Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang

100 886 6
Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN DUY HƢNG BIỂU TƢỢNG TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN DUY HƢNG BIỂU TƢỢNG TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HÀ GIANG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ TÚ ANH Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Duy Hƣng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Sau nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài “Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang” , đến nay Luận văn của chúng tôi đã cơ bản hoàn chỉnh và được phép bảo vệ. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Vũ Thị Tú Anh - Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này. Xin cảm ơn khoa sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục, thời gian để giúp chúng tôi hoàn thành việc Bảo vệ Luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ông Hùng Đình Quý - Nguyên Giám đốc Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang, ông Hùng Đại Kỳ - Cán bộ Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài liệu nghiên cứu và cung cấp nhiều tri thức văn hóa quan trọng trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Mông ở Hà Giang. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian cũng như năng lực nên chắc chắn trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý và phản hồi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hà Giang, ngày 10 tháng 03 năm 2013 Tác giả Trần Duy Hƣng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii DANH MỤC CHỮ VIẾ T TẮ T CÓ TRONG LUẬ N VĂN VHDG : Văn học dân gian ĐHSP : Đạ i họ c sư phạm GS : Giáo sư GS-TSKH : Giáo sư -Tiế n sĩ khoa họ c GS-TS : Giáo sư - Tiế n sĩ H, : Hà Nội NXB : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự VHTT : Văn hó a thông tin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang Mở đầu. 1 Nội dung 10 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan 10 1.1. Biểu tượng và biểu tượng trong văn học dân gian 10 1.1.1 Biểu tượng 10 1.1.2 Biểu tượng trong văn học dân gian 12 1.2. Người Mông và những đặc trưng cơ bản trong văn hóa 13 1.2.1 Nguồn gốc của người Mông 13 1.2.2 Văn hóa nhận thức của người Mông 15 1.2.3 Văn hóa tổ chức của người Mông 17 1.2.4 Văn hóa ứng xử của người Mông 18 1.3. Chiếc khèn Mông và những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 20 1.3.1 Khái quát về chiếc khèn của người Mông 20 1.3.2 Những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 24 Chƣơng 2. Khảo sát và giải mã những biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông 28 2.1. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ đưa tiễn người chết (nghi lễ làm ma tươi) 28 2.1.1 Các biểu tượng tái hiện sự hủy diệt và hồi sinh của muôn loài do đại hồng thủy trong bài ca chỉ đường (Jangx kruôz cê) 28 2.1.2 Biểu tượng sóng đôi trong các bài dân ca đưa tiễn người chết của người Mông………………………………………………………… 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.1.3 Những biểu tượng ước lệ, tượng trưng trong các bài dân ca nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông…………………………… 40 2.2. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ làm ma khô 44 2.2.1 Biểu tượng Gầu khèn đrâu trống …44 2.2.2 Biểu tượng hình nộm (Cẩu vá, cẩu lê) 47 2.2.3 Biểu tượng Hoa khèn, hoa mưa, hoa nắng, hoa trống 49 Chƣơng 3. Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông 53 3.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 53 3.1.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật âm nhạc …….57 3.1.2 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật vũ đạo ….…66 3.2. Quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông . 68 Kết luận 75 Tài liệu tham khảo Danh mụ c công trình của tác giả Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn của mỗi dân tộc. Đối với dân tộc Mông ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, kho tàng văn học của họ vẫn còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm văn học dân gian đích thực phản ánh đời sống văn hóa của cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đã dày công sưu tầm, khám phá thế giới tinh thần ẩn dấu sau mỗi câu ca, điệu hát, bài thơ hay truyện kể của người Mông. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh trong thế giới tinh thần đó còn chưa thực sự được khám phá đầy đủ và đang là những vấn đề mới mẻ cần được khoa học folklore đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu. Sống trên những khu vực có địa hình là núi cao hiểm trở, người Mông đã sớm thích nghi và có cách cảm, cách nghĩ riêng đối với thiên nhiên và cuộc sống con người. Kho tàng văn học dân gian của người Mông có đầy đủ các thể loại từ thần thoại, truyền thuyết cho đến truyện thơ, dân ca. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, những nhà sưu tầm văn học dân gian đã đặt chân đến mảnh đất mà người Mông sinh sống. Một số tác phẩm sưu tầm văn học dân gian Mông đầu tiên là kết quả sưu tầm và biên soạn của tác giả Doãn Thanh với “Dân ca Mèo”, “Truyện cổ dân tộc Mèo”… Có thể thấy rằng các công trình về văn học dân gian Mông vẫn chủ yếu xoay quanh việc sưu tầm mà chưa có nhiều những công trình đi sâu nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể và xuất phát từ cách cảm, cách nghĩ của chủ thể nền văn học đó. Do vậy, việc cần có những công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về mảng đề tài này là điều vô cùng cần thiết, góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hóa dân tộc Mông qua góc nhìn văn học và bảo tồn những di sản quý báu đó. 1.2. Chiếc khèn đối với người Mông từ lâu đã đi vào đời sống như một biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhắc tới người Mông là chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 ta nghĩ ngay tới tiếng khèn réo rắt đi vào lòng người. Cũng như các loại nhạc cụ dân tộc khác, khèn Mông chính là công cụ để chuyển tải đời sống tâm hồn và trí tuệ của người Mông. Trong việc thổi khèn, vai trò của những bài dân ca nghi lễ (phần lời của bài khèn) là rất quan trọng vì thông qua nó mà người Mông tiến hành những nghi lễ tâm linh và truyền tải thông điệp tới thế giới xung quanh. Song có một thực tế hiện nay là việc nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Mông thường luận giải trên quan điểm của người nghiên cứu, vẫn chưa xuất phát từ cách nhìn của người trong cuộc. Do đó, thiếu tiếng nói đồng điệu giữa người nghiên cứu và những người trong cuộc. Theo khảo sát ban đầu thì những hạn chế trong việc nghiên cứu này đã dẫn đến sự nhầm lẫn và những kiến giải phiến diện về vai trò, chức năng của những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông. Các phương tiện thông tin đại chúng và một số bài nghiên cứu thường đưa biểu tượng chiếc khèn vào trong các lễ hội của người Mông và gắn khèn Mông với chức năng tâm tình, gọi bạn, thể hiện tình yêu đôi lứa. Điều đó dẫn đến cách hiểu sai lệch về bản chất và vai trò của các bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống văn hóa của dân tộc Mông. Vì vậy, với nghiên cứu này chúng tôi thấy cần phải xác định lại và trả lại đúng chức năng cho chiếc khèn Mông. Mỗi bài khèn là một thành tố trong nghi lễ tang ma. Đó chính là những bài dân ca nghi lễ đặc sắc truyền tải thông điệp của người sống với người đã khuất. Việc nhìn nhận các bài khèn Mông có liên quan tới tình yêu đôi lứa theo người Mông nhận định chỉ là do “gái tham tài, trai tham sắc”, những cô gái Mông đem lòng yêu mến những chàng trai biết thổi khèn giỏi. Quan trọng hơn là phải đứng trên góc độ văn hóa của người Mông để nói về chính họ, có như vậy mới dựng lên được bức tranh chân thực nhất về đời sống tinh thần của người Mông đặc biệt là đối với văn học dân gian Mông. [...]... trị văn hóa – văn học của một loại dân ca nghi lễ đặc sắc 4 Đối tƣợng, phạm vi nghi n cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghi n cứu mà luận văn hướng tới là những biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông (tức những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông) 4.2 Phạm vi nghi n cứu Tài liệu nghi n cứu chính của luận văn là “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang ; Hùng Đình Quý... trình nghi n cứu trên mới chủ yếu khai thác ở góc độ văn hóa dân tộc Mông nói chung và khảo sát biểu tượng của văn hóa dân gian Mông trên phương diện tổng thể Do đó, việc giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn nghi n cứu văn học dân gian Mông hiện nay Với tư cách là một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh, những bài dân ca nghi lễ tang ma. .. gian, biểu tượng là một thành tố trong tác phẩm và đặc trưng của biểu tượng văn học dân gian có sự hoà quyện với các đặc trưng của văn học dân gian Những đặc trưng cơ bản của biểu tượng văn học dân gian là: - Biểu tượng văn học dân gian là biểu tượng đa nghĩa, đa hình thức biểu hiện - Biểu tượng của văn học dân gian mang bản chất của biểu tượng ngôn từ nghệ thuật - Biểu tượng trong văn học dân gian chịu... học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr 5] Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghi n cứu về biểu tượng trong văn học dân gian của người Việt như “Tìm hiểu nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Biểu tượng cây đa trong ca dao của người Việt” của Phạm Hoàng Oanh (Dẫn theo Đặng Thị Oanh, Biểu tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái ở. .. thuật biểu diễn khèn của người Mông thực sự là vấn đề khoa học lý thú và cần được đi sâu nghi n cứu 3 Mục đích nghi n cứu Khảo sát, thống kê, phân loại và bước đầu giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông nhằm góp phần khẳng định những giá trị phi vật thể của dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân tộc Mông Qua việc giải mã các biểu. .. Mông của Hùng Thị Hà, “Tiếng hát tình yêu lứa đôi trong dân ca Mông Hà Giang của Vũ Hồng Cường [11] Trong phạm vi nghi n cứu về biểu tượng trong văn học dân gian Mông nổi bật lên một số công trình của tác giả Trần Hữu Sơn tiêu biểu như công trình “Một số biểu tượng trong văn hóa dân gian H Mông .[36] Tác giả đã nhận định “Văn hóa dân gian tộc người Mông giàu bản sắc, xuất hiện nhiều hệ thống biểu tượng. .. góp quan trọng trong việc bước đầu hệ thống hóa các sáng tác liên quan đến nghi lễ tang ma của người Mông Căn cứ vào tính khả thi và tin cậy của tư liệu này, cùng với quá trình phỏng vấn, khảo sát, tham dự trực tiếp chúng tôi quyết định chọn đề tài: Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang nhằm nghi n cứu khám phá và giải mã các biểu tượng để hiểu hơn về vai trò của khèn đối... Nhiệm vụ nghi n cứu Xuất phát từ mục đích nghi n cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghi n cứu của luận văn này là: 5.1 Từ cơ sở lý luận và kết quả của những khảo sát trong thực tế về văn hóa của dân tộc Mông, tiến hành phát hiện và bước đầu giải mã các biểu tượng trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 5.2 Cắt nghĩa, làm rõ ý nghĩa của các biểu tượng, từ đó khái quát và chỉ ra giá trị của những... có những khẳng định bước đầu về sự tồn tại của một hệ thống biểu tượng trong dân ca nghi lễ của người Mông Hệ thống các biểu tượng này là một phần không thể thiếu được của các bài dân ca nghi lễ tang ma Muốn giải mã chính xác các biểu tượng này cần dựa trên văn hóa và truyền thống của người Mông Bằng các kiến giải trên cơ sở những tri thức văn hóa do chính người bản địa cung cấp chúng ta mới có những... Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của khèn Mông như một biểu tượng văn hóa “vật thể” và cả “phi vật thể” [21] 1.3.2 Những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn Người Mông sử dụng khèn trong nghi lễ tang ma Theo quan niệm của người Mông thì việc tang phải tiến hành qua hai bước mà họ gọi là nghi lễ “làm ma tươi” và “làm ma khô” Đối với lễ ma tươi, khi gia đình có người chết, người ta bắn lên trời ba phát . hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông 53 3.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 53 3.1.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông. tài: Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang nhằm nghi n cứu khám phá và giải mã các biểu tượng để hiểu hơn về vai trò của khèn đối với đời sống văn hóa của người Mông. Những biểu tượng ước lệ, tượng trưng trong các bài dân ca nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông ………………………… 40 2.2. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ làm ma khô

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan