TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

40 3.5K 8
TIỂU LUẬN  THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT  ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI SỐ 5: HVTH: ĐẬU CAO SANG NHÓM: 6 STT: 90 LỚP: K20 – ĐÊM 1 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA TP.HCM 05/2011 Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2 I. Thế nào là "Âm dương" 2 II. Thuyết Âm – Dương 2 III. Thế nào là “Ngũ hành” 3 IV. Thuyết Ngũ hành 3 V. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành 5 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 6 I. Nguồn gốc Y học Phương Đông 6 II. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông 6 2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể 6 2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý 8 2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý 9 2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh 10 2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu 11 2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu 12 2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị 13 2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh 14 2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành 14 Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐÔNG PHƯƠNG 16 I. Vai trò Phương pháp luận 16 II. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại 17 III. Phương pháp luận 19 IV. Phương pháp nghiên cứu khoa học 21 V. Thừa kế phát huy y lý cổ truyền dân tộc 22 PHẦN KẾT LUẬN 25 PHỤ LỤC 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài: Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết Âm dương - Ngũ hành ngày càng được các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực Y học ở Trung Quốc và một số nước phương Đông khác. Y học cổ truyền phương Đông đã dựa trên cơ sở lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành để phòng trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Chính vì thế, việc tìm hiểu học thuyết Âm dương - Ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học cũng như nền Y học Phương Đông. 2. Mục tiêu của Đề tài: Trên cơ sở làm sáng tỏ thuyết Âm dương Ngũ hành của triết học Phương Đông và ảnh hưởng của nó đối với nền y học, đề tài còn đi sâu nghiên cứu các ứng dụng thực tế của nó trong việc điều trị và chẩn bệnh hiện nay. Đồng thời làm rõ mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền Đông Phương. 3. Phạm vi nghiên cứu: Thuyết Âm dương – Ngũ hành và sự ảnh hưởng của nó đến nền y học Phương Đông. Sự kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền Đông Phương. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu: 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được triển khai dựa trên nội dung của thuyết Âm dương - Ngũ hành và giá trị của nền y học Phương Đông và y học hiện đại. 4.2. Các phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng như: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp,… 5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Ảnh hưởng của Âm dương Ngũ hành đối với Y học Chương 3: Sự kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền Đông Phương. Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 2 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Thế nào là "Âm dương": Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và Dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. Âm là phạm trù đối lập với Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực,… Dương là phạm trù đối lập với Âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ, …) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực,… II. Thuyết Âm – Dương: Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương, và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại lực lượng mà còn phản ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì vậy, trong Âm có Dương, và trong Dương có Âm. Đó cũng chính là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh, trong động có tĩnh và trong tĩnh có động và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của Dương là hiếu động, còn bản tính của Âm là hiếu tĩnh. Do thống nhất, giao cảm với nhau mà Âm và Dương có động, mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập Âm và Dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vận vật; nhưng vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu. Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 3 Âm và Dương tác động chuyển hóa lẫn nhau, Dương cực thì Âm sinh, Dương tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy… và ngược lại. III. Thế nào là “Ngũ hành”: Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là “nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại” tức Ngũ hành “thủy, hỏa, thổ, mộc, kim”. Ngũ hành tương sinh: thuộc lẽ thiên nhiên, nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thủy sinh mộc), cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hỏa, tro tàn tích lại đất vàng thêm (hỏa sinh thổ), lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim), kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thủy). Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ), đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy), nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thủy khắc hỏa), lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hỏa khắc kim), thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc). IV. Thuyết Ngũ hành: Học thuyết Ngũ hành chủ yếu nói về mối quan hệ phức tạp thể hiện ở quy luật sinh - khắc - chế - hoá và bổ sung cho thuyết Âm Dương hoàn bị hơn. Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc kết hợp với hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ nhằm biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật. Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng, đem Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 4 Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can. Trong luật tương sinh của Ngũ hành còn hàm ý là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Luật tương khắc: Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế Kim khắc Mộc = Phế khắc Can Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong tình trạng bình thường sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ: giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển. Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau nhằm biểu thị sự cân bằng trong vạn vật; nhưng nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Quy luật chế hoá Ngũ hành là: − Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. − Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa. − Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ. − Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim. − Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy. Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 5 V. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: Thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã kết hợp hai học thuyết này để giải thích các sự vật, sự việc, qua đó giúp lĩnh vực khoa học tự nhiên được phát triển. Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành. − Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp Âm dương, Ngũ hành giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. − Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học Âm dương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Từ đó, các nhà y học phương Đông đã vận dụng hai học thuyết này như một lý luận cơ bản cho nền y học phương Đông. Các nhà y học phương Đông cho rằng: “Cơ thể con người có rất nhiều bộ phận (tạng phủ kinh lạc ), mỗi bộ phận đều có Dương và Âm được phân loại vào Ngũ hành, cho nên chỉ dùng riêng một học thuyết để giải thích và phân tích vấn đề của con người có lúc sẽ không được toàn diện. Chỉ khi nào kết hợp cả hai học thuyết thì mới có thể thu được kết quả đầy đủ. Như Ngũ tạng, Lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương, muốn giải thích sự phát triển của tạng (phủ) thì dùng học thuyết Âm dương để thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý bệnh lý giữa tạng phủ thì dùng học thuyết Ngũ hành để thuyết minh vì giữa ngũ tạng có quan hệ tương sinh tương khắc, hợp lại là quy luật chế hoá, tương thừa tương vũ”. (1) Vì thế, Y học phương Đông cũng như các lĩnh vực khác đều phải theo Âm dương để phân rõ Ngũ hành và theo Ngũ hành để phân biệt Âm dương. Họ đã vận dụng kết hợp cả Âm dương, Ngũ hành khi bàn đến thực tế lâm sàng mới có thể phân tích sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn đề trong Y học và các lĩnh vực khác. Có thể thấy trên cơ bản Âm dương hợp với Ngũ hành thành một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm dương với Ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời nhau. Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 6 Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG I. Nguồn gốc Y học Phương Đông: Đông y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc, hình thành hệ thống học thuật về nhận thức lý luận trong nền y học phương Đông: Âm dương, Ngũ hành. Âm dương, Ngũ hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó. Các nhà y học phương Đông dựa vào hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành đã dưa ra 3 học thuyết sau: − Học thuyết vận khí lại được gọi là ngũ vận (mộc vận, hỏa vận, thổ vận, kim vận, và thủy vận) lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), là học thuyết nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi về thiên văn, khí tượng, khí hậu của giới tự nhiên đối với sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể. Học thuyết này là lịch pháp thiên văn tính ra biến đổi khí hậu trong năm và quy luật xảy ra bệnh tật. − Học thuyết tượng tạng, chủ yếu nghiên cứu về công năng sinh lý và biến đổi bệnh lý của ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận), lục phủ (ruột non, ruột già, dạ dày, bàng quang, túi mật, tam tiêu) và (não, tủy, xương, mạch, mật, nữ tử bao). − Học thuyết kinh lạc có liên quan chặt chẽ với học thuyết tượng tạng. Kinh lạc là đường qua lại vận hành khí huyết trong cơ thể, có tác dụng nối liền bên trong và bên ngoài, che phủ toàn thân. Dưới tình hình bệnh lý, công năng hệ thống kinh lạc xảy ra biển đổi, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh và đặc trưng cơ thể tương ứng. Thông qua những biểu hiện này, có thể chẩn đoán bệnh tật tạng phủ trong cơ thể. II. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 2.1.1. Âm dương và cơ thể: a. Trên là Âm, dưới là Dương: Theo cách phân chia này thì đầu là “Âm” và chân là “Dương”. Âm dương Ngũ hành trong Y học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 7 Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế. Ngược lại, khi bị bệnh thì trên nóng (dương) dưới lạnh (âm), tức là Thủy hỏa không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế. b. Bên trái là Dương, bên phải là Âm: Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên một dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - địa từ lực này mang đặc tính âm. Lực của trái đất là Âm, do đó sẽ hút lực Dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính Dương. Điều này rất có giá trị trong việc điều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt để châm. c. Trong (Bụng, Ngực) là Âm, Ngoài (Lưng) là Dương: “Thiên Ngũ Tạng Sinh Thành Luận” ghi: "Phù ngôn chi Âm dương, Nội vi Âm, ngoại vi Dương, Phúc vi Âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm dương, trong thuộc Âm, ngoài thuộc Dương, bụng thuộc Âm, lưng thuộc Dương). d. Âm dương và Tạng Phủ (2) : “Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi: "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc Âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc Dương. Tâm Bào, được coi như một tạng mới, nên thuộc âm. 2.1.2. Ngũ hành và Tạng phủ: Nếu đem đồ hình Thái cực áp dụng vào khuôn mặt và nhìn từ sau ra trước ta thấy: − Trán thuộc Tâm. − Cằm thuộc Thận. − Má bên trái thuộc Can. − Má bên phải thuộc Phế. − Mũi thuộc Tỳ (trung ương). Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy: [...]... Đêm 1 Trang 15 Âm dương Ngũ hành trong Y học Chương 3: MÔ HÌNH KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐÔNG PHƯƠNG I Vai trò Phương pháp luận Cốt t y của một nền y học, cái làm cho một nền y học có giá trị độc đáo, chính là phương pháp luận, là y lý của nó Thật v y, như chúng ta đã biết phần đông những c y thuốc, con thuốc, huyệt vị châm cứu không thuộc riêng của dân tộc nào, và ng y nay hầu như ai... dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc,… đối với tạng phủ, đ y là nền tảng của việc “Quy Kinh” Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào dược liệu cũng đang được các nước phương T y quan tâm đến và áp dụng việc dán nhãn vào các loại thực phẩm căn cứ theo các giá trị dinh dưỡng 2.6 Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 2.6.1 Âm dương và Châm Cứu:... là Thực chứng Nếu do âm hỏa suy thì chứng sốt đó là Hư chứng Phân tích sâu hơn ta th y: - Có khi Âm vượng g y ra triệu chứng dương suy, cần tả âm để bớt ức chế dương - Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm - Có khi dương suy g y ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm - Có khi âm suy g y ra dương vượng, cần bổ âm để ức chế dương lại Nếu chỉ lo tả dương, là chỉ lo trị... từ đó n y sinh ra biết bao thắng lợi của nền y học dân tộc và phương đông nói chung Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 16 Âm dương Ngũ hành trong Y học II Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại Trong việc nghiên cứu khoa học, chúng ta cần thực hiện những công tác chính sau: − Thâu thập sự kiện hiện thực, tức thâu thập tư liệu − Vận dụng phương pháp luận chung của triết học và phương pháp luận riêng của từng... lý luận Y học cổ truyền: Ai cũng biết hệ thống lý luận đông y bao gồm các học thuyết khí hóa, tâm thể, âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh huyệt Phần tri thức n y bị thất truyền còn lại phần ứng dụng của chúng mà thôi Nói cách khác cách hiểu và cách diễn đạt về hệ thống lý luận Y học cổ truyền là không vững chắc, khó hiểu, khó thuyết phục, tức thiếu cơ sở khoa học Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 22 Âm dương. .. dương Ngũ hành trong Y học Giá trị to lớn của phương pháp luận Y học cổ truyền chính là phép biện chứng Ðó là viên ngọc rất quí nhưng tiếc thay bị ném vào trong vũng l y của nhiều phương pháp duy tâm siêu hình hay duy vật thô sơ Ðông phương sáng chế ra pháo thăng thiên đầu tiên nhưng để cho T y phương biến chế ra tên lửa - Ðông phương sáng chế ra phép biện chứng nhưng vô số thành tựu khoa học và Y học. .. thừa kế phát triển phương pháp trực quan tinh tế và kết hợp với nhiều phương pháp khách quan hiện đại Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 24 Âm dương Ngũ hành trong Y học PHẦN KẾT LUẬN Việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại từ kết hợp tư liệu đến bổ sung phương pháp học đều là rất cần thiết để dân tộc hóa y học T y phương và hiện đại hóa y học dân tộc Chúng ta không dừng lại ở nền y học dân tộc cổ điển... thì nền y học mới mang tính chất khoa học mà thôi Ðã có nhiều người có quan điểm "khứ y tồn dược" chỉ chú ý vận dụng các phương tiện của y học cổ truyền, nhưng không m y lưu tâm, thậm chí coi thường quá trình tư duy quyết định những thành công đó Như v y là họ chưa th y được khía cạnh khoa học trong y học cổ truyền, chưa biết thừa kế cái quí nhất của y học cổ truyền là phương pháp luận, là y lý của. . .Âm dương Ngũ hành trong Y học − Từ ngực trở lên thuộc Tâm − Từ thắt lưng xuống thuộc Thận − Nửa bên trái thuộc Can − Nửa bên phải thuộc Phế − Bụng thuộc Tỳ 2.2 Âm dương Ngũ hành và Sinh lý: 2.2.1 Âm dương và Sinh lý: Sự thay đổi của Âm khí và Dương khí trong cơ thể con người sẽ g y ra những chuyển biến về mặt tâm, sinh lý của con người và tình trạng sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nhiều... tâm kết hợp vào tư liệu và phương pháp của T y y học Cả hai phương pháp, hai cách nhìn đều được mở rộng hơn Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Trang 20 Âm dương Ngũ hành trong Y học về mọi phía nhờ sự kết hợp lẫn nhau trong sự nghiệp x y dựng y học Việt Nam với nhiều nét độc đáo IV Phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp luận triết học và khoa học thật ra đều phát xuất từ thực tiễn khái quát thành qui luật, phương . PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI SỐ 5: HVTH: ĐẬU CAO SANG NHÓM: 6 STT: 90 LỚP: K20 – ĐÊM 1 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA TP.HCM 05/2011 Âm dương Ngũ. truyền phương Đông đã dựa trên cơ sở lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành để phòng trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Chính vì thế, việc tìm hiểu học thuyết Âm dương - Ngũ hành là một việc. thủy). Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ), đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy), nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thủy khắc hỏa), lửa lò nung

Ngày đăng: 19/11/2014, 22:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan