Tiểu luận triết Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

15 508 4
Tiểu luận triết Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận triết Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Tên đề tài: Tên đề tài: GVHD: GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TS. Bùi Văn Mưa Lớp: Lớp: CHKT K21 – Đêm 5 CHKT K21 – Đêm 5 Nhóm: Nhóm: 04 04 HVTH: HVTH: PHẠM MINH ĐỨC - STT: 31 PHẠM MINH ĐỨC - STT: 31 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1 : NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA 2 1.1.Khái quát sự hình thành Triết học Pháp gia 2 1.2.Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia : 2 1.2.1Những tư tưởng trước Hàn Phi : 3 1.2.2Tư tưởng của Hàn Phi 4 1.2.2.1 Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trị 1.2.2.2. Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội 2.1.2.3. Thưởng phạt nghiêm minh 1.2.2.4 Tính ác 1.2.2.5 Chính danh và thực 1.2.2.6 Triết lý vô vi PHẦN 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ: 10 2.1.Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia: 10 2.2.Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia: 12 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Pháp gia xuất hiện vào giữa thời đại chiến quốc và trở nên cực thịnh vào cuối thời ấy. Nhà Tần đã dùng pháp gia để thống nhất Trung Quốc. Điều đó cho thấy học thuyết của Pháp gia rất vững chắc và thực tế. Tuy không được bổ sung phát triển liên tục trong lịch sử như các học thuyết khác, song hôm nay dưới góc độ của khoa học pháp lý hiện đại để tìm hiểu về học thuyết này chúng ta vẫn thấy toát lên những giá trị tư tưởng bổ ích. Học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luật khách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này cũng như tránh những điểm không phù hợp của nó. Chính như vậy nên tôi chọn đề tài: “ Tư tưởng triết học pháp gia và những giá tri, hạn chế ” để nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài Hiểu rỏ hơn phần nào về những giá trị và hạn chế của nó. Để có hướng áp dụng cũng như nên tránh trong quản lý hiện nay. 3. Nội dung chính của đề tài Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành Phái pháp gia, những tư tưởng triết học cơ bản của nó. Những nhận định về giá trị đóng góp cũng như hạn chế của nó 4. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng và tài liệu sử dụng Đề tài chỉ đi vào nghên cứu những giá trị và hạn chế của tư tưởng pháp trị. Sử dụng các tài liệu như giáo trình triết học, lịch sử triết học Phương đông, lịch sử triết học Trung Quốc, Hàn phi tử, một vài tài liệu từ internet. 5. Đóng góp và hạn chế của đề tài Giúp cho người đọc hiểu một phần về những giá tri đóng và những hạn chế của học thuyết pháp trị. Nhưng đề tài cũng chưa thực sự khai thác và nhận định đầy đủ về nó. Trang 1 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 Phần 1: Những tư tưởng cơ bản của triết học pháp gia 1.1 Khái quát sự hình thành của phái pháp gia Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuân thu (770-403 TCN) và Chiến quốc(403-221 TCN). So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn định hơn về chính trị, nhưng lại phát triển hơn về kinh tế. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ tìm mọi cách để tranh quyền đoạt lợi. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng. Vào thời Xuân Thu, Quản Trọng (?-645 TCN) được xem như là người đầu tiên bàn về pháp luật để trị nước và chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong dân chúng. Đối với ông người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính. Như vậy, Quản Trọng được xem như là người khởi xướng pháp gia. Sang nữa đầu thời chiến quốc, tư tưởng pháp trị tiếp tục được phát triển. Thận Đáo(370-290 TCN) chủ trương dung thế để cai trị đất nước, Thân Bất Hại(401-337 TCN) chủ trương dùng thuật, còn Thương Ưởng(390-338 TCN) chủ trương dùng pháp. Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của pháp gia. Trước hết Hàn Phi đề cao vai trò của pháp trị. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia, "Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ. 1.2 Những tư tưởng cơ bản của triết học pháp gia 1.2.1 Những tư tưởng trước hàn phi Quản Trọng (?-645 TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau:  Mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường. Trang 2 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21  Muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội.  Chủ trương phép trị nước phải đề cao “Luật, hình, lệnh, chính”. “Luật” là để định danh phận cho mỗi người, “lệnh” là để cho dân biết việc mà làm, “hình” là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, “chính” là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải.  Trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia. Sau Quản Trọng phải kể đến Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người nước Trịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Thân Bất Hại đưa ra chủ trương ly khai "Đạo đức" chống “Lễ” và đề cao “Thuật” trong phép trị nước. Thân Bất Hại cho rằng “Thuật” là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua. Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290 TCN), ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật. Thận Đáo cho rằng pháp luật phải khách quan như vật "vô vi" và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế". Ông cho rằng: "Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao. Nghiêu hồi còn làm dân thường thì không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền". Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó là Thương Ưởng. Ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và kinh tế Trang 3 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao “pháp” theo nguyên tắc dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm. Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong chính sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và lần lượt thôn tính được nhiều nước khác. 1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi Học thuyết pháp trị với vai trò tập đại thành của Hàn Phi (280-234TCN) được hình thành trên cơ sở kế thừa và thống nhất của 3 học phái: ‘Pháp” của Thương Ưởng (390- 338TCN), “Thế” của Thận Đáo (370-290TCN), “Thuật” của Thân Bất Hại (401-337TCN). Nhưng đến Hàn Phi thì những tư tưởng này mới trở nên sâu sắc và có nhiều nội dung mới. 1.2.2.1 Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trị Trước tình hình rối ren, các chư hầu thi nhau nổi loạn tranh bá, chiếm đoạt quyền lực thiên tử, thì Pháp trị tìm thấy ở pháp luật tính khả thi cho việc thực hiện đường lối cai trị của mình. Đề cập đến phương thức cai trị- nội dung cốt lõi của vấn đề chính trị, các nhà pháp trị cho rằng: Việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ. Pháp luật, theo Hàn Phi " là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp ". Điều đó cho thấy Pháp trị đã coi pháp luật là cơ sở của việc cai trị. Quan niệm của Hàn Phi "pháp luật như dây mực, cái thuỷ chuẩn, cái quy, cái củ" là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để lo đường sự đúng sai của các hành vi và làm khuôn phép để khen chê cho đúng. Theo các nhà pháp trị, pháp luật hết sức cần thiết để duy trì sự thắng thế của nhà vua vì pháp luật là gốc của vương quyền và để bảo Trang 4 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 vệ vương quyền, do vua đặt ra để bắt dân thi hành, theo quan niệm: “Pháp luật là gốc của vua, hình phạt là đầu mối của tình thương”. Sự cần thiết của pháp luật ở chỗ là mẫu mực để an dân, làm cho nước trị vì nó có mục đích xoá nguồn gốc của sự rối loạn “làm cho trị là pháp luật, gây ra loạn là cái riêng tư”. Điều đó cho thấy, từ xa xưa các nhà pháp trị đã nhận thức được vấn đề mang tính bản chất: Pháp luật do giai cấp thống trị ban hành và là công cụ đắc lực để bảo vệ quyền lực chính trị. Bằng sự kết hợp giữa quyền lực và luật pháp, Pháp trị đã cho chính trị ly khai khỏi sự chế ngự của đạo đức và soi rõ thực chất của mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và người bị trị là quan hệ của quyền lực, vạch rõ cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa luật pháp với chính trị trong vai trò là công cụ của quyền lực chính trị. 1.2.2.2. Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội Một trong những quan điểm hàng đầu của Pháp trị cho rằng: việc ban hành pháp luật phải thích ứng với thời đại. Ngoài ra, các nhà Pháp trị còn cho rằng, pháp luật phải chiều theo tập quán của dân chúng, “thánh nhân cai trị thì xem phong tục của thời đại thì pháp luật không đứng được, mà dân loạn”. Tư tưởng này thể hiện cái khôn ngoan của kẻ cai trị: dùng sức mạnh của tập quán để củng cố sức mạnh cho pháp luật và cũng chính tập quán là chất xúc tác quan trọng để pháp luật phát huy vai trò trong cuộc sống. Điều đó cho thấy các nhà Pháp trị luôn thống nhất giữa tính nguyên tắc với sự linh hoạt cần thiết của tư duy biện chứng sâu sắc. Pháp trị chủ trương pháp luật phải đơn giản, dễ hiểu. Phải soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành. Theo Hàn Phi, pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu, số ít, như vậy mới tạo nên trật tự trong nước. Pháp luật được quan niệm như là mẫu số chung để điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau trong xã hội quy về một trật tự thống nhất theo ý chí của giai cấp thống trị. 2.1.2.3. Thưởng phạt nghiêm minh Việc ban hành pháp luật mới chỉ đáp ứng về điều kiện cần để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều quan trọng hơn là những quy định pháp luật đó được tổ chức thực hiện trong cuộc sống để trở thành pháp luật trên thực tế và mới đáp ứng được yêu cầu của chính trị. Hàn Phi không chỉ coi trọng việc xây dựng pháp luật trên cơ Trang 5 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 sở khoa học mà còn đòi hỏi nó phải được thực thi một cách triệt để: trong xã hội từ trên xuống dưới, từ vua quan cho đến thần dân đều phải tuân thủ nghiêm minh. Tính nghiêm minh của pháp luật được thể hiện trước hết ở việc thưởng phạt. Nhà vua không được tuỳ tiện mà phải theo đúng phép nước chí công vô tư “dùng pháp luật để trị nước là để khen đúng người phải, trách đúng kể quấy trị tội thì không chừa các quan lớn, thưởng công thì không bỏ sót các dân thường” và “nếu quả thật có công thì dù là kẻ không thân mà hèn mọn cũng thưởng, nếu quả thật có tội thì dù là kẻ thân ái cũng phạt”, “không tránh người thân và đại thần, thi hành với cả người mình yêu” Những quan điểm đó cho thấy việc thi hành pháp luật của Hàn Phi là hết sức triệt để, không có chỗ cho những tình cảm cá nhân, hay địa vị, tư lợi mà chỉ dành cho phép công duy nhất. 1.2.2.4 Tính ác Tuân Tử chủ trương tính ác để khuyên nhà cầm quyền dùng lễ giáo uốn nắn lại cái tính cho dân, còn Hàn Phi chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước. Hàn Phi không phải là một triết gia, chỉ là một lí thuyết gia về chính trị, có óc thực tế, theo ông thì con người thời thượng cổ chất phác, thân với nhau, trọng đức hơn thời trung cổ và người thời trung cổ lại hơn người thời ông. Vậy có thực ông chủ trương rằng bản tính con người thời nguyên thuỷ vốn tốt rồi sau vì hoàn cảnh xã hội mà hoá xấu không? Ông không hề giảng rõ điều đó cho ta. Mặt khác, ông lại bảo trừ một số ít thánh nhân, còn thì hạng thường nhân- tranh nhau vì lợi - làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa, chỉ phục tòng quyền lực . Vậy thì cơ hồ ông cho rằng con người có một số rất ít tính vốn thiện, còn đại đa số tính vốn ác, ông thiên về Tuân tử, nhưng cũng nhận Mạnh tử có lí phần nào chăng? Pháp trị cho rằng bản chất của con người là ác, luôn tranh giành, xâu xé nhau về lợi ích, cho nên, những lời lẽ ca ngợi sự tin tưởng giữa con người với nhau đều là giả dối hay ngây thơ trong chính trị. Với họ, đạo đức, nhân nghĩa chỉ là món hàng xa xỉ, những thứ đồ chơi của trẻ nhỏ. Cái quý nhất là pháp luật và chỉ có thể là pháp luật “áp dụng pháp luật thì kẻ trí phải theo mà kẻ dũng không dám cãi, khiến cho toàn dân noi theo một đường thì không gì bằng pháp luật. Pháp luật phân Trang 6 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 minh thì người trên được coi trọng, không bị lấn. Người trên được coi trọng không bị lấn thì vua mạnh, nắm được cái mối quan trọng”. 1.2.2.5 Chính danh và thực Qui tắc căn bản của thuật dùng người theo pháp gia là thuyết hình danh. Người đầu tiên lập thuyết về danh là Khổng tử. Thuyết chính danh của ông là một thuyết để trị nước: chính danh là để “minh phận”, phân sự sang hèn, cũng để nhắc nhở nhà cầm quyền nhớ đến bổn phận của họ: đã mang danh là vua, là cha mẹ của dân thì phải giữ tư cách ông vua, làm tròn sứ mệnh ông vua. Mục đích chính danh của Tuân tử là vừa để “minh phận” vừa để phân biệt đồng và dị. Hàn Phi là môn đệ của Tuân Tử đã trực tiếp chịu ảnh hưởng của Tuân tử nhưng ông có óc thực tế, không bàn về tri thức luận, chỉ áp dụng thuyết của Tuân tử vào chính trị: mà trong phạm vi chính trị, ông cũng chỉ thu hẹp vào việc dùng người, gạt bỏ luân lí, đạo đức ra, vì vậy ông không hề nói đến việc chính danh, chỉ nói đến hình danh hoặc danh thực. Sự vật hễ có hình, có thực thì có danh. Danh và hình (hay thực) phải hợp nhau. Lấy pháp luật làm danh thì việc là hình: sự việc mà hợp với pháp thì danh và thực hợp nhau. Lấy quan vị làm danh thì chức vụ là hình: nếu hai cái không hợp nhau thì là hình danh không hợp. Hàn phi cho qui tắc hình danh hợp nhau là quan trọng bậc nhất trong việc trị nước, nếu không theo nó thì không sao phân biệt được kẻ giỏi người dở, kẻ ngay người gian, không sao thưởng phạt cho đúng được, vua sẽ mất quyền, nước sẽ loạn. Pháp gia muốn duy trì cho có sự đồng hành giữa hình và danh và như thế họ tin rằng một cái danh phải có một vật thực đii đôi với nó. Bởi thế nhà cầm quyền khi giao việc cho một người nào đó phải bắt họ chịu trách nhiệm về công việc mình nhận, kết quả công việc phải phù hợp với danh phận công việc. Một khi hệ thống hình danh đã thiết định các chức danh ấy phải cố gắng làm tròn phận sự. Còn như nhà vua cai trị chỉ phải kiểm soát để xem xét về kết quả của việc làm có đúng theo hệ thống danh xưng hay không. 1.2.2.6 Triết lý vô vi Trung Hoa có điểm khác Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây là các triết gia lớn của họ đều quan tâm tới đời sống của dân, đều muốn cứu đời bằng chính trị, mà bàn về chính trị thì hầu hết họ đều lấy sự “vô vi” làm lí tưởng. Pháp gia cũng nói tới vô vi, Trang 7 [...]... Trang 10 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 Kết luận Như vậy, tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốc lúc bấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phải phát triển lên một trình độ mới trong đó tư tưởng về “Thế”, “Thuật”, Pháp vừa được phát triển hoàn thiện vừa thống nhất với nhau trong một học thuyết... thuật của một người điều khiển và kiểm soát muôn người bằng cáh vô vi, vô sự Phần 2: Những giá trị và hạn chế của triết học pháp gia 2.1 Những giá trị của triết học pháp gia • Pháp gia coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo: Là một bước tiến lớn, trong tư tưởng chính trị thời cổ Trung Hoa Mục đích chính của quyền lực là để giúp cho nhà lãnh đạo có đủ phương tiện, mưu cầu quốc gia phú cường, bằng chính sách... Triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử Học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Năm 2006; 4 TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết Học – Phần I: Đại cương về lịch sử Triết học, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh, Lưu hành nội bộ, Năm 2011; 5 Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng), Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử, Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học. .. thể nói “Hàn Phi Tử” là một bộ sách chính trị Trang 11 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 học vĩ đại và học thuyết chính trị của ông được người xưa gọi là học thuyết của đế vương” (đế vương chi học) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Năm 2009; 2 GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Phương Đông, Nhà xuất bản Từ Điển Bách... xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay Tóm lại, tư tưởng của Hàn Phi hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị, pháp luật, triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục, ; trong đó, then chốt chính là tư tưởng chính trị Ông để tâm suy nghĩ làm sao cho vị vua trong điều kiện xã hội đương thời có thể vận dụng vô số các phương pháp khác nhau để đạt được cục diện chính trị ổn định,... điểm chính xác, đúng đắn Pháp gia cũng công nhận rằng nhà vua lập ra pháp luật cùng thiết lập pháp luật, tự trị lấy mình đặt ra kiểu mẩu, mực thước để tự mình noi theo Rằng nếu nhà cầm quyền bỏ pháp luật để hành động theo ý Trang 9 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 muốn thì ấy là lúc hổn loạn Nhưng còn vấn đề lập pháp từ đâu sinh ra, lấy gì làm cơ sở , thi pháp gia cũng trả lời là tự... cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các hình phạt nghiêm khắc Pháp luật chỉ được chú trọng đến quyền lợi của Nhà nước mà xem nhẹ quyền lợi của người dân và các biện pháp chế tài cũng thường tuyệt đối hoá mặt trừng trị mà chưa nhìn thấy một chức năng không kém phần quan trọng của pháp luật là giáo dục  Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng quá máy móc và. .. đẳng trước pháp luật- là điểm tiến bộ của pháp trị so với chủ trương phân biệt đẳng cấp " lễ bất há thứ dân, hình bất thướng đại phu " của đức trị (lễ không dành cho dân đen, hình phạt không dùng cho người trên), thể hiện bước phát triển lớn trong quan niệm về dân chủ của phương Đông 2.2 Những hạn chế của triết học pháp gia  Sự khiếm khuyết của phái Pháp gia là về quyền lập pháp, Pháp gia không tìm... và chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy pháp làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ pháp , “thuật” với “thế” • Hàn Phi hiểu rất rõ và sâu sắc về pháp luật, coi pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ ràng ở nơi cửa công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những kẻ cẩn thận giữ pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh” Đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ so với đương... thể dùng để ăn Khen những điều truyền tụng từ thượng cổ, hùng biện mà không chắc chắn, nói Trang 8 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 chuyện nhân nghĩa của các tiên vương mà không biết sửa đổi nước, thì đó cũng đều là những điều có thể dùng để đùa chơi chứ không dùng để trị nước” • Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật: Có pháp luật, pháp luật được thi . 04 04 HVTH: HVTH: PHẠM MINH ĐỨC - STT: 31 PHẠM MINH ĐỨC - STT: 31 Tư tưởng triết học Pháp gia Nhóm 4-CHKT- Đêm 5K21 TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ. trong xã hội từ trên xuống dưới, từ vua quan cho đến thần dân đều phải tuân thủ nghiêm minh. Tính nghiêm minh của pháp luật được thể hiện trước hết ở việc thưởng phạt. Nhà vua không được tuỳ. hội quy về một trật tự thống nhất theo ý chí của giai cấp thống trị. 2.1.2.3. Thưởng phạt nghiêm minh Việc ban hành pháp luật mới chỉ đáp ứng về điều kiện cần để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Ngày đăng: 20/11/2014, 22:44

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan