vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương

103 1.2K 3
vấn đề giới trong tiểu thuyết của thùy dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ THUẬN VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ THUẬN VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Trƣơng Thị Thuận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tôt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, Quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Quý thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn nhà văn Thùy Dương đã cung cấp tư liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu, cô đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Hòa Phú, Sở GD&ĐT Tuyên Quang cùng những người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013 Tác giả Trƣơng Thị Thuận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Đóng góp của luận văn 11 7. Cấu trúc của luận văn 11 NỘI DUNG 12 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIỚI TRONG VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THÙY DƢƠNG 12 1.1. Những vấn đề chung về giới 12 1.1.1. Khái niệm giới 12 1.1.2. Quá trình nghiên cứu, sáng tác về giới trên thế giới 15 1.1.3. Nghiên cứu về giới trong văn học nữ Việt Nam 17 1.2. Hành trình sáng tác của Thùy Dƣơng 20 1.2.1. Nhà văn Thùy Dương 20 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác: 20 Chƣơng 2. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 24 2.1. Vấn đề giới đƣợc thể hiện qua bi kịch của ngƣời phụ nữ 24 2.1.1. Bi kịch chiến tranh 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.2. Bi kịch đời thường 29 2.1.2.1. Bi kịch trong cuộc sống 29 2.1.2.2. Bi kịch trong tình yêu, hôn nhân 34 2.2. Vấn đề giới qua vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ 41 2.2.1. Vẻ đẹp hình thức 41 2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất 45 2.3. Vấn đề giới với khát vọng của ngƣời phụ nữ 49 2.3.1. Khát vọng hạnh phúc 49 2.3.2. Khát vọng bình đẳng giới 51 Chƣơng 3. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 63 3.1. Nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dƣơng 63 3.1.1. Khái niệm nhân vật 63 3.1.2. Các kiểu nhân vật và phương thức biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương 64 3.1.2.1. Nhân vật cô đơn 64 3.1.2.2. Nhân vật tự ý thức 68 3.1.2.3. Nhân vật tâm linh 71 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thùy Dƣơng 76 3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 76 3.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thùy Dương 77 3.2.2.1. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực đời thường 77 3.2.2.2. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình 78 3.2.2.3. Ngôn ngữ mới lạ, hiện đại 82 3.3. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết của Thùy Dƣơng 83 3.3.1. Khái niệm giọng điệu 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết của Thùy Dương 85 3.2.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm 85 3.2.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa 86 3.2.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước 88 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển xã hội loài người từ thời công xã nguyên thủy đến xã hội hiện đại đã có sự phân chia về giới nam và nữ. Vai trò của nữ giới bị coi là vai trò lệ thuộc và bị chi phối bởi nam quyền. Đặc biệt trong cái nhìn lịch sử, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối. Tuy nhiên cuộc chiến đấu giành lại vị thế đã mất của nữ giới vốn âm ỉ rất lâu trong lịch sử đã dần phát triển mạnh mẽ với tên gọi là nữ quyền luận (chủ nghĩa nữ quyền - feminism). Phong trào này xuất phát từ ý thức về bản thân mình của giới nữ, được manh nha vào thời kỳ khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến nay. Sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền đã nhanh chóng ảnh hưởng đến đời sống xã hội hiện đại nói chung và văn học nói riêng. Với tư cách là một trường phái phê bình chính trị, xã hội đã phát triển hết sức mạnh mẽ, phê bình nữ quyền (feministcritisism) được mở rộng, chia thành nhiều nhánh và mang nhiều sắc thái khác nhau. Cùng với những thay đổi to lớn, âm hưởng nữ quyền đã ngấm sâu vào văn học, tạo thành một tiếng nói, một bản sắc độc đáo trong văn học hiện đại và hậu hiện đại. Đặc biệt ở Phương Tây ảnh hưởng của văn chương phái nữ rất mạnh mẽ, đến mức phê bình văn học nữ quyền đã trở thành một môn học trong các trường đại học. Ở các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) có thể nói, tôn ti trật tự và thái độ trọng nam khinh nữ ảnh hưởng khá rõ trong đời sống xã hội cũng như nhiều hoạt động tinh thần khác. Trong sáng tạo văn học thì công việc này được coi là đặc quyền của đàn ông. Những buổi đàm đạo về văn chương cũng chỉ diễn ra giữa những người đàn ông với nhau chứ nó không có chỗ cho nữ giới. Trong văn học Trung đại, về cơ bản người cầm bút vẫn thuộc về đàn ông, song trong vòng cương tỏa của tư tưởng nam quyền đã bắt đầu xuất hiện những tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Bước sang xã hội hiện đại, khi dân trí được nâng cao thì cán cân công bằng về giới bắt đầu được thực hiện. Vai trò của phụ nữ được đề cao với sự ra đời của Hội Phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên phải đến năm 1986, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực của các cấp ngành đã tạo nên sự bình đẳng giới. Đây là những tiền đề cơ bản giúp người đàn bà thoát khỏi áp chế của người đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết định số phận của mình. Nhưng quan trọng hơn, ý thức về giới một cách tự giác đã ăn sâu vào ý thức của đội ngũ người cầm bút và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học. Sự hiện diện của văn học nữ tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam là một bước phát triển thực sự của văn học theo khuynh hướng dân chủ hóa. Ở Việt Nam, những năm gần đây, ảnh hưởng của văn học nữ quyền ngày càng lớn trong sáng tác của các nhà văn nữ. Hàng loạt các cây bút nữ xuất hiện đã khuấy động văn đàn từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến nay: Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Vi Thùy Linh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Tư, Di Ly, Phong Điệp, Bên cạnh các cây bút nữ kể trên là sự góp mặt của Thùy Dương với các tiểu thuyết: Ngụ cư (2005), Thức giấc (2007), Nhân gian (2009). Các tác phẩm của Thùy Dương ngay từ khi nhập tịch làng văn đã thu hút được sự chú ý của độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Có thể nói, Thùy Dương là một trong số ít các cây bút nữ mà cả ba tiểu thuyết của chị đều đoạt được những giải thưởng danh giá: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết do Hội Nhà văn tổ chức năm (2002- 2004) Ngụ cư, năm (2008-2010) Thức giấc và đỉnh cao là giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2011 với tiểu thuyết Nhân gian. Nét đặc sắc trong tiểu thuyết Thùy Dương nổi bật ở tính nữ, ở phận người được thể hiện bằng giọng văn trữ tình sâu lắng, vừa dịu dàng vừa trầm tư, hài hước, thấm đẫm thời cuộc nhân sinh cùng những trạng thái tâm linh hư ảo. Không khó nhận ra những vấn đề về giới đậm đặc trong các trang tiểu thuyết của Thùy Dương. Nhưng những khía cạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 đó vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đặn trong một chuyên luận khoa học cụ thể. Đó chính là lý do khiến chúng tôi tiếp cận và lựa chọn đề tài: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lý luận về giới trên thế giới Ngay từ thế kỷ XIX, trên thế giới đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về vấn đề giới, cụ thể như: Năm 1929, Virginia Woolf đã cho ra mắt tiểu luận Một căn phòng cho riêng mình, đây được coi là "sách vỡ lòng" của phê bình nữ quyền. Năm 1949, Simon de Beauvoir viết cuốn The second sex bàn về giới nữ như một giới thứ hai. Đây được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền. Bản "tuyên ngôn nữ quyền" này đưa ra những lý luận triết học về phụ nữ, luận giải về những đặc tính của nữ giới và tiến đến giải phóng phụ nữ. Gill Plain và Susan sellers trong quyển Một lịch sử của phê bình văn học nữ quyền (NXB Đại học Cambridge, 2007) đã tổng kết và xác lập ba giai đoạn phát triển lý thuyết phê bình nữ quyền. 2.2. Các bài nghiên cứu về văn học nữ trong nước Đầu thế kỷ XX là một giai đoạn sôi nổi của tư tưởng nữ quyền Việt Nam trong đó, Phan Khôi là nhà lý luận phê bình đã có công khai mở. Những khai mở của ông có giá trị rất lớn đối với nền phê bình, nghiên cứu theo khuynh hướng này. Ngay từ số báo đầu tiên, Phan Khôi đã khẳng định ý nghĩa, vai trò và tiềm năng của nền văn học nữ lưu. Ông cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng rỗng và lép của văn học nữ trong lịch sử văn chương Việt Nam quá khứ là họ không được hưởng một nền học vấn như nam giới. Đây là thiệt thòi lớn nhất của nữ giới. Vì vậy, Phan Khôi đã cổ vũ mạnh mẽ việc đào tạo học vấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và tri thức, nghĩa là giải quyết triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ [...]... giới nói riêng và của văn xuôi đương đại nói chung 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề về giới trong văn học nữ Việt Nam và hành trình sáng tác của Thùy Dương Chƣơng 2: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương nhìn từ phương diện nội dung Chƣơng 3: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương nhìn từ phương... http://www.lrc-tnu.edu.vn - Những phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương - Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát 3 cuốn tiểu thuyết đạt giải của nhà văn Thùy Dương và bước đầu tiếp cận cuốn tiểu thuyết sắp xuất bản, đó là: Ngụ cư (2005), NXB Hội nhà văn Thức giấc(2007),... thành tựu của các môn khoa học khác như: sinh học, tâm lý học, xã hội học…để kiến giải một cách thuyết phục những biểu hiện, những ưu thế phái tính thể hiện trong sáng tác của Thùy Dương 6 Đóng góp của luận văn Tìm hiểu vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở đó ghi nhận dấu ấn của Thùy Dương trong bức tranh chung của văn xuôi nữ giới nói... văn tập trung khảo sát những đặc điểm về giới thể hiện trong tiểu thuyết của nhà văn Thùy Dương, qua đó giúp ta có một cách tiếp cận đối với dòng văn học nữ nói chung và yếu tố nữ trong sáng tác của Thùy Dương nói riêng 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau: - Những vấn đề chung về giới, quá trình nghiên cứu về giới trong văn học trên thế giới và ở Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm... cư”- cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2001 - 2004, Giải C cho Tiểu thuyết “Thức giấc”- Cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2007 - 2010, Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2010 cho Tiểu thuyết “Nhân gian” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2 VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Vấn đề giới đƣợc thể... một vấn đề rộng hơn vấn đề nữ quyền, đó là sự tương quan giữa giới nam và nữ trong sáng tác văn chương, những ưu thế của từng giới trong sáng tác Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, lịch sử đã ghi nhận sáng tác của nam giới, còn sáng tác của nữ giới chưa được xem xét, chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng Bởi vậy, khi nói tới vấn đề giới trong văn học, đặc biệt là văn học Việt Nam trong giai đoạn hiện... http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIỚI TRONG VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THÙY DƢƠNG 1.1 Những vấn đề chung về giới 1.1.1 Khái niệm giới Dưới góc nhìn sinh học, giới tính là thuật ngữ dùng để phân biệt sự khác biệt về hình thể giữa hai mô hình cấu trúc: giới nam và giới nữ Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng, cơ quan sinh sản... nữ trong thơ Hồ Xuân Hương của Trần Thị Lệ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, một lần nữa khẳng định vai trò của giới nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ Cùng với các luận văn trên còn có khá nhiều luận văn tốt nghiệp đại học cũng nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này 2.3 Đánh giá chung về sáng tác của Thùy Dương Thùy Dương là một cây viết trẻ nhưng tên tuổi của chị được biết đến nhiều nhất với ba tiểu thuyết. .. những lĩnh vực vốn chỉ dành cho nam giới như lịch sử, văn hóa, tính dục Từ đây, vấn đề giới trong văn học mới được quan tâm một cách đầy đủ và sâu sắc 1.2 Hành trình sáng tác của Thùy Dƣơng 1.2.1 Nhà văn Thùy Dương Nhà văn Thùy Dương sinh năm 1960, quê Hải Dương Chị xuất thân trong một gia đình có ba anh chị em, cha là một kiến trúc sư, mẹ công tác trong ngành Y học Thùy Dương đã từng mơ ước được học ngành... 2001 Nhưng với Thùy Dương, truyện ngắn chưa phải là cái đích cuối cùng Truyện ngắn chỉ là bước đệm để nhà văn đến với một thể loại khác là tiểu thuyết Tiểu thuyết mới là thể loại tạo nên "thương hiệu" Thùy Dương Với tiểu thuyết, không chỉ được bạn đọc ghi nhận mà bản thân nhà văn cũng tâm huyết với thể loại này Các tiểu thuyết đã xuất bản, bao gồm: tiểu thuyết Tam giác muôn đời - 1992, tiểu thuyết Ngụ . về giới trong văn học nữ Việt Nam và hành trình sáng tác của Thùy Dương Chƣơng 2: Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương nhìn từ phương diện nội dung Chƣơng 3: Vấn đề giới trong tiểu. và nghệ thuật thể hiện vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là Vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương - Phạm vi nghiên. góp của luận văn Tìm hiểu vấn đề giới trong tiểu thuyết của Thùy Dương trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở đó ghi nhận dấu ấn của Thùy Dương trong bức tranh chung của văn

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan