Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985

104 568 1
Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 đến 1985

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THỦY KHUYNH HƢỚNG THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975- 1985 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THỦY KHUYNH HƢỚNG THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975- 1985 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. - Các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư- Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng, người thầy đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để luận văn có thể hoàn thành. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Xuân Giang (Sóc Sơn, Hà Nội) đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 3 tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp của luận văn 9 6. Cấu trúc của luận văn 9 PHẦN NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ THẨM MỸ NẢY SINH KHUYNH HƢỚNG THẾ SỰ 10 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội. 10 1.1.1. Tình hình đất nước sau chiến tranh. 10 1.1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 11 1.1.3. Đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Tổ quốc. 13 1.2. Bối cảnh văn học. 14 1.3. Nhu cầu nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về hiện thực văn học. 18 1.4. Bước chuyển của văn học. 22 1.4.1. Chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực. 22 1.4.2. Chuyển đổi quan niệm về con người. 27 1.4.3. Dấu hiệu vận động của thể loại tiểu thuyết. 33 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG DẠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA KHUYNH HƢỚNG THẾ SỰ. 38 2.1. Những đặc điểm của khuynh hướng thế sự 38 2.1.1. Đề tài hướng vào những vấn đề xã hội hậu chiến. 38 2.1.2. Số phận con người cá nhân. 44 2.1.3. Tình huống bi kịch, éo le. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.4. Những chuyện đời thường, vụn vặt 54 2.1.5. Cảm hứng nhân đạo. 57 2.2. Các dạng thức nghệ thuật quen thuộc 61 2.2.1. Dạng thức các xung đột. 61 2.2.2. Dạng thức tự chiêm nghiệm, triết lý. 64 2.2.3. Dạng thức đời tư, đời thường, những mảnh đời bất hạnh. 67 CHƢƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU. 69 3.1. Nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện. 69 3.2. Nghệ thuật trần thuật. 73 3.2.1. Trần thuật từ nhiều điểm nhìn . 73 3.2.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật. 76 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 79 3.3.1. Sự xuất hiện kiểu nhân vật mới. 79 3.3.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động. 81 3.3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 83 3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. 85 3.4.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực: 85 3.4.2. Ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật và cá tính nhà văn. 87 3.4.3. Yếu tố thông tin và tính triết luận. 88 PHẦN KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc ta mà còn đưa tới một chặng đường mới của nền văn học. Trong bối cảnh ấy, giai đoạn 1975- 1985 chính là thời kì đầu của nền văn học Việt Nam độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là chặng đường chuyển tiếp từ văn học thời chiến sang văn học thời bình, từ văn học sử thi sang văn học thế sự. Khác với sự nở rộ của thơ ca thời kì trước, ở giai đoạn này, văn xuôi, trong đó có tiểu thuyết chiếm một địa vị ưu trội. So với các thể loại văn xuôi khác, tiểu thuyết có những ưu thế đặc biệt. Bởi tiểu thuyết có khả năng rộng lớn trong việc phản ánh hiện thực và những diễn biến phức tạp của tâm hồn con người. Hơn thế, tiểu thuyết còn là thể văn cho phép nhà văn bộc lộ nhiều nhất khả năng sáng tạo của mình. Qua tiểu thuyết, người đọc cũng có thể hình dung, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hơn về cuộc sống, xã hội, con người…Giai đoạn 1975- 1985 với hiện thực cuộc sống bộn bề những khó khăn của một đất nước vừa bước ra từ chiến tranh đang trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội đầy chông gai, thử thách đã nảy sinh rất nhiều vấn đề mới về kinh tế chính trị, xã hội…Đây chính là mảnh đất màu mỡ để tiểu thuyết phát huy ưu thế đó của mình. Đồng thời, từ đây tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi nói chung đã xuất hiện nhiều những vấn đề mới mà chúng ta cần phải nghiên cứu thấu đáo. Tìm hiểu tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985, chúng tôi nhận thấy có những đổi mới cơ bản so với giai đoạn trước. Bởi từ trước 1975, đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh ác liệt. Vì thế, nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhưng sau 1975, bên cạnh sự nối tiếp dòng mạch của giai đoạn trước, thể văn này đã nổi lên những khuynh hướng mới trong một bối cảnh lịch sử mới, với những điều kiện mới, tiêu biểu là khuynh hướng thế sự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Ở khuynh hướng thế sự, nhiều tác phẩm đã dành sự quan tâm cho thời hậu chiến như quá trình hòa hợp dân tộc, từ bỏ các thói quen trong thời chiến để hòa nhịp với cuộc sống thời bình, những vấn đề đạo đức mới xuất hiện trong quan hệ thường nhật, phổ biến….Một số tác giả đã đề cập kịp thời những vấn đề nảy sinh trong buổi giao thời đó của đất nước. Góp phần tạo nên hướng mới của văn học, chúng ta phải kể đến Nguyễn Minh Châu- với tiểu thuyết Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những người từ trong rừng ra (1982), đặc biệt là với tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985)- Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người “mở đường tinh anh và tài năng” đã đi được xa nhất” ở chặng đầu này. Ngoài ra, một loạt các tác giả khác (Nguyễn Khải với tiểu thuyết Cha và con và…(1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985); Nguyễn Mạnh Tuấn với Những khoảng cách còn lại (1980), Đứng trước biển (1982), Cù lao tràm (1985); Ma Văn Kháng với Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985)…) đã cùng đem đến một diện mạo mới mẻ cho văn học nước nhà. Nhìn chung, văn học thời kì này đã bứt ra khỏi những mô típ đề tài quen thuộc từ giai đoạn trước, mở ra hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, nhất là cái hiện thực đời thường với nhiều vấn đề thế sự nổi cộm, nhức nhối. Thậm chí, có những vùng phản ánh bị coi là cấm kị trong chiến tranh cũng được đưa vào trong văn học. Những tác phẩm có ý nghĩa tiên phong ấy đã giúp văn học xích lại gần hơn với đời sống. Đặc biệt khi chú ý mối quan tâm tới “cái thường ngày”, các nhà văn tỏ ra rất nhạy cảm trước những chuyển động sâu xa trong đời sống tâm lí thời bình. Những điều như trên cho thấy, khuynh hướng thế sự là một vùng khám phá đầy bí ẩn và hấp dẫn của tiểu thuyết thời kì hậu chiến. Tuy vậy, quan sát tình hình nghiên cứu văn xuôi giai đoạn 1975- 1985 nói chung và tình hình nghiên cứu tiểu thuyết chặng đường này nói riêng, chúng tôi nhận thấy tuy đã được nghiên cứu nhưng còn có những vấn đề cần được tiếp tục sâu hơn. Vì thế, với sự yêu mến tiểu thuyết Việt Nam của mình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 qua đề tài, tác giả luận văn hy vọng sẽ có cơ hội đi sâu tìm hiểu để thấy được diện mạo phong phú, mới mẻ của tiểu thuyết giai đoạn này. Từ đó thấy được quá trình đổi mới và ý nghĩa nhân văn tích cực của nền văn học nước nhà. Trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về văn học Việt Nam, bằng việc khảo sát, phân loại, so sánh, phân tích,tổng hợp, đánh giá tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985, chủ yếu là tiểu thuyết của những nhà văn tiêu biểu một cách có hệ thống, chúng tôi mong rằng luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm một phương diện và khẳng định thêm những thành tựu, giá trị của văn học 1975- 1985 nói chung và của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng. Hơn nữa, hiện nay, học sinh trung học phổ thông đã tiếp xúc với tác phẩm chứa đựng những vấn đề thế sự trong văn xuôi thời kì hậu chiến. Việc nghiên cứu khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 chính là cơ hội để tác giả luận văn mở rộng diện tư liệu tham khảo, bổ sung kiến thức làm giàu vốn văn học của bản thân và rèn luyện các thao tác nghiên cứu khoa học cũng như một số kĩ năng phân tích, thẩm bình tác phẩm…Đó là những công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với một giáo viên dạy Văn sống trong xã hội hiện đại, học sinh luôn được tiếp cận với kiến thức từ nhiều nguồn phương tiện thông tin đại chúng và nhất là trong cơ chế đổi mới phương pháp dạy- học văn trong nhà trường như hiện nay. Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975- 1985” để nghiên cứu. Tác giả luận văn không kì vọng nhiều chỉ mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu một phương diện trong một giai đoạn văn học quan trọng của nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những bài nghiên cứu, những ý kiến có đề cập đến khuynh hướng thế sự trong văn xuôi sau 1975 nói chung và tiểu thuyết 1975- 1985 nói riêng. Mười năm sau chiến tranh, văn xuôi được đánh giá là loại hình văn học phát triển và có những thành tựu đáng kể ở cả thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 và ký. Chính vì thế, giai đoạn này đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Chúng tôi nhận thấy có khá nhiều ý kiến, bài viết nghiên cứu về văn xuôi sau 1975 nói chung, về tiểu thuyết 1975- 1985 nói riêng trong đó có đề cập đến khuynh hướng thế sự. Những bài viết đó tập trung ở các công trình như: Văn học 1975- 1985, tác phẩm và dư luận (Nxb Hội nhà văn, 1997), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, những vấn đề lịch sử và lí luận (Nxb Giáo dục, 2004), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nxb Giáo dục, 2009) Trong bài “Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long đã phân loại văn xuôi thành các khuynh hướng chính là khuynh hướng sử thi, khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng thế sự đời tư và khuynh hướng triết luận. Đồng thời, tác giả cũng phác họa những nét lớn của sự đổi mới biểu hiện qua sự mở rộng quan niệm về hiện thực, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó, nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề rất có ý nghĩa là muốn hình dung chính xác và đầy đủ về diện mạo và đặc điểm của văn xuôi thì còn cần làm rõ hơn các khuynh hướng, các thể tài, các mảng đề tài lớn với cái mới mà nó đem lại cho văn xuôi ba mươi năm qua [48\22]. Đây là bài viết có ý nghĩa khái quát toàn cảnh văn học Việt Nam sau 1975, trong đó có tiểu thuyết. Đặc biệt, tác giả bài viết đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu các khuynh hướng cụ thể để thấy được diện mạo phong phú của văn học sau 75. Bài viết này chính là một gợi ý quan trọng để chúng tôi đi đến lựa chọn đề tài này. Riêng đối với tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985, tác giả Nguyễn Thị Bình cho rằng giai đoạn 1975- 1985, tiểu thuyết vừa mở rộng đề tài vừa cố cưỡng lại từ trường của tiểu thuyết sử thi để gia tăng chất đời tư và thế sự [10\50]. Vì thế, bên cạnh cảm hứng ngợi ca, tiểu thuyết giai đoạn này đã xuất hiện cảm hứng phê phán, góc độ quan sát, đánh giá con người cũng dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt. [...]... nhắc đến khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết mới chỉ dừng lại ở mức điểm báo hoặc những phác thảo sơ bộ Có thể nói, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài Khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn. .. thức nghệ thuật cũng như những thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết thuộc khuynh hướng thế sự giai đoạn 1975- 1985 Từ đó thấy được sự vận động của tiểu thuyết sau chiến tranh trong bức tranh chung của tiểu thuyết hiện đại 3.2 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát các tiểu thuyết trong giai đoạn từ 1975- 1985 Nhưng số lượng tiểu thuyết trong khoảng mười năm này khá nhiều, luận văn sẽ không... thích tiểu thuyết Việt Nam hiểu hơn một giai đoạn của tiểu thuyết nước nhà Hy vọng rằng, luận văn này sẽ trở thành một tư liệu hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975- 1985 nói riêng, tiểu thuyết Việt Nam nói chung 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn chia làm ba chương: Chương 1: Tiền đề lịch sử thẩm mĩ nảy sinh khuynh hướng thế sự. .. xuôi sau 1975 nói chung, tiểu thuyết 1975- 1985 nói riêng có sự xuất hiện khá nổi bật của khuynh hướng thế sự Vấn đề là phải đi sâu nghiên cứu làm rõ những biểu hiện của khuynh hướng này để có một cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn về văn học chặng đường tiền trạm của thời kì đổi mới 2.2 Những luận án, luận văn có đề cập đến khuynh hướng thế sự trong văn xuôi sau 1975 nói chung và tiểu thuyết 1975- 1985. .. trên nhiều phương diện nhưng trước tiên phải kể đến là sự chuyển đổi về khuynh hướng sáng tác Khuynh hướng sử thi tiếp tục mạch chảy của nó trong một số sáng tác, tuy nhiên càng về sau, khuynh hướng này càng có xu hướng thu hẹp lại nhường chỗ cho sự phát triển của khuynh hướng thế sự Đến đầu những năm 80, khuynh hướng thế sự dần trở thành khuynh hướng chính trong văn học 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu... nghiên cứu những tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 của một số tác giả đã định hình và có thể xem là tiêu biểu cho văn xuôi cũng như tiểu thuyết sáng tác theo khuynh hướng thế sự như: Nguyễn Minh Châu, nhất là Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng…Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự khoanh vùng có tính chất tương đối để luận văn có thể tập trung hơn vào một đặc điểm của tiểu thuyết trong giai đoạn khá phong... bao gồm các cuốn sách, các bài báo, các ý kiến trong cuộc trao đổi, thảo luận, các cuộc hội thảo và một số luận văn, luận án đã có, chúng tôi nhận thấy nhìn chung việc nghiên cứu tiểu thuyết 1975- 1985 đã lật xới lên được nhiều vấn đề, đặc biệt các bài viết đã có đề cập đến sự xuất hiện của vấn đề thế sự trong tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 nói chung và trong các tác phẩm cụ thể của một số tác giả.. .Tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 khá nhiều Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua tình hình nghiên cứu một số tiểu thuyết viết theo khuynh hướng thế sự của một số tác giả tiêu biểu Các tác giả được chọn nghiên cứu nhiều nhất của giai đoạn này là: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng…Bởi họ là những người đã đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Sáng tác của họ đã thể hiện sự. .. thuyết Việt Nam giai đoạn 1975- 1985 Trong luận văn này, chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu những đặc điểm, các dạng thức nghệ thuật cũng như những thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết sáng tác theo khuynh hướng thế sự qua một số tác giả tiêu biểu Bên cạnh đó, chúng tôi có so sánh với giai đoạn trước để làm nổi bật hơn những biểu hiện đổi mới của tiểu thuyết giai đoạn này trong tiến trình phát triển... nhiên,với Nguyễn Minh Châu- người mở đường tinh anh và tài hoa, khuynh hướng thế sự đã nhen nhóm trong tiểu thuyết giai đoạn này song lại thể hiện nổi bật hơn cả ở hai tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” và “Bến quê” Với các tác giả như Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, khuynh hướng thế sự biểu hiện rõ rệt trong tiểu thuyết của họ Chúng tôi nhận thấy những bài viết, những ý . tựu nghệ thuật của tiểu thuyết thuộc khuynh hướng thế sự giai đoạn 1975- 1985. Từ đó thấy được sự vận động của tiểu thuyết sau chiến tranh trong bức tranh chung của tiểu thuyết hiện đại. 3.2 KHUYNH HƢỚNG THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975- 1985 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng. tìm hiểu khuynh hướng thế sự trong tiểu thuyết giai đoạn 1975- 1985 đối với giới giáo viên phổ thông, sinh viên, học sinh và phần nào gợi ý cho người đọc yêu thích tiểu thuyết Việt Nam hiểu

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan