đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010

113 745 2
đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HỨA THỊ HOÀNG ANH ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HOÁ CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La Thái Nguyên - năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐÂU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 5 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.4. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5 4.1. Nguồn tƣ liệu 5 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Cấu trúc của luận văn 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 8 1.1. Địa bàn cƣ trú 8 1.2. Nguồn gốc tộc ngƣời 11 1.2.1. Khái quát về ngƣời Mông trƣớc khi đến huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên 11 1.2.2. Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng (Từ năm 1979 đến năm 2010) 15 Chƣơng 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI MÔNG Ở PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010 20 2.1. Tập quán trong đời sống kinh tế của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng 20 2.1.1. Trong nông nghiệp 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2. Nghề thủ công trong gia đình 34 2.1.3. Trong khai thác nguồn lợi tự nhiên 43 2.1.4. Trao đổi hàng hoá 45 2.2. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên 45 2.3. Đời sống vật chất 49 2.3.1. Đồ ăn, uống, hút 49 2.3.2. Trang phục 54 2.3.3. Nhà ở 57 Chƣơng 3. VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010 60 3 1. Tổ chức xã hội 60 3 2. Các tập quán liên quan đến chu kỳ đời ngƣời 73 3.3. Tôn giáo, tín ngƣỡng 84 3.4. Văn nghệ dân gian 91 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐÂU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, kinh tế và văn hoá là những yếu tố quan trọng có mối liên hệ mật thiết với nhau và là nền tảng cho sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Kinh tế là những hoạt động đầu tiên để giải quyết nhu cầu cái ăn, cái mặc và mang tính đa dạng. Trong quá trình vận động và phát triển của mình, các dân tộc dựa vào những điều kiện đặc trƣng riêng có mà hình thành nên những loại hình kinh tế đặc trƣng. Mặc dù vậy, sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong quá trình vận động và phát triển là khá phổ biến. Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội mình. Văn hoá là động lực, là định hƣớng, là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Tất cả các dân tộc trong quá trình vận động và phát triển của mình đều phải có một hƣớng đi chung nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Vì vậy, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay, Đảng ta xác định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho cộng đồng các dân tộc khai thác thế mạnh địa phương làm giàu cho mình, cho đất nước” (Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 khoá XI) và “Phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” (Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII của Đảng). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông đƣợc coi là thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao gồm 3 nhóm chính: Mông Trắng, Mông Hoa và Mông Đen. Địa bàn sinh sống của ngƣời Mông chủ yếu ở vùng núi cao của các tỉnh Đông và Tây Bắc Việt Nam nhƣ Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì ngƣời Mông ở Việt Nam có dân số là 1.068.189 ngƣời, đứng thứ 8 trong bản danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng sáng tạo của mình, ngƣời Mông ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế văn hoá đặc thù của cƣ dân vùng núi cao, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và truyền thống sản xuất của tộc ngƣời mình. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc với gần 20 dân tộc anh em, ngƣời Mông ở Thái Nguyên tập trung khá đông đảo, nhiều nhất là ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hoá, Phú Lƣơng. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì ngƣời Mông ở Thái nguyên có dân số là 7.230 ngƣời chiếm 0,6 % dân số toàn tỉnh và là 1 trong 8 dân tộc có số lƣợng đông nhất tại Thái Nguyên. Tại đây, địa bàn sinh sống chủ yếu của ngƣời Mông là những vùng núi cao, sống gắn bó hoà hợp với các dân tộc anh em. Phú Lƣơng là huyện miền núi nằm ở vùng phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong toạ độ địa lý từ 21.036 đến 21.055 độ vĩ bắc, 105.037 đến 105.046 độ kinh đông; phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía nam và đông nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Định Hoá, phía tây nam giáp huyện Đại Từ, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ; huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía bắc (theo Quốc lộ 3). Tại đây, ngƣời Mông sống chủ yếu tại các xã có địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 hình núi cao, thƣờng là núi đá xen lẫn. Ngƣời Mông ở đây sống tập trung chủ yếu ở các xã Động Đạt, Phú Đô, Yên Lạc trong đó đông nhất là tại xã Động Đạt . Ngƣời Mông ở Thái Nguyên nói chung và Phú Lƣơng nói riêng chủ yếu mới di chuyển từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang về do cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Tuy nhiên bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng sáng tạo của mình ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đã sáng tạo và phát huy những loại hình kinh tế và những nét văn hoá mang đặc thù của dân tộc mình song cũng phù hợp và mang nét đặc trƣng của Thái Nguyên và Phú Lƣơng. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhằm góp phần nhỏ vào tìm hiểu những đặc điểm kinh tế văn hoá của ngƣời Mông ở Việt Nam nói chung và ở Phú Lƣơng - Thái Nguyên nói riêng cũng nhƣ nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đang đƣợc phát động trên cả nƣớc hiện nay và đặc biệt là nâng cao nhận thức về lịch sử Việt Nam để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phƣơng, tôi quyết định chọn đề tài : “Đời sống kinh tế - văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử nghiên cứu về các dân tộc Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về dân tộc Mông của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiếp cận đƣợc với một số tác phẩm của các tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: "Lịch sử người Mèo” của học giả nƣớc ngoài Savina F.M xuất bản tại Hồng Kông năm 1924 do học giả Trƣơng Thọ dịch, cho biết một cách khái quát về lịch sử di cƣ, tên gọi, nguồn gốc của ngƣời Mông trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 "Dân tộc Mông ở Việt Nam” của các tác giả Cƣ Hoà Vần và Hoàng Nam - NXB văn hoá dân tộc - 1994 đã phác hoạ đƣợc một cách khá đầy đủ về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Mông ở Việt Nam nói chung đồng thời cũng là nguồn tƣ liệu để tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Mông tại Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Tác phẩm “Địa chí Thái Nguyên “xuất bản năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia trình bày khá rõ nét và cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ở Thái Nguyên trong đó có ngƣời Mông. "Văn hoá Mông” của Trần Hữu Sơn - NXB văn hoá dân tộc - 1995 đã đề cập khá sâu sắc về nét văn hoá cổ truyền của dân tộc Mông. "Văn hoá tâm linh của người HMông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại” do Vương Duy Quang viết, NXB văn hoá thông tin và Viện văn hoá Hà Nội xuất bản năm 2005 đã giới thiệu khía quát về lịch sử di cƣ, địa vực cƣ trú và tộc danh của ngƣời Mông ở Việt Nam. Tác giả cuốn sách cũng đề cập đến những nét chung về đời sống kinh tế, đời sống xã hội của ngƣời Mông nói chung. "Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” - NXB giáo dục Việt Nam - 2010 giới thiệu sơ lƣợc về 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nƣớc ta, trong đó có dân tộc Mông. Các tác phẩm trên là nguồn tài liệu quý báu giúp cho tôi tiếp cận và nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện vấn đề kinh tế, văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống lại các đặc điểm kinh tế - văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Qua nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Ngoài ra, công trình cố gắng cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu số nói chung và của tộc ngƣời Mông nói riêng ở địa phƣơng cụ thể để phục vụ cho việc dạy và học lịch sử địa phƣơng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là về đời sống kinh tế và văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. Trong đó nghiên cứu đời sống kinh tế bao gồm nghiên cứu về tập quán sản xuất trong kinh tế nông nghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá. Nghiên cứu về văn hoá bao gồm những lĩnh vực trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng từ năm 1979 đến năm 2010,làm rõ những đổi thay trong đời sống vật chất tinh thần, xác định những đặc điểm cần bảo tồn và phát huy trong quá trình gìn giữ những bản sắc văn hoá dân tộc. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên tập trung vào các xã có nhiều ngƣời Mông sinh sống nhƣ Động Đạt, Phú Đô, Yên Ninh Về thời gian, đề tài nghiên cứu đời sống kinh tế và văn hoá của ngƣời Mông ở đây từ năm 1979 đến năm 2010 nghĩa là từ khi ngƣời Mông bắt đầu di cƣ về huyện Phú Lƣơng đến năm 2010. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tƣ liệu thành văn bao gồm các công trình nghiên cứu và các tác phẩm viết về nguồn gốc cộng đồng dân tộc, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, lí luận về dân tộc; nghị quyết hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng lần thứ VII, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam do Ban tƣ tƣởng văn hoá trung ƣơng xuất bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo các tác phẩm thông sử và các sách chuyên khảo, các bài viết về đời sống kinh tế văn hoá của ngƣời Mông. Nguồn tƣ liệu thực địa và điền dã: Bao gồm sự quan sát cảnh quan, phỏng vấn những ngƣời có tuổi, hiểu biết về đời sống kinh tế và văn hoá ngƣời Mông nhƣ trƣởng thôn, trƣởng bản, thầy cúng, thầy thuốc, nông dân để tìm hiểu đời sống kinh tế và văn hoá của ngƣời dân Mông ở Phú Lƣơng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng 2 phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic nhằm tìm hiểu các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phƣơng pháp điền dã dân tộc học để tìm hiểu thực tế. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài tái hiện bức tranh về đời sống kinh tế - văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010. Qua nghiên cứu góp phần định hƣớng những giải pháp nhằm ổn định, nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của đồng bào. Luận văn còn có tác dụng trở thành tài liệu lịch sử địa phƣơng phục vụ cho giảng dạy lịch sử địa phƣơng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc cấu trúc làm ba chƣơng: Chƣơng I: Khái quát về ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng Chƣơng II: Đời sống kinh tế của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 Chƣơng III: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 [...]... liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Chƣơng 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI MÔNG Ở PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010 2.1 Tập quán trong đời sống kinh tế của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng Trải qua hàng trăm năm canh tác và sinh sống trên núi cao khi còn ở Cao Bằng, ngƣời Mông khi đến Phú Lƣơng đã đem theo các kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Những kinh nghiêm ấy... phủ Phú Bình Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1863), triều Nguyễn điều chỉnh địa giới hai phủ Phú Bình và Thông Hoá để thành lập phủ Tòng Hoá trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lƣơng thuộc phủ Tòng Hoá, huyện lỵ đặt tại xã Quán Triều Dƣới thời thuộc Pháp, từ tháng 1 0-1 890 đến tháng 9- 1892, huyện Phú Lƣơng thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên Từ tháng 1 0-1 892, huyện Phú Lƣơng thuộc phủ Tòng Hoá (tỉnh Thái Nguyên) ... năm 1945, Phú Lƣơng có 7 tổng, 25 xã Sau cách mạng tháng Tám, huyện Phú Lƣơng đƣợc tổ chức lại thành 12 xã Năm 1965, sau khi Bắc Kạn và Thái Nguyên đƣợc hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái, 9 xã của huyện Bạch Thông đƣợc sát nhập về huyện Phú Lƣơng Đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 tháng 12 năm 1996, khi tỉnh Thái Nguyên đƣợc tái lập, 9 xã phía bắc huyện Phú. .. cải thiện đáng kể 1.2.2 Người Mông ở Phú Lương (Từ năm 1979 đến năm 2010) Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phú Lƣơng có 14 xã, 2 thị trấn với số dân (tính đến năm 2009) là 105.233 ngƣời Phú Lƣơng là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm... học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Thống kê dân tộc Mông ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên Tính đến tháng 6 năm 2011 STT Địa điểm Số nhân khẩu ngƣời Mông 1 Xã Động Đạt 392 2 Xã Phú Đô 277 3 Xã Yên Lạc 17 4 Xã Yên Đổ 3 5 Xã Yên Ninh 7 Tổng cộng 696 (Nguồn: Báo cáo số 95/BC-UBND ngày 27/7/2011 của UBND huyện Phú Lương) Nhìn bảng số liệu trên ta thấy ngƣời Mông ở Phú Lƣơng chỉ sinh sống ở các... của một tỉnh trung du miền núi phía bắc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau Là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngƣời Mông di cƣ đến nƣớc ta cách đây khoảng hơn 300 năm và tập trung đông nhất ở các tỉnh miền Bắc nhƣ Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai Ngƣời Mông di cƣ đến huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ sau năm 1979 Ban đầu, cuộc sống của ngƣời Mông nơi... đƣợc sự quan tâm của Đảng bộ và các cấp chính quyền địa phƣơng, đời sống của đồng bào Mông ở huyện Phú Lƣơng ngày càng đƣợc nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.Tuy chiếm số lƣợng không nhiều trong cộng đồng các dân tộc huyện Phú Lƣơng song đời sống kinh tế - văn hoá ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng vẫn có những đặc trƣng riêng góp phần xây dựng huyện Phú Lƣơng ngày càng giàu mạnh Số hóa bởi Trung tâm Học... VỀ NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Địa bàn cƣ trú Vị trí địa lí Phú Lƣơng là một huyện thuộc phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24km về phía Bắc .Huyện có giới hạn địa lí trong khoảng từ 21 35´23” - 21º 55´ 06” vĩ độ Bắc và 105º 37´04” - 105º 48´ 02” độ kinh Đông.Phía tây bắc giáp huyện Định Hoá, phía tây nam giáp huyện Đại Từ, phía đông giáp huyện Đồng... đƣờng vào hiểm trở gần giống với địa hình quê hƣơng của họ tại các huyện trên Ở Phú Lƣơng, khi mới di cƣ đến phần lớn đồng bào chọn sống tại các xã giáp với huyện Đồng Hỷ và Chợ Mới nhƣ Phú Đô, Yên Lạc và Động Đạt Theo kết quả điền dã của tác giả, phần lớn ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đều đến từ huyện Trà Lĩnh của Cao Bằng và chủ yếu thuộc nhóm Mông Trắng của dân tộc Mông Hiện nay, ngƣời Mông ở Phú Lƣơng chủ... bản đã đến xã La Hiên, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) trƣớc Từ 1984 năm 1989, thêm 22 hộ theo gia đình cụ chuyển từ xã La Hiên (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đến huyện Phú Lƣơng Những năm đầu khi mới đến Phú Lƣơng, cuộc sống của đồng bào Mông gặp rất nhiều khó khăn, thƣờng xuyên bị đói ăn từ 3 đến 6 tháng, trình độ dân trí thấp, phần lớn không biết chữ quốc ngữ, ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng Mông . của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 Chƣơng III: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến. Mông trƣớc khi đến huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên 11 1.2.2. Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng (Từ năm 1979 đến năm 2010) 15 Chƣơng 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI MÔNG Ở PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ. để tìm hiểu thực tế. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài tái hiện bức tranh về đời sống kinh tế - văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010. Qua nghiên

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan