TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

15 1.2K 4
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA  NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

MỤC LỤC  MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 – NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 2 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Đạo gia 2 2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 3 2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử 3 2.1.1 Lý luận về Đạo và Đức, quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 3 2.1.2 Thuyết vô vi và triết lý sống thuận theo tự nhiên của Đạo gia 5 2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo Gia 7 CHƯƠNG 2 – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 9 1. Những giá trị 9 2. Những hạn chế 10 KẾT LUẬN 13 CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia MỞ ĐẦU Từ ngàn xưa, nước ta tuy là một nước bé nhỏ nghèo nàn, lại chịu nhiều cực khổ lầm than trước sự xâm lăng, đô hộ của phương Bắc, nhưng dân tộc ta luôn tôn trọng đạo lý, một thứ đạo mà tổ tiên ta gọi là "đạo làm người", dù sống chết cũng không xa rời. Bởi thế nên ngay từ thế kỷ thứ II, thứ III, khi đất nước còn nội thuộc nhà Hán, đã có đến 3 tôn giáo lớn được du nhập và truyền bá ở nước ta, được nhiều tầng lớp dân ta đón nhận, từ vua quan cho đến thứ dân. Đó là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Cả ba tôn giáo đều mang tính nhân bản rất đậm nét nên được lòng người đón nhận như một chỗ dựa, một niềm tin. Nó vừa gần gũi cho người ta với tới lại vừa cao xa để người ta ngưỡng vọng. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi chỉ xin trình bày một vài nét tư tương triết học Đạo giáo hay Đạo gia, mà tôi nghĩ đây là một triết lý sống gần gủi, phù hợp với tính cách con người Việt Nam chúng ta, đó là tính vị tha, bao dung, độ lượng, xóa bỏ được cái ta vị kỷ, nhỏ bé và những tư lợi nhỏ nhen, đề cao các giá trị tinh thần. Trong bài viết này, tôi đã sử dụng và tham khảo những tài liệu chính sau: 1) Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011; 2) Hàn Sinh Tuyên, Lê Anh Minh dịch- Tư tưởng Đạo Gia- NXB Tam Giáo Đồng Nguyên 2008 ; 3) Nguyễn Hiến Lê Giới thiệu và chú dịch- Trang Tử và Nam Hoa Kinh- NXB: Văn hoá - Thông tin Năm xuất bản: 1994 cùng một số trang web, tài liệu khác Kết quả nghiên cứu của tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tham khảo về tư tưởng nhân sinh quan triết học về Đạo giáo. Tuy nhiên, với tính chất là một tiểu luận trong quá trình lĩnh hội kiến thức bộ môn Triết học cùng với lượng tài liệu tham khảo còn hạn chế, tiểu luận này chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong quý đọc giả thông cảm và chỉ tham khảo tài liệu này cho những nghiên cứu, khảo sát tỉ mỉ về sau. Xin chân thành cảm ơn! Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 2 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Đạo Gia : Truyền thuyết kể rằng tác giả của Đạo Đức Kinh là Lão Tử, một tiên tri từng là người coi sổ sách của hoàng đế tại thành cổ Lạc Dương. Chứng kiến thời kỳ Chiến quốc suy vi triền miên, Lão Tử quyết định đi về miền tây hướng vào sa mạc. Ở đèo Hàm Cốc, Doãn Hỷ, một người canh cổng thành, biết Lão Tử nổi danh là bậc hiền triết đã xin ông ghi lại những lời dạy tinh hoa. Thế là Đạo Đức Kinh ra đời với nguyên bản là 5.000 chữ Hán. Quyển Đạo Đức Kinh được nhiều triết gia Tây phương ngưỡng mộ , như René Bertrand đã viết: "Ông chỉ viết có một cuốn sách rất vắn tắt "Đạo Đức Kinh" -vài dòng chữ hợp thành cuốn sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên trái đất này” và E.V Zenker đã viết "Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời buổi của ông mà thôi; ông là một bậc thầy thuần túy nhất và sâu sắc nhất của nhân loại". Tuy nhiên, do những lời dạy trong Đạo Đức Kinh quá uyên thâm, nên ít người thời Lão Tử có thể hiểu được, mãi đến Trang Tử (khoảng 369 - 286 TCN) học thuyết của Lão Tử mới lại được người đời chú ý. Ông Trang Tử sinh sau Đức Lão Tử mấy chục năm, không tiếp xúc với Đức Lão Tử mà cũng đã tiếp thu trọn vẹn tư tưởng của Đức lão Tử và làm cho Đạo giáo khởi sắc thêm lên: chỉ xuyên qua một cuốn Nam Hoa Kinh. Học thuyết Lão-Trang mang tính triết học hơn là tôn giáo, gần gũi với quy luật thiên nhiên và giúp ta hướng về đại ngã, quên đi cái ta tầm thường nhỏ bé. Ở đây không có cái mà người ta gọi là Thượng Đế như ở đạo Thiên Chúa, nhưng vẫn có những quy luật thiên nhiên đại thể rất gần với khoa học tự nhiên, như là luật nhân quả, luật bảo tồn vật chất và năng lượng. Dựa vào những quy luật này con người không còn sợ mất mát, cũng không còn sợ chết và trở nên dũng cảm khi làm những việc ích lợi cho cộng đồng 2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo Gia: Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 3 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia 2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử: 2.1.1 Lý luận về Đạo và Đức, quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử : Đạo khả đạo, phi thường Đạo Danh khả danh, phi thường Danh Vô danh, thiên địa chi thủy Hữu danh vạn vật chi mẫu Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu Thường hữu, dục dĩ quan kì hiếu Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh Đồng vị chi huyền Huyền chi hựu huyền Chúng diệu chi môn [Dịch] [1, 8] Đạo mà có thể giảng giải được không phải là đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được không phải là tên thường hằng. Không tên là khởi đầu của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không để nhìn thấy cái có vi diệu trong cái không. Thường có để nhìn thấy cái không vi diệu trong cái có. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là huyền. (Cái) huyền ấy thâm sâu hơn cả những gì thâm sâu; chính là cửa phát sinh ra những điều huyền diệu Những lời lẽ khó hiểu trên trích ra từ bài thơ dài 5000 chữ nói về Đạo được viết ra cách đây gần 2.500 năm của Lão Tử. Triết lý của Lão Tử được xoáy sâu vào một chữ ĐẠO. Lão Tử quan niệm Đạo là Mẹ của vũ trụ và vạn vật, một khái niệm không thể mô phỏng hay hình dung bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm linh. Đạo là một khoảng hư không rộng lớn vô biên, tồn tại trong thời gian vô thủy vô chung, từ đó phát sinh ra hai khí âm dương đối lập và vạn vật trong vũ trụ được chuyển động theo một số quy luật đại thể, như "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản", "âm dương hổ tương song hành", "trong âm có dương trong dương có âm" Những quy luật này cũng là nền tảng của triết lý Đông Phương. Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 4 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia “Đạo” của Lão Tử có tính khách quan, tự nhiên thuần phác; do vậy, trời đất hóa sinh phó mặc tự nhiên, con người không thể can thiệp. Nhưng trong sự vĩnh hằng của bản thể vũ trụ có chứa sự lưu chuyển sinh hóa, tức là trong hằng có biến, trong cái vô hạn của đạo có sự hữu hạn của đời người. Với Lão Tử, đời người cũng là một phần của tự nhiên, con người sẽ trở về với đạo sau khi đã trải qua cuộc đại chuyển hóa. Do vậy con người không thể làm chủ tự nhiên bằng ham muốn, bằng hành động tự giác và có ý chí. Dục vọng của con người là vô tận, là trái với tự nhiên. Đó là lý do vì sao Lão và Trang đều coi hám danh cầu lợi là đi ngược lại với tính thuần phác của tự nhiên. Lời khuyên của Lão Tử là dễ dàng, không cần phải gồng mình, không cần cố gắng làm cho mọi việc trở nên phức tạp. Đơn giản là hãy giữ cho bản thân mình hài hòa với bản chất của vốn có của mình… Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy là tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. “Đạo Đức phải đi cặp nhau. Đạo là dương, Đức là âm. Âm dương phải tương cảm tương ứng, điều hòa mới thành đặng.” [2] Ở đâu có Đạo, ở đó có Đức. Duy cái sanh là do Đạo, cái chứa là do Đức. Nhờ có Đức mà người thành người, vật thành vật. Con người do đây mà tu theo Đạo, phát huy cái Đạo tự hữu thì Đức càng thêm tiến, sáng tỏ hơn dưới hình thức ích lợi mà người khác có thể cảm nhận được, nhưng sau đó Đức lại ẩn tàng Đạo Đức của Đạo gia, là một phạm trù vũ trụ quan khi giải thích về bản thể của vũ trụ, Lão Tử sáng tạo ra phạm trù “Hữu”, “ Vô”. “Vô” là nguyên lý vô hình, là gốc của trời đất, “Hữu” là nguyên lý hữu hình, là mẹ của vạn vật. Bản thể vũ trụ là vĩnh hằng nhưng trong thế giới không có gì tĩnh tại. Vạn vật luôn luôn lưu động, chuyển hóa lẫn nhau, phát sinh từ Đạo rồi trở về với Đạo. Thế giới vạn vật đều có sẵn một năng lực nội tại, tự sinh tự hóa vận động không ngừng. Sự sinh hóa ấy là cuộc đại chuyển tiếp giữa vũ trụ và vạn vật, là trạng thái của “Đạo” theo trật tự của tạo hóa. Thuộc tính khách quan đó khiến cho đất trời Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 5 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia sinh hóa phó mặc tự nhiên không một lực lượng nào có thể can thiệp.Vũ trụ vận hành theo theo hai qui luật:  Qui luật quân bình: luôn giữ cho vạn vật thăng bằng theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có gì thái quá, bất cập, cái gì khuyết sẽ tìm được đầy, cái gì cong sẽ thẳng, cái gì cũ sẽ mới, cái gì ít sẽ được nhiều, cái nhiều sẽ mất. Biểu tượng của luật quân bình là nước. Nước có bản tính mềm mại, gặp chỗ trống thì chảy vào, gặp chỗ đầy dư thì chảy ra, lánh cao mà tìm thấp. Vì thế nó ngày đêm chảy mãi không ngừng, lên trên thành mưa thấm nhuần vạn vật, xuống dưới thì thành sông lạch tưới mát muôn loài  Qui luật phản phục: là sự phát triển cực điểm thì quay lại phương hướng cũ, theo Lão Tử trong quá trình vận động, biến đổi, khuynh hướng tất yếu của vạn vật là trở về trong Đạo, trở về với tĩnh lặng, hư không theo luật "phản phục". Lão Tử gọi luật đó là "trở lại của đạo". 2.1.2 Thuyết vô vi và triết lý sống thuận theo tự nhiên của Đạo gia: Với Lão Tử, hạnh phúc của đời người có được là nhờ biết thuận tự nhiên, bằng lòng với thực tại, là nhờ “vô vi” nhưng không gì không làm. Với Trang Tử, hạnh phúc của bậc chân nhân là đạt đến tự do tinh thần tuyệt đối, biết sống theo bản tính tự nhiên, được phát triển những năng lực, sở thích tự nhiên của bản thân và tạo vật. “Vô vi” dịch theo nghĩa đen là không làm gì. Nhưng hơn 2000 năm nay, người Trung Hoa vẫn hiểu nó theo nghĩa hành động một cách tự nhiên, không làm gì trái, không can thiệp vào guồng máy tự nhiên, không giả tạo hay cưỡng ép. “Đạo đức là cái luật tự nhiên”. Nếu không thuận theo lẽ đạo ấy mà đem ý chí dục vọng con người ra cưỡng ép vạn vật tất sẽ chuốc lấy khổ đau thất bại. Vì vậy, con người không nên làm mất cái đức tự nhiên thuần phác vốn có của tạo vật, ham muốn những gì trái với bản tính tự nhiên của mình Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 6 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia  Quan niệm về mặt chính trị của Lão Tử: Bởi chán ghét thế cuộc nhiễu nhương, nhân sự chỉ đua đòi lợi lộc, Lão Tử chủ trương chính trị “vô vi”mặc cho mọi việc thuận theo quy luật tự nhiên. Người trị nước cần phải theo lẽ tự nhiên thì sẽ thành công. Lão Tử còn chống lại những chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật, coi đó là sự áp đặt cưỡng chế đối với bản tính tự nhiên của con người, là nguyên nhân của sự giả dối và điều ác. Chống lại luân lý cứng nhắc của Nho gia, Lão Tử cho rằng “nhân, lễ, nghĩa” chỉ là giả dối, trái tự nhiên; những kẻ thực hành điều ấy đều xa rời Đạo bởi người sống theo Đạo vô vi không xem quý ngay đến cả bản thân mình. Quốc gia lý tưởng trong nhãn quan của Lão Tử là một quốc gia nhỏ mà trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên, biết vừa đủ mà không ham biết nhiều, không muốn tư dục, không ganh đua bề ngoài, mà chỉ sống theo đạo vô vi. Trong quốc gia lý tưởng này, người dân sống chất phác, hiền lành, thuần phục với thiên nhiên; bởi vì hài lòng với cuộc sống thiên nhiên, con người không lìa xa nơi sinh trưởng, không có lòng tham để tranh giành quyền lợi.  Quan niệm về mặt xã hội: Ông chủ trương con người cần phải trở lại trạng thái tự nhiên chất phác của trẻ con, “cần phải có trái tim ngu”. Ông chủ trương “học ở những người không học”, và cho rằng “vứt bỏ thánh trí nhân dân sẽ có lợi gấp trăm lần, vứt bỏ nghĩa nhân, nhân dân sẽ trở lại hiếu từ” Lão tử phủ định mọi quan niệm luân lý, quan niệm tốt xấu và mọi thứ văn hóa tinh thần của xã hội hiện thực mà trở lại với cái chất phác vô danh, trở lại ý thức của trẻ con không phân biệt tốt xấu, phải trái. Từ đó ông cho rằng mọi sản xuất tinh thần, mọi văn hóa tinh thần đều là “ý muốn thừa và hành vi vô dụng” Lão tử có tư tưởng phản kinh nghiệm, phản tri thức. Sở dĩ phải phản kinh nghiệm, phản tri thức theo Lão tử có hai lý do: một là kinh nghiệm và tri thức khiến người ta lo hay lo âu, cho nên bảo “ Tuyệt học vô ưu” 2 , hai là kinh nghiệm Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 7 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia và tri thức gây trở ngại cho việc tu Đạo, bởi lẽ hiếu biết chừng nào thì càng thúc đẩy lòng ham muốn đòi hỏi của người ta đồng thời cũng dể làm cho người ta nảy sinh cảm giác bất mãn với hiện tại. “ Theo Lão Tử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt đối lập kia tự mất đi theo qui luật quân bình (cân bằng nhau). Với quan niệm này ông cho rằng trong đời sống xã hội, nếu dẹp bỏ trí tuệ thì dân sẽ chất phác; nếu không tôn trọng người hiền thì dân sẽ không tranh nhau; nếu không coi trọng của cải quý báu thì dân sẽ không có trộm cắp “ [3, 68] 2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia: Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc, người có công mài dũa viên ngọc “Đạo” của Lão Tử làm hiện lên đầy đủ vẻ lấp lánh huyền hoặc của nó. Tôn chỉ trong nguyên tắc trình bày những quan điểm triết học của Trang Tử là: “Có lời là vì ý, được ý hãy quên lời”. Nguyên tắc này bao quát toàn bộ tư tưởng triết học của ông, làm cho nó mơ hồ, huyền hoặc, nửa sáng, nửa tối, vừa hư vừa thực, để rồi người đọc như mơ như tỉnh, chỉ cảm nhận mà không diễn đạt hết bằng lời. Tác phẩm của Trang Tử được lưu truyền đến nay, chỉ còn bộ Nam Hoa kinh với 33 thiên còn lại, được chia làm ba phần lớn, gọi là Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Trong Nam Hoa Kinh Trang tử trình bày vũ trụ quan của ông để rút ra một luật thiên nhiên: luật vạn vật tuyệt đối bình đẳng, không có quí tiện, không có thị phi, và một phép xử thế: không tranh luận, để cứu một cái tệ đương thời, là triết gia nào cũng đả đảo các triết gia khác, tự cho mình mới thực nắm được chân lí Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 8 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia Trang tử bảo: “Không ai biết chủ thể của vũ trụ là gì. Ví thử có một chủ thể đi thì chúng ta cũng không thấy cái dấu hiệu, vết tích gì của nó. Thấy tác dụng mà không thấy hình thể của nó” [4, 75]. Ông không chấp nhận có một vật hữu hình sinh ra vạn vật. Không có một Thượng đế như Nho gia và Mặc gia quan niệm. Mới đầu chỉ có một cái gì đó, có lẽ là luật thiên nhiên, mà ông gọi là Đạo. Đạo siêu thời gian, vô hình sắc, mà biến hoá vô cùng. Theo Trang Tử Đạo gồm vạn vật, vạn vật hợp nhất vào Đạo, chúng ta chỉ là một phần tử của Đạo, không thể biết được Đạo, không thể chỉ rõ, giảng nó là cái gì. Trang Tử chủ trương theo thuyết “Bất khả tri” Tuy không hiểu được Đạo, nhưng hạng đại trí, đạt Đạo, biết rằng vạn vật hợp nhất ở trong Đạo, nên không phân biệt vật này, vật khác, mình với vật: “Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó. Phân biệt vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy được. Cho nên mới bảo cái kia là tự cái này mà ra, mà cái này cũng tự cái kia mà có. Mình là người khác, người khác cũng là mình” Những quan điểm chính trị xã hội của Trang Tử đã phản ánh đúng đắn tư tưởng và địa vị giai cấp của ông ở thời kỳ xã hội loạn lạc. Ông đại diện cho tầng lớp quý tộc sa sút, mất địa vị xã hội, nên hoài nghi ở hiện thực, lo sợ trước tương lai, quay lưng với thực trạng xã hội đương thời để trốn tránh vào tự nhiên, hoài cổ. Mong muốn cứu đời nhưng ông lại phủ nhận mọi hoạt động thực tiễn của con người để cuối cùng tìm đến quyền lực, sức mạnh của tự nhiên – “đạo”, và chính ông đã tuyệt đối hóa nó để biến thành sức mạnh siêu nhiên thần bí. Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 9 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 1. Những giá trị : Trong hệ thống triết học Lão Tử, học thuyết về “đạo” có một vị trí cực kì quan trọng. Nó là nền tảng chi phối xuyên suốt các vấn đề trong triết học của ông và hầu hết các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh của người Trung Hoa cổ đại. Thuật ngữ “đạo” có lẽ được sử dụng từ thời trước Lão Tử. Các văn bản cổ của Trung Hoa như Thượng thư, Kinh thi …thường nói đến “đạo” với nhiều ý nghĩa khác nhau, như “thiên đạo”, “nhân đạo”, “đại đạo”, v.v Tuy nhiên, đến Lão Tử “đạo” trở thành một khái niệm có nội dung sâu sắc và hệ thống hơn. Quan niệm về Đạo của trường phái Đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy về những vấn đề bản nguyên thế giới được xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của nó. Đề cao tính tự nhiên, thuần phát của “đạo”, Lão Tử không thừa nhận sự biến hóa của thế giới tuân theo mục đích định sẵn của thế lực siêu tự nhiên nào đó. Ông cũng phản đối việc lấy hành động tự giác và có ý chí của con người gán cho giới tự nhiên. Ông kêu gọi “dứt thánh, bỏ tri”, “bão pháp tự nhiên”, kịch liệt chống lại tính chất “hữu vi”của các trường phái Nho, Mặc. Quan điểm ấy của ông cũng chống lại mục đích của chủ nghĩa duy tâm. Ông đã cố gắng tìm ra tính quy luật khách quan của vạn vật vận động và biến hóa, dạy mọi người phải hành động theo quy luật tự nhiên Phần quý giá nhất trong triết học của Lão Tử, đó là phép biện chứng chất phác. Lão Tử cho rằng, toàn bộ vũ trụ vạn vật do sự chi phối của “đạo” luôn luôn trong quá trình vận động, biến hóa không ngừng, không nghỉ. Ông nói: “Có những vật tiến lên phía trước, có những vật rơi lại phía sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới chỗ tiêu diệt…” [5, Chương 29]. Theo Lão Tử mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều bao hàm hai mặt đối lập dựa vào nhau liên hệ, tương tác lẫn nhau. Như: “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, nên có cái là xấu, đều biết thiện là thiện nên có cái ác. Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 10 [...]... khi tn theo quy luật tư ng như mất tự do nhưng thực tế lại tự do Đó cũng chính là cái ý nghĩa tơn trọng quy luật tự nhiên của sự vật đã được thể hiện trong tư tưởng của Đạo gia Những tư tưởng đúng đắn về Đạo, về Đức, về phép biện chứng , về vơ vi trong hệ thống triết học của Đạo gia làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học đặc sắc của nền triết học phương Đơng nói chung và triết học Trung Hoa nói riêng... sắc và độc đáo Với trình độ tư duy lí luận cao, những quan điểm ấy của Đạo gia đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển tư tưởng triết học phương Đơng Trong cái "lờ mờ", "hỗn độn" và gợi mở, tư tưởng Đạo gia đã làm cho người đời sau kinh ngạc, thán phục trước sức mạnh của tư duy trừu tư ng 2 Những hạn chế: Do đề cao vai trò của tư duy trừu tư ng và tính chất huyền vi của đạo , nên quan niệm về nhận thức... đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ của Đạo gia giúp ta hiểu rõ được tư tưởng của Đạo qua đó có những hành động đúng đắn, tìm được cách sống hợp lý và giúp ích cho xã hội Và chúng ta nên hiểu theo Đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn khơng những cho bản thân mà còn cho cả những người khác và cho xã hội Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 14 Tư Tưởng Triết. .. Tư ng Triết Học Đạo Gia CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]: Hàn Sinh Tun, Lê Anh Minh dịch- Tư tưởng Đạo Gia- NXB Tam Giáo Đồng Ngun 2008 [2]: Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Giáo_lý_cao_đài [3]: Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học [4]: Nguyễn Hiến Lê dịch, Trang Tử và Nam Hoa Kinh –NXB Văn hóa thơng tin 1994 [5] : Thu Giang- Nguyễn Duy Cần, Đạo Đức Kinh,.. .Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia Cho nên, có khơng cùng sinh ra nhau, khó dễ cũng làm thành nhau, dài ngắn cũng so sánh với nhau, cao thấp cũng nghiêng úp nhau, âm thanh cùng hòa trộn lẫn nhau, trước sau cùng theo nhau – Thiên hạ giai tri vi mỹ, tư ác dĩ, giai vi thiện; cố hữu vơ tư ng sinh, nan dị tư ng hành, trường đoản tư ng giao, cao hạ tư ng khuynh, âm thanh tư ng hòa, tiền hậu tư ng tùy”... tự phát, nó khơng phải là một hệ thống mà chỉ là những yếu tố tản mạn, rời rạc Nó chỉ dừng lại ở mặt hình thức, còn về nội dung thì lại là thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung Những đặc điểm này đã dẫn đến tính thần bí và huyền hoặc trong tư tưởng của ơng Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 13 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia KẾT LUẬN Sự ra đời của học thuyết Lão Trang là một phản ứng tất yếu đối với... tính và chủ yếu là mơ tả sự biến chuyển của sự vật, hiện tư ng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội Nó chưa có cơ sở để vạch ra sự hạn chế bị quy định bởi tính chất thời đại lịch sử mà còn do sự hạn chế bởi trình độ nhận thức còn thấp kém ở Trung Quốc thời bấy giờ Về tư tưởng bản thể luận, học thuyết Đạo gia coi Bản ngun của vũ trụ là Đạo, Đạo tạo ra vạn vật vì vậy có phần nào làm lu mờ vai trò... Quan niệm biên dịch của vũ trụ là sản Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 12 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia phẩm của phương pháp quan sát tự nhiên, một phương pháp chung để thu nhận tri thức, kinh nghiệm nhưng còn đơn giản và hạn chế Trang Tử lại tuyệt đối hóa sự vận động, biến đổi để tất cả chỉ là tư ng đối, và chính chủ nghĩa tư ng đối ở ơng đã xóa nhòa mọi mâu thuẫn, mọi mặt đối lập Ơng viết: “Phải cũng... đối tư ng của nhận thức khơng phải là thế giới vạn vật cùng với quy luật của nó mà là đạo Phải nhận thức đạo dựa vào sự thể Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 11 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia nghiệm trực quan, khơng cần thơng qua kinh nghiệm thực tiễn Ơng nói: “Khơng ra khỏi nhà mà biết được đại sự của thiên hạ Khơng nhìn ra cửa sổ mà thấy được đạo trời Thánh nhân càng đi xa thì biết được đạo càng... loạn ấy, người sáng lập Nho gia mong muốn vãn hồi cảnh thái bình thời Nghiêu- Thuấn bằng ln lý, kỷ cương còn người khai sinh ra trường phái Đạo gia lại đưa ra học thuyết đối lập, chủ trương bng thả tự nhiên, quay về với thời kỳ hồn nhiên đơn giản và chật phác cuả lịch sử Tơn trọng quy luật tự nhiên và tn theo quy luật tư nhiên mà tồn tại là một quan điểm lớn nhất của Đạo gia Như Ăng-ghen đã nêu : Con . Chí Minh) , 2011; 2) Hàn Sinh Tuyên, Lê Anh Minh dịch- Tư tưởng Đạo Gia- NXB Tam Giáo Đồng Nguyên 2008 ; 3) Nguyễn Hiến Lê Giới thiệu và chú dịch- Trang Tử và Nam Hoa Kinh- NXB: Văn hoá - Thông. hội Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 14 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia CHUÙ THÍCH VAØ TAØI LIEÄU THAM KHAÛO [1]: Hàn Sinh Tuyên, Lê Anh Minh dịch- Tư tưởng Đạo Gia- NXB Tam Giáo Đồng Nguyên. tri thức theo Lão tử có hai lý do: một là kinh nghiệm và tri thức khiến người ta lo hay lo âu, cho nên bảo “ Tuyệt học vô ưu” 2 , hai là kinh nghiệm Thực hiện: Nguyễn Hải Minh Đăng Trang 7 Tư

Ngày đăng: 20/11/2014, 20:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan