bài giảng hàng hóa công và chi tiêu công

11 2.8K 12
bài giảng hàng hóa công và chi tiêu công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

9/7/2009 1 Chương 3Chương 3 HÀNG HÓA CÔNG HÀNG HÓA CÔNG VÀ CHI TIÊU CÔNGVÀ CHI TIÊU CÔNG 1 Cấu trúc chương 3.1. Hàng hóa công. 3.2. Cung cấp hàng hóa công. 3.3. Chi tiêu công. 2 3.1. Hàng hóa công Hãy thảo luận về tình huống sau: Trong nền kinh tế có hai loại hàng hóa  Loại 1: một căn hộ.  Loại 2: một bệnh viện. Đâu là sự khác biệt giữa chúng? 3 9/7/2009 2 CănCăn hộ hộ Bệnh việnBệnh viện Mang tính chất một hàng hóa.  Về tính chất vật lý.  Về bản chất kinh tế. Số lượg căn hộ có giới hạn; nếu số người mua nhiều hơn số căn hộ thì sẽ có người không mua được. Số lượng bệnh viện là có giới hạn, nhưng đủ để phục vụ cho tất cả mọi người. Để có căn hộ cho thêm một người, cần phải tốn thêm nguồn lực để xây dựng; hoặc có một người phải hi sinh. Khi có thêm một người sử dụng bệnh viện, xã hội không phải tốn thêm nguồn lực; vả lại không có ai phải hi sinh. Chỉ có người mua căn hộ nhận được lợi ích từ việc sử dụng. Tất cả cộng đồng đều sử dụng bệnh viện và nhận được lợi ích. 4 3.1. Hàng hóa công Như vậy nền kinh tế sẽ có hai loại hàng hóa:  Loại 1: Hàng hóa tư nhân.  Loại 2: Hàng hóa công. Sự khác biệt giữa chúng chính là tính cạnh tranh trong tiêu dùng. 5 Đặc tính của hàng hóa công # 1: Tính tiêu dùng chung, tức là không cạnh tranh, nhưng mức lợi ích mà mỗi cá nhân đánh giá về hàng hóa công là không giống nhau.  Một cụ già và một sinh viên bị sốt, ai cảm thấy cần bệnh viện hơn? # 2: Hàng hóa công không mang tính loại trừ, hoặc chi phí loại trừ rất cao.  Không thể loại trừ: Hải đăng, cảnh sát …  Có thể loại trừ với chi phí cao: công viên, quốc lộ … 6 9/7/2009 3 Ví dụ: Để loại trừ một người nào đó vào công viên, xã hội phải tốn thêm:  Tiền xây rào.  Tiền làm cổng, quầy vé.  Tiền in vé.  Tiền lương nhân viên bán vé, soát vé.  Giá trị của công viên giảm đi do mất mỹ quan.  … Những chi phí này thu hồi như thế nào? cách duy nhất là đưa vào tiền vé nhưng liệu bạn sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để mua vé vào một công viên? 7 Hàng hóa công và hàng hóa tư nhân Một số hàng hóa công cũng mang tính chất loại trừ mặc dù tốn chi phí. Do vậy cách tốt nhất là căn cứ vào tính chất tiêu dùng chung và mức độ loại trừ để phân loại hàng hóa trong nền kinh tế. 8 Hàng hóa công và hàng hóa tư nhân 9 0% 100% Mức tiêu dùng chung Mức độ loại trừ 100% Hàng hóa công thuần túy Hàng hóa công không thuần túy Hàng hóa tư nhân 9/7/2009 4 Hàng hóa công và hàng hóa tư nhân Hàng hóa tư nhân: người tiêu dùng phải trả tiền theo giá thị trường. Hàng hóa công thuần túy: người tiêu dùng không trả tiền. Hàng hóa công không thuần túy: người tiêu dùng phải trả một chi phí nhất định. 10 Sự phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối, một hàng hóa công thuần túy cũng có thể là hàng hóa công không thuần túy hay hàng hóa tư nhân.  Ví dụ: con đường và trạm thu phí; bệnh viện công và bệnh viện tư hay thẩm mỹ viện … Nhu cầu xã hội về hàng hóa công Đối với hàng hóa tư nhân: do tính chất cạnh tranh trong tiêu dùng nên khi có thêm một người mua ở giá thị trường thì xã hội sẽ bán thêm được một đơn vị hàng hóa. Như vậy, ở mỗi mức giá đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân theo sản lượng. 11 0 PP = ∑ = =⇒ n i i qQ 1 Gọi qi là lượng cầu của người tiêu dùng i (i=1,n) và Q là lượng cầu thị trường Đối với hàng hóa công: do tính chất không cạnh tranh trong tiêu dùng nên khi có thêm một người sử dụng, mặc dù họ mong muốn trả một số tiền nhất định nào đó nhưng xã hội sẽ không phải sản xuất thêm hàng hóa để đáp ứng. Vậy đường cầu của xã hội về hàng hóa công sẽ được thiết lập bằng cách cộng các đường cầu cá nhân theo sản lượng. 12 0 QQ = ∑ = =⇒ n i i pP 1 Gọi p i là giá cả mà người tiêu dùng i (i=1,n) sẵn lòng trả và P là giá mà xã hội sẵn lòng trả. 9/7/2009 5 Đường cầu thị trường hay xã hội [P = f(Q)] chính là đường lợi ích xã hội biên (MSB) của tiêu dùng hàng hóa. Do vậy: 13 )(QfPMSB = = Để xác định mức cung cấp hay tiêu dùng tối ưu của thị trường hay xã hội, ta phải quan điểm rằng khi đó lợi ích ròng đạt ở mức tối đa. Gọi: SB – Social Benefit: lợi ích xã hội SC – Social Cost: chi phí xã hội NSB – Net Social Banefit: Lợi ích xã hội ròng Ta có: 14 SCSBNSB − = NSB    max 0= ∂ ∂ ⇒ Q NSB '' SCSB =⇒ MSCMSB = ⇒ ? = ⇒ Q NHƯ VẬY: Mức sản xuất hay tiêu dùng tối ưu chính là mức sản lượng mà tại đó lợi ích xã hội biên bằng chi phí xã hội biên. 3.2. Cung cấp hàng hóa công Hàng hóa công đều là những hàng hóa cần thiết cho xã hội, vậy ai là người cung cấp? Lý thuyết kinh tế cho rằng đối với hàng hóa công thuần túy thì thị trường sẽ thất bại trong việc cung cấp, và do vậy chính phủ cần đứng ra cung cấp hàng hóa này cho xã hội. Tại sao? 15 9/7/2009 6 #.1. Tính không hiệu quả 16 SW tăng hay giảm Nếu khả năng cung cấp vượt quá khả năng tiêu dùng thì chính phủ nên cung cấp miễn phí; lúc đó:  Sẽ có nhiều người tiêu dùng hàng hóa hơn, thường những người sẵn lòng trả tiền ít hơn là những người nghèo.  Phúc lợi xã hội tăng thêm một lượng tương ứng với tam giác màu xanh.  Nói chung hàng hóa công được khai thác hiệu quả hơn. Như vậy so sánh với tư nhân thì tư nhân cung cấp sẽ làm giảm hiệu quả khai thác và giảm phúc lợi của hàng hóa công. 17 Khi năng lực cung cấp bị hạn chế 18 9/7/2009 7 Nếu khả năng cung cấp bị hạn chế dưới mức tiêu dùng tối đa thì chính phủ có thể thu phí; nhưng ý nghĩa của việc thu phí là:  Mức phí thu chỉ nhằm hạn chế tiêu dùng trong năng lực cung cấp cho phép.  Mức phí thu không mang tính bù đắp chi phí.  Trong đa phần trường hợp, mức phí mà chính phủ thu nhỏ hơn mức giá thị trường khi hàng hóa được cung cấp bởi khu vực tư nhân. Nói chung, dù cho chính phủ có thu phí nhưng việc cung cấp công cộng vẫn hiệu quả hơn so với cung cấp tư nhân.  Ví dụ: đi đò và đi phà qua sông. 19 #.2. Chi phí giao dịch Khái niệm: là tất cả các loại chi phí liên quan đến việc thực hiện một giao dịch hàng hóa.  Ví dụ: chi phí để thu phí giao thông Khi chính phủ cung cấp miễn phí: xã hội không tốn khoản chi phí này. Tuy nhiên việc cung cấp miễn phí có thể dẫn đến tiêu dùng quá mức. Lúc đó chính phủ sẽ thu phí để hạn chế nhưng với mức rẻ hơn rất nhiều. 20 Trong xã hội hiện đại, tư nhân cũng có thể cung cấp hàng hóa công: 21 Ngược lại, chính phủ cũng cung cấp hàng hóa tư nhân:  Trường tư, bệnh viện tư.  Đội thu gom rác dân lập …  Dịch vụ y tế ở các bệnh viện công.  Nhà ở cho người nghèo … TẠITẠI SAOSAO ?????? 9/7/2009 8 3.3. Chi tiêu công Khái niệm: là các khoản chi tiêu của khu vực công, gồm:  Các cấp chính quyền.  Các đơn vị quản lý hành chính.  Các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ. Chi tiêu công phản ánh các khoản chi của ngân sách được quốc hội thông qua. Chi tiêu công phản ánh trị giá hàng hóa mà chính phủ mua vào để cung cấp hàng hóa công cho xã hội trong việc thực hiện chức năng của nhà nước 22 3.3. (tt) Trong xã hội cổ điển, chi tiêu công mang tính chất tiêu dùng  càng nhỏ càng tốt. Nhưng trong xã hội hiện đại, chi tiêu công tạo ra sự tái phân phối trong nền kinh tế  xã hội công bằng hơn và nền kinh tế ổn định hơn. Chi tiêu công có đặc điểm:  Phục vụ lợi ích cho cộng đồng.  Gắn liền với bộ máy nhà nước và nhiệm vụ mà nhà nước thực hiện.  Mang tính công cộng, không hoàn trả trực tiếp. 23 3.3. (tt) Chi tiêu công phân loại theo tính chất: chi thường xuyên và chi đầu tư. Chi tiêu công phân loại theo mục đích, gồm:  Chi quản lý hành chính.  Chi tòa án và viện kiểm sát.  Chi quốc phòng và an ninh.  Chi an sinh xã hội.  Chi giáo dục, y tế.  Chi cho các chính sách đặc biệt.  Chi khác. 24 9/7/2009 9 3.3. (tt) Chi tiêu công phụ thuộc vào các yếu tố:  Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.  Quan điểm về tài chính công. Chi tiêu công có các vai trò:  Thu hút vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Điều chỉnh chu kỳ kinh tế.  Tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng giữa các tầng lớp dân cư. 25 Đánh giá chi tiêu công Khi tiếp cận với chi tiêu công, người ta thường nêu ra vấn đề:  Quy mô chi tiêu công như thế đã hợp lý?  Chi tiêu công giúp chính phủ thực hiện các vai trò như thế nào? Trả lời hai câu hỏi này chính là đánh giá chi tiêu công.  Vậy đánh giá chi tiêu công chính là quá trình phân tích và đánh giá trên hai khía cạnh định tính và định lượng.  Việc đánh giá này cần khách quan nhưng đôi khi mang tính chuẩn tắc (chủ quan). 26 Các bước để đánh giá chi tiêu công Bước 1: phân tích các chương trình chi tiêu công:  Tạo ra hàng hóa gì?  Lợi ích của hàng hóa ấy như thế nào?  Hàng hóa ấy có đáp ứng với nguyện vọng của người dân hay không? Chuyển sang bước 2. 27 9/7/2009 10 Các bước để đánh giá chi tiêu công Bước 2: phân tích các thất bại của thị trường:  Tại sao thị trường không cung cấp hay cung cấp không đủ hàng hóa ấy?  Tại sao khi thị trường cung cấp thì chi phí xã hội lại quá cao? Chuyển sang bước 3. 28 Các bước để đánh giá chi tiêu công Bước 3: những hình thức can thiệp của chính phủ:  Chính phủ có thể đưa ra những hình thức can thiệp nào?  Hình thức nào tỏ ra hợp lý nhất? Chuyển sang bước 4. 29 Các bước để đánh giá chi tiêu công Bước 4: Đánh giá tính hiệu quả của chi tiêu công:  Tác động đến khu vực tư nhân như thế nào?  Tác động đến thu nhập và thay thế và tác động đến phân phối? Chuyển sang bước 5. 30 [...]...9/7/2009 Các bư c đ đánh giá chi tiêu công Bư c 5: Cân nh c s đánh đ i gi a công b ng và hi u qu Bư c 6: Quá trình chính tr : nh m đ t đư c s th a hi p và nh t trí gi a ngư i tham gia xây d ng và th c hi n chương trình chi tiêu 31 11 . 9/7/2009 1 Chương 3Chương 3 HÀNG HÓA CÔNG HÀNG HÓA CÔNG VÀ CHI TIÊU CÔNGVÀ CHI TIÊU CÔNG 1 Cấu trúc chương 3.1. Hàng hóa công. 3.2. Cung cấp hàng hóa công. 3.3. Chi tiêu công. 2 3.1. Hàng hóa công Hãy thảo. trừ 100% Hàng hóa công thuần túy Hàng hóa công không thuần túy Hàng hóa tư nhân 9/7/2009 4 Hàng hóa công và hàng hóa tư nhân Hàng hóa tư nhân: người tiêu dùng phải trả tiền theo giá thị trường. Hàng. dù tốn chi phí. Do vậy cách tốt nhất là căn cứ vào tính chất tiêu dùng chung và mức độ loại trừ để phân loại hàng hóa trong nền kinh tế. 8 Hàng hóa công và hàng hóa tư nhân 9 0% 100% Mức tiêu dùng

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan