Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên

30 1.4K 3
Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Báo chí và tuyên truyền Khoa Quan hệ quốc tế Bài tập môn: Lý Thuyết Truyền Thông Đề tài: Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên “Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên” Giảng viên hướng dẫn : Lớp : Nhóm 7 : Th.s Nguyễn Việt Nga Thông tin đối ngoại K31 Nguyễn Chí Hoàng Anh Nguyễn Thị Liên Đinh Xuân Hưng Phạm Thị Hoa Đào Thị Nga Nguyễn Thị Phương Phạm Mai Thường Hà Nội - 2012 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như mỗi chúng ta đã biết, việc học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên hoàn thiện hơn về mặt nhân cách cũng như đạo đức. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các giá trị văn hóa mới đang du nhập mạnh mẽ vào nước ta, ảnhhưởng không nhỏ tới lối sống, cách cư xử của một bộ phận thanh niên. Chính vì vậy, nếp sống văn minh cho sinh viên đã, đang và sẽ là vấn đề được quan tâm hang đầu. Như thế nào là sống văn minh? Như thế nào là sinh viên thực hiện nếp sống văn minh? Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người. Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành bộ luật “ Bảy điều cấm cho sinh viên trong các trường đại học ” đã góp phần mạnh mẽ thúc đẩy phong trào sống văn minh trong sinh viên, không chỉ sống đẹp, sống tốt trong nhà trường mà còn phải giữ vững nét tốt đẹp ấy ở cả ngoài xã hội . Trong bối cảnh hiện nay, khi các làn song văn hóa bên ngoài nước ta diễn ra mạnh mẽ, việc tuyên truyền ,giáo dục lối sống văn minh cho sinh viên là vô cùng quan trọng, nó vừa là yếu tố căn cốt, vừa thúc đẩy xã hội phát triển văn minh hơn. 2. Xác định và phân tích đối tượng: 2.1. Đối tượng trực tiếp: Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường chúng ta được thể hiện 2 thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự, văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc mọi nơi .Việc xây dựng nội quy 7 điều sinh viên không được làm là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương lai . Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực Khu vực Cầu Giấy là một trong những khu vực phát triển chính của thành phố, cách trung tâm thành phố 6km, có các trục giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Sơn Tây. Đây là khu vực tập trung nhiều trường Đại học và Cao đẳng, tập trung nhiều dân cư và sinh viên, là nơi kinh tế- xã hội phát triển. Đối tượng trực tiếp để truyền thông là sinh viên các trường Đại học thuộc khu vực Xuân Thuỷ - Cầu Giấy. Gồm 3 trường: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm 1 và Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Sinh viên 3 trường này nằm ở khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để học tập cũng như giao lưu học hỏi, tiếp thu với nhiều nét đẹp văn hoá, qua đó để nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân hơn. Điểm nổi bật của sinh viên là những người năng động và sáng tạo. Sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ 3 hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, họ còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật. Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh viên tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Ở trường lớp họ không chỉ là những người học tập tốt mà còn luôn thực hiện đúng theo những quy định của nhà trường, tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập, đi học đầy đủ đúng giờ, dùng những lời nói cử chỉ đúng mực với thầy cô và bạn bè trong giờ học cũng như ngoài giờ học, ăn mặc trang phục phù hợp khi đến trường lớp 2.2. Đối tượng gián tiếp: Đối tượng gián tiếp ở đây là những người sinh sống và tiếp xúc với sinh viên hàng ngày như ông bà, cha mẹ, những người thân quen, hay ở nhà trường là những thầy cô giáo. Ông bà, cha mẹ là những người có quan hệ huyết thống, họ là những người có ảnh hưởng lớn đến tính cách, những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Họ là những người bước đầu tạo dựng nếp sống cho mỗi chúng ta. Gia đình đóng một 4 vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách làm người. Sinh viên sống trong gia đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông họ. Gia đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau… Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm. Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các sinh viên. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở nhà trường, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo. 3. Phân tích thực trạng 3.1. Phân tích đặc điểm nội lực và ngoại lực 3.1.1. Đặc điểm nội lực • Có những chính sách, chiến lược của Đảng và Nhà nước về việc tuyên truyền nếp sống văn minh trong sinh viên 5 • Có các phương tiện truyền thông, các kênh thông tin phản hồi như internet, đài, báo,…. • Chiến lược thiết thực có thể dễ dàng thu hút nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… • Nguồn nhân lực dồi dào (đông đảo học sinh, sinh viên ) • Cơ sở vật chất chưa xác định • Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế 3.1.2. Đặc điểm ngoại lực • Mức độ ủng hộ của nhà đầu tư và người dân cao • Các bạn học sinh, sinh viên thực hiện ủng hộ, tuyên truyền rộng rãi về nếp sống văn minh • Các phong trào, cuộc thi về nếp sống văn minh trong sinh viên được phát động rộng rãi • Nếp sống văn minh góp phần tô điểm cho giá trị văn hóa vốn có của nước ta Phân tích nội lực Phân tích ngoại lực Nội lực Điểm mạnh Điểm yếu Ngoại lực Cơ hội - Nếp sống văn minh là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc. - Kết hợp tuyên truyền nếp sống văn minh với các hoạt động tình nguyện khác như hiến máu, ủng hộ gia đình khó khăn,… - Tăng cường nguồn - Thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Nhân lực không thể đảm báo tính duy trì, thường xuyên. - Việc quảng bá kế hoạch có thể gặp khó khăn 6 nhân lực và thu hút nguồn tài trợ từ các cơ quan, tổ chức… - Mua sắm một số vật dụng cần thiết để tuyên truyền có hiệu quả - Phân bổ nhân lực có thể thiếu cân bằng. Thách thức - Quyết định sử dụng những lĩnh vực khác có tiềm năng hơn để góp phần thúc đẩy kế hoạch thành công theo dự kiến. - Thống nhất kế hoạch thành một để tránh mâu thuẫn nội bộ. - Sinh viên được phân bổ rộng rãi khắp cả nước vì thế cần chọn lọc địa bàn thực thi kế hoạch - Nguồn tài trợ gặp nhiều khó khăn nên cần tạo nhiều điểm thu hút. 3.2. Cách phân tích thực trạng qua sắp xếp đối xứng nội lực và ngoại lực 3.3. Giải pháp khắc phục Từ những điểm yếu và thách thức nêu trên, đội ngũ quản lý đã đưa ra một số giải pháp như sau để hạn chế tối đa những điều không tốt sẽ đến với kế hoạch: - Xác định, khoanh vùng địa điểm (có lợi thế để thu hút nguồn tài trợ) thực hiện kế hoạch truyền thông - Tập chung vào nhóm đối tượng chính là học sinh, sinh viên - Liên hệ với các nhà quảng cáo: đài truyền hình, đài phát thanh,… - Liên hệ với các nhà tài trợ: các cơ quan, tổ chức,… - Liên hệ với một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội để tiện thực thi kế hoạch - Kêu gọi học sinh, sinh viên tích cực tham gia để kế hoạch được thành công tốt đẹp. 4. Xây dựng mục tiêu 4.1. Mục tiêu chung: 7 Nâng cao nhận thức, hành động của sinh viên ( các trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Sư Phạm 1 Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) về tầm quan trọng cũng như hiệu quả tích cực của những nếp sống văn minh để “hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên” • Sinh viên là lực lượng trẻ, là lực lượng quan trọng trong những chương trình mang tầm cỡ lớn, là một phần bộ mặt Việt Nam. • Nếp sống đẹp, nếp sống văn minh là điều rất được trân trọng trong xã hội và điều đó càng được xem trọng hơn khi nó được thể hiện ở sinh viên (số đông giới trẻ Việt Nam) vì hiện nay rất nhiều sinh viên có những hành động phản cảm thiếu văn minh, không đẹp khiến xã hội và gia đình không hài lòng. • Sinh viên và nếp sống văn minh đang rất được quan tâm, bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều hành động vô cảm trước nỗi đau của người thân, bạn bè…xã hội nó làm mất đi truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam. 4.2.Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: - Đưa những hành động đẹp (một số hành động phản cảm) trong cuộc sống đời thường, trong sinh hoạt hoặc ngay của sinh viên bằng phương tiện trưc tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu đến sinh viên 3 trường. Thông qua trang thông tin điên tử “nếp sống văn minh học đường”. Mục tiêu 2: Thu hút được sự quan tâm tham gia của đông đảo sinh viên và nói lên suy nghĩ hành động của họ: - Bằng các buổi tọa đàm trực tiếp “văn minh học đường - không chỉ là nếp sống” - Ngày hội triển lãm tranh, ảnh. - Tổ chức cuộc thi “sinh viên thanh lịch”. Mục tiêu 3: - Giới thiệu thông điệp của chương trình - Xem xét hành vi, phản hồi của sinh viên và các đối tượng bên ngoài khi phát động các hoạt động mang tính phong trào để từ đó điều chỉnh cụ thể. - Nắm bắt những thắc mắc, ý kiến phản hồi, đánh giá bình luận của đối tượng riêng( sinh viên) và chung(các đối tượng khác). Từ đó tăng cường hoạt động thiết thực, tạo ra sự điều chỉnh hoạt động để đạt được hiệu quả truyền thông cao. 8 Mục tiêu 4: - Kêu gọi ủng hộ của các nhà truyền thông( công ty bảo trợ, mạnh thường quân ) tạo ra sức lan tỏa của các hoạt động. Mục tiêu 5: - Tiếng nói chung từ lãnh đạo các trường đại học và hành động cụ thể của họ tới hoạt động, vì môi trường đại học không chỉ đào tạo sinh viên giỏi về tri thức mà còn cần hướng tới đạo đức tốt cho sinh viên. 4.3. Lựa chọn mô hình truyền thông. Mô hình thứ nhất: T O t OT: Tài chính Ot: Thời gian Lý do chọn: - Thời gian thực hiện ngắn, chỉ trong ba tháng (tháng 9, tháng 10, tháng 11). - Hoạt động có điểm nhấn, có thời gian chuẩn bị rõ ràng, cụ thể. Việc thu hút sự quan tâm của sinh viên và lôi kéo các đối tương bên ngoài dễ dàng hơn. 9 - Hạn chế được sự dàn trải trong khâu tổ chức, tài chính và tránh được sự lãng phí kinh tế. - Phù hợp với nguồn nhân lực trong đơn vi truyền thông và cộng tác viên để mọi người có thể tập trung tiến hành trong khoảng thời gian xác định. - Đối tượng là sinh viên nên việc thực hiện các hoạt động sẽ diễn ra phù hợp bởi đa số họ thích những hoạt động thực tế. 5. Xây dựng thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông. 5.1. Xây dựng thông điệp 5.1.1. Các thông điệp sử dụng: Dựa vào các đối tượng mà ta hướng tới, những muc tiêu truyền thông mà ta đã đề ra thì cần phải xác định những thông điệp truyền thông. Những thông điệp truyền thông sẽ trở thành những phát ngôn hoàn chỉnh, hướng trực tiếp vào đối tượng, từ đó sẽ thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng. Ở Phần trên ta đã xác định được đối tượng và mục tiêu truyền thông của chương trình tuyền thông này. Mục tiêu chính đó là truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên. Như vậy ta có thể có 1 thông điệp chính. Đó là: Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên. Ngoài thông điệp chính trên ta còn có thể có những thông điệp khác như: • Vì một giảng đường không khói thuốc. • Vì một môi trường xanh-sạch-đẹp. • Sinh viên - thế hệ văn minh của xã hội • Chung tay xây dựng một nếp sống đẹp… 10 [...]... tuyên truyền nếp sống văn minh cho sinh viên • Truyền hình: Xây dựng các chương trình để tuyên dương những tấm • gương sinh viên văn minh. Khích lệ mọi người làm theo Tổ chức các buổi tọa đàm,các chương trình trò chơi cho sịnh viên để giúp • sinh viên định hướng được thế nào là sống văn minh Thành lập các câu lạc bộ để sinh viên trao đổi,giao lưu học hỏi lẫn nhau 5.2.2 Lí do lựa chọn các kênh truyền thông. .. tác động tới đối tượng sinh viên mà còn có tác động rộng rãi tới tất cả mọi người,tới các đối tượng khác.từ đó hiệu quả truyền thông cũng cao hơn 6 Kế hoạch hoạt động và chỉ tiêu đánh giá: 6.1 Hoạt động 1: Trang thông tin điện tử “ Nếp sống văn minh học đường “ • Mục tiêu - Bài viết, phóng sự, hình ảnh,… Chứa đựng thông tin về nếp sống văn minh, nếp sống lành mạnh, truyền thống văn hóa dân tộc từ đó... 11 • Những kênh truyền thông trên là những kênh truyền thông gần gũi với đối tượng sinh viên nhất Qua số liệu nghiên cứu có thể thấy rằng sinh viên thường xuyên sử dụng cá kênh truyền thông như internet, truyền hình, truy cập mạng xã hội…vì thế lựa chọn các kênh truyền thông này thì lượng đối tượng ta có thể tác động sẽ nhiều hơn,hiệu quả truyền thông cũng cao hơn • Những kênh truyền thông này không... biết và nhận thức về nếp sống văn minh đồng thời thay đổi nhận thức thực hiện nếp sống đó ngay trong giảng đường đại học - Tăng số lượng truy cập website, đóng góp ý kiến, phát biểu trên phương tiện truyền thông đại chúng, trước hết là trang thông tin điện tử này của nhóm sinh viên 3 trường và nhóm sinh viên toàn thành phố Hà Nội - Tăng hiểu biết và kĩ năng sống cho nhóm nhà truyền thông, để có thể có... tuyên truyền giới thiệu cuộc thi có đạt hiệu quả? - Số lượng bài dự thi là bao nhiêu? Chất lượng ra sao? - Phản hồi tích cực hoặc tiêu cực từ công chúng 6.3 Hoạt động 3 : Tọa đàm “ Văn minh học đường – không chỉ là nếp sống “ • Mục đích hoạt động : + Giới thiệu về nếp sống văn minh, lối sống thanh lịch của người Hà Thành và cuộc vận động “ Xây dựng nếp sống văn minh đô thị “ + Tạo điều kiện cho sinh viên. .. điều kiện cho sinh viên được góp ý, trao đổi, đóng góp việc xây dựng quy định về chuẩn mực đạo đức cho sinh viên Báo chí, sư phạm,quốc gia cũng như xây dựng nếp sống văn minh trong học đường + Phân tích thực trạng về việc thực hiện nếp sống văn minh trong giảng đường, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh + Trao đổi, trình bày ý kiến, giải đáp tranh luận, thắc mắc về vấn đề được đề cập trong buổi tọa... nội dung buổi tọa đàm( 2’45), clip giới thiệu nếp sống văn minh (3 phút ) + HD4 : Khai mạc, chạy chương trình, giới thiệu đại biểu ( 2 MC: 1 nam, 1 nữ) + HD5 : Hoạt động cụ thể: - Giới thiệu về nét đẹp của lối sống văn minh, các hành vi thể hiện nếp sống văn minh trên giảng đường 17 - Diễn giải trình bày các bài tham luận (trình chiếu slide) về Nếp sống văn minh học đường - Các nhóm đối tượng tham gia,... sinh viên làm quen với môi trường sống văn minh trên giảng đường đại học, cũng là cơ hội, thách thức cho chương trình truyền thông Để hoạt đông truyền thông thu được kết quả cao, ngoài sự nỗ lực, sang tạo của các thành viên trong nhóm truyền thông còn có sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức như : - Các cơ quan: Ban văn hóa Trung ương, ban văn hóa thể thao và du lịch, các trường - học… Các cơ quan truyền. .. triển website EI/web8: Giới thiệu web qua các phương tiện truyền thông, kênh truyền thông : tờ rơi, tờ gấp, thư mời, fanpage… (cùng các hoạt động về giới thiệu và xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch) • Chỉ số đánh giá: + Số lượng thành viên ban quản trị mạng, chuyên viên mạng, tình nguyện viên, cộng tác viên là bao nhiêu người? Số thành viên phát sinh cẩn tăng là bao nhiêu? + Số lượng người truy cập... việc tốt” • Mục đích hoạt động : - Thu thập được những thông tin về sinh viên nghèo chịu khó học tập, những tấm gương tốt trong sinh viên : trong cuộc sống cũng như trong học tập - Từ đó, làm cơ sở làm chuẩn mực, cho các sinh viên khác noi theo, học tập theo - Góp phần xây dựng nếp sống lành mạnh trong sinh viên, tạo những hành vi, ứng xử tốt trong văn hóa học đường, trong cộng đồng - Môi trường rèn luyện . và tuyên truyền Khoa Quan hệ quốc tế Bài tập môn: Lý Thuyết Truyền Thông Đề tài: Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên “Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên Giảng viên hướng. sinh, sinh viên thực hiện ủng hộ, tuyên truyền rộng rãi về nếp sống văn minh • Các phong trào, cuộc thi về nếp sống văn minh trong sinh viên được phát động rộng rãi • Nếp sống văn minh góp phần. tiêu truyền thông của chương trình tuyền thông này. Mục tiêu chính đó là truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên. Như vậy ta có thể có 1 thông điệp chính. Đó là: Hướng tới một nếp sống văn

Ngày đăng: 20/11/2014, 10:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 6. Kế hoạch hoạt động và chỉ tiêu đánh giá:

  • 7. Bảng phân bố lịch trình hoạt động và dự trù kinh phí:

  • 7.1. Lịch trình hoạt động

  • Hoạt động 1: Trang thông tin điện tử “ Nếp sống văn minh học đường “

  • Hoạt động 1

  • Thời gian phân bổ cho các hoạt động

  • Tháng 9

  • Tháng 10

  • Tháng 11

  • 1

  • 2

  • 3

  • 4

  • 1

  • 2

  • 3

  • 4

  • 1

  • 2

  • 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan