TÀI LIỆU VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

6 829 6
TÀI LIỆU VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu về văn hóa ẩm thực: Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản muối...Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô... Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn.(nguồn: tạp chí ẩm thực.vn) Phong cách ẩm thực: Người Hàn cũng như một số quốc gia khác, kiểu ăn uống trong một nước có thể khác nhau tùy theo suy nghĩ và hoàn cảnh gia đình, đẳng cấp xã hội,… ví dụ như những gia đình giàu có, ít người, người ta thường sử dụng bữa ăn của mình trên bàn, với những bộ bàn ghế gỗ sang trọng, trong khi phần đa số những gia đình trung bình khá đến những gia đình khó khăn,… văn hóa chủ yếu của họ vẫn là cả gia đình ngồi sum họp bên nhau trong nhà, chỉ một chiếc bàn gỗ chân thấp và mọi người đều ngòi giữa sàn nhà…đây có thể coi là phong cách truyền thống của người dân xứ Hàn. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn. Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé..., người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu... Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường, cũng như theo mùa vụ hay khác biệt từng khu vực.Thật sự là không khó để làm quen với ẩm thực Hàn. Các món ăn chính và các món ăn phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì...đi kèm với các loại thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng.

Tài liệu về văn hóa ẩm thực: Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau ; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản muối Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn.(nguồn: tạp chí ẩm thực.vn) Phong cách ẩm thực: Người Hàn cũng như một số quốc gia khác, kiểu ăn uống trong một nước có thể khác nhau tùy theo suy nghĩ và hoàn cảnh gia đình, đẳng cấp xã hội,… ví dụ như những gia đình giàu có, ít người, người ta thường sử dụng bữa ăn của mình trên bàn, với những bộ bàn ghế gỗ sang trọng, trong khi phần đa số những gia đình trung bình khá đến những gia đình khó khăn,… văn hóa chủ yếu của họ vẫn là cả gia đình ngồi sum họp bên nhau trong nhà, chỉ một chiếc bàn gỗ chân thấp và mọi người đều ngòi giữa sàn nhà…đây có thể coi là phong cách truyền thống của người dân xứ Hàn. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn. Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé , người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường, cũng như theo mùa vụ hay khác biệt từng khu vực.Thật sự là không khó để làm quen với ẩm thực Hàn. - Các món ăn chính và các món ăn phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì đi kèm với các loại thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng. - Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau. Với người Hàn Quốc thì họ ưa thích nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt không thể thiếu là cơm, các loại canh và salad. - Ngoài ra cũng có rất nhiều cách sử dụng gia vị và bày trí khác nhau trên bàn ăn. Có thể nói khi nấu ăn, càng sử dụng nhiều loại gia vị đa dạng thì càng thể hiện được tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người Hàn. Khi trang trí món ăn, người đầu bếp thường chỉ dùng các nguyên liệu đơn giản như quả hạch, trứng hay nấm nhưng cũng đủ để khiến món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại được. - Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất là "eumyangohaeng", được xây dựng dựa trên 5 nguyên lí cơ bản trong triết lý sống của người châu Á, trong đó các món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc khác nhau hay 5 loại gia vị. Thứ hai là "yaksikdongwon", hay có nghĩa là "thực phẩm cũng như thuốc quý", trong đó các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức khỏe, đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, hầu hết đều có sẵn trong thiên nhiên. - Tất cả các món ăn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm. Vì vậy khi chuẩn bị bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc, bạn cần xong xuôi hết tất cả các món ăn rồi mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn. (Theo ichinews - Ngày 13/09/2011) Một thuận lợi có thể dễ dàng nhận thấy dành cho những người muốn kinh doanh nhà hàng Hàn Quốc đó là văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc có rất nhiều điểm tương đồng, Một trong những nét tương đồng dễ nhận thấy đó chính là ẩm thực. Đối với cả người Hàn Quốc và Việt Nam, ẩm thực luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa truyền thống lâu đời và đặc sắc. Ẩm thực không chỉ dừng lại ở các món ăn mà kéo theo nó là nghệ thuật chế biến món ăn, nghệ thuật thưởng thức, tác phong ăn uống, tất cả đều thể hiện cách ứng xử của con người trong tự nhiên (chọn nguyên liệu, cách chế biến) và trong xã hội (tác phong khi ăn uống, thái độ với mọi người xung quanh khi ăn…). -Ăn theo mùa chính là sự tận dụng tối đa môi trường của người Hàn Quốc và Việt Nam để phục vụ con người, là hoà mình vào tự nhiên, điều này có thể có ích khá nhiều trong việc mở một nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam với những đặc tính gần như giống với phong cách của người dân bản địa, đó là điều kiện khá thuận lợi cho việc kinh doanh ẩm thực Hàn. -Dụng cụ ăn: người Việt Nam và Hàn Quốc truyền thống chỉ dùng một thứ dụng cụ là đôi đũa. Đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (cơm, cá, nước chấm) của cư cân châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, nơi sẵn tre làm vật liệu. Trong khi thìa, dao và nĩa là những vật dụng quen thuộc của người châu Âu, thì đũa là thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người châu Á nói chung, Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng, thỉnh thoảng bây giờ ta vẫn thấy tai các nhà hàng người Việt vẫn có thể dung dao, nĩa,…thì đó cũng là do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây sau này. Người Việt Nam và Hàn Quốc đã không dùng dao và nĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của học thuyết Khổng Tử (Trung Quốc), đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Hàn Quốc và Việt Nam thích hợp với đũa hơn là dao, nĩa. Có lẽ nét tương đồng này sẽ làm cho con người Việt Nam và Hàn Quốc thân thiện với nhau hơn khi có cùng quan điểm, các nhà hàng với các món ăn Việt-Hàn sẽ là những điểm đến hấp dẫn của hai con người ở hai xứ sở này. -Cách chế biến: Hầu hết các món ăn Việt Nam và Hàn Quốc đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau với cá tôm, thịt. Dù là các món bình dân, đơn giản hay các món cầu kì đều được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu. Chúng tổng hợp lại, bổ sung lẫn nhau để cho chúng ta có những món ăn có đủ ngũ chất: bột - nước - khoáng - đạm – béo, nó không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị: chua - cay - ngọt - mặn - đắng, lại vừa có vẻ đẹp hài hoà của đủ ngũ sắc: trắng - xanh - vàng - đỏ - đen. -Phong cách ăn: Cái ngon của bữa ăn Việt Nam và Hàn Quốc là tổng hợp cái ngon của mọi yếu tố: có thức ăn ngon nhưng ăn không hợp khẩu vị, không có chố ăn ngon, không có bạn bè tâm giao cùng ăn thì cũng không phải là ngon. -Tính cộng đồng: Bữa ăn của người Hàn Quốc và người Việt Nam là bữa ăn chung cho nên các thành viên trong bữa ăn phải liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau (khác hẳn với phương Tây, ai có suất người ấy, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau). Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam và Hàn Quốc rất thích chuyện trò (khác với người phương Tây, tránh nói chuyện trong bữa ăn. Nguồn: vns.hnue.edu.vn Những nét tương đồng ấy giúp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt-Hàn ngày càng xích lại gần nhau hơn. Hiện nay, sự giao lưu, hội nhập văn hoá trên thế giới đang là một xu thế. Cùng chung xu thế này, quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc càng thêm bền chặt, trên cơ sở gần gũi, và tương đồng về văn hoá nói chung và văn hoá ẩm thực nói riêng. Theo như tìm hiểu thì hiện tại các nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam chưa nhiều, và nếu tìm hiểu kĩ văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng, tìm ra những nét tương đồng giữa Việt Nam và Hàn quốc thì việc kinh doanh nhà hàng Việt Nam tại Hàn quốc cũng như nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam là điều không quá khó. Các nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam: nhà hàng Han Kook Kwan ở Hà Nội và nhà hàng Hàn Quốc ở Sài Gòn,nhà hàng Korea Han il tại Vũng Tàu. Còn rât ít những nhà hàng như vậy tại Việt Nam, trong khi những món ăn của Hàn Quốc cũng như phong cách ẩm thực của họ lại rất hay, sẽ rất hấp dẫn được khách hàng không chỉ là người Hàn Quốc khi đến Việt Nam mà còn cả những người khách du lịch nước ngoài cũng như người dân bản địa là Việt Nam.

Ngày đăng: 20/11/2014, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan