tra đánh giá cuối cùng - Bước 9: kiểm tra ứng dụng kết luận của kế hoạch giải (Vinh, 1980; Bằng, 1993) - Ðánh giá Ðây là phương pháp dạy học tốt nhất để trau dồi tư duy, tính tự lực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên nên sử dụng phương pháp này ở các lớp cuối cấp và với đối tượng học sinh tương đối khá giỏi. 5. Hệ thống các phương pháp dạy học sinh học TOP Dựa vào cơ sở phân loại trên, từ những phương pháp chung, các phương pháp mà khi truyền thụ các loại kiến thức sinh học, giáo viên phải biết vận dụng nó một cách hợp lý, phải xem nó thuộc loại nào ? nhóm nào? tên cụ thể ? phương pháp cơ bản nào ? Mọi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và có thể phát triển kiến thức, kỹ năng thực hành, khả năng tư duy của học sinh nếu như các phương pháp đó được sử dụng phù hợp với nội dung tài liệu và lứa tuổi học sinh. Phương pháp dạy học cụ thể được gọi tên theo nguyên tắc nhị nguyên (tên kép). Một vế chỉ mặt bên ngoài của hoạt động dạy học (nguồn phát thông tin), một vế chỉ mặt bên trong của hoạt động dạy học. Phương pháp cụ thể 9 rất đa dạng, ngày càng được bổ sung qua thực tiễn DHSH và nghiên cứu lý luận. Dựa vào tính ưu thế của nguồn kiến thức của hoạt động thầy và trò, hệ thống các phương pháp DHSH cơ bản, cụ thể, phổ biến trong thực tiễn dạy học như sau : Mặt bên ngoài của PPDHS H (phương tiện hoạt động) Mặt bên trong của PPDHSH (cách tổ chức nhận thức) Thông báo Tìm tòi bộ phận Nghiên cứu Dùng lời - Diễn giảng - Thông báo - Hỏi đáp - TB - Làm việc với SGK - TB - Báo cáo - Thông báo - Diễn giảng - tìm tòi bộ phận - Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận - Làm việc với SGK - tìm tòi bộ phận - Báo Cáo - Tìm tòi bộ phận - Làm việc với SGK - nghiên cứu - Báo cáo - nghiên cứu Trực quan - Biểu diễn vật thật - TB - Biểu diễn vật tượng trưng, tượng hình - TB - Biểu diễn thí nghiệm - TB - Biểu diễn vật thật - tìm tòi bộ phận - Biểu diễn vật tượng trưng, tượng hình - tìm tòi bộ phận - Biểu diễn TN - tìm tòi bộ phận - Biểu diễn vật thật - nghiên cứu - Biểu diễn TN - nghiên cứu Thực - Thực hành xác định mẩu vật - - Thực hành xác định - Thực hành xác 10 [...]... - thông báo để giảng một số nội dung khác trong chương trình sinh học lớp 10, 11, 12 • Hỏi đáp - nêu vấn đề (Xem bài 2 : Dạy học nêu vấn đề) 3.1.5 .Phương pháp làm việc với sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo • • Bản chất : Là phương pháp dạy học mà học sinh độc lập tiếp nhận tri thức từ SGK nhằm vũ trang kỹ năng kỹ xảo đọc sách và tra cứu sách cho học sinh SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học. .. đặc trưng, duy trì những đặc tính di truyền của từng loài và nhờ đó cơ thể sinh vật lớn lên Tóm lại, diễn giảng (thuyết trình) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học sinh học ở phổ thông trung học Ví dụ : vận dụng phương pháp diễn giảng - thông báo để giảng : "Học thuyết chọn lọc nhân tạo của Darwin" (Bài 2.II-bài 16- SH12) + Bước 1 : Ðặt vấn đề : Chúng ta thấy rằng, vật nuôi cây trồng vô... rèn luyện khi học sinh làm việc với SGK sinh học lớp 10, 11, 12 • Tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Ðặc trưng bởi các biện pháp sau đây : + Học sinh làm việc với SGK ngay sau khi giáo viên ra bài tập, khi mở bài, khi giáo viên tạo tình huống + Học sinh đọc một số đoạn mô tả sự kiện, còn những vấn đề phức tạp, khó giáo viên sẽ giải thích + Học sinh làm việc... giảng - thông báo - Diễn giảng - nêu vấn đề • • Diễn giảng - thông báo (thuyết trình - thông báo) Bản chất của phương pháp Tính chất thông báo trong lời giảng của giáo viên là điểm nổi bật của phương pháp này, còn học sinh chỉ nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và ghi nhớ Học sinh thụ động nắm tri thức đã được giáo viên chuẩn bị và trình bày một cách chặt chẽ trong thời gian tương đối dài • Yêu cầu - Học sinh. .. các đối tượng khác như tảo đơn bào, nguyên sinh vật thì học sinh đã được học ở trung học cơ sở Do đó, phương pháp hỏi đáp - thông báo sử dụng rất thuận lợi Ví dụ như đoạn đối thoại sau : GV : Cơ thể sống được đặc trưng bởi những đặc điểm nào ? HS : Cơ thể sống đều có cấu tạo bằng tế bào và có các đặc điểm chung như : trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng GV : Thế nhưng có những dạng... diễn Trong phần này chỉ trình bày phương pháp biểu diễn vật tự nhiên, vật tượng hình còn phương pháp biểu diễn thí nghiệmsẽ được nêu trong phần phương pháp thí nghiệm 32 3.2.1 Phương pháp biểu diễn vật tượng trưng, tượng hình Phương tiện trực quan được sử dụng ở đây gồm : mô hình, biểu bảng, trangvẽ, ảnh chụp, sơ đồ, biểu đồ, phim Phương pháp này nhằm cung cấp cho học sinh những biểu tượng về cấu tạo,... khi câu hỏi được đặt ra + Chẳng han, khi dạy phần : "Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng phát triển của sinh vật" (SH10) Giáo viên có thể ra câu hỏi cho học sinh thảo luận từ nội dung mà các em đọc được trong SGK : "Tại sao khi bón phân hóa học với liều lượng quá cao, sinh trưởng phát triển của cây trồng bị đình trệ ?" + Hoặc từ nội dung học sinh tìm hiểu trước từ SGK phần "Sự bảo vệ... : Phương pháp này được sử dụng khi giảng những bài có kèm : quan sát, thí nghiệm, nghiên cứu, bài tập • Yêu cầu : - Học sinh báo cáo có dàn ý mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ, ngắn gọn - Giáo viên có kế hoạch, phương pháp làm việc cho học sinh, có tổng kết, xử lý • • Ðánh giá : Phương pháp này được sử dung làm tăng tính khách quan, tính phổ biến của các kết luận của giáo viên trong bài giảng Báo cáo - thông. .. Vì xung quanh học sinh là thế giới sinh vật vô cùng phong phú đa dạng, những họat động sống luôn diễn ra, gần gũi với các em, các em cóp thể quan sát tiếp xúc trực tiếp với chúng Tùy vào các loại phương tiện trực quan được sử dụng trong DHSH người ta thường phân chia ra 3 phương pháp : - Phương pháp biểu diễn các vật tượng hình - Phương pháp biểu diễn các vật tự nhiên, vật thật - Phương pháp biểu diễn... tiếp thu kiến thức mới + Học sinh đọc SGK sau khi giáo viên biểu diễn thí nghiệm + Học sinh đọc SGK khi cần ghi nhớ tài liệu một cách chính xác 28 • Biện pháp tổ chức hoạt động độc lập của học sinh với SGK khi củng cố, ôn tập, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo + Học sinh đọc SGK sau khi giáo viên giới thiệu nội dung tài liệu + Học sinh đọc SGK nhằm ôn tập củng cố kiến thức trên cơ sở hệ thống kiến thức của . học sinh học (PPDHSH) - Kiểu phương pháp dạy học - Phương tiện dạy học sinh học - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành *Tóm tắt nội dung Quá trình dạy học. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về PPDHSH 2. Ðặc điểm II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1. Cơ sở phân loại 2. Kiểu dạy học. phương pháp trực quan 3. Nhóm các phương pháp thực hành 4. Phương pháp thí nghiệm IV. SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC - SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP Từ khóa 1 - Phương pháp dạy

Ngày đăng: 21/11/2014, 18:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ tiêu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan