nguyên nhân và thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại việt nam

24 10K 76
nguyên nhân và thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nguyên nhân và thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại việt nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 I: Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập 3 1.Khái niệm 3 2.Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội 4 II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 6 1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng 6 2.Chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng 9 3.Chênh lệch thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu số càng ngày càng gia tăng 10 III. Nguyên nhân thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam 15 1. Sự khác nhau về sở hữu các yếu tố sản xuất cũng như khác nhau về cơ hội vươn lên. 15 2. Về các thể chế chính sách của Nhà nước 17 3. Bất bình đẳng thu nhập tăng do lạm phát cao 20 IV. Một số kiến nghị giải pháp 20 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 1 LỜI MỞ ĐẦU Song song với sự tồn tại và phát triển của xã hội thì vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập cũng hình thành và phát triển. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề này được thể hiện ngày càng rõ nét ở tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy nó thu hút được sự quan tâm nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp không chỉ của các chuyên gia mà còn của các nhà hoạch định chính sách vì nó ảnh trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sự ổn định chính trị xã hội của các quốc gia. Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế trên và bất bình đẳng trong thu nhập vẫn còn đang là một bài toán khó giải . Để hiểu rõ hơn về bất bình đẳng trong thu nhập và thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam như thế nào nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Nguyên nhân và thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam” để cùng nhau tìm hiểu. Tiểu luận của chúng em gồm 4 phần: Phần I : Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập Phần II : Thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Phần III: Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Phần IV: Một số kiến nghị giải pháp đề ra. Thông qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này. 2 NỘI DUNG I: Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập 1. Khái niệm Có hai cách hiểu về bất bình đẳng thu nhập được đưa ra trong các nghiên cứu về phân phối thu nhập tại Việt Nam. Hiểu theo ý niệm thực chứng thì bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch kinh tế, nghĩa là sự khác nhau về thu nhập giữa các cá nhân trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Điều này là không thể chối cãi vì phân phối thu nhập trong bất cứ xã hội nào, tại bất kỳ thời điểm nào, cũng không đồng đều. Ý niệm chênh lệch kinh tế tự nó không hàm ý phán đoán đạo đức, theo nghĩa chênh lệch kinh tế ít (nhiều) không nhất thiết là tốt (xấu). Một nhà kinh tế thực chứng sẽ tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của chênh lệch kinh tế, và đưa ra một vài đề xuất để làm giảm mức độ chênh lệch kinh tế, nếu cần thiết. Theo cách hiểu thứ hai mang tính chuẩn tắc thì bất bình đẳng thu nhập mô tả sự sai lệch của phân phối thu nhập thực tế so với một phân phối thu nhập chuẩn nào đó. Nếu sự sai lệch càng ít (nhiều) thì mức độ bất bình đẳng càng thấp (cao). Phân phối thu nhập chuẩn thường được suy ra từ quan điểm công bằng xã hội mà đa số mọi người trong xã hội chấp nhận. Cách hiểu này hàm ý phán đoán đạo đức, theo nghĩa bất bình đẳng kinh tế ít (nhiều) là điều tốt (xấu). Dưới các tiền đề về công bình xã hội, một nhà kinh tế chuẩn tắc sẽ tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng kinh tế, và đưa ra một vài đề xuất để làm giảm mức độ bất bình đẳng kinh tế với mục đích làm tăng phúc lợi xã hội. 3 Trong bài tiểu luận này sẽ hiểu bất bình đẳng theo cách thứ nhất, nghĩa là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Như đã nói ở phần trên, sự chênh lệch này là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu khoảng cách chênh lệch quá cao sẽ dẫn tới bất ổn xã hội và những hậu quả của nó sẽ là khôn lường khi xã hội bị phân cực và nghèo đói di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội a) Thước đo bất bình đẳng thu nhập Một thước đo bất bình đẳng thu nhập hay được sử dụng là hệ số Gini. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối. Hệ số Gini của một nước càng cao thì sự bất bình đẳng về thu nhập của nước đó càng lớn. b) Cơ sở tạo nên bất bình đẳng thu nhập Để trả lời câu hỏi tại sao lại có bất bình đẳng thu nhập, chúng ta cần nghiên cứu hình thức phân phối thu nhập để biết được các cá nhân có thu nhập là bao nhiêu và nguồn gốc nào tạo ra thu nhập. Phân phối thu nhập bao gồm hai giai đoạn: phân phối theo chức năng (phân phối lần đầu) và phân phối lại thu nhập. Phân phối lần đầu được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân. Điều này là do phân phối được xác định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất như nhân công, đất đai, vốn… và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Mỗi cá nhân sở hữu lượng các yếu tố sản xuất khác nhau. Số lượng các yếu tố này một 4 phần được quyết định bởi thu nhập nhận được do các thế hệ trong quá khứ của gia đình. Dưới đây là mô hình phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ gia đình) Hình 1: Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ gia đình) Trong hình trên, hộ gia đình chỉ có sức lao động (hộ gia đình 3) sẽ chỉ nhận được thu nhập bằng tiền lương, còn hộ gia đình có cổ phần trong doanh nghiệp, có đất đai cho thuê và có sức lao động (hộ gia đình 2) sẽ nhận được thu nhập từ tất cả các yếu tố. Như vậy việc sở hữu các nguồn lực khác nhau sẽ dẫn tới sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân và các nhóm dân cư. Trong quá trình phân phối lại thu nhập, nếu tăng trưởng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách nhằm điểu chỉnh thu nhập như đánh thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu, cải cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ Sản xuất Tiền lương Tiền thuê Lợi nhuận Hộ gia đình 2 Hộ gia đình 1 Hộ gia đình 3 Hộ gia đình 4 5 hội tiếp cận giáo dục cho nhiều người, từ đó giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo. Việc Chính phủ áp dụng các chính sách này có hiệu quả hay không sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân. Ở Việt Nam, hiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang ở mức độ nào và chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì, có hiệu quả không sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo đây. II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng được biết đến như một nền kinh tế năng động hàng đầu trong danh sách các nước đang phát triển trên thế giới. Đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO thì dòng vốn FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam càng làm cho nền kinh tế có những khởi sắc đáng tự hào. Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng 7%/năm. Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh chóng và liên tục. Khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Song bên cạnh đó một vấn đề nan giải đang được đặt ra là chênh lệch thu nhập đang có xu hướng tăng lên và tăng nhanh hơn người ta tưởng. Dưới đây là hệ số Gini tính từ thu nhập của Việt nam từ 1993 đến nay: Bảng số liệu 1: Hệ số Gini tính từ thu nhập của Việt Nam từ 1993 đến nay Năm 1993 1998 2002 2006 2007 2008 Hệ số Gini 0.35 0.39 0.42 0.43 0.432 0.435 ( Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế Giới WB) 6 Qua bảng số liệu này cho ta thấy hệ số Gini của Việt Nam không ngừng tăng với mức tăng tương đối đồng đều từ những năm 1993 trở lại đây, từ đó nó phản ánh tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ngày càng tăng lên theo thời gian. Nghiên cứu hệ số Gini một mặt cho phép ta kết luận về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, mặt khác từ những số liệu đó liệu chúng ta có thể dự đoán được rằng trong tương lai hệ số đó sẽ biến động như thế nào? Tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng hay không? Bên cạnh việc đánh giá bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Gini thì chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng cũng là một biểu hiện khá sâu sắc của tình trạng này. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng sẽ kéo theo sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng cao. Thật vậy những người giàu ngày càng giàu lên một cách nhanh chóng còn những người nghèo thì ngày càng khó có cơ hội cải thiện cuộc sống của mình, sau đây là các số liệu thể hiện một cách rõ nét điều đó: Bảng số liệu 2: Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam từ 1993 đến nay Năm 1993 1995 1996 1999 2002 2004 2005 2006 Chênh lệch (lần) 4.43 6.2 7.3 7.6 8.1 8.3 8.32 8.4 ( Nguồn:số liệu của Tổng Cục Thống Kê ).Tỷ lệ chênh lệch giữa nhóm giàu (20% tổng số hộ có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (20% tổng số hộ có thu nhập thấp nhất) Từ bảng số liệu cho thấy mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam có xu hướng ngày càng mở rộng ra. Nếu như năm 1993 mức chênh lệch mới chỉ có 4.43 lần thì đến năm 2006 con số này đã là 8.4 lần. Chỉ trong vòng hơn chục năm mà mức chênh lênh đã tăng lên gần gấp đôi. Số người giàu ở 7 VN tăng lên ngày càng nhanh và nhiều căn cứ vào những thống kê về số người sở hữu chứng khoán, mua xe hơi và đi du lịch nước ngoài. Những người vốn giàu có họ lại nhanh nhạy với thị trường nên càng ngày thu nhập càng cao trong khi những người nghèo thì không có vốn lại không nhạy bén với thời cuộc nên càng ngày càng khó nâng cao mức thu nhập của mình lên. Do đó mức chênh lệch này sẽ còn tiếp tục tăng cao trong tương lai. Mặt khác, chính từ chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng nên sự chênh lệch về mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng cao. +) Năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất, năm 2004 tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần. Do vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ. +) Năm 2006 người giàu ở Việt Nam chi tiêu cho sinh hoạt-mua sắm cao gấp 8 lần, và cho vui chơi-giải trí cao hơn 70 lần, so với người nghèo. Đi đôi với sự chênh lệch về thu nhập là sự chênh lệch trong việc hưởng các phúc lợi xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng. Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng cao và có mức hưởng thụ văn hóa tinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Trên đây là đánh giá chung về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nước ta hiện nay. Các phần tiếp theo dưới đây sẽ đi vào phân tích cụ thể sự chênh lệch trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc Kinh, thành phần chiếm đa số trong tổng lượng dân cả nước, và người sắc tộc thiểu 8 số thường sống ở vùng cao nguyên, vùng sâu vùng xa; chênh lệch trong thu nhập về giới, chênh lệch trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khu vực FDI và ngay giữa các lao động trong khu vực FDI. 2. Chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng Tỉ lệ nghèo đói ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị đều giảm dần trong những năm gần đây, nhưng ở nông thôn không giảm nhanh bằng đô thị. Điều này đã làm cho sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004). Việt Nam là nước nông nghiệp có 75% dân số là nông dân nghèo sinh sống ở nông thôn. Nông thôn chiếm 80% dân số và thu nhập thì chỉ khoảng 44% tổng số thu nhập cả nước. Ngược lại, thành thị chiếm 20% dân số lại đóng góp 56% tổng số thu nhập. Trong 63 tỉnh tỉ lệ nghèo đói của khu vực nông thôn đều cao hơn khu vực thành thị, thực chất trong khi tỉ lệ nghèo đói của khu vực nông thôn biến dộng lớn từ 8% cho đến gần 90% thì tỉ lệ đói nghèo ở tất cả thành thị là dưới 25%. Đóng góp” vào tỷ lệ nghèo 15,9% của cả nước nếu chia theo các khu vực sẽ như sau: Nông thôn chiếm 93,6%, thành thị chiếm 6,4%; Nông nghiệp chiếm 90,9%, phi nông nghiệp chiếm 9,1%; Trồng lúa chiếm 78%, không trồng lúa chiếm 22%. Tỉ lệ đói nghèo cao nhất ở vùng nông thôn chủ yếu là các tỉnh đông bắc, tây bắc, các tỉnh duyên hải miền trung và tây nguyên. Tỉ lệ đói nghèo trung bình ở hai vùng đồng bằng châu thổ chính của việt nam là đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long. Tỉ lệ đói nghèo thấp nhất ở các thành phố lớn đặc biệt là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đông nam bộ. 9 3. Chênh lệch thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu số càng ngày càng gia tăng Có thể nói bất bình đẳng giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số là khó xóa bỏ nhất. Trong những năm qua, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỷ lệ nghèo giảm nhanh, song so với tỷ lệ chung của cả nước vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo cao, cụ thể như sau: Vùng Tây Bắc: 49%; Vùng Bắc Trung Bộ: 29,1%; Vùng Tây Nguyên: 28,6%; Vùng Đông Bắc: 25%; Vùng Nam Trung Bộ: 12,6%; Các vùng còn lại đều dưới 10% Cả nước hiện còn 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% và 3006 xã tỷ lệ nghèo trên 25%, nơi đây tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Từ những nghiên cứu, thống kê, phân tích, báo cáo có thể rút ra một số nhận định sau: - Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng lại chiếm gần 44% tổng số người nghèo, hay nói cách khác là cứ 100 người nghèo thì có gần 44 người là đồng bào dân tộc thiểu số. - Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng chậm hơn người Kinh và người Hoa; tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số từ 86,4% năm 1993 giảm xuống còn 52,3% vào năm 2006 (trên 7 triệu người), trung bình mỗi năm giảm 2,4%, trong khí đó tỷ lệ nghèo của người Kinh và Hoa là 53,9% năm 1993 giảm còn 10,36% vào năm 2006 trung bình mỗi năm giảm 3,15%. - Khoảng cách nghèo (chỉ số nghèo) giữa các nhóm người dân tộc thiểu số và người Kinh, người Hoa cũng có sự chênh lệnh đáng kể (chỉ số nghèo là khoảng cách chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của nhóm nghèo 10 [...]... nhiều phẫn nộ trong công chúng 19 3 Bất bình đẳng thu nhập tăng do lạm phát cao Nguyên nhân thứ ba làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập là tình trạng lạm phát đang tăng cao trong những năm gần đây Lạm phát trung bình qua các năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% , 2007 là 12,6% và năm 2008 là 19,89% Lạm phát làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập Điều này được lý giải như sau:... thành một nhân tố làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khu vực FDI và bất bình đẳng ngay giữa các lao động trong khu vực FDI a Bất bình đẳng trong thu nhập giữa lao động trong và ngoài khu vực FDI Nếu tính bình quân lương tháng của toàn bộ lao động trong doanh nghiệp qua các cuộc khảo sát tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành từ đầu thập kỷ... gia tăng và không có dấu hiệu giảm xuống Nếu như mức chênh lệch này quá cao sẽ mang lại hậu quả nguy hại nghiêm trọng, nhất là khi xã hội bị phân cực và nghèo đói di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác III Nguyên nhân thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam 1 Sự khác nhau về sở hữu các yếu tố sản xuất cũng như khác nhau về cơ hội vươn lên Như đã đề cập tới trong phần I, bất bình đẳng thu nhập là do... hiện có mức thu nhập bình quân 10, 231 triệu đồng/người/tháng, gấp 9,86 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông và gấp 2,29 lần so với lao động quản lý bậc trung Như vậy, qua các phân tích và số liệu trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam hiện nay không phải là chấp nhận được và chưa đáng lo ngại như cách nhìn từ trước đến nay Tuy tình trạng này chưa... công việc như nhau, thời gian làm việc như nhau Đây chính là tình trạng bất bình đẳng thu nhập về giới được thể hiện như sau Theo số liệu điều tra VHLSS 2002 cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ chiếm 85% thu nhập của nam giới, tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78% Và khoảng cách thu nhập lớn nhất là trong lĩnh vực quản lý mà quản lý tài chính là một... đóng góp về thu nhập tiền mặt của họ lại ít hơn, và họ cũng ít có quyền pháp lý hơn đối với tài sản - những tài sản có được nhờ nỗ lực của họ hay phụ nữ có ít quyền cở hữu đất đai hơn nam giới cũng làm cho thu nhập của họ thấp hơn 5 Bất bình đẳng thu nhập trong khu và ngoài khu vực FDI Trong những năm gần đây khi làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam một cách mạnh mẽ thì nó cũng trở thành một nhân tố làm... gia và các cơ chế bảo trợ xã hội khác đều căn cứ vào hộ tịch Một điểm khác nữa là từ các số liệu được trình bày trong phần thực trạng, có thể thấy trong ngắn hạn, làn sóng FDI sau khi VN gia nhập WTO cũng là một nguyên nhân làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập không chỉ ở khu vực thành thị, mà cả giữa khu vực thành thị và nông thôn do mức lương cao hơn ở khu vực thành thị sẽ kích thích làn sóng nhập. .. môn kỹ thu t của người lao động Trong đó, nhóm lao động phổ thông có thu nhập thấp nhất và nhóm lao động kỹ thu t và nhân viên quản lý doanh nghiệp có thu nhập cao nhất Mức thu nhập của lao động có thể chênh lệch đến 5-10 lần Sự chênh lệnh này ở các doanh nghiệp FDI phía Nam lớn hơn so với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc Cụ thể, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thu t cao nhất (cao đẳng nghề)... trọng đến người nghèo và cận nghèo, dẫn đến tái nghèo Nếu giá cả càng tăng thì càng tác động tiêu cực đến người nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu nghèo càng mạnh hơn Trên đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam Dẫu sao thì khoảng cách giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường Và Nhà nước sẽ phải áp... tế thị trường Và Nhà nước sẽ phải áp dụng đông bộ nhiều biện pháp để rút ngắn khoảng cách này IV Một số kiến nghị giải pháp Căn cứ vào những thực trạng và nguyên nhân đã đề cập ở phần trên, dưới đây là một số kiến nghị giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam: 20 Trong thời gian trước mắt, cần phải kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo cho người nghèo, kể cả người . chung về bất bình đẳng thu nhập 3 1.Khái niệm 3 2.Cơ sở và thước đo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội 4 II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 6 1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập. : Tổng quan chung về bất bình đẳng thu nhập Phần II : Thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Phần III: Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Phần IV: Một số. tiếp theo đây. II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 1.Tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng ngày càng tăng Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng được biết

Ngày đăng: 20/11/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan