VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

63 1.9K 9
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HCM      VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ Khoa: QUẢN TRỊ BỆNH VIỆN Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Giáo viên: SV: NGUYỄN DUY KHÁNH MSSV: 1054020422 A.MỞ ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Thời bao cấp, chúng ta thường nghe thấy các cụm từ “Văn hóa vùng”, “Văn hóa làng xã”, “Văn hóa gia đình”, “Văn hóa dân tộc” và các nghiên cứu liên quan đến các chủ đề này. Ngày nay, cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” lại xuất hiện và đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hóa và các dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh thắng lợi không chỉ trên đất nước mình và cả ở các quốc gia khác. Thành tựu về công nghệ thông tin cũng đang xói mòn không ít các giá trị của xã hội truyền thống trong đó có việc khẳng định vai trò của lớp người trẻ tuổi, của tiếng nói cá nhân và nhóm nhỏ, sự phân tầng xã hội và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng Những thay đổi từ môi trường bên ngoài như vậy, sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô toàn cầu đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn, phải thay đổi để làm ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội đã khác trước. Phải chăng, đó là lý do vì sao lại là doanh nghiệp chứ không phải loại tổ chức xã hội hay tổ chức hành chính nào khác đi tiên phong trong việc tìm kiếm hướng tiếp cận mới để phát triển tổ chức. Phần lớn những doanh gia thành công ở các thị trường mới nổi cho rằng việc kiếm tiền cho doanh nghiệp là một hoạt động hoàn toàn về kinh tế, không liên quan gì đến đạo đức xã hội hay tôn giáo hay triết lý. Họ thường bào chữa cho các hành xử sai trái trong công việc quản trị hằng ngày bằng một lời phán, “ai cũng làm như thế cả”. Nhưng thật tế không phải như thế. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh ’’ em xin được trình bày khái quát như sau: B.NỘI DUNG Phần I: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2.Khái niệm văn hoá doanh nghiệp? Trước hết, cần phải thống nhất m ột khái niệm chung về VHDN. VHDN được hiểu là toàn bộ các quy tắc ứng xử, cách nghĩ, chuẩn mực, đường lối kinh doanh, có tác dụng đặt dấu ấn tới hành vi, thái độ, niềm tin, và quan hệ các thành viên, cao hơn nữa là hình ảnh của một doanh nghiệp trên thương trường. VHDN là một hệ thống của các giá trị do DN sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình. VHDN là tổng thể các truyền thống, các cấu trúc và các bí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử của DN. VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phong cách ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ DN. VHDN là những quy tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trởthành quy định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường hiểu và chấp nhận. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. ”. Điều đó khẳng định rằng VHDN là một giá trị văn hóa tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của DN. Nó là toàn bộ các giá trị văn hóa được gầy dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của DN, trở thành các giá trị. Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. 3.Đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp 3.1.Văn hoá doanh nghiệp tồn tại khách quan Văn hoá tồn tại ngoài sự nhận biết của chúng ta. Có con người, có gia đình, có xã hội là có văn hoá. Văn hoá rất quan trọng, nó tồn tại độc lập với chúng ta. Văn hoá không có nghĩa là cái đẹp. Dù ta có nhận thức hay không nhận thức thì nó vẫn trường tồn. Nếu ta biết nhận thức nó, xây dựng nó thì nó lành mạnh, phát triển. Có thể có văn hoá đồi trụy đi xuống và văn hoá phát triển đi lên, văn hoá mạnh hay văn hoá yếu chứ không thể không có văn hoá. Người ta đồng nghĩa giữa văn hoá doanh nhân, văn hoá kinh doanh và nhiều người nghĩ văn hoá giao tiếp là VHDN. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Đặc điểm chung của VHDN cũng như bất kỳ loại hình văn hoá khác là văn hoá tồn tại khi có một nhóm người cùng sống và làm việc với nhau. Vậy, với tư cách là chủ DN hay nhà quản lý, bản thân chúng ta cần nhận thức: VHDN vẫn tồn tại và phát triển dù ta không tác động vào chúng. Vì vậy, chúng ta nên tác động tích cực để nó mang lại những hiệu quả hoạt động tốt cho chúng ta. 3.2. Văn hoá doanh nghiệp được hình thành trong thời gian khá dài: Tức là văn hoá doanh nghiệp mang tính lịch sử: được hình thành thông qua quá trình hoạt động kinh doanh. 3.3Văn hoá doanh nghiệp mang tính bền vững: Tính giá trị: là sự khác biệt của một DN có văn hoá mạnh với một DN “phi văn hoá”. Giá trị văn hoá của DN có giá trị nội bộ, giá trị vùng, giá trị quốc gia, giá trị quốc tế. DN càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chung cho cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu. 3.4Văn hoá doanh nghiệp mang tính hệ thống: VHDN được xem xét mọi giá trị trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị của VHDN. Bản thân các yếu tố văn hoá liên quan mật thiết với nhau trong những thời điểm lịch sử cũng như trong một thời gian dài. Do vậy, việc xem xét VHDN mang tính hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn một cách đầy đủ nhất về văn hoá nói chung và VHDN nói riêng. 4.Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất đó là thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng hoặc ngôn ngữ: chuyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình Cấp thứ hai đó là các giá trị được thể hiện, Giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm, nó xác định định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị tồn tại sẵn ngay trong doanh nghiệp một cách khách quan và hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có và phải xây dựng từng bước Cấp thứ ba là các ngầm định nền tảng. Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Như vậy những giá trị, ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó lại là nền tảng cho mỗi hành động đặc biệt là các ngầm định nền tảng. Vậy để xây dựng được những giá trị, các ngầm định nền tảng phù hợp ta phải xác định đâu là phương tiện để những tiềm năng, nền tảng đó trở thành những hành động cụ thể. Các phương tiện thể hiện đó được chia thành 4 loại: phong cách làm việc; quá trình ra quyết định; phong cách giao tiếp; cách đối xử với nhau. II. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh : Lợi thế cạnh tranh của DN được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứn g của thị trường), thời gian giao hàng, Để có được những lợi thế này, DN ph ải có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc. Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hóa các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng Tính hiệu quả của DN phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hóa (VHDN). Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân DN, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của DN. Môi trường VH của DN còn có ý nghĩa quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên, việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác. Môi trường VH càng trở nên quan trọng hơn trong các DN liên doanh, bởi vì ở đó có sự kết hợp giữa VH của các dân tộc, các nước khác nhau. 2. Văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp Mục tiêu của VHDN là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa hoạt động kinh doanh của DN vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của DN, làm cho D N trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của DN. Do đó, nó xây dựng một nề nếp VH lành mạnh, tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển mỗi cá nhân trong DN. VH càng mạnh bao nhiêu, nó càng định hướng tới thị trường, văn hoá và định hướng tới thị trường càng mạnh bao nhiêu thì DN càng cần ít chỉ thị, mệnh lệnh, sơ đồ tổ chức, chỉ dẫn cụ thể hay điều lệ bấy nhiêu. 3. Thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động 4. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp VHDN là tài sản tinh thần của DN và phân biệt DN này với DN khác, tạo nên bản sắc của DN di truyền, bảo tồn cái bản sắc của DN qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của DN. Những DN thành công thường là những DN chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường VH riêng biệt khác với các DN khác. Bản sắc VH không chỉ để nhận diện DN mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của DN. Nó tạo ra lối hoạt động, kinh doanh của DN. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ và ý thức trách nhiệm, tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. 5. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược VHDN chức có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lược phát triển của DN thông qua việc chọn lọc thông tin thích hợp (áp dụng kinh nghiệm, mô hình phù hợp), đặt ra những tiêu chuẩn theo giá trị của DN, cung cấp những tiêu chuẩn, nguyên tắc cho các hoạt động. Hoạch định chiến lược phát triển của DN sẽ giúp cho các thành viên thấy hết vai trò của họ trong D N, cung cấp những cơ sở quan trọng để các thành viên trong DN hiểu được môi trường của họ và vị trí của DN trong môi trường đó. VHDN cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chiến lược của DN. Bởi vì một VH mạnh, tức là tạo ra được sự thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị, niềm tin của DN sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công chiến lược của tổ chức. VHDN với chức năng tạo được cam kết cao của các thành viên trong tổ chức, yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của tổ chức. VHDN, chính vì vậy sẽ góp phần quan trọng tạo nên một ‘‘công thức thành công’’ cho các DN trên con đường hội nhập. 6. Tạo ra nhận dạng riêng cho DN đó, để nhận biết sự khác nhau giữa DN này với DN khác. 7. Truyền tải ý thức, giá trị của DN tới các thành viên trong DN đó. 8. Văn hóa tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của DN, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong DN đó. 9. Văn hóa tạo nên sự ổn định của DN : Chính vì vậy có thể nói rằng VH như một chất keo kết dính các thành viên trong DN, để giúp việc quản lý DN bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói và làm gì. 10. Văn hóa tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của DN, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong DN. 11. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu DN, rào cản cho sự phát triển : Ngăn cản sự thay đổi: Khi môi trường đang chịu sự thay đổi nhanh chóng, VHDN có thể không kéo dài sự tồn tại, bởi vì tính vững chắc của cách ứng xử chỉ tạo ra được đối với DN có môi trường ổn định. VHDN lúc đó có thể trở thành lực cản đối với sự thay đổi. Ngăn cản tính đa dạng của DN : việc tuyển dụng những thành viên mới có nguồn gốc đa dạng về kinh nghiệm, xuất xứ, dân tộc hay trình độ học vấn dường như làm giảm bớt những giá trị văn hóa mà mọi thành viên của DN đang cố gắng để phù hợp và đáp ứng. VHDN vì vậy có thể tạo ra rào cản sức mạnh đa dạng mà những người với những kinh nghiệm khác nhau muốn đóng góp cho DN. Ngăn cản sự đoàn kết và hiệp lực của việc hợp tác giữa các DN: nếu như trước đây sự hòa hợp về các yếu tố cơ bản trong kinh doanh có thể là cơ sở tốt cho một liên doanh, nhưng ngày nay điều đó chưa đủ nếu chúng ta không tính đến yếu tố VHDN. Nhiều liên doanh đã vấp phải thất bại do sự đối nghịch của văn hoá hai DN thành viên. III. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VHDN: 1. Giai đoạn non trẻ: Nền tảng hình thành VHDN phụ thuộc vào nhà sáng lập và những quan niệm chung của họ. Nếu như DN thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và tồn thành viên vào một thể thống nhất. Trong giai đoạn đầu, DN phải tập trung tạo ra những giá trị văn hoá khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền đạt cho những người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị này). Nền VH trong những DN trẻ thành đạt thường được kế thừa mau chóng do: (1) Những người sáng lập nó vẫn tồn tại; (2) chính nền VH đó đã giúp DN khẳng định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh; (3) rất nhiều giá trị của nền VH đó là thành quả đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển của DN. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi VHDN hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp thất bại trên thị trường… Khi đó, sẽ diễn ra quá trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập S nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo VHDN mới. 2. Giai đoạn giữa: Khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất hai thế hệ. DN có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những người muốn thay đổi VHDN để củng cố uy tín và quyền lực bản thân). Điều nguy hiểm khi thay đổi VHDN trong giai đoạn này là những “đặc điểm của người sáng lập qua thời gian đã in dấu trong nền VH, nỗ lực thay thế những đặc điểm này sẽ đặt DN vào thử thách: Nếu những thành viên quên đi rằng nền VH của họ được hình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thực sự vẫn cần đến. Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố đã từng giúp DN thành công đã trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngoài và quan trọng hơn là môi trường bên trong doanh nghiệp. 3. Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái: Trong giai đoạn này, DN không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hoà hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của DN mà cốt lõi là phản ánh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của DN với những cơ hội và hạn chế của môi trường hoạt động. Những yếu tố VHDN lỗi thời cũng có tác động tiêu cực không kém đến các DN. Phong cách quản lý dựa trên tinh thần Nho giáo, ý thức hệ gia trưởng thống trị là một trong những nguyên nhân khiến cho DN kém linh hoạt trước những thay đổi, bóp nghẹt đi tính sáng tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi VHDN. Nếu trong quá khứ DN có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành được những giá trị văn hoá, đặc biệt là quan điểm chung thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của cả tập thể. IV. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DOANH NGHỆP 1.Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những n gười sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh a.Giảm xung đột Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất. b.Điều phối và kiểm soát Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét. c.Tạo động lực làm việc Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc t hoải mái, lành mạnh. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy [...]... môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa Việc phát tri ển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược... thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa văn hóa của doanh nghiệp của các doanh nghiệp liên doanh hoặc gia đình Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị b.Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với... các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người a.Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ Văn hóa doanh nghiệp có tính... đức kinh doanh trong việc điều chỉnh hành vi của của chủ thể kinh doanh; để xem xét các khía cạnh thể hiện và các bài học rút ra từ đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ khác nhau và để tìm hiểu phương pháp phân tích vấn đề đạo đức kinh doanh và quy trình xây dựng một chương trình đạo đức hiệu quả trong doanh nghiệp thì em sẽ trình bày như sau: I Khái quát về đạo đức kinh doanh 1.Khái niệm về đạo đức. .. dạng và phức tạp hơn nhiều bởi có sự xuất hiện của một loạt nhân tố kinh doanh mới, rất đa dạng từ quan điểm, động cơ tới mục đích và hành vi 2.Khái niệm về đạo đức kinh doanh Cũng giống như đạo đức, đạo đức kinh doanh là phạm trù được tiếp cận và xem xét dưới nhiều quan điểm khác nhau Cho đến nay vẫn còn khá nhiều mâu thuẫn xung quanh khái niệm đạo đức kinh doanh. Theo giáo trình Văn hóa kinh doanh. .. cho doanh nghiệp mình Vai trò của đạo đức tổ chức trong hoạt động kinh doanh 1 .Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực xã hội không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức. .. hoạch định và tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình II VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy... đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp luật xã hội không cấm Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững Để hiểu được vai trò của đạo đức. .. chính và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doạ Đạo đức kinh doanh là yếu tố góp phần tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của khách hàng, trung thành của nhân viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và cao lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, muốn đạt được thành công bền vững, các doanh nghiệp phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh. .. câu kết với nhau để đặt giá cả Cho nên khái niệm đạo đức kinh doanh đã trở thành quen thuộc với các hãng kinh doanh và người tiêu dùng Những năm 80: đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể Xuất hiện các Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh ở trường cao đẳng Bentley thuộc bang Massachusetts . thế. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh ’’ em xin được trình bày khái quát như sau: B.NỘI DUNG Phần I: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1 .Doanh. trong doanh nghiệp với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được. tính chất riêng biệt. Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết

Ngày đăng: 19/11/2014, 11:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan