TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

39 1.2K 2
TIỂU LUẬN  THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT  ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI SỐ 5: GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA SVTH: PHAN TRUNG THÁI NHÓM: 6 STT: 104 LỚP: K20 – ĐÊM 1 Phan Trung Thái Page 1 TP.HCM 05/2011 LỜI MỞ ĐẦU Mặc dù xã hội nhiều biến động nhưng trong biến động đó, nhân dân Trung Hoa đã tạo nên một nền y học rất rực rỡ, đã tạo nên nhiều hệ thống triết học nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức – xã hội mà thời đại đặt ra. Có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời còn được gọi là Bách gia chư tử. Trong hàng trăm học phái đó có 6 học phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia. Dân tộc Việt Nam trải qua một ngàn năm chịu sự đô hộ của Trung Hoa, kể từ đó nền y học Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của Trung Hoa, đây cũng là quá trình giao lưu, tiếp nhận nền y học Trung Hoa và khu vực. Âm dương gia là một trong những trường phái triết học Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến nền y học của người Việt Nam ta qua hai lý luận về Âm Dương và lý luận về Ngũ hành. Trong phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ có thể trình bày khái quát về “Thuyết Âm dương - ngũ hành và ảnh hưởng của nó đối với nền y học Phương Đông”. Đề tài còn nhiều sơ sót, rất mong nhận được sự góp ý từ Thầy, cô. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU 4 Phan Trung Thái Page 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Thế nào là "Âm dương": 5 1.1. Thế nào là "Âm dương": 5 1.2. Thuyết Âm – Dương: 5 1.2. Thuyết Âm – Dương: 5 1.3. Thế nào là Ngũ hành: 6 1.3. Thế nào là Ngũ hành: 6 1.4. Thuyết Ngũ hành: 7 1.4. Thuyết Ngũ hành: 7 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: 8 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: 8 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 10 2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: 10 2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: 10 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 10 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 10 2.2.1.Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 10 2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 10 2.2.2.Âm dương Ngũ hành và Sinh lý (3): 12 2.2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý (3): 12 2.2.3.Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý: 14 2.2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý: 14 2.2.4.Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 16 2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 16 2.2.5.Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 18 2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 18 2.2.6.Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 19 2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 19 Phan Trung Thái Page 3 2.2.7.Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 21 2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 21 2.2.8.Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh: 22 2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh: 22 2.2.9.Điều hòa Âm dương Ngũ hành: 23 2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành: 23 CHƯƠNG 3: ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ BIỆN CHỨNG TRONG Y HỌC 24 3.1. Những đóng góp của Âm dương – Ngũ hành 24 3.2. Hình ảnh của Âm dương trong y học 25 3.3. Triết học Âm – Dương, Ngũ hành và đại danh y Lê Hữu Trác 26 KẾT LUẬN 29 PHỤ LỤC 2: CHỨNG ÂM HỎA THƯƠNG 30 PHỤ LỤC 3: SỬ DỤNG THUỐC THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 31 PHỤ LỤC 4: BỆNH VỀ PHẾ 34 PHỤ LỤC 5: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT ÂM DƯƠNG 34 PHỤ LỤC 6: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC 35 PHỤ LỤC 7: HÌNH VẼ & BIỂU TƯỢNG 36 PHỤ LỤC 8: TRÍCH DẪN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài: Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết Âm dương - Ngũ hành ngày càng được các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực Y học ở Trung Quốc và một số nước phương Đông khác. Y học cổ truyền phương Đông đã dựa trên cơ sở lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành để phòng trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Chính vì thế, việc tìm hiểu học thuyết Âm dương - Ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học cũng như nền Y học Phương Đông. Phan Trung Thái Page 4 2. Mục tiêu của Đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở làm sáng tỏ thuyết Âm dương Ngũ hành của triết học Phương Đông và ảnh hưởng của nó đối với nền y học, đề tài còn đi sâu nghiên cứu các ứng dụng thực tế của nó trong việc điều trị và chẩn bệnh hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu: Thuyết Âm dương – Ngũ hành và sự ảnh hưởng của nó đến nền y học Phương Đông. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu: 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được triển khai dựa trên nội dung của thuyết Âm dương - Ngũ hành và giá trị của nền y học Phương Đông. 4.2. Các phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng như: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp,… 5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Ảnh hưởng của Âm dương Ngũ hành đối với Y học Chương 3: Âm dương Ngũ hành và biện chứng trong Y học Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Thế nào là "Âm dương": Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và Dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. (Hình 1- Trang 33) 1.2. Thuyết Âm – Dương: Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương, và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Phan Trung Thái Page 5 Âm là phạm trù đối lập với Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực,… Dương là phạm trù đối lập với Âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ, …) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực,… Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại lực lượng mà còn phản ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì vậy, trong Âm có Dương, và trong Dương có Âm. Đó cũng chính là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh, trong động có tĩnh và trong tĩnh có động và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của Dương là hiếu động, còn bản tính của Âm là hiếu tĩnh. Do thống nhất, giao cảm với nhau mà Âm và Dương có động, mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập Âm và Dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vận vật; nhưng vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu. Âm và Dương tác động chuyển hóa lẫn nhau, Dương cực thì Âm sinh, Dương tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy… và ngược lại. 1.3. Thế nào là Ngũ hành: Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là “nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại” tức Ngũ hành “thủy, hỏa, thổ, mộc, kim”. (Hình 2, phụ lục 7 - Trang 27) Ngũ hành tương sinh: thuộc lẽ thiên nhiên, nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thủy sinh mộc), cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hỏa), tro tàn tích lại đất vàng thêm (hỏa sinh thổ), lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim), kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thủy). Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ), đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy), nước dội nhiều nhanh dập lửa Phan Trung Thái Page 6 ngay (thủy khắc hỏa), lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hỏa khắc kim), thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc). 1.4. Thuyết Ngũ hành: Học thuyết Ngũ hành chủ yếu nói về mối quan hệ phức tạp thể hiện ở quy luật sinh - khắc - chế - hoá và bổ xung cho thuyết Âm Dương hoàn bị hơn. Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc kết hợp với hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ nhằm biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật. (Hình 3, phụ lục 7 - Trang 33) Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng, đem Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can. Trong luật tương sinh của Ngũ hành còn hàm ý là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Luật tương khắc: Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế Kim khắc Mộc = Phế khắc Can Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, trong tình trạng bình thường sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì Phan Trung Thái Page 7 làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ: giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển. Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau nhằm biểu thị sự cân bằng trong vạn vật; nhưng nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Quy luật chế hoá Ngũ hành là: − Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. − Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa. − Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ. − Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim. − Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy. 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: Thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã kết hợp hai học thuyết này để giải thích các sự vật, sự việc, qua đó giúp lĩnh vực khoa học tự nhiên được phát triển. Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành. − Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp Âm dương, Ngũ hành giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. − Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học Âm dương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Từ đó, các nhà y học phương Đông đã vận dụng hai học thuyết này như một lý luận cơ bản cho nền y học phương Đông. Các nhà y học phương Đông cho rằng: “Cơ thể con người có rất nhiều bộ phận (tạng phủ kinh lạc ), mỗi bộ phận đều có Dương và Âm được phân loại vào Ngũ hành, cho nên chỉ dùng riêng một học thuyết để giải thích và phân tích vấn đề của con người có lúc sẽ không được toàn diện. Chỉ Phan Trung Thái Page 8 khi nào kết hợp cả hai học thuyết thì mới có thể thu được kết quả đầy đủ. Như Ngũ tạng, Lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương, muốn giải thích sự phát triển của tạng (phủ) thì dùng học thuyết Âm dương để thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý bệnh lý giữa tạng phủ thì dùng học thuyết Ngũ hành để thuyết minh vì giữa ngũ tạng có quan hệ tương sinh tương khắc, hợp lại là quy luật chế hoá, tương thừa tương vũ”. (1) Vì thế, Y học phương Đông cũng như các lĩnh vực khác đều phải theo Âm dương để phân rõ Ngũ hành và theo Ngũ hành để phân biệt Âm dương. Họ đã vận dụng kết hợp cả Âm dương, Ngũ hành khi bàn đến thực tế lâm sàng mới có thể phân tích sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn đề trong Y học và các lĩnh vực khác. Có thể thấy trên cơ bản Âm dương hợp với Ngũ hành thành một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm dương với Ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời nhau. Phan Trung Thái Page 9 Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: Đông y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc, hình thành hệ thống học thuật về nhận thức lý luận trong nền y học phương Đông: Âm dương, Ngũ hành. Âm dương, Ngũ hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó. Các nhà y học phương Đông dựa vào hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành đã dưa ra 3 học thuyết sau: − Học thuyết vận khí lại được gọi là ngũ vận (mộc vận, hỏa vận, thổ vận, kim vận, và thủy vận) lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), là học thuyết nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi về thiên văn, khí tượng, khí hậu của giới tự nhiên đối với sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể. Học thuyết này là lịch pháp thiên văn tính ra biến đổi khí hậu trong năm và quy luật xảy ra bệnh tật. − Học thuyết tượng tạng, chủ yếu nghiên cứu về công năng sinh lý và biến đổi bệnh lý của ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận), lục phủ (ruột non, ruột già, dạ dày, bàng quang, túi mật, tam tiêu) và (não, tủy, xương, mạch, mật, nữ tử bao). − Học thuyết kinh lạc có liên quan chặt chẽ với học thuyết tượng tạng. Kinh lạc là đường qua lại vận hành khí huyết trong cơ thể, có tác dụng nối liền bên trong và bên ngoài, che phủ toàn thân. Dưới tình hình bệnh lý, công năng hệ thống kinh lạc xảy ra biển đổi, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh và đặc trưng cơ thể tương ứng, thông qua những biểu hiện này, có thể chẩn đoán bệnh tật tạng phủ trong cơ thể. 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 2.2.1.1. Âm dương và cơ thể: a. Trên là Âm, dưới là Dương: Theo cách phân chia này thì đầu là “Âm” và chân là “Dương”. Phan Trung Thái Page 10 [...]... thành tựu y học và triết học phương Đông cổ đại, đặc biệt là thuyết Âm dương - Ngũ hành, vào thực tiễn y học Việt Nam Việc đề xuất và vận đụng thành công lý thuyết Thuỷ hoả vào lý luận và thực tiễn của nền y học cổ truyền nước ta là một minh chứng cho thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học cùng với phong cách tư duy độc lập, sáng tạo của Lê Hữu Trác Qua tác phẩm y học của ông, lý thuyết âm dương. .. tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết Âm dương - Ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển Y học cổ truyền Việt Nam được hình thành và phát triển ngay từ buổi đầu dựng Cũng như y học cổ truyền Trung Quốc, cơ sở để x y dựng lý luận y học cổ truyền Việt Nam... - ngũ hành đã được vận dụng và phát triển thêm một bước mới Nó không chỉ khẳng định vai trò không thể thiếu được của thuyết n y trong việc vận dụng và phát triển lý luận y học cổ truyền phương Đông, mà còn chỉ ra vai trò to lớn của triết học đối với sự phát triển của y học cổ truyền phương Đông nói chung và y học cổ truyền Việt Nam nói riêng Phan Trung Thái Page 28 KẾT LUẬN Nói tóm lại, thuyết Âm dương. .. rời thuyết Âm dương - Ngũ hành Thuyết n y được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhiều nhà tư tưởng vận dụng để triển khai các vấn đề y học cổ truyền cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn lâm sàng Đến thế kỷ XVIII, khi bộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác xuất hiện, thuyết Âm dương - Ngũ hành mới thực sự được đề cập một cách sâu sắc, toàn diện để xem xét mọi vấn đề của y học đương thời với. .. g y nên sốt Nếu do dương hỏa vượng thì chứng sốt đó là Thực chứng Nếu do âm hỏa suy thì chứng sốt đó là Hư chứng Phân tích sâu hơn ta th y: - Có khi Âm vượng g y ra triệu chứng dương suy, cần tả âm để bớt ức chế dương - Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm - Có khi dương suy g y ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm - Có khi âm suy g y ra dương vượng, cần bổ âm. .. tượng của nó Chẳng hạn, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, ban ng y là dương, ban đêm là âm, ánh sáng là dương, bóng tối là âm Ông nói: nóng rét là đức năng của âm dương, Thuỷ hoả là dấu hiệu của âm dương" Âm dương tuy đối lập song tồn tại không tách rời nhau Trong âm có dương, trong dương có âm, "âm ở trong để trấn thủ cho dương, dương ở ngoài để bảo vệ cho âm" , "âm cực sinh dương, dương cực sinh âm" ... triết học Phan Trung Thái Page 26 quan trọng của y học Đ y là tác phẩm y học đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa việc x y dựng và phát triển các tri thức y học với thế giới quan và phương pháp luận triết học Đặc biệt, trong cuốn Y gia quan niệm”, ông dành hẳn một mục riêng (âm dương - ngũ hành) để bàn sâu hơn về học thuyết n y từ góc độ lý luận Ông nói: "Học Kinh... tuy là ảnh hưởng của y học Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền y học cổ truyền Việt Nam, dân tộc ta đã vẫn giữ gìn và phát huy được rất nhiều bài thuốc riêng của mình, mà cho tới ng y hôm nay những bài thuốc riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong nền hy học cổ truyền của người Việt Có thể nói chung y học của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những nền y học. .. giải quyết vấn đề mâu thuẫn thống nhất là Âm dương ngay trong mỗi hành và trong mỗi hành đều có Âm dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương Vì v y, cùng 1 huyệt, cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau là Dương Hỏa (hưng phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa), 2.2.7 Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 2.2.7.1 Âm dương và Điều trị: Điều trị bệnh là lập lại sự quân bình Âm dương. .. không phải là học những quẻ, những hào, những từ của Kinh Dịch mà cần học để biết quy luật biến hoá của âm dương, quy luật sinh khắc của ngũ hành tựa như chiếc vòng không đầu không cuối Vì bệnh tật phát sinh ra đều do sự thịnh suy của Âm dương và do sự thắng phục của Ngũ hành Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý của Âm dương - Ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy nan” Với tư cách . Chẩn bệnh: 16 2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 16 2.2.5.Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 18 2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 18 2.2 .6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 19 2.2 .6. Âm dương. dương": 5 1.2. Thuyết Âm – Dương: 5 1.2. Thuyết Âm – Dương: 5 1.3. Thế nào là Ngũ hành: 6 1.3. Thế nào là Ngũ hành: 6 1.4. Thuyết Ngũ hành: 7 1.4. Thuyết Ngũ hành: 7 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và. HỌC ĐỀ TÀI SỐ 5: GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA SVTH: PHAN TRUNG THÁI NHÓM: 6 STT: 104 LỚP: K20 – ĐÊM 1 Phan Trung Thái Page 1 TP.HCM 05 /2011 LỜI MỞ ĐẦU Mặc dù xã hội nhiều biến động nhưng trong biến động

Ngày đăng: 19/11/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1. Những đóng góp của Âm dương – Ngũ hành.

  • 3.2. Hình ảnh của Âm dương trong y học.

  • 3.3. Triết học Âm – Dương, Ngũ hành và đại danh y Lê Hữu Trác.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan