xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas

65 1.9K 17
xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS GVHD: Trần Minh Chí HỌC VIÊN: Đinh Công Hoàng Đỗ Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Thảo Nguyên Nguyễn Thị Thiện Nhơn - Tháng 12, 2013 - MỤC LỤC Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nhiều mô hình chăn nuôi lợn và bò sữa được triển khai trên địa bàn cả nước đã đem lại nguồn thu nhập cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đã và đang để lại những hệ lụy nghiêm trọng, báo động về sự ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải chăn nuôi. Theo Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi năm, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài…gây sức ép đến môi trường. Ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng rộng rãi công nghệ khí sinh học là một giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cung cấp nguồn chất đốt, tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả ở các vùng nông thôn. Nhu cầu sử dụng công nghệ biogas cho các hộ gia đình nông dân là rất cao, đặc biệt là đối với các hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn với quy mô hộ gia đình như nước ta hiện nay. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng hóa thạch trên thế giới ngày càng cạn kiệt, năng lượng mới tái tạo đã và đang trở thành mối quan tâm không phải chỉ riêng mỗi quốc gia nào mà trở thành vấn đề toàn cầu. Trước tình hình trên, từ hơn 20 năm qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu truy tìm nhiều loại năng lượng khác nhau, nhất là năng lượng tái lập. Một trong những năng lượng gần gũi nhất với chúng ta đó là năng lượng có từ sự phân hủy rác hữu cơ của gia đình và phân chuồng gia súc như trâu, bò, heo…đó chính là năng lượng khí sinh học hay còn gọi là Biogas. Trang 2 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí Để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng mô hình Biogas có hiệu quả thì công việc nghiên cứu về Biogas là rất quan trọng. Vì vậy nhóm quan tâm đến đề tài “Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas”. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quản lý tại nguồn đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động chăn nuôi ở nước ta. 3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của nước ta và những vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. - Đánh giá thực trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn chăn nuôi bằng công nghệ Biogas ở nước ta hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quản lý tại nguồn đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. 4. Phương pháp thực hiện: Phương pháp thực hiện là phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp tài liệu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi. - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với hoạt chăn nuôi bò và heo. Trang 3 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIOGAS 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ Biogas 1.1.1. Thế giới a. Các nguồn lịch sử của công nghệ khí sinh học Các hệ thống nghiên cứu đầu tiên về sản xuất khí sinh học bắt đầu một nhà nhà khoa học Ý tên là Allesandro Volta, là một trong những người tham gia vào các nghiên cứu điện hiện nay, và tên đơn vị điện áp đo được gọi là “V”. Vào những năm 1770 Volta để ý đến khí đầm lầy trong trầm tích của các hồ ở miềm Bắc Italy, sau đó ông bắt đầu tiến hành thí nghiệm về sự cháy của khí này. Faraday, nhà vật lý người Anh đã thử nghiệm với khí đầm lầy và xác định nó như là một Hydrocacbon. Chỉ trong năm 1821, nhà nghiên cứu Avogadro đã thiết lập công thức hóa học của khí mêtan (CH 4 ). Nhà vi khuẩn học nổi tiếng của Pháp, Pasteur vào năm 1884 đã tiến hành thử nghiệm với phân rắn. Ông là người đầu tiên đề xuất việc sử dụng các phân từ các chuồng nuôi gia súc ở Paris để sản xuất khí đốt giúp chiếu sáng đường phố. Cùng với sự phát triển của công nghệ, năm 1897 tại một bệnh viện cho bệnh nhân ở Bombay, Ấn Độ được xây dựng nhà máy đầu tiên, khí đốt được sử dụng cho chiếu sáng và năm 1907 đã được cung cấp các công cụ để sản xuất điện. Tại Đức, một kỹ sư từ nhà máy xử nước thải, gọi là “Emshersky”. Hôm nay, mỗi nhà máy xử lý giai đoạn kỵ khí là sản xuất khí thải từ đó được sử dụng để sưởi ấm các lò lên men hoặc cho nhiệt và điện. Trang 4 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí Hình 1: Nhà máy khí sinh học thành phố (Giai đoạn kỵ khí của các nhà máy xử lý) Trước và trong chiến tranh thế giới II Đức, để đáp ứng nhu cầu tăng lên đối với “nhiên liệu khí đốt” người ta đã cố gắng gia tăng sản xuất của khí thải bằng cách cho thêm chất thải rắn hữu cơ được sử dụng một phương pháp gọi là Kofermentatsiey ngày hôm nay. Năm 1940, ở Stuttgart lần đầu tiên cho thành công có thể pha trộn với dầu tách chất béo. b. Nguồn gốc của ngành khí sinh học trong nông nghiệp Chỉ sau chiến tranh, nông nghiệp được cho là một nhà cung cấp tiềm năng nguyên liệu của các khí sinh học – Đó là nguồn chất thải của gia súc. Đại học lỹ thuật Darmstadt năm 1947 đã phát triển một nhà máy khí sinh học cho các doanh nghiệp nhỏ nông nghiệp với một bể lên men ngang có tựa đề “Hệ thống Darmstadt”. Các loại khác đối với phân rắn như đã biết và đã được phát triển tại Berlin và Munich. 1.1.2. Việt Nam Thời kỳ 1960 – 1975 ở miền Bắc Việt Nam những thông tin về việc sử dụng khí sinh học trong phong trào “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc vào những năm 1957-1960 đã gây ra sự chú ý của nhiều người. Tại một số địa phương, nhiều các nhân và cơ quan đã tìm hiểu và xây dựng thử các thiết bị khí sinh học như Hà Nội, Bắc Thái, Hà Nam Ninh, Hải Hưng. Tuy nhiên, vì những lý do về kỹ thuật và quản lý, các công trình này không đạt hiệu quả mong muốn. Ở miền Nam Việt Nam, năm 1960, Nhà khảo cứu và Nông Lâm súc của chính quyền Sài Gòn có thí nghiệm biện pháp sản xuất khí mêtan từ phân động vật, nhưng do việc nhập cảng ồ ạt các loại khí Butan, Propan và phân hóa học nên ý đồ triển khai việc nghiên cứu đã không được thực hiện. Thời kỳ 1976 – 1980 Sau khi đất nước thống nhất (1975), trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hóa, nâng cao mức sống của nhân dân, các dạng năng lượng mới và tái tạo nói chung, trong đó có khí sinh học nói riêng lại được chú ý tới. Thiết bị sản xuất khí sinh học được lựa chọn để thử nghiệm ban đầu thuộc loại nắp nổi bằng tôn, bể phân hủy xây bằng gạch và có cổ bể có gioăng nước để gữi kín khí được tích trong nắp chứa khí. Tuy nhiên, những công trình này đã phải bỏ dở vì những lý do kỹ thuật và quản lý. Tới cuối năm 1979, công trình khí sinh học ở nông trường Sao Đỏ (Mộc Châu, Sơn La) có thể tích phân hủy là 27 m3 đã hoàn thành và hoạt động tốt. Kết quả này Trang 5 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí là nguồn cổ vũ khích lệ lớn đối với cán bộ nghiên cứu, những nhà quản lý và nhân dân, đặt cơ sở cho việc triển khai tiếp tục công nghệ khí sinh học sau này. Thời kỳ 1981 – 1990 Trong hai kỳ kế hoạch 5 năm, từ 1981 – 1985 và 1985 – 1990 công nghệ khí sinh học đã trở thành một trong những lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về Năng lượng mới (mã số 52C). Đến năm 1990, nhiều tỉnh trong toàn quốc đã có những công trình khí sinh học được xây dựng. Phát triển mạnh mẽ nhất là các tỉnh ở phía Nam vì có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội và khí hậu. Tính chung trong toàn quốc thời kỳ này có khoảng trên 2.000 công trình. Thời kỳ 1991 tới nay Sau khi kết thúc kế hoạch 1986 – 1990, chương trình 52C giải thể. Hoạt động nghiên cứu và triển khai về năng lượng mới không được đưa vào chương trình Năng lượng của nhà nước, việc phát triển năng lượng mới bị chững lại. Từ năm 1993 tới nay, công nghệ khí sinh học được phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ các dự án về vệ sinh môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn với nhiều kiểu thiết bị khí sinh học mới. thiết bị dạng túi dẻo PE theo mẫu của Côlômbia, được phát triển nhờ dự án SAREC – S2 – VIE22 do Viện chăn nuôi Quốc gia, Hội làm vườn Trung ương (VACVINA), cục khuyến nông và Khuyến Lâm và trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh triển khai. Thiết bị nắp cố định có vòm bán cầu bằng compozit, phần đước xây bằng gặp lúc đầu có dạng hình trụ, nay “cải tiến” thành dạng hình hộp do Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển nông thôn (RDAC) thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều Sở Khoa học Công nghệ cũng tự nhiên nghiên cứu và đưa ra những kiểu riêng như Phú Thọ, Quảng Trị… Tóm lại, trong giai đoạn này do không có tổ chức đầu mối quản lý, nên việc phát triển công nghệ khí sinh học rất đa dạng và tự phát. Để thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ khí sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành về công trìn khí sinh học quy mô nhỏ. Tới nay ước tính số lượng công trình khí sinh học đang hoạt động trong toàn quốc vào khoảng trên 100.000 công trình, trong đó có gần 30.000 công trình là loại công nghệ túi ni long. Tỉnh dẫn đầu về số lượng loại này là Tiền Giang với trên 5.000 túi. Về loại thiết bị nắp cố định, tỉnh dẫn đầu là Hà Tây với khoảng trên 7.000 công trình, nhiều nhất ở huyện Đan Phượng. 1.2. Thành phần và tính chất của Biogas Trang 6 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí Biogas là một loại năng lượng sinh học có được từ sự nén, khử hay lên men trong điều kiện yếm khí của những vật chất có nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng, bùn trong hệ thống cống rảnh, rác phế thải gia cư, hoặc các loại rác hữu cơ có thể bị sinh phân hủy. Biogas là một hỗn hợp khí nhẹ hơn không khí, nhiệt độ bốc lửa khoảng 700 0 C (đối với dầu DO, khoảng 350 0 C; đối với xăng gas và propane khoảng 50 0 C). Nhiệt độ ngọn lửa sử dụng biogas khoảng 870 0 C. Thành phần biogas bao gồm 50-70% CH 4 ; 35-50%CO 2 , hàm lượng hơi nước khoảng 30-160 g/m 3 ; hàm lượng H 2 S 4-6 g/m 3 . Giá trị năng lượng khoảng 5,96 kWh/m 3 và tỷ trọng 0,94 kg/m 3 . Lượng không khí cần thiết cho quá trình cháy của biogas khoảng 5,7 m 3 không khí/ m 3 biogas, với tốc độ cháy khoảng 40cm/s. Quá trình phân hủy diễn ra càng lâu, nồng độ metan và giá trị năng lượng càng cao. Khi thời gian lưu ngắn, hàm lượng metan sẽ giảm xuống 50%, khi đó biogas không còn khả năng cháy nữa. Vì vậy, lượng Biogas sinh ra sau 4-5 ngày đầu tiên sẽ được xả bỏ. Hàm lượng khí CH 4 trong biohas phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng thấp, hàm lượng CH 4 trong Biogas càng cao, nhưng lưu lượng Biogas sinh ra thì ngược lại. Hàm lượng CH 4 sinh ra đối với từng loại chất thải điển hình được liệt kê như sau: - Chất thải của trâu, bò: 65% - Chất thải của gia cầm: 60% - Chất thải của heo: 67% Lượng khí sinh ra được xác định bằng (Nm 3 ) biogas hoặc (Nm 3 ) CH 4 . Việc xác định theo (Nm 3 ) Biogas sẽ nhanh hơn, nhưng không chính xác bằng phương pháp xác định theo (Nm 3 ) CH 4. Qua đó giá trị năng lượng của 1 m 3 biogas chứa 62% CH 4 khoảng 22MJ, tương ứng với năng lượng điện khoảng 6kWh. Về hệ số tỷ lượng cháy, nhu cầu không khí cho quá trình cháy khoảng 9,6 m 3 không khí/ m 3 CH 4 , tức khoảng 5,75 m 3 không khí/ m 3 Biogas. Khí sinh học có thể sử dụng cho các mục đích như: Đun nấu, thắp sáng rất thuận tiện. Ngoài ra cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế xăng dầu chạy cho động cơ đốt trong để phát điện, kéo các máy công tác ở những vùng thiếu nhiên liệu. Khí sinh học được dùng để sấy chè, ấp trứng, sưởi ấm gà con, chạy tủ lạnh hấp phụ và hiệu quả khi phối hợp với hầm mát để bảo quan hoa quả tươi, ngâm hạt giống. Bảng 1. Thành phần và một số tính chất cơ bản của Biogas Trang 7 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí Thông số Đơn vị CH 4 CO 2 H 2 H 2 S Hỗn Hợp Khí Biogas ( 60% CH 4 ;40% CO 2 ) % thể tích % 55-70 27-44 1 3 100 Giá trị lưới năng lượng (n.c.v) kJ/Nm 3 35.800 - 10.800 22.800 21.500 Giới hạn cháy nổ %V 8-10 - 4-80 4 – 4,5 6 – 12 Điểm bốc cháy 0 C 650-750 - 585 - 650 – 750 Tỷ trọng (thông thường) g/l 0,72 1,98 0,09 1,55 1,2 Hệ số tỷ trọng với không khí 0,55 2,5 0,07 1,2 0,83 Nguồn: B.T.NIJAGUNA, Biogas Technology, New Age Iternational Publisher Trang 8 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí 1.3. Tổng quan công nghệ Biogas trong nông nghiệp 1.3.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất Biogas 1.3.1.1. Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước tiểu) của gia súc, gia cầm và chất thải của người,… Số lượng chất thải trên một đầu động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và chế độ dinh dưỡng. Bảng 1 cho ta thấy ước tính sản lượng chất thải Bảng 2: Lượng chất thải hàng ngày của động vật và người Các loại chất thải này được xử lý trong bộ máy tiêu hóa của động vật nên dễ phân giải và nhanh chóng tại khí sinh học. Tuy vậy, thời gian phân giải của phân không dài (khoảng 2-3 tháng) và tổng sản lượng khí thu được cũng không lớn. Chất thải gia súc như trâu, bò, lợn phân giải nhanh hơn chất thải gia cầm và chất thải người, nhưng sản lượng khí của chất thải gia cầm và chất thải người lại cao hơn. 1.3.1.2. Nguồn gốc từ thực vật Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm cây trồng (rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu…) rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả, lương thực bỏ đi…) và các loại cây xanh hoang dại (rông, bèo, các cây phân xanh…). Gỗ và thân cây già rất khó phân giải nên không dùng làm nguyên liệu được Nguyên liệu thực vật thương có lớp vỏ cứng rất khó bị phân giải. Để quá trình phân giải kỵ khí diễn ra được thuận lợi, người ta thường phải xử lý sơ bộ (cắt nhỏ, đập dập, ủ hiếu khí) trước khi nạp chúng vào thiết bị khí sinh học để phá vỡ lớp vỏ cứng và tăng diện tích tiếp xúc cho vi khuẩn tấn công. Trang 9 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas GVHD: Trần Minh Trí Thời gian phân giải của nguyên liệu thực vật thường dài hơn so với chất thải động vật. Do vậy nguyên liệu thực vật nên được sử dụng theo cách nạp từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3 – 6 tháng. 1.3.1.3. Sản lượng khí thực tế của các loại nguyên liệu Trong thực tế, sản lượng khí thu được khi lên men nguyên liệu trong các thiết bị khí sinh học thường thấp hơn so với lý thuyết vì chúng được phân giải trong một thời gian nhất định và chưa phân giải hoàn toàn. Bảng 3 cho chúng ta số liệu tham khảo đối với một số nguyên liệu thường gặp. Sản lượng khí hàng ngày được tính theo lượng nguyên liệu nạp hàng ngày (lít/kg/ngày). Chất thải động vật được nạp theo phương thức liên tục bổ sung hàng ngày. Thực vật được nạp từng mẻ. Bảng 3: Đặc tính và sản lượng khí sinh học của một số nguyên liệu thường gặp 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh khí sinh học Quá trình phân giải tạo khí sinh học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chúng ta xét tới những yếu tố quan trọng nhất cần thiết trong xây dựng và vận hành thiết bị để đảm bảo cho thiết bị vận hành tốt nhất và sản sinh ra sản lượng khí sinh học như người ta mong muốn. Quá trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ tạo biogas được thực hiện bởi các nhóm VSV. Các VSV này sử dụng một số enzym để làm chất xúc tác cho phản ứng sinh học. Hoạt động của các enzym này đòi hỏi các điều kiện hóa lý riêng (hay còn goại là điều kiện môi trường) nhằm tối ưu hóa quá trình chuyển hóa sinh học. Các yếu tố hóa lý quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng sinh khối bao gồm nhiệt độ, pH, tỷ lệ Trang 10 [...]... hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67% Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động môi trường Bảng 11 Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi Quy mô, Trang trại Nông hộ CN đa con phương Thâm canh Bán thâm canh Trang 29 Thời vụ Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ. .. Hình 7 Chăn nuôi quy mô trang trại tập trung Thực trạng về quản lý và xử lý trong chăn nuôi Do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người Trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chất độc như là SO 2, H2S, CO2, NH3, Và các vi sinh vật Trang 28 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas. .. phẩm chăn nuôi Những vấn đề này cần được giải quyết và quản lý chặt chẽ Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sau đây: - Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ; - Chất thải. .. Trang 20 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas Minh Trí Trang 21 GVHD: Trần Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas Minh Trí Nguyên liệu thô Sinh khối (chất thải hữu cơ ) GVHD: Trần Quá trình chuyển hóa Xử lý sơ bộ nguyên liệu Sản phẩm cuối cùng 1 Biogas CH4 (50-60% ) CO2 (30-40%) N Quá trình lên men 1 1 Tạo axit (từ chất béo, xululo, protein 2 2 Khử axit ( tạo ra CH3COOH, H, CO2) H H2 S 2 Chất hữu... một số cơ sở chăn nuôi lớn và chăn nuôi trong khu dân cư vẫn chưa được khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng Trang 30 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas Minh Trí 2.2 GVHD: Trần Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi 2.2.1 Sự phát triển chăn nuôi và vấn đề môi trường Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất Chăn nuôi sử dụng... cây trồng; - Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas) Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình ), xử lý bằng hồ sinh học Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình; khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung... và các tính chất của chất thải chăn nuôi Trang 32 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas Minh Trí GVHD: Trần nhằm có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào mục đích kinh tế là một việc làm cần thiết a Khối lượng chất thải Hàng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn Khối lượng phân và nước tiểu được thải ra có... tập trung Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng 5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas) Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ... khối cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi ngày của vật nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản Bảng 12 Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên % khối lượng cơ thể Bảng 13 Lượng chất thải chăn nuôi 1.000 kg lợn trong 1 ngày Trang 33 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Biogas Minh Trí • GVHD: Trần b Thành phần chất thải chăn nuôi Phân Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hoá... lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường Chất thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu từ: - Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm - Nước thải . dụng công nghệ xử lý chất thải rắn chăn nuôi bằng công nghệ Biogas ở nước ta hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quản lý tại nguồn đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn. đề tài Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas . 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quản lý tại nguồn đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nhằm. LUẬN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS GVHD: Trần Minh Chí HỌC VIÊN: Đinh Công Hoàng Đỗ Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Thảo Nguyên Nguyễn Thị Thiện Nhơn - Tháng 12, 2013 - MỤC LỤC Xử

Ngày đăng: 20/11/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 2. Mục đích nghiên cứu:

    • 3. Nội dung nghiên cứu

    • CHƯƠNG 1

    • TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIOGAS

      • 1.3.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất Biogas

      • 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh khí sinh học

        • f. Thành phần độ ẩm trong nguyên liệu đầu vào

        • 1.3.3. Nguyên lý của quá trình chuyển hóa

          • a. Giai đoạn tạo axit (Thủy phân)

          • b. Giai đoạn khử axit

          • c. Giai đoạn tạo CH4

          • CHƯƠNG 2.

          • NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH

            • 2.1. Đặc điểm ngành chăn nuôi Việt Nam

            • 2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi

              • 2.2.1. Sự phát triển chăn nuôi và vấn đề môi trường

              • 2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi

              • 2.2.3. Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi

              • CHƯƠNG 3:

              • XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CHĂN NUÔI BẰNG CÔNG NGHỆ BIOGAS

                • b. Một số kiểu hầm biogas ở Việt Nam

                • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan